K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)Đọc văn bản sau:[…] (1) Tại sao anh yêu xứ sở của anh? (2) Câu hỏi ấy chẳng làm nảy nở trong óc con biết bao nhiêu là câu trả lời hay sao? (3) Tôi yêu xứ sở của tôi vì mẹ tôi sinh trưởng ở đấy, vì nguồn máu trong mạch tôi đều là của người, vì khu đất thánh kia đã chôn vùi tất cả những người quá cố mà mẹ tôi thương, mà cha tôi trọng, vì cái đất mà tôi sinh, thứ tiếng tôi nói,...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

[…] (1) Tại sao anh yêu xứ sở của anh? (2) Câu hỏi ấy chẳng làm nảy nở trong óc con biết bao nhiêu là câu trả lời hay sao? (3) Tôi yêu xứ sở của tôi vì mẹ tôi sinh trưởng ở đấy, vì nguồn máu trong mạch tôi đều là của người, vì khu đất thánh kia đã chôn vùi tất cả những người quá cố mà mẹ tôi thương, mà cha tôi trọng, vì cái đất mà tôi sinh, thứ tiếng tôi nói, quyển sách tôi học, các em tôi, chúng bạn tôi và một dân tộc lớn sống chung với tôi, cảnh đẹp của tạo hóa bao bọc chung quanh tôi… (4) Tóm lại, tất cả những sự vật mà tôi trông thấy, tất cả những cái gì mà tôi yêu, tôi quý, nhất nhất đều thuộc về xứ sở của tôi cả.

[…] (5) Enricô con ơi! (6) Bây giờ con đã hiểu thế nào là lòng ái quốc. (7) Đó là một điều rất to tát, rất thiêng liêng. (8) Vì một ngày kia, ta trông thấy con về trận được an toàn, nhưng được tin con lẩn lút để tránh cái chết, thì cha đây, cha không còn đón con bằng những tiếng cười vui vẻ như ngày xưa mỗi lúc đón con đi học về nữa, bấy giờ cha sẽ đón con bằng những tiếng khóc xót xa. (9) Cha sẽ không thể thương con được nữa và sẽ đâm vào tim mà thác cho rồi…

                                             (Trích Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis)

Câu 1. Phần trích trên thuộc kiểu văn bản nào?

A. Tự sự                                                B. Miêu tả

C. Nghị luận                                          D. Biểu cảm 

Câu 2. Phần trích trên viết về nội dung gì?

A. Tình yêu thiên nhiên                         B. Tình yêu quê hương, đất nước

C. Tình cảm gia đình                             D. Tình cảm bạn bè

Câu 3. Trong đoạn trích, lí do “anh yêu xứ sở của anh” là gì? 

A. Vì mẹ tôi sinh trưởng ở đấy       

B. Vì khu đất thánh kia đã chôn vùi tất cả những người quá cố mà mẹ tôi thương

C. Vì cái đất mà tôi sinh, thứ tiếng tôi nói

D. Vì đó là nơi có “tất cả những sự vật mà tôi trông thấy, tất cả những cái gì mà tôi yêu, tôi quý”

Câu 4. Công dụng của dấu chấm lửng trong câu văn (3) :

A. Tỏ ý còn nhiều nội dung tương tự chưa liệt kê hết

B. Thể hiện lời nói bỏ dở hay ngập ngừng ngắt quãng vì lí do gì đó

C. Làm giãn nhịp điệu câu thơ, câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm

D. Giúp người đọc, người nghe hiểu được hàm ý của người nói

Câu 5. Trạng ngữ trong câu (8) được dùng để làm gì?

A. Chỉ thời gian                            B. Chỉ nơi chốn

C. Chỉ nguyên nhân                      D. Chỉ phương tiện

Câu 6. Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ “ái quốc” trong câu “Bây giờ con đã hiểu thế nào là lòng ái quốc.” ?

A. yêu thương con người              B. yêu nước 

C. yêu gia đình                           D. yêu thiên nhiên 

Câu 7. Tìm phép liên kết được sử dụng trong hai câu sau hai câu văn (6) và (7).

A. Phép lặp từ vựng                       B. Phép thế 

C. Phép nối                                    D. Phép dùng trật tự từ 

Câu 8. Người cha đặt giả định “sẽ không thể thương con được nữa và sẽ đâm vào tim mà thác cho rồi” nếu :

A. Người con lười học                   B. Người con mải chơi 

C. Người con hèn nhát                   D. Người con bội bạc 

Câu 9. Qua văn bản, người cha muốn nhắn nhủ cậu bé En-ri-cô điều gì? 

