K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2023

một một bữa no là một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nam caokể về cuộc đời của một bà lão nghèo khổ đối với nhiều người có lẽ câu chuyện sâu xa được truyền tải còn thắm thiết hơn nhiều chuyện khác của Nam Cao

một bữa no kể về một bà lão nuôi con khôn lớn cứ nhớ được ăn dưỡng tuổi già như cuộc đời lại trớ trêu con trai bà ra đi khi còn sớm chưa kịp đâu buồn thì con dâu sau khi chịu tan chồng cũng bỏ Mẹ bỏ con theo tình mới bà Đán đằng nuôi cháu bảy năm dòng nhưng cuối cùng do không còn đồng nào nữa nên phải bán cháo cho bà phó để lấy người đồng tiền câu chuyện phản ánh sự thật phũ phàng của nhiều năm đó khi cái đó nhiều làm con người trở nên mất hết tình thâm và nhân tính khi đếm biết đường cùng con đường mà nhiều người chọn chính là hi sinh đi thử máu mủ tưởng chừng phủ tráng cần thiết nhưng cuối cùng lại chính vì một bữa no mà người phụ nữ đó lại phải tìm đến nơi đó chỉ để mua một bữa no trong chuyện ta có thể khai thác nhân vật chính đó là bà lão bà lão là một người phụ nữ nghèo của ta không thể phủ nhận được điều đó. con trai mất sớm con dâu bỏ nhà Ra đi cái đó bắt bà phải bán đi đứa cháu móng mồm cứ nói lúc này cuộc sống sẽ dễ dàng hơn nhưng ai ngờ một trận úm đã khiến người đàn bà đó kiệt quệ và mất trắng tất cả và là người đáng thương cũng là người đáng sợ bởi không sinh ra trong hoàn cảnh đó chẳng có ai thể dễ dàng đưa ra được quyết định vừa lo cuối cùng bà được ăn no như lại là cái no sao kimbap đã đổi hết sự sợ xấu hổ của đời người

có lấy bà vẫn sẽ là nhân vật lớn nhất là trong nhiều bài phân tích sau này chúng ta có thể đánh giá được khi chưa thực sự trải qua cuộc sống này

8 tháng 5 2023

lkfyo

19 tháng 12 2020

Tham khảo:

Câu 1:

Nam Cao được biết đến trong lịch sử văn học VN là một nhà văn hiện thực xuất sắc. Ổng để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị trên cả hai đề tài về người trí thức tiểu tư sản và người nông dân nghèo. Nhưng tên tuổi của ông vẫn gắn liền với tác phẩm Chí Phèo- Một kiệt tác của NC, một tác phẩm mang đậm giá trị nhân đạo sâu sắc, đồng thời cũng phê phán cái xã hội thối nát bấy giờ.

Xây dựng nên hình tượng người nông dân bị tha hóa trong xã hội thực dân trước Cách mạng tháng Tám là một sáng tạo mới trong nền văn xuôi nước nhà nói chung và của Nam Cao nói riêng. Nhà văn đã cảm nhận được cái vẻ đẹp chất phác, bình dị ẩn chứa trong cái vẻ bề ngoài thô ráp, xù xì của họ, mà tiêu biểu là nhân vật Chí Phèo- một điển hình nghệ thuật về người nông dân bị xô đẩy chà đạp đến mức tha hóa. Chí không may mắn khi được sinh ra trong một gia đình không đàng hoàng, không cha không mẹ, không một tấc đất cắm dùi. Có một hoàn cảnh sống tội nghiệp, nhưng Chí lớn lên khá khỏe mạnh, hiền lành, lương thiện,... Có một ước mơ giản dị như bao người nông dân khác: một gia đình nhỏ, chồng cày cấy, vợ dệt vải... Vốn từng mang trong mình bản chất của một con người đúng nghĩa, Chí phân biệt được đúng sai, tốt xấu qua hành động bóp chân cho bà Ba- "Hắn cảm thấy nhục hơn là thích". Sống ở một cái xã hội bình thường, người như Chí hoàn toàn có thể sống một cách lương thiện yên ổn. Nhưng cuộc đời nào có hai chữ

