K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2023

Một số ý chính:

- Giới thiệu chủ đề:

+ Mẫu: Theo dòng chảy của văn học, khi lượt đến năm 1970 ta bắt gặp ngay một tác phẩm nhẹ nhàng tình cảm với ngôn ngữ trong sáng, giàu chất thơ. Đó là "Lặng lẽ Sa Pa" và có một ý kiến với truyện ngắn này rằng: ....

- Phân tích, bàn luận:

+ Anh thanh niên là một con người chân thành, cởi mở và hiếu khách:

-> Thèm người, muốn được nhìn ngắm, trò chuyện với con người. Vì thế, anh đã lấy khúc cây chắn ngang đường để dừng những chuyến xe hiếm hoi.

-> Khi gặp được người thì anh mừng đến mức tất tả, cuống cuồng như không kiềm được cảm xúc: "Anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến", "người con trai nói to những điều đáng lẽ người ta chỉ nghĩ".

-> Thân thiện, cởi mở ngay cả với những người mới gặp lần đầu: niềm nở, hồ hởi không giấu lòng, pha trà, tặng hoa và cả quà ăn đường.

-> Trân trọng từng giây từng phút gặp gỡ quý báu.

-> Anh quan tâm, chu đáo đến cả những người tình cờ gặp gỡ và sẵn sàng yêu thương, sẻ chia: nghe bác lái xe kể về việc vợ mình bị bệnh, anh đã lặng lẽ đi tìm củ tam thất để bác gái ngâm rượu uống.

+ Anh thanh niên là người rất khiêm tốn:

-> Công việc của anh đang làm góp 1 phần quan trọng phục vụ sản xuất và phục vụ chiến đấu. Nhưng anh lại cho những đóng góp của mình là vô cùng nhỏ bé so với bao người khác.

-> Khi ông họa sĩ xin kí họa chân dung, anh từ chối, e ngại: "Không, không, đừng vẽ cháu! Để giáu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn".

- Đánh giá chung:

+ Truyện xây dựng tình huống truyện hợp lí với cách trần thuật tự nhiên.

+ Có sự kết hợp giữa phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm và bình luận.

+ Lời văn mượt mà, trau chuốt, giàu chất thơ và chất hội họa.

=> Qua những nét phác họa của Nguyễn Thành Long, anh than niên hiện lên thật chân thực, sinh động, đẹp đẽ. Anh đại diện cho những người lao động nhiệt huyết, trung thực, giản dị, khiêm tốn, âm thầm và luôn cống hiến cho công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc hoàn thành thắng lợi.

_Kiều Trang_

1 tháng 5 2023

Nguyễn Thành Long là nhà văn trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp. Truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè 1970 của tác giả. Anh thanh niên - nhân vật chính của truyện đã khiến người đọc phải xúc động bởi phong cách sống cởi mở chân thành và rất khiêm tốn. Trong lần gặp gỡ đầu tiên, sau lời giới thiệu của bác lái xa, anh đã mời khách lên nhà chơi với thái độ hết sức chân thành và cởi mở. Khi ông họa sĩ cầm bút muốn vẽ chân dung anh, anh đã từ chối: "Không bác đừng  mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa, hay đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu" ... Và anh say sưa kể về những thành tích của họ. Đối với anh, những gian khổ, cuộc sống cô đơn mà anh sống không có nghĩa lí gì so với mọi người. Anh không bao giờ muốn mình được đề cao, khen ngợi. Những lời tâm sự thật thà của anh thanh niên với người họa sĩ già đã không những thể hiện anh là con người sống giản dị, khiêm nhường mà cao cả biết mấy mà còn vẽ ra trước mắt chúng ta một đội ngũ trí thức mới đang hi sinh và cống hiến thầm lặng cả tuổi thanh xuân, chất xám và hạnh phúc cá nhân của mình cho dân tộc , trên khắp mọi miền đất nước, kể cả những nơi tưởng chừng hoang vu, lặng lẽ như Sa Pa. Họ là những tấm gương đi trước, sáng ngời cho cô kĩ sư, cho thế hệ trẻ soi mình, dấn bước đi "Ơi những chàng trai, những cô gái yêu/Trên những đèo mây, những tầng núi đá/ Bàn tay ta làm nên tất cả".