Câu 10. Nếu em là người con trong văn bản trên, em sẽ trả lời người cha như thế nào?

0
Câu 1:Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu bên dưới:“Tại sao tôi yêu đất nước của tôi?”. Câu hỏi ấy chẳng đã gợi lên ngay trong ý nghĩ của con vô số câu trả lời hay sao? Tôi yêu đất nước của tôi là vì mẹ tôi sinh ra ở đó; vì dòng máu chảy trong huyết quản của tôi là hoàn toàn thuộc về đất nước tôi; vì dưới mảnh đất thiêng liêng ấy đã chôn những người mà mẹ tôi thương xót và cha tôi tôn kính; vì...
Đọc tiếp

Câu 1:Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu bên dưới:

“Tại sao tôi yêu đất nước của tôi?”. Câu hỏi ấy chẳng đã gợi lên ngay trong ý nghĩ của con vô số câu trả lời hay sao? Tôi yêu đất nước của tôi là vì mẹ tôi sinh ra ở đó; vì dòng máu chảy trong huyết quản của tôi là hoàn toàn thuộc về đất nước tôi; vì dưới mảnh đất thiêng liêng ấy đã chôn những người mà mẹ tôi thương xót và cha tôi tôn kính; vì thành phố mà tôi đã sinh ra, cái tiếng mà tôi nói, những quyển sách dạy tôi học; vì em trai tôi, em gái tôi, bạn bè tôi và cả dân tộc vĩ đại mà tôi đang sống trong đó, thiên nhiên tươi đẹp bao quanh tôi; tóm lại, tất cả những gì tôi thấy, tất cả những gì tôi yêu mến, tôi kính phục, tất cả đều là những bộ phận hợp thành đất nước tôi.[…] Đó là một tình cảm vĩ đại và thiêng liêng…

(Trích Những tấm lòng cao cả, Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)

Câu 2: Đoạn trích trên gợi lên trong em những cảm xúc gì? Em sẽ làm gì để thể hiện lòng yêu nước? Em hãy viết đoạn văn 4 - 6 dòng nêu suy nghĩ của mình. 

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu bên dưới:“Tại sao tôi yêu đất nước của tôi?”. Câu hỏi ấy chẳng đã gợi lên ngay trong ý nghĩ của con vô số câu trả lời hay sao? Tôi yêu đất nước của tôi là vì mẹ tôi sinh ra ở đó; vì dòng máu chảy trong huyết quản của tôi là hoàn toàn thuộc về đất nước tôi; vì dưới mảnh đất thiêng liêng ấy đã chôn những người mà mẹ tôi thương xót và cha tôi tôn kính; vì thành...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu bên dưới:

“Tại sao tôi yêu đất nước của tôi?”. Câu hỏi ấy chẳng đã gợi lên ngay trong ý nghĩ của con vô số câu trả lời hay sao? Tôi yêu đất nước của tôi là vì mẹ tôi sinh ra ở đó; vì dòng máu chảy trong huyết quản của tôi là hoàn toàn thuộc về đất nước tôi; vì dưới mảnh đất thiêng liêng ấy đã chôn những người mà mẹ tôi thương xót và cha tôi tôn kính; vì thành phố mà tôi đã sinh ra, cái tiếng mà tôi nói, những quyển sách dạy tôi học; vì em trai tôi, em gái tôi, bạn bè tôi và cả dân tộc vĩ đại mà tôi đang sống trong đó, thiên nhiên tươi đẹp bao quanh tôi; tóm lại, tất cả những gì tôi thấy, tất cả những gì tôi yêu mến, tôi kính phục, tất cả đều là những bộ phận hợp thành đất nước tôi.[…] Đó là một tình cảm vĩ đại và thiêng liêng…

(Trích Những tấm lòng cao cả, Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)

 

a.  Hãy nêu nội dung đoạn trích trên. (1 điểm)

 

b. Tìm một đại từ có trong đoạn trích và phân loại đại từ mà em tìm được? (1 điểm)

 

c.   Đoạn văn trên gợi lên trong em những cảm xúc gì? Em sẽ làm gì để thể hiện lòng yêu đất nước? Hãy nêu suy nghĩ của mình bằng 3 - 5 câu văn. (1 điểm)