"bình lặng"...Bằng ngòi bút lạnh lùng nhưng đa cảm, Nam Cao đã cho thấy tất cả nỗi thống khổ ghê gớm của nhân vật Chí Phèo . Nỗi thống khỏ đó không phải là không cha không mẹ, không nhà không của, không họ hàng thân thích... mà chính là Chí Phèo bị xã hội vằm nát của cả bộ mặt người, cướp đi lình hồn người phải sống kiếp sống tối tăm của con vật lạ. Đó là nỗi thống khỏ của cá thể sinh ra là hình hài của một con người nhưng lại không được làm người và bị xã hội từ chối, xua đuổi. Tình trạng bi thảm này được tác giả mình chứng cho đoạn mở đầu giới thiệu một chân dung, một tính cách "hấp dẫn", vừa hé cho thấy một số phẩn bi đát. Dù say rượu đến điên khùng, Chí Phèo vẫn như cảm nhận thấm thía"nông nỗi" khốn khổ của thân phận mình. Anh chửi trời, chửi đời rồi chuyển sang chửi tất cả làng Vũ Đại, cuối cùng ảnh chửi cái thằng cha con mẹ nào đẻ ra thằng Chí Phèo. Không ai chửi lại vì rất đơn giản là không ai coi anh như là một con người. Nam Cao có vài cái nhìn đầy chìu sâu nhân đạo khi đi vào nội tâm nhân vật để phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện của những con người khốn khổ. Chí Phèo đến với Thị Nở trong một đêm say rượu. Như điều kì diệu là TN không phải chỉ khơi dậy bản năng ở gã đàn ông say, mà lòng yêu thương mộc mạc, chân thành, sự chăm sóc giản dị của người đàn bà xấu xí, vô duyên và ngớ ngẩn ấy đã làm thức tỉnh Chí Phèo. Trong tâm hồn tưởng chừng như đã chai sạn, thậm chí bị hủy hoại của Chí Phèo, phần lương thiện ngày thường bị lấp đi vẫn le lói một ánh sáng lương tri, sẽ bừng sáng lên lúc gặp cơ hội. Lần đầu tiên khi tỉnh giấc, anh bâng khuâng nghe tiếng chim hót, tiếng đập mái chèo đuổi cá , tiếng cười nói của những người đi chợ, thì niềm ao ước một gia đình nhỏ lại trỗi dậy trong lòng anh sau những tháng ngày dài chìm trong cơn say khướt. Nam Cao đã phát hiện ra ngọn đóm đỏ đăng hắt hiu le lói, việc cuối cùng là cho nó chút mồi để nó bùng lên. Nhưng còn đường đời của Chí lại bị chắn đứng lại. Bà cô của TN - Nhân vật đại diện cho suy nghĩ của dân làng Vũ Đại đã nhất quyết không cho cháu mình đi lấy một "thằng chỉ có nghề là rạch mặt ăn vạ". Cánh cửa quay về lương thiện đã đóng xập trước mặt Chí. Đau khổ CP phải cất lên tiếng thét "Tao muốn làm người lương thiện...", "Ai cho tao lương thiện?.." Chí đã nhận thức được bản chất con người của mình thì không còn nguyên cớ nào lại có thể biến anh sống trở lại kiếp quỷ dữ, không thể tiếp tục rạch mặt ăn vạ, giết người đốt nhà. Chí đã đâm chết bá kiến và tự kết thúc cuộc đời mình. Đó là một kết cục bi thảm nhất, đồng thời cũng là chiếc chìa khóa giải thoát CP khỏi kiếp đời trớ trêu, cái kiếp số muốn sống như một con người nhưng không thể được. Chính cái xã hội thối nát thời bấy giờ đã tạo ra những sản phẩm như Chí Phèo-hình ảnh tiêu biểu của người lao động lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh, tôi lỗi dần dần bị tha hóa về thể xác lẫn tâm hồn. Mà đại diện cho giai cấp thống trị chính là Bá Kiến-một tên cường hào cáo già trong nghề thống trị dân đen, được khắc họa qua những chi tiết ngoại hình độc đáo, từ "giọng nói rất sang", lối nói ngọt ngào đến cái cười Tào Tháo...Vì sự hờn ghen vớ vẩn của hắn đã đẩy Chí vào con đường tù tội. Chốn lao ngục ấy của bọn thực dân đã tiếp tay cho lão cường hào thâm độc để giết chết phần người trong Chí Phèo, biến Chí thành Phèo, biến người nông dân lương thiện thành quỷ dữ. Sự tha hóa ấy không chỉ có Bá Kiến, nhà tù thực dân gây ra, mà còn những người dân sống ở làng Vũ Đại mà tiêu biếu nhất là bà cô của TN- Con người đã tạo ra bức tường vô hình ngắn cách Chí đến với cuộc sống đích thực của một người lương thiện. Kết thúc câu truyện là một tình tiết đầy ngụ ý, biết đâu lại chẳng có một "CP con" bước ra từ cái lò gạch cũ vào đời để "nối nghiệp bố". Hiện tượng Chí Phèo chưa thể hết khi xã hội tàn bạo vẫn không cho con người được sống hiền lành, tử tế, vẫn còn những người dân lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh, tội lỗi. Sức mạnh của tác phẩm là vạch ra được cái quy luật tàn bạo, bi thảm này trong cái xã hội tối tăm của nông thôn nước ta thời đó.

Tác phẩm Chí Phèo mạng đậm giá trị nhân đạo đặc sắc, thể hiện tấm lòng yêu thương của NC đối với những người khốn khổ. Chí Phèo còn là tiếng kêu cứu thiết tha của những người bất hạnh. Hãy bảo vệ và đấu tranh cho quyền được làm người của những con người lương thiện.

Câu 2:

Nguyễn Tuân - một nhà văn nổi tiếng của làng văn học Việt Nam. Ông có những sáng tác xoay quanh những nhân vật lí tưởng về tài năng xuất chúng, về cái đẹp tinh thần như “chiếc ấm đất”, “chén trà sương”… và một lần nữa, chúng ta lại bắt gặp chân dung tài hoa trong thiên hạ, đó là Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù”.

Nhà văn Nguyễn Tuân đã lấy nguyên mẫu hình tượng Cao Bá Quát làm nguồn cảm hứng sáng tạo nhân vật Huấn Cao. Họ Cao là một lãnh tụ nông dân chống triều Nguyễn năm 1854. Huấn Cao được lấy từ hình tượng này với tài năng, nhân cách sáng ngời và rất đỗi tài hoa.

