K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 5 2023

Đới nóng: Nhiệt độ quanh năm thường cao, tập trung đông dân cư, giới hạn từ chí tuyến Bắc -> chí tuyến Nam,...

Đới ôn hoà: Có 2 đới ôn hoà, xuất phát từ vòng cực Bắc -> chí Tuyến Bắc và từ vòng cực Nam -> chí tuyến Nam, biên độ nhiệt trong năm thường lớn (mùa nóng cực, mùa lạnh cực), trồng nhiều loại nông sản theo mùa theo vụ,...

Đới lạnh: Có 2 đới lạnh, xuất phát từ vòng cực Bắc -> Cực Bắc, vòng cực Nam -> cực Nam, khí hậu lạnh khắc nghiệt quanh năm, rất ít dân cư sinh sống,...

30 tháng 1 2019

Đới có nhiều kiểu khí hậu nhất ở châu Á là đới khí hậu cận nhiệt, gồm có các kiểu khí hậu:

- Kiểu cận nhiệt địa trung hải.

- Kiểu cận nhiệt lục địa.

– Kiểu núi cao.

– Kiểu cận nhiệt gió mùa.

21 tháng 1 2017

- Từ đông sang tây dọc theo vĩ tuyến 40°B, các cảnh quan lần lượt là: rừng hỗn hợp và rừng lá rộng, thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc, núi cao, thảo nguyên, rừng và cây bụi lá cứng Địa Trung Hải. - Nguyên nhân: Do sự thay đổi của khí hậu mà cụ thể là lượng mưa. Vùng gần bờ phía đông, ảnh hưởng của biển, khí hậu ẩm hình thành cảnh quan rừng hỗn hợp. + Càng vào sâu nội địa, khí hậu khô hơn do lượng mưa giảm, hình thành thảo nguyên. + Vào khu vực trung tâm, lượng mưa càng ít hình thành hoang mạc và bán hoang mạc. + Ở vùng núi cao do nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo chiều cao nên có cảnh quan núi cao. + Ở vùng ven Địa Trung Hải, do mưa vào thu đông nên cảnh quan rừng cây bụi lá cứng Địa Trung Hải.

4 tháng 10 2018

Các đới khí hậu từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo dọc theo kinh tuyến 80o0Đ: đới khí hậu cực và cận cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu cận nhiệt đới, đới khí hậu nhiệt đới.

Châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau là do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.

4 tháng 6 2017

Đới có nhiều kiểu khí hậu nhất ở châu Á là đới khí hậu cận nhiệt, gồm có các kiểu khí hậu:

- Kiểu cận nhiệt địa trung hải.

- Kiểu cận nhiệt lục địa.

– Kiểu núi cao.

– Kiểu cận nhiệt gió mùa.

4 tháng 6 2017

Đới có nhiều kiểu khí hậu nhất ở châu Á là đới khí hậu cận nhiệt, gồm có các kiểu khí hậu:

- Kiểu cận nhiệt địa trung hải.

- Kiểu cận nhiệt lục địa.

– Kiểu núi cao.

– Kiểu cận nhiệt gió mùa.

7 tháng 11 2016

_ Chủ yếu là 2 đới khí hậu : Kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa.

+ Kiểu khí hậu gió mùa: Mùa đông có gió thổi từ nội địa thổi ra , không khí khô và lạnh. Mưa không đáng kể. Mùa hè thì nóng ẩm và mưa nhiều.

+ Kiểu khí hậu lục địa: Rất khô hạn, lượng mưa thấp, độ ẩm thấp. Phát triển cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc.

25 tháng 4 2018

hình đây các bạn nhé ! Image result for quan sát hình 58 và cho biết trên trái đất có các đới khí hậu nào , ranh riiws của các đới khí hậu và nhạn xét sự phân bố