 Ai giúp mình với T-T

0
Bài 1 (4 điểm) Đọc đoạn trích văn bản sau và trả lời các câu hỏi:“...Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh:“Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì...- Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ...
Đọc tiếp


Bài 1 (4 điểm) Đọc đoạn trích văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“...Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh:
“Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì...
- Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.
Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy.”
(Sách Ngữ văn 6, tập 2, trang 33, Nxb Giáo dục)
a (0.5 điểm): Đoạn văn bản trên trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả?
b (1 điểm): Khi đứng trước bức tranh đạt giải của em gái, tại sao người anh lại cho rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy.” ?
c (2.5 điểm). Trình bày suy nghĩ của em về nhân vật người anh trong truyện và bài học trong cuộc sống rút ra từ câu chuyện đó. (Trả lời bằng một đoạn văn khoảng 10-12 câu)
Bài 2 (6 điểm) 
Đề 1: Việt Nam là xứ sở của những dòng sông. Em hãy tả lại một dòng sông đẹp của quê hương đất nước.

Các bn giúp mk nha!!!!

2
22 tháng 3 2020

a) Trích từ tác phẩm " Bức tranh của em gái tôi", tác giả Tạ Duy Anh

b) Vì người anh trai đã ích kỉ, đối xử không tốt với em gái mình kể từ khi em gái phát hiện ra tài năng của mình

22 tháng 3 2020

B1

a. Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh

b.  Người anh nói vậy vì thường ngày mik quát mắng em gái , ghen tị với tài năng của em. nhưng trong cuộc thi vẽ tranh em lại vẽ mik vì thế người anh rất hối hận.

c. Người anh luôn mặc cảm bản thân, ghen ghét đố kị với tài năng của em.

 Nhân vật người anh trong câu truyện này rất kiêu căng hay ghen tị với mọi người đặc biệt là đối với em gái mik. Vì không thể tìm ở mik một năng khiếu nào. Trong khi đó , đứa em gái của mik lại có một năng khiếu đặc biệt. Qua câu chuyện này em nghĩ chũng ta không nên ghen ghét đố kị với bất của ai. Đó là một đức tính xấu , vì thế em khuyên mọi người rằng nếu còn kiêu căng như vậy hãy tự mik xóa bỏ. Nếu không mọi người sẽ phải hối hận.

B2

Đất nước Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc với rất nhiều các con sông nổi tiếng như sông Hồng, sông Mã, sông Tiền…nhưng nếu nói đến dòng sông mang vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng thì phải kể đến sông Hương.

Sông Hương bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn, chảy qua các tỉnh thuộc Thừa Thiên - Huế mang theo hương thơm của những cánh rừng già cùng những thảo nguyên rộng lớn. Từ xa nhìn lại, dòng sông Hương giống như một dải lụa đào mềm mại vắt ngang qua thành phố Huế. Sông Hương được mệnh danh là dòng sông thơ mộng và trữ tình, quả thật là vậy bởi bốn màu trong năm, mùa nào sông Hương cũng mang một vẻ đẹp khác biệt.

Nước sông Hương xanh ngắt một màu ngọc bích. Mặt hồ trong in cảnh mây trời. Những gợn sóng nhỏ lăn tăn cứ lần lượt nối đuôi nhau như chơi trò đuổi bắt, dạt vào bờ rồi lại tiến ra xa. Dọc hai bờ sông là những thành quách rêu phong, những phố xá cổ kính, những vườn cây xanh mướt, những chùa tháp trầm mặc,... bóng lồng bóng in xuống mặt nước phản chiếu lung linh làm cho dòng sông đã yêu kiều càng trở nên hữu tình. Nổi bật trên nền xanh của dòng sông Hương là cây cầu Tràng Tiền duyên dáng cong cong như vành trăng non. Cây cầu đỏ tươi, mềm mại như một sợi chỉ đỏ nối đôi bờ lại gần nhau hơn. Đứng trước dòng sông Hương yên bình, em như nghe thấy mùi vị và hương thơm của muôn vàn cỏ cây hoa lá thảo mộc nhiệt đới, tất cả nên mùi thơm ngát hương đặc trưng cho con sông.