Huấn Cao là một con người đại diện cho cái đẹp, từ cái tài viết chữ của một nho sĩ đến cốt cách ngạo nghễ phi thường của một bậc trượng phu, tấm lòng trong sáng của một người biết quý trọng cái tài, cái đẹp. Huấn Cao trước hết là một người có tài viết thư pháp. Chữ viết không chỉ là kí hiệu ngôn ngữ mà còn thể hiện tính cách con người. Cái tài viết chữ của ông được thể hiện qua đoạn đối thoại giữa viên quản ngục và thầy thơ lại. Tài năng của Huấn Cao còn được miêu tả qua lời người dẫn truyện và trong suy nghĩ nhân vật. Chữ của Huấn Cao “đẹp lắm, vuông lắm”, nét chữ còn thể hiện khí phách hiên ngang, tung hoành bốn bể. Chữ Huấn Cao đẹp và quý đến nỗi viên quản ngục ao ước suốt đời. Viên quản ngục đến “mất ăn mất ngủ”; không nề hà tính mạng của mình để có được chữ của Huấn Cao, “một vật báu ở trên đời”. Chữ là vật báu trên đời thì chắc chắn chủ nhân của nó phải là một người tài năng xuất chúng, phi thường có một không hai, là kết tinh mọi tinh hoa, khí thiêng của trời đất hun đúc lại mà thành. Chữ của Huấn Cao đẹp đến như vậy thì nhân cách của Huấn Cao cũng chẳng kém gì. Ông là con người tài tâm vẹn toàn.

Huấn Cao có cốt cách ngạo nghễ, phi thường của một bậc trượng phu. Ông theo học đạo nho thì đáng lẽ phải thể hiện lòng trung quân một cách mù quáng. Nhưng ông đã không trung quân mà còn chống lại triều đình để giờ đây khép vào tội “đại nghịch”, chịu án tử hình. Bởi vì Huấn Cao có tấm lòng nhân ái bao la; ông thương cho nhân dân vô tội nghèo khổ, làm than bị áp bức bóc lột bởi giai cấp thống trị tàn bạo thối nát. Huấn Cao rất căm ghét bọn thống trị và thấu hiểu nỗi thống khổ của người dân “thấp cổ bé họng”. Nếu như Huấn Cao phục tùng bọn phong kiến kia thì ông sẽ được hưởng vinh hoa phú quý. Nhưng không, ông Huấn đã lựa chọn con đường khác: con đường đấu tranh giành quyền sống cho người dân vô tội. Cuộc đấu tranh không thành công ông bị bọn chúng bắt. Giờ đây phải sống trong cảnh ngục tối chờ ngày xử chém. Trước khi bị bắt vào ngục, viên quản ngục đã nghe tiếng đồn Huấn Cao rất giỏi võ, ông có tài “bẻ khóa, vượt ngục” chứng tỏ Huấn Cao là một người văn võ toàn tài, quả là một con người hiếm có trên đời.

Tác giả miêu tả sâu sắc trạng thái tâm lý của Huấn Cao trong những ngày chờ thi hành án. Trong lúc này đây, khi mà người anh hùng “sa cơ lỡ vận” nhưng Huấn Cao vẫn giữ được khí phách hiên ngang, kiên cường. Tuy bị giam cầm về thể xác nhưng ông Huấn vẫn hoàn toàn tự do bằng hành động “dỡ cái gông nặng tám tạ xuống nền đá tảng đánh thuỳnh một cái” và “lãnh đạm” không thèm chấp sự đe dọa của tên lính áp giải. Dưới mắt ông, bọn kia chỉ là “một lũ tiểu nhân thị oai”. Cho nên, mặc dù chịu sự giam giữ của bọn chúng nhưng ông vẫn tỏ ra “khinh bạc”. Ông đứng đầu gông, ông vẫn mang hình dáng của một vị chủ soái, một vị lãnh đạo. Người anh hùng ấy dù cho thất thế nhưng vẫn giữ được thế lực, uy quyền của mình. Thật đáng khâm phục! Mặc dù ở trong tù, ông vẫn thản nhiên “ăn thịt, uống rượu như một việc vẫn làm trong hứng bình sinh”. Huấn Cao hoàn toàn tự do về tinh thần. Khi viên cai ngục hỏi Huấn Cao cần gì thì ông trả lời: “Ngươi hỏi ta cần gì à? Ta chỉ muốn một điều là ngươi đừng bước chân vào đây”. Cách trả lời ngang tàng, ngạo mạn đầy trịch thượng như vậy là bởi vì Huấn Cao vốn hiên ngang, kiên cường; “đến cái chết chém cũng còn chẳng sợ…”. Ông không thèm đếm xỉa đến sự trả thù của kẻ đã bị mình xúc phạm. Huấn Cao rất có ý thức được vị trí của mình trong xã hội, ông biết đặt vị trí của mình lên trên những loại dơ bẩn “cặn bã” của xã hội. “Bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Huấn Cao là người có “thiên lương” trong sáng, cao đẹp. Theo ông, chỉ có “thiên lương”, bản chất tốt đẹp của con người mới là đáng quý. Thế nhưng khi biết được nỗi lòng của viên quản ngục, Huấn không những vui vẻ nhận lời cho chữ mà còn thốt rằng: “Ta cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có sở thích cao quý đến như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”. Huấn Cao cho chữ là một việc rất hiếm bởi vì “tính ông vốn khoảnh. Ta không vì vàng bạc hay uy quyền mà ép cho chữ bao giờ”.

Hành động cho chữ viên quản ngục chứng tỏ Huấn Cao là một con người biết quý trọng cái tài, cái đẹp, biết nâng niu những kẻ tầm thường lên ngang hàng với mình. Cảnh “cho chữ” diễn ra thật lạ, quả là cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”. Kẻ tử tù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” đang “đậm tô từng nét chữ trên vuông lụa bạch trắng tinh” với tư thế ung dung tự tại, Huấn Cao đang dồn hết tinh hoa vào từng nét chữ. Đó là những nét chữ cuối cùng của con người tài hoa ấy. Những nét chữ chứa chan tấm lòng của Huấn Cao và thấm đẫm nước mắt thương cảm của người đọc. Con người tài hoa vô tội kia chỉ mới cho chữ ba lần trong đời đã vội vã ra đi, để lại biết bao tiếc nuối cho người đọc. Qua đó, Nguyễn Tuân cũng gián tiếp lên án xã hội đương thời đã vùi dập tài hoa con người. Và người tù kia bỗng trở nên có quyền uy trước những người đang chịu tránh nhiệm giam giữ mình. Ông Huấn đã khuyên viên quản ngục như một người cha khuyên bảo con: “Tôi bảo thực thầy quản nên về quê ở đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ được thiên lương cho lành vững rồi cũng có ngày nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”.