29 tháng 4 2018

hình đâu

6 tháng 5 2022
1. Các đới khí hậu và đặc điểm:- Đới nóng (nhiệt đới): + Vị trí: nằm giữa hai chí tuyến. + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm lớn, thời gian chiếu trong năm chênh lệch không nhiều. + Lượng nhiệt: nóng quanh năm.  + Lượng mưa: từ 1500mm đến trên 2000mm. + Gió: thường hoạt động là gió Tín phong.- Ôn đới (đới ôn hòa): + Vị trí: từ 23 độ 27'B đến 63 độ 33'B; từ 23 độ 27'N đến 63 độ 33'N. + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng chênh lệch rõ rệt. + Lượng nhiệt: trung bình. + Lượng mưa: 500-1000mm. + Gió: thường hoạt động là gió Tây ôn đới.- Hàn đới (Đới lạnh) + Vị trí: từ 63 độ 33'B đến 90 độ B; từ 63 độ 33'N đến 90 độ N. + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm nhỏ, thời gian chiếu có sự dao động lớn. + Lượng nhiệt: lạnh quanh năm. + Lượng mưa: dưới 500mm. + Gió: thường hoạt động là gió Đông cực.2. Liên hệ khí hậu Việt Nam:-Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm:+Do vị trí địa lí nên nước ta đã nhận được một lượng nhiệt mặt trời lớn, vì vậy nhiệt độ cao quanh năm, trung bình trên 21°c và tăng dần từ Bắc vào Nam.+ Khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió.+ Gió mùa đã cho nước ta một lượng mưa lớn, trung bình từ 1.500 đến 2.000 mm, độ ẩm không khí cao trên 80%.- Tính chất đa dạng và thất thường+Gió mùa và sự đa dạng của địa hình (độ cao và hướng) khiến cho khí hậu nước ta có sự phân hoá theo không gian và thời gian.+Môi trường khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, mưa ít, cuối mùa đông có mưa phùn, mùa hè nóng và mưa nhiều.+Môi trường khí hậu đông Trường Sơn: mưa vào thu đông.+ Môi trường khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, có một mùa mưa và một mùa khô sâu sắc.+ Môi trường khí hậu Biển Đông: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.+Khí hậu nước ta rất thất thường, điều này ảnh hưởng rất lớn tới đời sông và sản xuất.CHÚC EM HỌC TỐT NHÉ banhqua

 

3 tháng 4 2016

a) Đới nóng: (Nhiệt đới)
-Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
-Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu ánh sánh Mặt Trời tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng.
- Gió thổi thường xuyên: Tín phong
- Lượng mưa TB: 1000mm - 2000mm
b) Hai đới ôn hòa: (Ôn đới)
- Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.
-Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.
- Gió thổi thường xuyên: Tây ôn đới
- Lượng mưa TB: 500 -1000mm
c) Hai đới lạnh: (Hàn đới)
-Giới hạn: Từ vòng cực bắc về cực bắc và vòng cực Nam về cực Nam.
- Khí hậu giá lạnh, băng tuyết quanh năm.
- Gió đông cực thổi thường xuyên. 
- Lượng mưa 500mm.

1 tháng 4 2017

a, Nhiệt đới

- Góc chiếu sáng lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít

- Lượng nhiệt hấp thụ đc tương đối nhiều nên nóng quanh năm

- Gió thường xuyên : tín phong

- Lượng mưa trung bình năm từ 1000mm- 2000mm

b, Ôn đới

- Góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng chênh nhau nhiều

- Lượng nhiệt nhận đc trung bình

- Các mùa thể hiện rất rõ trong năm

- Lượng mưa trung bình 500mm- 1000mm

- Gió thường xuyên thổi : Tây ôn đới

c, Hàn đới

- Thời gian chiếu sáng chênh nhau lớn

- Góc chiếu của tia sáng Mặt trời rất nhỏ

- Khí hậu lạnh giá, băng tuyết quanh năm

- Mưa ít < 500mm

- Gió thường xuyên : Đông Cực

4 tháng 10 2016

- Đới khí hậu châu Á gồm:

+ Đới cực và cận cực.

+ Đới ôn đới lục địa (bao gồm ôn đới lục địa hải dương và gió mùa).

+ Đới cận nhiệt (bao gồm cận nhiệt núi cao, gió mùa, lục địa, địa trung hải).

+ Đới nhiệt đới (bao gồm nhiệt đới khô và nhiệt đới gió mùa).

- Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Bởi vì: 
có vĩ độ ở: điểm cực bắc: 23độ 23'Bắc - điểm cực Nam: 8 độ 34' Bắc.

- Đặc điểm chung: Nhiệt độ trung bình trên 21 độ C, tăng dần từ Bắc vào Nam, quanh năm chịu ảnh hưởng của các khối khí chuyển động theo mùa: Gió mùa đông khô lạnh với gió mùa đông bắc, gió mùa hạ nóng ẩm với gió mùa tây nam, mưa nhiều: TB từ 1500 - 2000 mm/năm, mưa phân bố không đều, độ ẩm cao: 80 %