Sông Hương đẹp, ở mỗi thời điểm khác nhau trong ngày, sông lại mang những vẻ đẹp khác. Ban ngày, sông Hương mang vẻ đẹp bình yên, thơ mộng. Dòng sông xanh màu ngọc bích, trong vắt như chiếc gương trong phản chiếu quang cảnh thành phố dưới mặt nước êm ả và lung linh dưới ánh nắng mặt trời lấp lánh. Khi hoàng hôn buông xuống, sông Hương như được thay tấm áo mới, sông khoác lên mình tấm áo màu vàng cam ấm áp ánh hoàng hôn. Không gian như chìm sâu vào yên vắng. Và khi màn đêm buông xuống bao phủ dòng sông, trong đêm tối tĩnh mịch, giọng hò Huế nào lại được vang lên ở mỗi khoang thuyền lững thững trôi. Cầu Tràng Tiền lên đèn, toả ra những ánh đèn lung linh rực rỡ sắc màu, chiếu sáng cả một vùng sông.

Đông đến, bầu trời mang một màu xám nhạt, trên mặt sông thấp thoáng những làn khói nhẹ nhàng bay lượn. Sông Hương khoác lên mình bộ áo màu tro cổ kính, hòa mình vào làn mưa bụi, lắng nghe những âm thanh chuyển mình của vạn vật chuẩn bị hồi sinh. Xuân về, sông Hương thay chiếc áo màu tro xám cũ, thay vào đó là chiếc áo màu hồng đào dịu dàng, thơ mộng. Trong không khí đón xuân tươi vui, hạnh phúc, sông Hương dường như cũng trở thành một cô thiếu nữ e thẹn.

Hè đến, sông Hương lại điệu đà khoác lên mình chiếc áo màu thiên thanh xinh đẹp, lơ đãng ngắm nhìn những cây hoa phượng cùng bằng lăng nở tím cả một vùng trời. Cảnh vật hai bên bờ lúc này mới thơ mộng làm sao! Những cây hoa bằng lăng nở tím thẫm xung quanh sông, thỉnh thoảng lại thả rơi những cánh hoa như những chú bướm xuống làm mặt sông lăn tăn gợn sóng. Ánh nắng mặt trời vàng óng chiếu xuống dòng sông thơ mộng làm nó lấp lánh như được dát vàng. Mùa hè qua đi nhường chỗ cho mùa thu bước đến. Những buổi chiều mùa thu chúng ta rất dễ bắt gặp hình ảnh những cô sinh viên trong bộ áo dài trắng cùng những chiếc nón dạo bước xung quanh bờ sông. Trong ánh hoàng hôn rực rỡ, hình ảnh những cô gái cứ như thục như mơ làm say đắm biết bao người. Mùa này, lá của những cây bóng mát bao quanh hồ đã bắt đầu chuyển sang màu vàng cam tuyệt đẹp. Những chiều mùa thu đứng trên cây cầu bắc ngang sông Hương mà nhìn xuống mặt nước lấp lánh ánh hoàng hôn chúng ta sẽ cảm nhận được rõ hơn vẻ đẹp của song sông này. Bạn đã từng một lần ngồi trên chiếc thuyền Rồng lững lờ trôi mà lắng nghe những bài dân ca đậm đà bản sắc do những nhạc công trẻ tuổi biểu diễn, hay lặng lẽ ngắm nhìn ánh trăng bàng bạc trên mặt nước sóng sánh? Em chắc chắn bất cứ ai cũng sẽ đắm chìm trong cái không gian thơ mộng khoáng đạt ấy, nghe văng vẳng từ xa tiếng chuông chùa Thiên Mụ hoặc có thể lơ đãng ngắm ngọn tháp Phước Duyên. Dòng sông Hương ở Huế được mệnh danh là dòng sông của thơ ca nhạc họa, là nguồn cảm hứng cho các họa sĩ, nhà văn, nhà thơ sáng tác ra những bài thơ, bài ca ca ngợi vẻ đẹp nơi đây.

Sông Hương đã gắn bó mật thiết với với đời sống văn hoá của người Huế nơi đây. Các hình thức sinh hoạt văn hoá truyền thống như nghe ca Huế trên sông, đua thuyền, thả đèn, cũng chính trên dòng sông này mà được khởi xướng. Em thích những buổi tối yên lành, trăng thanh gió mát, lênh đênh trên con thuyền, nghe những khúc dân ca Huế, nghe những nhã nhạc cung đình Huế, những khúc Nam Ai, Nam Bình da diết như gọi về cả một miền tâm hồn Huế chân tình, thắm thiết, nặng sâu.