Theo Huấn Cao, cái đẹp không thể nào ở chung với cái xấu được. Con người chỉ thưởng thức cái đẹp khi có bản chất trong sáng, nhân cách cao thượng mà thôi. Những nét chữ cuối cùng đã cho rồi, những lời nói cuối cùng đã nói rồi. Huấn Cao, người anh hùng tài hoa kia dù đã ra đi mãi mãi nhưng để lại ấn tượng sâu sắc cho những ai đã thấy, đã nghe, đã từng được thưởng thức nét chữ của ông. Sống trên cõi đời này, Huấn Cao đã đứng lên đấu tranh vì lẽ phải; đã xóa tan bóng tối hắc ám của cuộc đời này. Chính vì vậy, hình tượng Huấn Cao đã trở nên bất tử. Huấn Cao sẽ không chết mà bước sang một cõi khác để xua tan bóng tối nơi đó, đem lại hạnh phúc cho mọi người ở mọi nơi.

Ở Huấn Cao ánh lên vẻ đẹp của cái “tài” và cái “tâm”. Trong cái “tài” có cái “tâm” và cái “tâm” ở đây chính là nhân cách cao thượng sáng ngời của một con người tài hoa. Cái đẹp luôn song song “tâm” và “tài” thì cái đẹp đó mới trở nên có ý nghĩa thực sự. Xây dựng hình tượng Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân đã thành công trong việc xây dựng nên chân dung nghệ thuật điển hình lí tưởng trong văn học thẩm mĩ. Dù cho Huấn Cao đã đi đến cõi nào chăng nữa thì ông vẫn sẽ mãi trong lòng người đọc thế hệ hôm nay và mai sau.

Câu 3:

Thạch Lam là một nhà văn có lối viết nhẹ nhàng và sâu lắng, tác phẩm của ông mang đến cho người đọc những cung bậc cảm xúc đa dạng bằng sự bình dị và tinh tế vốn có. Một trong những tác phẩm xuất sắc của Thạch Lam phải kể đến truyện ngắn Hai đứa trẻ, truyện kể về những kiếp người nghèo khổ trong cuộc sống tàn lụi nơi phố huyện, song lấp lánh trong đó còn có cả sự yêu thương, những ánh sáng hy vọng dù nhỏ bé trong cuộc đời mỗi người nơi đây. Bên cạnh những chi tiết tiêu biểu như ngọn đèn dầu của chị Tí, cảnh chợ tàn,…còn có một hình ảnh khác khiến ta không khỏi nghĩ suy- đó là hình ảnh chuyến tàu đêm qua huyện nghèo.

Khi chợ đã vãn nơi phố huyện cũng là lúc cái nghèo, cái đói hiện lên rõ rệt nhất. Những rác rưởi bị vứt bỏ đầy đường, tiếng ồn ào huyên náo chẳng còn, mùi ẩm bốc lên,…Màn đêm dần buông xuống, đâu đó có những ánh đèn le lói nơi nhà bác Xẩm, chị Tí,…nhưng những ánh sáng nhỏ nhoi ấy chẳng thể nào có thể xua tan đi bóng tối đang dần bao trùm lên phố huyện. Đêm về, cuộc sống thường ngày vẫn diễn ra như vậy, chị em Liên dọn quầy tạp hoá nhỏ ra bán, chị Tí dọn hàng nước bán cho mấy anh lính lê hay phụ gạo, phụ xe, bà cụ Thi tới mua rượu, hàng phở bác Siêu cũng dần đến trong tiếng kẽo kẹt của gánh đòn,….Hoạt động còn người vẫn diễn ra đấy thôi nhưng sao thật nhạt nhẽo, buồn thương. Tất cả đều quen thuộc, đều không có gì là thú vị với chị em Liên, duy chỉ có một điều khiến hai chị em chờ đợi đó là chuyến tàu từ trên phố Hà Nội đi ngang qua, một hoạt động diễn ra cuối ngày nơi phố huyện.

Liên và An muốn đợi tàu với hai lý do. Thứ nhất là theo lời mẹ dặn, cố thức đến khi tàu xuống để đón khách, họ tranh thủ khi tàu dừng ghé lại mua dăm ba gói thuốc, vài ba bao diêm nơi hàng nhà. Thứ hai, cũng là lý do chính mà Liên và An đều muốn thức đến lúc ấy là bởi họ muốn được nhìn chuyến tàu đêm đó.

Khi trống cầm canh phố huyện đánh lên vài tiếng động vang xa, vài ba người cầm đèn lồng có các bóng dài đi qua cũng là lúc báo hiệu tàu dần đến. Liên nghe tiếng bác phở Siêu cất lên trong niềm vui nhỏ bé:

” Đèn ghi đã ra kia rồi.”. Cố ngẩng về phía tàu, Liên thấy thứ ánh sáng xa xa quên thuộc: “ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất, như ma trơi”. Và lắng nghe tiếng âm thanh phát ra từ chiếc tàu dài khổng lồ kia” còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo gió xa xôi”. Rồi trong tiếng nhẹ nhàng, Liên hối thúc em dậy để kịp nhìn tàu đến, trong khoảnh khắc ấy, cả hai đều ánh lên niềm vui khôn tả, cố căng mắt để cảm nhận hết tất thảy những ánh sáng, yêu thương và sự thú vị mà đoàn tàu mang đến. “Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi. Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ. Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng. Dù hôm nào tàu cũng qua phố huyện nhưng lần nào đến tàu cũng mang lại cho hai chị em Liên cả sự tò mò và thích thú. Chuyến tàu qua được miêu tả vô cùng cụ thể, từ ánh sáng, đến hoạt động của những người trên các toa, từ âm thanh xa xa đến tiếng ồn vội vã khi tàu đến. Khi tàu đêm qua đi, chỉ còn những đốm than đỏ bay trên đường sắt và màu bóng tối lại bao trùm cũng là lúc mà trong lòng cả An và Liên đều trống rỗng, nuối tiếc.

