K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 4 2022

a. tự sự

b. 1. trần thuật, 2. nghi vấn, 3. trần thuật. 4. cầu khiến

c. 1,3: kể lại hành động; 2. đưa ra từ để hỏi: cái gì; 4. đưa ra đề nghị qua từ nên

16 tháng 6 2021

Trong cuộc sống, việc cho đi và nhận lại không chỉ đơn thuần là sự giúp đỡ giữa con người với nhau, hay là vì một mục đích nào đó. Hơn tất cả, việc cho đi và nhận lại là một lẽ tất yếu trong xã hội, góp phần làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp, mang nhiều màu sắc nhân văn nhân bản hơn cả, từ đó con người tìm thấy được những vui, niềm hạnh phúc trong cuộc sống nhờ những giá trị tốt đẹp xuất phát từ tấm lòng chân thành giữa một xã hội hỗn độn, đầy mệt mỏi. Đúc rút được ý nghĩa của việc cho đi nhận lại đầy tốt đẹp ấy, một nhà diễn giả nổi tiếng người Mỹ gốc Canada Brian Tracy đã có một phát ngôn rất ấn tượng tạo động lực cho nhiều người đó là: "Hãy luôn cho mà không ghi nhớ và luôn nhận mà không lãng quên".

Toàn bộ câu nói đều mang bóng dáng của một lời khuyên bổ ích, câu nói ấy khuyên mọi người hãy làm điều tốt hướng đến những giá trị khác ngoài giá trị vật chất, đó là lời khuyên về thái độ của con người đối với việc cho đi và nhận lại trong cuộc sống. Trước hết, ta cần hiểu "hãy cho đi mà không ghi nhớ", ở đây "cho" có rất nhiều khía cạnh, từ việc trao tặng ai đó một món quà nhỏ, một bông hồng đẹp, một cuốn sách hữu ích, chia đôi phần ăn sáng cho cô bạn cùng bàn, hay cũng có thể là sự giúp đỡ người khác khi họ cơ nhỡ gặp khó khăn trong cuộc sống,... Ngoài ra, việc cho đi không chỉ thể hiện ở những giá trị vật chất chúng ta đã trao tặng, mà đôi lúc cho đi còn là cho những giá trị tinh thần, có thể đó là những lời động viên, an ủi, là những lời khuyên, lời chia sẻ tâm tình xuất phát từ tận trái tim. Quan trọng hơn cả, việc cho đi bất cứ một thứ gì thì cũng phải xuất phát từ lòng tự nguyện, từ trái tim yêu thương, ước mong được cống hiến, được giúp đỡ người khác. Có thế thì việc cho đi mới thực sự có ý nghĩa nhân văn, tốt đẹp. Còn nếu như khi chìa tay ra và trao cho người khác một thứ gì đó, mà trong tâm hồn vẫn luôn tơ tưởng về việc sẽ được nhận lại cái gì đó xứng đáng thì chúng ta đã vô tình đánh mất đi cái ý nghĩa tốt đẹp của việc cho đi, đó đơn thuần chỉ là trao đổi, vì mục đích vụ lợi mà thôi còn đâu cái ý nghĩa của việc cho mà không cần hồi đáp.

Việc nhận lại hay không thuộc về những cảm nhận trong tâm hồn của chúng ta, chẳng phải khi bạn cho đi với một tâm hồn trong sáng lương thiện, thì chính bản thân bạn cũng đã nhận lại được niềm vui sướng hạnh phúc vì vừa làm được một việc hết sức có ý nghĩa hay sao. Theo tôi đó là sự đền đáp quá xứng đáng cho mỗi hành động tốt đẹp ấy rồi, cũng giống như việc ta trao tay người khác một bông hồng đẹp, cái còn lại nơi bàn tay ta chính là mùi hương vấn vương mãi không rời. Việc sẵn sàng cho đi mà không cần nhận lại là minh chứng cho tấm lòng cao thượng, một tâm hồn đẹp đẽ, nhân hậu của chính chúng ta. Không phải ai cũng có thể dễ dàng cho đi, nhưng một khi đã cho đi, chúng ta bỗng sống có ý nghĩa hơn trong cuộc đời, thoát khỏi cái gông cùm của sự ích kỷ, của cái tôi có nhân yếu đuối, để thả hồn vào cái vui sống, an nhiên, hạnh phúc bằng những hành động tốt đẹp, nhân văn. Có câu, bạn càng tính toán chi ly bạn càng cảm thấy cuộc sống bế tắc, nhưng một khi bạn thong thả, chịu hi sinh một phần lợi ích của bản thân cho người khác thì bỗng nhiên cuộc sống của bạn như được mở ra vậy. Giờ đây, cuộc sống không còn chỉ quẩn quanh ở những giá trị vật chất tầm thường, mà còn là những giá trị tinh thần cao quý, mà cho dù có bao nhiêu tài sản cũng chẳng thể mua nổi, chính những giá trị ấy đã nuôi dưỡng tâm hồn bạn thành một vườn hồng thơm ngát. Bàn tay xinh đẹp của bạn ngày ngày thu hoạch rồi trao tặng cho người cần, thật sự ý nghĩa và hạnh phúc vì cuộc đời ta bỗng trở nên thơm mát lạ kỳ.