Sông Hương là con sông đẹp và vô cùng thơ mộng, là dòng sông mà ai đã từng một lần chiêm ngưỡng thì mãi mãi sẽ không bao giờ có thể quên. Sông Hương trở thành biểu tượng của Huế có lẽ bởi lẽ đó. Sông Hương đẹp trong mắt em, đẹp trong mắt du khách trong và ngoài nước. Và em chợt băn khoăn sông Hương phải chăng chính là điệu tâm hồn xứ Huế, tâm hồn con người Huế rất mực dịu dàng, thiết tha?

I. Đọc hiểu văn bản: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: …“Tôi sống độc lập từ thủa bé. Ấy là tục lệ lâu đời trong họ nhà dế chúng tôi. Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng : "Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi. Con cái mà cứ nhong nhong ăn bám vào bố mẹ thì chỉ sinh ra tính ỷ lại, xấu lắm, rồi ra đời không làm nên trò trống gì đâu". Bởi thế, lứa sinh nào cũng...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu văn bản: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: …“Tôi sống độc lập từ thủa bé. Ấy là tục lệ lâu đời trong họ nhà dế chúng tôi. Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng : "Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi. Con cái mà cứ nhong nhong ăn bám vào bố mẹ thì chỉ sinh ra tính ỷ lại, xấu lắm, rồi ra đời không làm nên trò trống gì đâu". Bởi thế, lứa sinh nào cũng vậy, đẻ xong là bố mẹ thu xếp cho con cái ra ở riêng. Lứa sinh ấy, chúng tôi có cả thảy ba anh em. Ba anh em chúng tôi chỉ ở với mẹ ba hôm. Tới hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tểnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui theo sau. Mẹ dẫn chúng tôi đi và mẹ đem đặt mỗi đứa vào một cái hang đất ở bờ ruộng phía bên kia, chỗ trông ra đầm nước mà không biết mẹ đã chịu khó đào bới, be đắp tinh tươm thành hang, thành nhà cho chúng tôi từ bao giờ. Tôi là em út, bé nhất nên được mẹ tôi sau khi dắt vào hang, lại bỏ theo một ít ngọn cỏ non trước cửa, để tôi nếu có bỡ ngỡ, thì đã có ít thức ăn sẵn trong vài ngày. Rồi mẹ tôi trở về”…
                                                                          (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu ký)
Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích. 
Câu 2: (0,5 điểm) Tìm câu chủ đề của đoạn văn trên. Câu 3: (1 điểm) Câu văn sau có bao nhiêu tiếng? Trong câu có những từ phức nào?
“Tới hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tểnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui theo sau.”.
Câu 4: (1 điểm) Theo em, khi được dế mẹ dẫn đi ở riêng, tại sao anh em Dế Mèn lại “nửa vui nửa lo”?
II. Tạo lập văn bản:
Câu 1: (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) để giải thích tại sao trong cuộc sống không nên ỷ lại? (Ỷ lại: dựa dẫm vào công sức người khác một cách quá đáng.)
Câu 2: (5 điểm) Đề : Em hãy kể một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích mà em yêu thích bằng lời văn cảu em

0
I. Đọc hiểu văn bản: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: …“Tôi sống độc lập từ thủa bé. Ấy là tục lệ lâu đời trong họ nhà dế chúng tôi. Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng : "Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi. Con cái mà cứ nhong nhong ăn bám vào bố mẹ thì chỉ sinh ra tính ỷ lại, xấu lắm, rồi ra đời không làm nên trò trống gì đâu". Bởi thế, lứa sinh nào cũng...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu văn bản: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: …“Tôi sống độc lập từ thủa bé. Ấy là tục lệ lâu đời trong họ nhà dế chúng tôi. Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng : "Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi. Con cái mà cứ nhong nhong ăn bám vào bố mẹ thì chỉ sinh ra tính ỷ lại, xấu lắm, rồi ra đời không làm nên trò trống gì đâu". Bởi thế, lứa sinh nào cũng vậy, đẻ xong là bố mẹ thu xếp cho con cái ra ở riêng. Lứa sinh ấy, chúng tôi có cả thảy ba anh em. Ba anh em chúng tôi chỉ ở với mẹ ba hôm. Tới hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tểnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui theo sau. Mẹ dẫn chúng tôi đi và mẹ đem đặt mỗi đứa vào một cái hang đất ở bờ ruộng phía bên kia, chỗ trông ra đầm nước mà không biết mẹ đã chịu khó đào bới, be đắp tinh tươm thành hang, thành nhà cho chúng tôi từ bao giờ. Tôi là em út, bé nhất nên được mẹ tôi sau khi dắt vào hang, lại bỏ theo một ít ngọn cỏ non trước cửa, để tôi nếu có bỡ ngỡ, thì đã có ít thức ăn sẵn trong vài ngày. Rồi mẹ tôi trở về”… (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu ký) Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích. Câu 2: (0,5 điểm) Tìm câu chủ đề của đoạn văn trên. Câu 3: (1 điểm) Câu văn sau có bao nhiêu tiếng? Trong câu có những từ phức nào? “Tới hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tểnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui theo sau.”. Câu 4: (1 điểm) Theo em, khi được dế mẹ dẫn đi ở riêng, tại sao anh em Dế Mèn lại “nửa vui nửa lo”