Chuyến tàu đêm đến trong sự đợi chờ, mong mỏi và rời đi trong nỗi hụt hẫng, tiếc nuối. Chuyến tàu đêm khiến Liên nhớ về những ngày quá khứ đẹp đẽ nơi Hà Nội, khi gia đình Liên còn được sống trong những ngày vui vẻ, an yên. Chuyến tàu cũng mang đến màu sắc của tương lai, của một thế giới khác, đó là một thứ ánh sáng mới, ánh sáng của hy vọng, của niềm tin, của một thế giới khác đầy vui vẻ, an yên. Nó khác xa với thế giới của những ngọn đèn tàn, của sự tĩnh mịch, tù túng nơi đây.

Chuyến tàu đêm đi qua, ta càng thấy thương cảm cho những kiếp người nghèo khổ nơi phố huyện, họ bị cái đói, cái khổ vùi dập trong bóng tối. Nhưng trong bóng tối, trong màn đêm của sự tù túng, nhạt nhoà họ vẫn khát khao hạnh phúc, khát khao một cuộc sống tốt đẹp hơn

cho chính cuộc đời mình và mọi người. Ánh sáng của đoàn tàu chở cả những mơ ước nhỏ bé của chị em Liên, của những người dân nơi phố huyện, họ mơ ước một cuộc sống mới, huyên náo và vui vẻ, hạnh phúc và bình yên, họ luôn khát khao vươn mình trước bóng tối với sự mong mỏi về một tương lai sẽ mới mẻ hơn.

Chỉ với một chi tiết nhỏ thôi nhưng quả cái nhìn đầy nhân văn của Thạch Lam đã làm cho giá trị của tác phẩm thêm phần sâu sắc.

   
30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Ôn lại những kiến thức về văn nghị luận.

- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm đã lựa chọn: Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm Chiếc lược ngà.

- Triển khai luận điểm, luận cứ một cách rõ ràng và logic.

- Chú ý ngôn ngữ, giọng điệu, lời văn cần có sự liên kết và mạch lạc.

Lời giải chi tiết:

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Nguyễn Quang Sáng.

- Giới thiệu khái quát truyện ngắn Chiếc lược ngà.

2. Thân bài

- Tóm tắt sơ lược nội dung tác phẩm:

+ Ông Sáu nóng lòng muốn nhận con sau 8 năm xa cách nhưng bé Thu không nhận ông Sáu là ba chỉ vì vết thẹo trên má mãi tới khi mọi người chuẩn bị trở lại chiến trường miền Đông thì bé Thu mới chịu nhận ba.

+ Ở chiến trường vì thương nhớ con ông Sáu đã làm cho con chiếc lược ngà nhưng chưa kịp trao cho con thì ông hy sinh.

- Đặc điểm tình huống truyện Chiếc lược ngà:

+ Giàu kịch tính: gây bất ngờ, tò mò cho người đọc.

+ Giàu chất thơ: có cảm xúc, sức lay động lòng người.

- Kịch tính trong tình huống truyện:

+ Tình huống gặp gỡ của ông Sáu và bé Thu: Ông Sáu cố gắng để bé Thu chấp nhận mình làm ba và sự cố gắng được đền đáp, trước khi ông Sáu đi thật bất ngờ bé Thu đã thét lên “Ba…a…a…ba!” nhận ông Sáu là ba.

+ Trở lại chiến khu miền Đông, tất cả tình yêu thương ông Sáu dồn vào làm cho con chiếc lược ngà nhưng chưa kịp trao cho con thì ông hy sinh. Trước khi hy sinh ông Sáu trao lại cây lược ngà cho bác Ba - người đồng đội thân thiết cũng là người chứng kiến câu chuyện của cha con ông Sáu.

- Tình huống truyện cuộc gặp gỡ của cha con ông Sáu giàu chất thơ thể hiện cảm xúc mãnh liệt, xúc động của tình cha con.

- Tình huống ông Sáu làm cây lược ngà và trao lại trước khi hy sinh là điểm nhấn cho giai điệu về tình cha con trong hoàn cảnh chiến tranh, toát lên tình cảm, cảm xúc mãnh liệt tinh tế, tạo chất thơ cho thiên truyện này.

3. Kết bài

     Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Chiếc lược ngà.

Bài văn mẫu

     Nguyễn Quang Sáng là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Các sáng tác của ông tập trung chủ yếu về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc chiến cũng như sau hòa bình. Chiếc lược ngà là một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông được sáng tác năm 1966. Tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt.

     Tác phẩm xây dựng tình huống truyện éo le: Ông Sáu sau tám năm xa nhà đi kháng chiến, ông được nghỉ ba ngày phép về thăm nhà, thăm con. Trước nỗi xúc động và tình cảm yêu mến của ông, bé Thu – đứa con gái ông yêu quý, mong nhớ suốt tám năm trời đã không nhận ra ông là ba. Ngày ông phải trả phép về đơn vị cũng chính là ngày con bé nhận ông là ba. Ở đơn vị, ông Sáu dồn tất cả tình yêu, nỗi nhớ, nỗi ân hận vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con. Nhưng chưa kịp trao cây lược cho con thì ông đã hi sinh trong một trận càn lớn của Mỹ. Từ tình huống truyện, tác phẩm đề cao, ngợi ca tình ca tình cha con sâu nặng, đồng thời tố cáo tội ác chiến tranh.