Với vai trò của người nhận, cho dù khi bạn nhận được một thứ gì đó nhỏ nhắn thôi, ví như cây kẹo mút, tờ khăn giấy, hay một món quà, một bông hoa,... Thì cái cốt yếu nhất mà chúng ta phải làm được đó là sự ghi nhớ không quên, là lòng biết ơn với những gì chúng ta được nhận, với người đã trao tặng cho chúng ta những thứ đó một cách chân thành. Hãy luôn tâm niệm rằng trong cuộc đời dài ngót nghét 60, 70 năm ấy chắc chắn ít nhiều cũng sẽ có đôi lần chúng ta vấp ngã, gặp khó khăn trong cuộc sống, những khi ấy người chịu chìa đôi tay ra kéo bạn đứng lên, chịu ngồi nghe bạn tâm tình thủ thỉ, cho bạn chiếc khăn tay lau nước mắt, thậm chí giúp bạn bước qua khó khăn bằng năng lực của họ thì chẳng còn gì sung sướng hạnh phúc hơn cả. Sao chúng ta có thể quên người đã từng giúp đỡ, từng có ơn nghĩa với mình được chứ, làm thế chẳng khác nào kẻ lợi dụng lòng tốt của người khác, vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván chăng? Chúng ta cần tự ý thức được rằng, người giúp đỡ ta lúc khó khăn dù họ có ý nghĩ gì thì chí ít rằng, lúc ấy cũng chỉ có họ chịu chìa tay ra kéo chúng ta dậy, họ thực sự muốn giúp chúng ta trong khoảnh khắc ấy. Những con người như vậy thứ nhất là chúng ta đã nợ họ một ân tình, thứ hai là họ xứng đáng được chúng ta trân trọng và dành những tình cảm chân thành nhất để đối đãi. Làm được như vậy, chứng tỏ chúng ta có một tâm hồn và nhân cách đẹp đẽ, sẽ khiến chúng ta được sống hạnh phúc, vui vẻ, không phải vướng mắc hay cắn rứt lương tâm về hành động của mình. Người ta đã cho bạn một, thì bạn hãy cố gắng đền đáp họ lại 10, bằng lòng chân thành, yêu thương và biết ơn sâu sắc nhé, tuyệt đối đừng lãng quên lòng tốt của người khác mà chỉ thản nhiên nhận, đó gọi là vô sỉ, không có thể diện, đạo đức.
Câu nói của Brian Tracy đã đem đến cho chúng ta nhiều nhận thức mới mẻ về hành động cho đi và nhận lại trong cuộc sống. Cuộc đời chúng ta là một vườn hồng thơm ngát, chúng ta hãy hãy những bông hoa đẹp nhất đem trao tặng cho người đời mà đừng tiếc chi những ngày dài chăm sóc, bởi khi được cho đi thì sâu trong tâm hồn chúng ta đã cảm thấy thật hạnh phúc và ý nghĩa đang đong đầy trái tim. Và vườn hồng ấy của chúng ta cũng sẽ được nhận lại những tấm lòng đẹp đẽ, tựa nguồn phân bón tốt, nguồn nước sạch từ những người khác, khi ấy bạn tuyệt đối đừng quên đi những nhân tố đã vun đắp cho vườn hồng của mình nhé. Cuộc sống vốn là sự cho đi và nhận lại không cưỡng cầu, mà chúng diễn ra một cách tự nhiên tất yếu, nên đừng băn khoăn mà hãy sống thật thoải mái, bỏ đi cái tính ích kỷ hẹp hòi trong lòng, đó mới là chìa khóa của hạnh phúc.

