K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 5 2023

-Nếu là đoạn văn diễn dịch hay T-P-H thì bạn dùng cấu trúc này: Trong tác phẩm + tên tác phẩm + tên tác giả + đã ghi lại dấu ấn đậm nét/ khó phai trong lòng bạn đọc khi miêu tả/diễn tả/.... thành công/một cách tinh thế/.... + vấn đề nghị luận + phạm vi dẫn chứng

VD:Trong bài thơ Sang thu ,nhà thơ Hữu Thỉnh đã ghi lại dấu ấn khó phai trong lòng bạn đọc khi miêu tả một cách tinh tế những tín hiệu giao mùa qua khổ thơ đầu tiên

-Còn trong đoạn văn diễn dịch thì bạn dùng cấu trúc này:

+Với thơ:Trong bài thơ + tên bài thơ + tác giả +có viết: (chép thơ)

VD:Trong bài thơ Viếng lăng bác ,tác giả Viễn Phương có viết:

  "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

   Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

   Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

   Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"

+Với truyện:Truyện + tên truyện + của nhà văn + kể về ....

VD:Truyện Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long kể về nhân vật chính anh thanh niên

6 tháng 5 2023

ý 2 là đoạn văn quy nạp nhé

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

Tác giả đặt tên nhan đề là “Một đời như kẻ tìm đường” nhưng lại viết“cả cuộc đời tìm đường đi rồi mãi từ lúc xế chiều tôi mới khám phá ra chẳng có đường để tìm” vì chỉ khi đã trải qua những thăm trầm của cuộc đời, tích luỹ được những trải nghiệm cuộc sống, con người mới nhận ra, đường là do chính bản thân mình tạo ra. Sẽ không có một con đường đúng đắn nào được định sẵn để chúng ta lựa chọn, mà nó nằm ở những giá trị chúng ta gieo ngay trên hành trình đi qua. Vì vậy, tác giả không tự mâu thuẫn với chính mình mà tác giả nhận ra: tìm đường là một việc ý nghĩa – đó là biết cho đi, gieo thành công và hạnh phúc trên hành trình cuộc đời mình. 

9 tháng 3 2023

- Trong bài viết, tác giả nói: “Cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra rằng chẳng có đường để tìm.”, điều này không thể hiện sự mâu thuẫn với nhan đề Một đời như kẻ tìm đường.

- Theo tác giả, việc tìm đường là một việc có rất nhiều ý nghĩa, tìm đường cũng như tìm về ý nghĩa của cuộc sống, tìm về quan điểm sống. Trong cuộc đời của mỗi người, ai cũng sẽ đi tìm đường như tìm về chính bản thân mình và dù cho không tìm được đường thì chúng ta vẫn có thể tìm được ý nghĩa trong cuộc đời mình.

Đề bài: em hãy giới thiệu nhà văn Nguyên Hông và tác phẩm ''Những ngày thơ ấu'' của ông, đặc biệt là đoạn trích ''tong lòng mẹ''  Trong sgk ngữ văn tập I*Dàn bài1 Mở bài -Giới thiệu tác giả tác phẩm -Giới thiệu đoạn trích 2 Thân bàia. Giới thiệu tác giả*Cuộc đời -Tên khai sinh, năm sinh - năm mất, quê quán, xuất thân-tính cách phẩm chất *Sự nghiệp văn học -Phong cách sáng tác -Các tác phẩm chính -Gải thưởngb....
Đọc tiếp