     Truyện xoay quanh hai nhân vật chính là bé Thu và ông Sáu, thông qua tình huống truyện éo le, mỗi nhân vật bộc lộ tính cách, phẩm chất của mình. Trước hết về bé Thu, em là con của ông Sáu nhưng từ nhỏ đã phải xa cha do ba vào chiến trường. Sau tám năm xa cách, Thu được gặp lại ba, những tưởng đó sẽ là cuộc đoàn viên đầy hạnh phúc, nhưng trái ngược với ông Sáu mừng rỡ lao về phía em thì Thu dửng dưng, thậm chí hốt hoảng gọi “Má! Má!”. Những ngày sau đó, dù ông Sáu hết lòng chăm sóc nhưng bé Thu vẫn lạnh nhạt, thậm chí xa lánh, ngang ngạnh cự tuyệt ông Sáu. Dù ông đã làm hết cách nhưng bé Thu vẫn không gọi ông là ba. Những lúc gặp khó khăn, nguy cấp Thu chỉ gọi trống không, không nhận được sự trợ giúp của ông Sáu, nó cũng loay hoay tự làm một mình.

     Trong bữa cơm, ông Sáu gắp cho nó cái trứng cá, Thu gạt ra, bị ông Sáu đánh, cô bé lập tức bỏ về nhà bà ngoại. Nguyễn Quang Sáng đã miêu tả thật chính xác thái độ, hành động khác thường của bé Thu. Bởi trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt em không hiểu những éo le mà chiến tranh gây ra, nên chỉ vì một vết thẹo trên mặt ông Sáu em kiên quyết không nhận ba. Điều đó cũng cho thấy Thu là đứa trẻ bướng bỉnh, cá tính nhưng đằng sau sự từ chối đến cứng đầu đó là tình yêu thương thắm thiết Thu dành cho ba mình.

     Bé Thu cứng đầu chối từ sự ân cần của cha bao nhiêu thì giây phút nhận ra cha lại mãnh liệt, xúc động bấy nhiêu. Sau khi nghe bà ngoại giải thích, bé Thu đã trở về nhà trong sáng ngày ông Sáu lên đường về đơn vị. Con bé đã thay đổi hoàn toàn thái độ trong sự ngỡ ngàng của ông Sáu và mọi người, tiếng gọi ba của Thu là tiếng gọi kìm nén suốt tám năm, tám năm yêu thương, đợi chờ ngày ba về. Không chỉ gọi, con bé con lao tới, nhảy lên người ba và hôn khắp cùng, hôn mặt, hôn má, và hôn cả vết thẹo dài trên mặt ba, vết thẹo đã khiến con bé bướng bỉnh không nhận ba. Thu ôm chặt anh, quàng cả chân vào người anh Sáu, bởi nó sợ buông lơi anh Sáu sẽ đi mất, cái ôm cái hôn ấy còn như muốn bày tỏ tất cả tình cảm Thu dành cho ba. Trong khoảnh khắc đó, ai cũng như lặng người đi vì xúc động. Với lối miêu tả chân thực, giàu cảm xúc tác giả đã cho thấy tình yêu thương sâu nặng Thu dành cho ba, dù có những lúc gan góc, bướng bỉnh nhưng em rất giàu tình cảm và dễ xúc động.

     Về phía ông Sáu, trong ba ngày về nghỉ phép, ông dành trọn yêu thương cho đứa con gái bé bỏng. Thuyền chưa cập bến ông đã vội vàng nhảy lên bờ, chạy về phía con, đôi bàn tay sẵn sàng dang ra chờ đợi đứa con sà vào lòng. Nhưng trái ngược với điều ông tưởng tượng, bé Thu cự tuyệt, lảng tránh, điều đó làm ông hết sức đau lòng, hai tay ông buông thõng như bị gãy. Khuôn mặt ấy thật đáng thương biết bao, ông không biết làm thế nào để có thể xóa nhòa khoảng cách thời gian và không gian ấy. Để bù đắp cho con, ba ngày nghỉ phép ông không đi đâu, chỉ quanh quẩn bên con, yêu thương, ân cần bên con mong Thu sẽ thay đổi. Trước sự cứng đầu của Thu, ông chỉ khẽ lắc đầu, chứ không hề trách mắng con. Chỉ đến khi ông gắp thức ăn cho nó bị Thu bỏ ra, bao nhiêu buồn đau dồn nén bấy lâu ông đã đánh Thu, điều ấy đã làm ông ân hận mãi về sau. Khoảnh khắc hạnh phúc nhất mà cũng đau lòng nhất của ông chính là được nghe tiếng gọi ba thiêng liêng, nhưng đó cũng là lúc ông phải chia tay con trở về đơn vị.

     Một người lính từng trải, gan góc trên chiến trường lại khóc bởi tiếng gọi đầy thân thương. Những giọt nước mắt không thể kiềm chế, cứ thế trào ra. Trong những ngày ở chiến trường ông ân hận vì đánh con, không quên lời hứa, ông dồn tâm huyết vào làm chiếc lược ngà. Ông chi chút, tỉ mẩn mài từng chiếc răng lược cho nhẵn bóng. Thậm chí, cái chết cũng không cướp đi được tình yêu thương con của ông Sáu. Vết thương nặng trong một trận càn khiến ông kiệt sức, không trăn trối được điều gì nhưng ông vẫn dồn hết tàn lực móc cây lược trao cho đồng đội và gửi gắm đồng đội mình qua ánh mắt đầy yêu thương. Cây lược ấy đã được người đồng đội trao lại cho bé Thu. Tình cha con đã không chết, nâng đỡ cô bé trưởng thành, vượt lên mọi đau thương mất mát. Ông Sáu là biểu tượng cho tình yêu thương, sự ân cần và che chở của người cha dành cho con mình. Qua đó ta thấy được sự bất tử của tình cảm cha con trong hoàn cảnh chiến tranh.