ĐỀ 2I.ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN (4 điểm )Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi           Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật, Bác Hồ sống đời sống giản dị, tahnh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi phong phú, đời sống và đấu tranh gian khổ và ác liệt của quầ chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời...
Đọc tiếp

ĐỀ 2

I.ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN (4 điểm )

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

          Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật, Bác Hồ sống đời sống giản dị, tahnh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi phong phú, đời sống và đấu tranh gian khổ và ác liệt của quầ chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú với những tư tưởng, tình cả, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương snags trong thế giới ngày nay

            Câu 1 : Hãy nêu tên văn bản, tên tác giả của đoạn trích trên

            Câu 2 : xác định câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào?  Rút gọn như vậy để làm gì ?

            Câu 3 : nhớ lại văn bản đã nêu ở trên, hãy nêu những dẫn chứng về đức tính cao đẹp ấy của Bác. Từ những dẫn chứng vừa nêu về Bác. Em rút ra bài học gì cho bản thân mình

            Câu 4 : Học tập đức tính cao đẹp của bác khi thấy bạn học sinh có hành động như đòi bố mẹ mua điện thoại xịn, quần áo đắt tiền, …… em sẽ nói gì với bạn ấy ?

các ân nhân cứu mạng em với :((

 

1
27 tháng 2 2022

Câu 1 : Tên văn bản : Đức tính giản dị của bác Hồ.

Tên tác giả : Phạm Văn Đồng.

Câu 2 : 

 Rút gọn thành phần chủ ngữ.

- Tác dụng: giúp câu văn ngắn gọn, xúc tích. Nhằm ám chỉ một đối tượng chung, đó là mọi người. 

Tham khảo câu 2 )

Câu 3 : Đức tính cao đẹp của bác là giản dị và thanh bạch.

- Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân.

- Em rút cho bản thân là nên sống giản dị và thanh bạch giống Bác. 

Câu 4 : Em sẽ đến khuyên bạn nên học cách tiết kiệm tiền cho bố mẹ và bạn nên học cách sống giản dị ,thế mới xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.

27 tháng 2 2022

Bổ sung câu 2 :

`-` Câu rút gọn : Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu hiền triết ẩn dật. 

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:   Ý nghĩa của cuộc sốngCó ba người đàn ông mặt mày buồn bã đến hỏi ý kiến của một nhà hiền triết, làm thế nào để bản thân sống vui vẻ.- Trước tiên, các ông hãy nói xem các ông sống vì cái gì? – Nhà hiền triết hỏi.Người đầu tiên nói:- Vì tôi không muốn chết, vì vậy mà tôi sống.Người thứ hai nói:- Vì tôi muốn nhìn xem ngày mai có tốt hơn...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Ý nghĩa của cuộc sống

Có ba người đàn ông mặt mày buồn bã đến hỏi ý kiến của một nhà hiền triết, làm thế nào để bản thân sống vui vẻ.

- Trước tiên, các ông hãy nói xem các ông sống vì cái gì? – Nhà hiền triết hỏi.

Người đầu tiên nói:

- Vì tôi không muốn chết, vì vậy mà tôi sống.

Người thứ hai nói:

- Vì tôi muốn nhìn xem ngày mai có tốt hơn ngày hôm nay hay không, vì vậy mà tôi sống.

Người thứ ba nói:

- Vì tôi có một gia đình phải nuôi dưỡng. Tôi không thể chết, vì vậy mà tôi sống.

Nhà hiền triết lắc đầu nói:

- Thế thì đương nhiên các ông không được vui vẻ rồi, vì các ông sống chỉ vì sợ hãi, chờ đợi, trách nhiệm bất đắc dĩ, chứ không vì lí tưởng.

 

      (Theo Quà tặng cuộc sống)

Qua câu chuyện trên, theo em để cuộc sống của mình luôn vui vẻ thì nên làm gì?

1
28 tháng 10 2017

Hướng dẫn giải:

- Chúng ta nên sống vui vẻ, lạc quan, sống có lí tưởng.