2
3 tháng 12 2021

ơ hình như là đag thi hã:)?

3 tháng 12 2021

Đang thi , 0 ai trả lời đâu kiki

2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì...- Con đã nhận ra con chưa? - Mẹ vẫn hồi...
Đọc tiếp

2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì...

- Con đã nhận ra con chưa? - Mẹ vẫn hồi hôp.

Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.

(Trích Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh

Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 3. Tìm các tính từ có trong câu văn sau:

Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

Câu 4. Theo em, thế nào là lòng nhân hậu?

Câu 5. Từ đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày những bài học mà em đã rút ra cho bản thân.

1
18 tháng 2 2020

Câu 1 :

Ngôi kể thứ nhất ( người kể xưng tôi )

Câu 3 :

Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ.

Câu 4 :

Lòng nhân hậu là tấm lòng yêu thương, luôn chia sẻ cảm thông với những người xung quanh. Người có tấm lòng nhân hậu luôn dễ dàng tha thứ cho lỗi lầm của người khác.

Câu 5 :

 Từ truyện này em rút ra được bài học : lòng nhân hậu , sự độ lượng thật cao quý và có sức chinh phục rất lớn , nó cảm hóa đc phần nhỏ bé , xấu xa trong tâm hồn con người. Qua đoạn kết này ta có thể thấy được người anh đã lớn hơn , trưởng thành hơn về suy nghĩ người anh ko những ko đáng ghét mà còn đáng yêu đáng quý!

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới.TIẾNG VỌNG RỪNG SÂUMột cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũngcạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu bé hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ trong khu rừng có tiếng vọnglại:“Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không hiểu được vìsao từ trong...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới.

TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU

Một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng
cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu bé hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ trong khu rừng có tiếng vọng
lại:“Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không hiểu được vì
sao từ trong rừng lại có người ghét cậu.
Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói:“ Giờ thì con hãy hét thật to: “Tôi yêu
người.” Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại:“Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới
giải thích cho con hiểu:“ Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho gì, con sẽ nhận
điều đó. Ai gieo gió thì ắt sẽ gặp bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu
thương người thì người cũng yêu thương con.”

( Theo Quà tặng cuộc sống)

1. Hãy tìm trong văn bản trên năm từ ghép. (0,5đ)

2. Tìm một cặp từ trái nghĩa trong văn bản và đặt câu với mỗi từ đó. (1đ)

GV: Lê Thị Vân Anh (THCS Cầu Giấy)
3. Giải thích nghĩa của từ “ yêu thương”. Theo em, tại sao tác giả của văn bản này lại khẳng
định “Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”. Bài học sâu sắc nhất
mà em cảm nhận được từ văn bản này là gì? (3đ)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới.

TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU

Một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng
cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu bé hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ trong khu rừng có tiếng vọng
lại:“Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không hiểu được vì
sao từ trong rừng lại có người ghét cậu.
Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói:“ Giờ thì con hãy hét thật to: “Tôi yêu
người.” Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại:“Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới
giải thích cho con hiểu:“ Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho gì, con sẽ nhận
điều đó. Ai gieo gió thì ắt sẽ gặp bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu
thương người thì người cũng yêu thương con.”

( Theo Quà tặng cuộc sống)

1. Hãy tìm trong văn bản trên năm từ ghép. (0,5đ)

2. Tìm một cặp từ trái nghĩa trong văn bản và đặt câu với mỗi từ đó. (1đ)
3. Giải thích nghĩa của từ “ yêu thương”. Theo em, tại sao tác giả của văn bản này lại khẳng
định “Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”. Bài học sâu sắc nhất
mà em cảm nhận được từ văn bản này là gì? (3đ)

ai giúp mik với mik có ba máy nên sẽ tickcho 3 cái

0