     Tác phẩm đã xây dựng được tình huống truyện độc đáo, bất ngờ qua đó thể hiện chủ đề của tác phẩm cũng như cách sử dụng nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc, phù hợp với lứa tuổi của Nguyễn Quang Sáng. Cùng với đó, truyện ngắn có lối kể chuyện chân thực, tự nhiên, giàu cảm xúc kết hợp với hình ảnh giản dị, mà giàu giá trị, ý nghĩa biểu tượng, kết tinh trong hình tượng chiếc lược ngà với ngôn ngữ đậm giản dị và đậm chất Nam Bộ. Chiếc lược ngà đã tái hiện thành công bức tranh về tình cha con sâu nặng của bé Thu và ông Sáu. Từ đó, tác giả cũng thể hiện hoàn hảo sự tàn bạo của chiến tranh; những bi kịch cùng tình cảm gia đình đẹp đẽ trong thời chiến và đồng thời tác phẩm cũng ca ngợi tình cảm phụ tử thiêng liêng trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

Dàn ý tham khảo: 

1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật

2. Thân bài

- Khái quát chủ đề của truyện

+ “Dưới bóng hoàng lan” gửi gắm tình yêu gia đình, quê hương và mối tình đầu trong sáng của nhân vật Thanh. 

- Phân tích từng nhân vật tiêu biểu và mối quan hệ giữa các nhân vật

+ Nhân vật Thanh: yêu thương bà, yêu gia đình, trân trọng cô gái hàng xóm

+ Nhân vật bà: yêu thương cháu, nhân hậu, giàu đức hi sinh

+ Nhân vật Nga: hiền lành, thuỷ chung

- Phân tích vai trò cuả nhân vật trong việc thể hiện chủ đề

+ Mối quan hệ giữa các nhân vật góp phần làm nổi bật chủ đề

- Đánh giá chủ đề và ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề, rút ra bài học cuộc sống

3. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghị luận

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

* Bài viết tham khảo: 

     Thạch Lam cây bút văn xuôi lãng mạn tiêu biểu của văn học 1930 – 1945, các sáng tác của ông tập trung đi sâu khai thác vào cuộc sống đời thường, bình dị. Với những tác phẩm thường “truyện không có truyện” nhưng lại để lại những dư âm sâu sắc trong lòng người đọc về vẻ đẹp cuộc sống, tâm hồn con người. Một trong những tác phẩm được đánh giá “truyện không có truyện” của Thạch Lam, không thể không kể đến truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan”. 

     Câu chuyện kể về Thanh – một chàng trai mồ côi cha mẹ, sống cùng bà. Chàng lên tỉnh đi làm rồi hằng năm có dịp nghỉ phép sẽ về thăm quê. Lần trở về lần này đã cách kỉ nghỉ trước 2 năm, vì vậy Thanh mang trong mình nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết. 

     Quê hương đối với mỗi con người là mái ấm không bao giờ có thể quên. Và Thanh cũng vậy! Dù xa nhà 2 năm nhưng khi trở về, chàng cảm thấy bình yên và quen thuộc đến lạ. Căn nhà với thửa vườn như một nơi mát mẻ và hiền lành luôn sẵn sàng dang tay đón chờ Thanh. Có thể nói, dù lên tỉnh làm việc nhưng cuộc sống chốn phồn hoa đô thị không khiến chàng trai ấy thay tính đổi nết. Vẫn là một con người hiền lành, trân quý những điều giản dị và yêu thương mái ấm gia đình mình dù còn nghèo khó. Đó chính là phẩm chất cao đẹp của Thanh. Quê hương không chỉ là nơi con người “đi để trở về” mà còn là như một làn suối thanh mát làm thanh sạch tâm hồn. 

      Hơn hết, vì mồ côi cha mẹ từ bé, Thanh rất yêu và hiếu thảo với bà của mình. Với bà, Thanh vẫn như một chàng trai bé bỏng, để bà săn sóc, vỗ về. Nghe tiếng bà đi vào. Thanh nằm yên giả vờ ngủ. Thanh nằm yên cảm nhận bà ở bên mình quạt nhẹ trên mái tóc, cảm giác như được trở về những ngày thơ ấu. Chàng không dám động đậy, có lẽ để tận hưởng thêm những giây phút hạnh phúc ấy. Được bà yêu thương vỗ về, Thanh cảm động gần ứa nước mắt. Với Thanh, bà là tất cả. Chàng cố gắng học tập, làm việc cũng chỉ mong được báo đáp những tình cảm bag dành cho mình.