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:   Ý nghĩa của cuộc sốngCó ba người đàn ông mặt mày buồn bã đến hỏi ý kiến của một nhà hiền triết, làm thế nào để bản thân sống vui vẻ.- Trước tiên, các ông hãy nói xem các ông sống vì cái gì? – Nhà hiền triết hỏi.Người đầu tiên nói:- Vì tôi không muốn chết, vì vậy mà tôi sống.Người thứ hai nói:- Vì tôi muốn nhìn xem ngày mai có tốt hơn...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Ý nghĩa của cuộc sống

Có ba người đàn ông mặt mày buồn bã đến hỏi ý kiến của một nhà hiền triết, làm thế nào để bản thân sống vui vẻ.

- Trước tiên, các ông hãy nói xem các ông sống vì cái gì? – Nhà hiền triết hỏi.

Người đầu tiên nói:

- Vì tôi không muốn chết, vì vậy mà tôi sống.

Người thứ hai nói:

- Vì tôi muốn nhìn xem ngày mai có tốt hơn ngày hôm nay hay không, vì vậy mà tôi sống.

Người thứ ba nói:

- Vì tôi có một gia đình phải nuôi dưỡng. Tôi không thể chết, vì vậy mà tôi sống.

Nhà hiền triết lắc đầu nói:

- Thế thì đương nhiên các ông không được vui vẻ rồi, vì các ông sống chỉ vì sợ hãi, chờ đợi, trách nhiệm bất đắc dĩ, chứ không vì lí tưởng.

      (Theo Quà tặng cuộc sống)

Sau khi ba người trình bày mong muốn của mình, nhà hiền triết đã nói gì?

1
26 tháng 5 2017

Hướng dẫn giải:

- Nhà hiền triết đã nói họ sống không được vui vẻ vì họ sống chỉ vì sợ hãi, chờ đợi, trách nhiệm bất đắc dĩ chứ không vì lí tưởng.

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:   Ý nghĩa của cuộc sốngCó ba người đàn ông mặt mày buồn bã đến hỏi ý kiến của một nhà hiền triết, làm thế nào để bản thân sống vui vẻ.- Trước tiên, các ông hãy nói xem các ông sống vì cái gì? – Nhà hiền triết hỏi.Người đầu tiên nói:- Vì tôi không muốn chết, vì vậy mà tôi sống.Người thứ hai nói:- Vì tôi muốn nhìn xem ngày mai có tốt hơn...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Ý nghĩa của cuộc sống

Có ba người đàn ông mặt mày buồn bã đến hỏi ý kiến của một nhà hiền triết, làm thế nào để bản thân sống vui vẻ.

- Trước tiên, các ông hãy nói xem các ông sống vì cái gì? – Nhà hiền triết hỏi.

Người đầu tiên nói:

- Vì tôi không muốn chết, vì vậy mà tôi sống.

Người thứ hai nói:

- Vì tôi muốn nhìn xem ngày mai có tốt hơn ngày hôm nay hay không, vì vậy mà tôi sống.

Người thứ ba nói:

- Vì tôi có một gia đình phải nuôi dưỡng. Tôi không thể chết, vì vậy mà tôi sống.

Nhà hiền triết lắc đầu nói:

- Thế thì đương nhiên các ông không được vui vẻ rồi, vì các ông sống chỉ vì sợ hãi, chờ đợi, trách nhiệm bất đắc dĩ, chứ không vì lí tưởng.

      (Theo Quà tặng cuộc sống)

Tại sao ba người đàn ông lại tìm đến nhà hiền triết?

1
26 tháng 3 2019

Hướng dẫn giải:

- Vì họ muốn hỏi nhà hiền triết làm thế nào để bản thân sống được vui vẻ.

Đọc đoạn văn sau trả lời câu hỏi:“Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau trả lời câu hỏi:

“Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay”.

a.      Xát định phương thức biểu đạt

b.     Đoạn văn trên đã dùng phép lập luận nào để người đọc hiểu sâu hơn về đức tính giản dị của Bác Hồ

c.      Nét đep giản dị nào của Bác được thể hiện trên đoạn văn trên?

1
4 tháng 4 2022

A.Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: nghị luận.

B.