=> Khởi ngữ: Đối với anh

=> Quan hệ từ: không những.....mà còn

17 tháng 3 2021

Tình yêu công việc của anh thanh niên trong văn bản lặng lẽ sapa thật nhiệt tình và có trách nhiệm. Anh được giao nhiệm vụ làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Công việc đó đòi hỏi tính tỉ mỉ và độ chính xác rất cao. Sống 1 mình giữa đỉnh núi cao , không có ai theo dõi, quản lí liệu anh có hoàn thành công việc tốt không? Đó là câu hỏi nhiều người suy nghĩ, nhưng kết quả là anh vẫn luôn hoàn thành công việc thành công và đúng giờ quy định. Anh luôn quan niệm khi ta làm việc, ta với công việc là 1...Anh rất yêu công việc của mình, xem nó là cuộc sống của mình bởi vì công việc tuy gian khổ nhưng nếu cất nó đi thì anh buồn chết mất. Anh luôn nói về công việc của mình với tất cả tình yêu, sự hào hứng...Chỉ qua 1 vài chi tiết ngắn đã chứng tảo cho chúng ta thấy tình yêu công công việc của anh thanh niên thật nồng cháy và tràn đầy nhiệt huyết...

3 tháng 8 2023

Mở đoạn:

- Dẫn dắt, giới thiệu nhân vật Vũ Nương thông qua tác phẩm, tác giả.

Có những câu chuyện chỉ tồn tại trong tưởng tượng của người thi sĩ, nhưng cũng có những câu chuyện lại được lấy cảm hứng từ cuộc sống thực (câu ghép). Và vào thế kỉ 16, thiên truyện "Truyền kì mạn lục" của nhà văn Nguyễn Dữ được ra đời nói về số phận khắc khổ của người phụ nữ thời phong kiến. Một trong truyện ấy là "Chuyện người con gái Nam Xương". Trong ấy, nhân vật Vũ Nương là người con gái đức hạnh nhưng lại có số phận bất hạnh.

Thân đoạn:

- Khái quát chung về đặc điểm của nhân vật này:

+ Là người vợ chung thủy, người con dâu hiếu thảo.

- Đi sâu vào phân tích, bàn luận vẻ đẹp trong vai trò người vợ của Vũ Nương:

+ Nàng là người vợ rất mực thủy chung với chồng, có thú vui gia thất nhưng vì chồng mà một mực giữ gìn trinh tiết.

+ Khi chồng ra trận thì một tuần sau, nàng sinh con và cố gắng làm tròn vai trò người mẹ: chăm sóc nuôi con từng li từng tý.

+ Nàng vừa làm tròn bổn phận người vợ, người mẹ vừa làm tròn bổn phận của một người con, nàng luôn chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ chồng.

+ Nàng sợ bé Đản cô đơn khi thiếu vắng đi hình ảnh người cha, nàng chỉ chiếc bóng của mình trên tường và nói đó là cha của cậu bé. Giúp cho cậu nguôi ngoai phần nào về cha mình.

+ Có thể nói, nàng đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của người vợ, nàng chăm chỉ tảo tần, nàng đoan trang giữ gìn, nàng thương con thương chồng.

- Nhận xét:

+ Có thể nói là nàng đã cố gắng dành trọn "tình" và "nghĩa" cho chồng con của mình, cha mẹ.

+ Có lẽ vẻ đẹp của Vũ Nương cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ thời xưa.

+ Ta có thể kết luận rằng nàng chính là người phụ nữ lý tưởng cho xã hội bấy giờ, có đủ: Công, dung, ngôn và hạnh.

+ Số phận: Chỉ đáng tiếc rằng cái vẻ đẹp ấy của nàng lại bị chồng xem thường, không tin tưởng mình mà cuối cùng nàng có cái kết rất bi kịch là: lấy cái chết của bản thân để chứng minh sự trong sạch của mình.

-> Bi kịch từ đầu đã là do chồng Nương đa nghi lại thêm tính không tin tưởng vợ mình mà chỉ tin trẻ con dẫn đến cái chết của nàng.

-> Cuộc đời nàng sống công dung ngôn hạnh, khắc khổ nhưng chưa bao giờ được yêu thương thực sự.

-> Nàng - cũng như bao người phụ nữ khác thời phong kiến bị ràng buộc bởi định kiến làm vợ nên không dám sống tiếp.

Kết đoạn:

- Tổng kết, khẳng định lại suy nghĩ và cảm nhận của mình dành cho nhân vật này.