      Ở quê hương, dưới bóng hoàng lan, không chỉ có bà, Thanh còn có một mối tình trong sáng, đơn sơ, giản dị. Đó là những tình cảm trong sáng đầu đời dành cho Nga – cô gái hàng xóm. Thấy Nga, Thanh vui vẻ gọi. Chàng nhìn cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ. Đối với chàng, Nga như một người thân mật. Thanh rủ Nga đi nhặt hoàng lan rơi, hai người có không gian riêng tư để hoài niệm những kí ức tươi đẹp. Thanh thấy quả tim đập nhẹ nhàng. Trước sự bày tỏ của Nga, Thanh chẳng biết nói gì, chàng vít một cành lan hái cho Nga như thay cho lời muốn nói. Đoá hoa ấy phải chăng như một lời ước hẹn thầm kín giữa hai người? Thế nhưng, cuộc đoàn tự không được bao lâu, Thanh sớm phải quay lại thành phố. Khi rời đi, chàng còn đứng lại nhìn cây hoàng lan và các cây khác trong vườn đầy lưu luyến. Chàng không trực tiếp chào Nga, có lẽ vì sợ sự lưu luyến khiến chàng không làm chủ được lòng mình. Chàng bước đi nửa buồn mà nửa vui. Buồn vì phải xa bà, xa quê và xa người con gái ấy. Nhưng cũng vui vì một chút tình cảm đã được nhen nhóm trong lòng. Thanh nghĩ đến căn nhà như một nơi mát mẻ và sung sướng để chàng thường về nghỉ sau việc làm. Nơi ấy có bà, có Nga và có cây hoàng lan của hai người. Và Thanh biết rằng Nga sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước. Đó là tình yêu và niềm tin mà Thanh dành cho Nga. 

     Bên cạnh nhân vật chính là Thanh, hình ảnh người bà trong truyện ngắn hiện lên mang theo bóng hình người phụ nữ Việt Nam. Một con người tần tảo, hi sinh, vị tha, hết lòng vì gia đình. Bà không chỉ là bà mà còn là cha, là mẹ, là trụ cột gia đình đối với Thanh. Trong mắt bà, Thanh vẫn luôn bé bỏng như ngày nào. Một mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc nhưng đã nuôi Thanh khôn lớn trưởng thành. Bà săn sóc Thanh từng chút một, thấy chàng ngủ, bà nhẹ buông màn, nhìn cháu và xua đuổi muỗi. Thanh có lẽ chính là động lực sống của bà. 

     Còn Thanh – một cô bé hàng xóm hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng là người đã thay Thanh ở bên bà những lúc Thanh vắng nhà. Nga dành cho Thanh một tình yêu chân thành mà kín đáo. Trong bữa cơm cùng bà và Thanh, cô gái ấy chỉ ăn nhỏ nhẹ, cầm chừng và buông đũa luôn để sới cơm cho Thanh. Người con gái ấy hồi hộp, căng thẳng như lần đầu về nhà chồng. Thỉnh thoàng, nàng nhìn Thanh mang theo bao yêu thương, trìu mến. Khi cùng Thanh đi nhặt hoa lan, Nga thẹn thùng nhưng cũng mạnh mẽ mà bày tỏ tình cảm của mình: “Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá”. Mỗi lời bày tỏ nỗi nhớ nhưng cũng như một lời tỏ tình đối với Thanh. Nga nâng niu đoá hoa mà Thanh hái cho mình, khoe bà: “Anh con hái đấy ạ” đầy vui sướng, hạnh phúc. Đoá hoa ấy như chan chứa sự kết trái cho mối tình của Nga và Thanh. Để rồi, mỗi mùa hoa hoàng lan, cô lại giắt hoa trong mái tóc để tưởng nhớ mùi hương. Cũng là để nhớ về người mình yêu thương. 

     Như vậy, qua những nhân vật Thanh, bà và Nga, chúng ta thấy rằng cách xây dựng nhân vật của Thạch Lam không quá nổi bật, nhưng lại mang những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Đó là câu chuyện về tình yêu gia đình, tình yêu đôi lứa và tình yêu quê hương đất nước.  Bóng hoàng lan là Kkông gian quen thuộc nơi con người bộc lộ tình cảm chân thành cho nhau, là không gian mát mẻ, tĩnh lặng, đối lập với cuộc sống phồn thị ngoài kia và cũng là nơi ươm mầm mối tình trong sáng, đẹp đẽ. 

26 tháng 9 2023

Truyện cổ tích "Sọ dừa" là một tác phẩm nổi tiếng trong văn học dân gian Việt Nam. Truyện này không chỉ mang tính giải trí mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa và triết lý sâu sắc.

"Sọ dừa" kể về cuộc phiêu lưu của một chàng trai thông minh và gan dạ, người đã đánh bại được những thử thách khó khăn để giành được sự sống. Truyện tập trung vào việc khai thác tài năng và sự sáng tạo của con người, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của lòng dũng cảm và kiên nhẫn trong cuộc sống.

Một trong những nét đặc sắc của truyện "Sọ dừa" là cách xây dựng nhân vật và tình tiết. Nhân vật chính được tạo hình rõ nét, có tính cách độc đáo và được khai thác một cách sâu sắc. Tình tiết trong truyện được sắp xếp một cách hợp lý, tạo nên sự hấp dẫn và kịch tính cho câu chuyện.

Ngoài ra, truyện "Sọ dừa" còn có sự kết hợp tinh tế giữa yếu tố thực tế và yếu tố huyền ảo. Nhờ vào việc sử dụng các yếu tố như ma thuật, quái vật và các vật phẩm kỳ diệu, truyện mang đến cho người đọc một thế giới màu sắc và phong phú.

Tuy là một truyện cổ tích, nhưng "Sọ dừa" không chỉ dành riêng cho trẻ em mà còn có sức hút đối với mọi lứa tuổi. Tác phẩm này không chỉ giúp người đọc giải trí mà còn truyền tải những thông điệp về lòng dũng cảm, sự kiên nhẫn và tinh thần đấu tranh vươn lên trong cuộc sống.

Tóm lại, truyện cổ tích "Sọ dừa" là một tác phẩm nghệ thuật đáng để khám phá và trân trọng. Từ cách xây dựng nhân vật đến cách triển khai tình tiết, tác phẩm này mang đến cho người đọc những trải nghiệm tuyệt vời và những bài học ý nghĩa về cuộc sống.