Trong đoạn văn trên, tác giả đã phối hợp nhiều phương pháp, biện pháp khác nhau:

Lật lại vấn đề: "Nhưng chớ hiểu lầm rằng...".Giải thích: "bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú...".Bình luận: "Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất...".

Cách phối hợp các phương pháp, biện pháp khác nhau như vậy giúp cho tác giả soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ, đồng thời cũng khiến cho bài viết tăng thêm sức thuyết phục và hấp dẫn hơn.

BẠN THAM KHẢO NHA.

4 tháng 4 2022

còn câu c thì sao

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:"Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

"Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất…”

 (Ngữ văn 7 – Tập 2)

Câu 1. Đoạn trích trên có trong văn bản nào? Ai là tác giả? Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? 

Câu 3. Câu văn: “Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật" được rút gọn thành phần nào? 

Câu 4. Văn bản chứa đoạn trích trên cho thấy giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ. Qua nội dung văn bản kết hợp với hiểu biết của bản thân, em hãy viết một đoạn văn khoảng 8 – 10 câu trình bày suy nghĩ của mình về đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống, trong đó có sử dụng ít nhất 01 câu có thành phần trạng ngữ (Gạch chân và chú thích rõ).

Câu 5. Kể tên một văn bản khác em được học có cùng thể loại với văn bản chứa đoạn trích trên.
 giúp mình cái câu này với,mình đang gấp

0
I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi                 Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. HƯƠNG LÀNG           Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm.           Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.          Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

                Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

HƯƠNG LÀNG

          Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm.

          Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.

         Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo , ẩn sau tấng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy.

         Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào , thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm.

         Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà…..hai tay mình cũng như biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi.

         Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió…

         Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé !

                                                                                       ( Theo Băng Sơn)

         Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Trong bài đọc, tác giả thấy điều gì khi đi trong làng mình

a. Những vườn hoa rực rỡ trong ánh bình minh.

b. Những người nông dân vác cuốc, dắt trâu ra đường.

c. Những làn hương quen thuộc của đất quê

d. Những đồng lúa xanh mát.

2.Tác giả cho rằng mùi thơm của làng mình là do đâu ?

a. Do mùi thơm của các nguyên liệu tạo mùi khác nhau.

b. Do mùi thơm của cây lá trong làng.

c. Do mùi thơm của nước hoa.

d. Mùi thơm của những vườn hoa.

3. Trong câu “ Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.” Từ đó chỉ cái gì ?

a. Đất quê.

b. Những bông lúa

c. Làng.      

d. Làn hương quen thuộc của đất quê.

4. Ở đoạn 3, tác giả miêu tả hương thơm của những sự vật nào? Khi miêu tả những làn hương ấy, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh trong câu văn nào?

 

 

 

5. Những hương thơm nào giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới ?

a. Hoa thiên lí, hương cốm, hương lúa

b. Hoa thiên lí, hoa ngâu, hoa cau.

c. Hoa sen , hoa bưởi , hoa chanh.

d.Hương lúa, hương cốm, hương rơm rạ.

6*. Tại sao tác giả cho rằng những mùi thơm đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất ?

a.Vì những mùi thơm đó không thơm như mùi nước hoa.

b.Vì những mùi thơm đó không phải mua bằng nhiều tiền.

c.Vì những mùi thơm đó là những làn hương quen thuộc của đất quê.

d. Vì những mùi thơm đó gắn với tuổi thơ của tác giả.

7*.Trong đoạn văn cuối bài: “Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió…” tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh. Cách so sánh nay có gì đặc biệt ? Hãy nêu nêu tác dụng của cách so sánh đó .

 

 

 

 

 

8. Qua bài văn, tác giả đã thể hiện tình cảm gì với quê hương mình? Dựa vào đâu em hiểu được điều đó?                                    

 

 

 

 

 

 

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Bài 1. Khoanh vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng

 a. Dấu phẩy được in đậm trong câu văn sau có tác dụng gì ?

            “ Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi”

A. Ngăn cách các bộ phận vị ngữ.

B. Ngăn  cách các vế câu ghép.

C. Ngăn cách trạng ngữ với bộ phân chính của câu.

D. Ngăn cách bộ phận chủ ngữ với vị ngữ.

b. Dòng nào sau đây chỉ toàn những từ láy.