Đề bài: em hãy giới thiệu nhà văn Nguyên Hông và tác phẩm ''Những ngày thơ ấu'' của ông, đặc biệt là đoạn trích ''tong lòng mẹ''  Trong sgk ngữ văn tập I
*Dàn bài
1 Mở bài 
-Giới thiệu tác giả tác phẩm 
-Giới thiệu đoạn trích 
2 Thân bài
a. Giới thiệu tác giả
*Cuộc đời 
-Tên khai sinh, năm sinh - năm mất, quê quán, xuất thân
-tính cách phẩm chất 
*Sự nghiệp văn học 
-Phong cách sáng tác 
-Các tác phẩm chính 
-Gải thưởng
b. Giới thiệu tác phẩm 
*Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ 
*Thể loại 
*Vị trí của tác phẩm 
*Tóm tắt nội dung chính 
c. Giới thiệu đọn trích 
*Giới thiệu xuất xứ của đoạn trích 
*Giới thiệu nội dung của đoạn trích 
*Giới thiệu về nghệ thuật của đoạn trích 
3. Kết bài 
-Khẳng định vị trí của tác giả và tác phẩm, đoạn trích đó 
-Bài học liên hệ
(Ai dựa vào dàn ý giúp em làm bài văn hoàn chỉnh với ạ mai em phải nộp rồikhocroikhocroikhocroi

3
18 tháng 1 2022

tham khảo 

 

  Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, Nguyên Hồng nổi lên như một hiện tượng đặc biệt với ngòi bút nhân đạo cao cả, được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ, trẻ em và những người cùng khổ. Một trong những tác phẩm nổi tiếng đã đưa ông lên đỉnh cao của sự nghiệp văn học là tiểu thuyết Những ngày thơ ấu. Đoạn trích Trong lòng mẹ được xem là đoạn trích tiêu biểu của tác phẩm ấy viết về những năm tháng tuổi thơ đầy khổ cực, đắng cay của chính tác giả.

     Nhà văn Nguyên Hồng sinh năm 1918 tại Nam Định. Ông có tuổi thơ thiếu thốn tình cảm và vật chất, sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh bất hạnh. Ông mồ côi cha từ nhỏ, phải sống với những người cô ruột cay nghiệt. Ngay từ khi còn bé, Nguyên Hồng đã phải lưu lạc, bôn ba cùng mẹ đi khắp nơi để bán hàng kiếm sống. Ông bắt đầu sự nghiệp viết văn của mình vào năm 1936 với tác phẩm "Linh hồn". Năm 1937, ông được nhiều người biết đến với tác phẩm được xem như đỉnh cao sự nghiệp là "Bỉ vỏ". Từ năm 1936 đến năm 1939, Nguyên Hồng tham gia kháng chiến và gặp rất nhiều những biến động trong cuộc sống. Cuốn tiểu thuyết cuối cùng mà ông viết là "Núi rừng Yên Thế". Nguyên Hồng mất năm 1982, đến năm 1996, ông vinh dự được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

 

     Nhiều độc giả đã từng nhận định Nguyên Hồng như một nhà văn của những người cùng khổ và hầu hết những tác phẩm ông viết đều thấm đượm tinh thần nhân văn, chất nhân đạo chan chứa trên đầu bút. Thế giới nhân vật trong những tác phẩm của Nguyên Hồng là những con người nghèo khổ, bất hạnh, cùng cực, vấp phải nhiều những biến cố trong cuộc sống. Thế nhưng, đằng sau những hoàn cảnh ấy lại là những con người với tâm hồn cao đẹp, phẩm chất cao đẹp và sống một cuộc đời cao đẹp. Nguyên Hồng khai thác chất liệu từ hiện thực xã hội và đem nó vào những trang văn của mình một cách hết sức dung dị, đời thường. Cách viết của ông cũng vô cùng chân thực, bình dị và rất đời. Những trang văn của tác giả cứ thế đi sâu vào lòng người đọc với những cảm xúc rất đỗi tự nhiên.