A. không khí, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc.

B. rậm rạp, rơm rạ, nồng nàn , no nê, hăng hắc.

C. không khí, rơm rạ, nồng nàn, no nê, hăng hắc.

D. rậm rạp, lạ lùng, nồng nàn, hăng hắc, no nê.

c. Chủ ngữ trong câu sau là gì ?

“ Hương từ đây cứ từng đợt  từng đợt bay vào làng”

A. Hương từ đây cứ từng đợt  từng đợt .

B. Hương từ đây cứ

C. Hương từ đây.

D. Hương

4. Trong câu “Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió…” từ giả tạo có thể thay bằng những từ nào ?

A. giả dối.                    B. giả danh                    C. nhân tạo             D. sáng tạo

5. Từ mùi thơm thuộc từ loại nào ?

A. Tính từ                     B. danh từ                    C. Động từ                        D. Đại từ

6. Câu sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?

         “ Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo , ẩn sau tấng lá xanh rậm rạp.”

A. so sánh                    B. nhân hóa              C. Lặp từ                     D. Nhân hóa và so sánh

7. Trạng ngữ trong câu sau chỉ gì ?

         “ Khi đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê.”

A. Chỉ nơi chốn            B. chỉ thời gian        C. Chỉ nguyên nhân               D. Chỉ mục đích

8.  Những từ nào đồng nghĩa với từ hạnh phúc?

A, may mắn                            B, đau khổ                         C, sung sướng

D, giàu có                               E, buồn bã                         G, viên mãn

9. Những từ nào trái nghĩa với từ hạnh phúc?

A, buồn rầu                       B, phiền hà                   C, bất hạnh            D, nghèo đói                                E, cô đơn                          G, khổ cực                    H, vất vả                I, bất hòa

10. Trong các câu sau, từ  bản trong những câu nào là từ đồng âm ?

A. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.

B. Phô tô cho tôi thành 2 bản nhé !

C. Làng bản, rừng núi chìm trong bản sương mù

Bài 2.  Điền từ trong ngoặc vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:

( phúc, phúc đức, phúc lộc, phú quý)

a)............... tại mẫu.

b) Anh em thuận hòa là nhà có ............

c) ............... sinh lễ nghĩa.

d) .................. đầy nhà.

Bài 3: Xếp các từ sau: mãn nguyện, đau lòng, thất vọng, như ý, vui vẻ, mất mát, thành công, toại nguyện, sung sướng, bất hạnh vào hai nhóm

Đồng nghĩa với hạnh phúc

Trái nghĩa với hạnh phúc

……………………...

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

 

…………………………

…………………………

…………………………

…………………………

…………………………

…………………………

…………………………

Bài 4:  Tìm 3 từ chứa tiếng “phúc” với nghĩa “may mắn, tốt lành” và đặt câu với những từ đó.

 

 

 

 

 

Bài 5. Sắp xếp các thành ngữ, tục ngữ sau vào các chủ đề cho phù hợp.

-         Môi hở răng lạnh.

-         Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.

-         Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

-         Học thầy không tày học bạn.

-         Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

-         Muốn sang phải bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.

Quan hệ gia đình

Quan hệ thầy trò

Quan hệ bạn bè

……………………...

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

 

…………………………

…………………………

…………………………

…………………………

…………………………

…………………………

…………………………

…………………………

…………………………

…………………………

…………………………

…………………………

…………………………

…………………………

Bài 6: a) Chọn từ ngữ (to lớn hoặc sống, ước mơ, của nhân dân, giành lấy, đơn sơ) điền vào chỗ trống để có các kết hợp từ đúng:

(1)…………..hạnh phúc

(3)…………..hạnh phúc

(5)…………..hạnh phúc

(2)hạnh phúc…………..

(4)hạnh phúc…………..

(6)hạnh phúc…………..

b) Tìm từ có tiếng phúc điền vào chỗ trống trong mỗi câu sau cho thích hợp :

(1) Mình chúc Minh khỏe vui và …………………….

(2) Bà em bảo phải ăn ở tử tế để……………..lại cho con cháu

(3) Gương mặt cô trông rất……………………………

 

Bài 7: Điền vào chỗ trống cho đúng thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn :

a) Anh thuận……hòa là nhà có………………

b) Công……….nghĩa…………ơn……………

Nghĩ sao cho bõ những ngày gian lao.

c)…………là nghĩa tương tri

Sao cho sau trước mọi bề mới nên

0