     Văn bản Trong lòng mẹ được trích trong tập hồi kí Những ngày thơ ấu, viết về tuổi thơ nhiều cực khổ, bất hạnh của chính Nguyên Hồng. Qua dòng tâm sự của chú bé Hồng, ta thấy hiện lên một xã hội với nhiều cạm bẫy, những sự thờ ơ, vô cảm đến lạnh lùng mà người đọc cảm nhận được. Ở xã hội đó, tình máu mủ ruột thịt cũng không còn có giá trị. Đó là câu chuyện cảm động về chú bé Hồng, một chú bé yêu thương mẹ đến vô cùng. Mặc dù phải xa mẹ trong khoảng thời gian rất dài nhưng chú bé luôn giữ trong tâm trí của mình hình ảnh người mẹ kính mến và vô cùng yêu thương cậu. Cậu bảo vệ mẹ đến cùng trước sự vô cảm của người thân, sự dè bỉu của mọi người xung quanh. Để rồi cuối văn bản là sự hạnh phúc vỡ òa vui sướng khi cậu bé được gặp người mẹ của mình. Đoạn trích thể hiện rõ đặc sắc nghệ thuật trong cách viết của nhà văn Nguyên Hồng, đó là ngòi bút giàu chất trữ tình với những cảm xúc rất đỗi dung dị, ngọt ngào, tha thiết trong dòng cảm xúc của một cậu bé.

18 tháng 1 2022

theo dõi mk dc k vs lm quen nha

23 tháng 3 2023

 

‘’Ngắm trăng’’ là một trong những tác phẩm của Hồ Chủ Tịch, ngài là một nhà văn nhà thơ lỗi lạc. Một chiến sĩ cách mạng một doanh nhân văn hóa thế giới. tác phẩm ngắm trăng  trích Nhật Kí Trong Tù sáng tác vào tháng 8 năm 1942 vào Bác bị bắt giam ở Quảng Tây. bài thơ nói về tinh thần lạc quan của Bác trong cảnh tù đầy,tình yêu mãnh liệt của mình đối với áng trăng.

 

23 tháng 3 2023

Hồ Chí Minh một người anh hùng vĩ đại vì ham muốn giải phóng đất nước nên đã không ngại tìm đường cứu nước. Sau bao nhiêu năm bôn ba nơi đất người xa lạ Bác đã hết mình cống hiến cho cách mạng Việt Nam. Năm 1941 tại Pác Pó Bác làm công vụ dịch Sử Đảng ở chiến khu Việt Bắc đã sáng tác ra bài thơ Tức Cảnh Pác Bó. Tác phẩm đã toát lên tinh thần vũng chắc phong thái ung dung của Bác trong hoàn cảnh khó khăn và đầy gian khổ nhưng vẫn luôn hòa mình với thiên nhiên

NG
5 tháng 10 2023

Tham khảo
- Tác giả:
+ Nguyễn Du ( 1765-1820), tên tự là Tố Như, hiêụ Thanh Hiên.
+ Phong cách:

Sống giữa cảnh đất nước gặp nhiều thiên tai, khó khăn, thơ văn Nguyễn Du nhìn chung đã phản ánh được sự tàn bạo của xã hội phong kiến bấy giờ. Bằng ngòi bút sắc sảo của mình, ông đã khắc họa những bất công, sự chà đạp lên người lao động, đòi quyền sống của con người.

Nguyễn Du là người tài hoa, thông thạo nhiều thể thơ chữ Hán từ thơ lục bát, năm chữ, bảy chữ… nên đã vẽ nên một bức tranh truyền cảm bằng ngôn từ đề cao quyền sống, uy quyền. tự do và khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ.

Nguyễn Du là người đầu tiên “thấy” được thân phận người phụ nữ có nhan sắc, tài hoa nhưng phải sống trong giàu sang, toan tính. Đường lối sáng tác của Nguyễn Du chủ yếu đề cập đến đời sống – thế sự.
- Tác phẩm:

Truyện Kiều là tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Du, nguyên tác có tựa là “Đan trường tân thanh”. Đây là tác phẩm thơ Nôm Lục Bát được viết dựa trên cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân Trung Quốc. Mượn bối cảnh xã hội Trung Quốc vào giữa thời Minh, Truyện Kiều là một bức tranh rộng lớn về cuộc sống của thời đại mà nhà thơ đang sống.

Truyện Kiều gồm 3.254 câu thơ, kể về cuộc đời 15 năm lưu lạc, lênh đênh của Thúy Kiều – người con gái tài sắc vẹn toàn phải bán mình chuộc cha, rơi vào cảnh “Hai lần thanh khiết, hai lần truân chuyên”. sắc đẹp”. bị các thế lực phong kiến giày xéo, chà đạp.