K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 1 2017

Chọn đáp án: D. Thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu.

Giải thích: Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục thực hiện chính sách thuế khóa nặng nề, đàn áp các phong trào trên cả nước. Tiếp tục thực hiện chính sách ngoại giao đóng cửa, lạc hậu, làm cho nền kinh tế kém phát triển.

17 tháng 5 2019

Chọn D

27 tháng 11 2019

Chọn đáp án: D. Thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu.

Giải thích: Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục thực hiện chính sách thuế khóa nặng nề, đàn áp các phong trào trên cả nước. Tiếp tục thực hiện chính sách ngoại giao đóng cửa, lạc hậu, làm cho nền kinh tế kém phát triển.

24 tháng 7 2021

34D

35B

36A

24 tháng 7 2021

Câu 34. Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược, triều đình Huế đã thực hiện chính sách gì?

A. Cải cách kinh tế, xã hội

B. Cải cách duy tân

C. Chính sách ngoại giao mở cử

D. Thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu.

Câu 35Những năm cuối thế kỉ XIX yêu cầu gì đặt ra với đất nước ta?

A. Thay đổi chế độ xã hội hoặc cải cách xã hội cho phù hợp.

B. Cải cách duy tân đất nước

C. Thực hiện chính sách đổi mới đất nước

D. Thực hiện chính sách canh tân đất nước

Câu 36. Lực lượng chủ yếu tham gia trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là

A. Quan lại, sĩ phu yêu nước

B. Nông dân

C. Bình dân thành thị

 

D. Tư sản

Câu 1:  Phan Bội Châu đã đề ra chủ trương như thế nào để cứu nước, cứu dân?Câu 2: Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX như thế nào?  Câu 3: Thực dân Pháp chính thức đổ bộ xâm lược nước ta vào thời gian nào?Câu 4: Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là gì?Câu 5: Để đẩy mạnh việc đánh chiếm toàn bộ Việt Nam, sau khi được tăng viện binh, năm 1883, Pháp đem quân đánh thẳng vào...
Đọc tiếp

Câu 1:  Phan Bội Châu đã đề ra chủ trương như thế nào để cứu nước, cứu dân?
Câu 2: Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX như thế nào?  
Câu 3: Thực dân Pháp chính thức đổ bộ xâm lược nước ta vào thời gian nào?
Câu 4: Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là gì?
Câu 5: Để đẩy mạnh việc đánh chiếm toàn bộ Việt Nam, sau khi được tăng viện binh, năm 1883, Pháp đem quân đánh thẳng vào đâu?
Câu 6: Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần Vương ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX?  
Câu 7: Lực lượng nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa Hương Khê được phân bố trên địa bàn các tỉnh nào?
Câu 8: Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa Hương Khê ở đâu?
Câu 9: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX đều thất bại?
Câu 10: Vị chỉ huy tối cao của nghĩa quân Yên Thế là ai?
Câu 11: Lãnh đạo của khởi nghĩa Yên Thế thuộc tầng lớp nào?
Câu 12: Nông dân Yên Thế đứng lên khởi nghĩa nhằm mục đích gì?
Câu 13: Nguyên nhân nào dẫn tới thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
Câu 14: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tiến hành vào thời gian nào?
Câu 15: Chính sách nào thuộc về chính trị mà Pháp đã áp dụng ở Việt Nam ngay từ khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
Câu 16:  Khi tiếp nhận con đường cứu nước mới - dân chủ tư sản, các sĩ phu yêu nước Việt Nam chủ trương theo xu hướng nào?
Câu 17: Mục đích của Pháp trong việc mở trường học để làm gì?
Câu 18: Cuộc khởi nghĩa nào không thuộc phong trào Cần Vương
Câu 19: Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất trong Phong trào Cần Vương
Câu 20: Chiến thắng Cầu Giấy (21/12/1873) của nhân dân Hà nội có ý nghĩa gì?
Câu 21: Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
Câu 22: Ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở địa điểm nào?
Câu 23. Nguyên nhân sâu xa của việc Pháp xâm lược nước ta là
Câu 24. Khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp lấy cớ gì?
Câu 25: Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kì, việc đầu tiên thực dân Pháp đã làm là gì?
Câu 26: Hậu quả của Hiệp ước Giáp Tuất (1874) là gì?
Câu 27: Tư bản phương Tây và Pháp nhòm ngó xâm lược Việt Nam bằng con đường nào ?
Câu 28: Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”  bị thất bại sau lần Pháp tấn công ở đâu ?
Câu 29: Từ sau năm 1862 phong trào đấu tranh của nhân dân miền Đông Nam Kì có sự kiện tiêu biểu nào ?
Câu 30: Người lãnh đạo trận đánh chìm tàu chiến Étpêrăng là ai?
Câu 31: Tại trận Cầu Giấy 12/1873, tướng giặc bị tiêu diệt là ai ?​                
Câu 32: Sau khi mất 6 tỉnh Nam kì, triều đình nhà Nguyễn đã
Câu 33: Nguyên nhân chính khiến triều đình Huế vội kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất là
Câu 34: Chính sách thâm độc nhất của thực dân Pháp trên lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam trong quá trình khai thác thuộc địa là chính sách nào dưới đây?
Câu 35:  Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, triều đình nhà Nguyễn đã thỏa thuận với Pháp những nội dung gì?
Câu 36: Nguyên nhân thắng lợi trong trận Cầu Giấy ngày 21-12-1873 của quân dân ta là:
Câu 37: Nguyên nhân thực dân Pháp đem quân tấn công Hà Nội lần thứ hai năm 1882 là:
Câu 38: Với Hiệp ước Giáp Tuất (1874), triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp vùng đất nào ?
Câu 39: Nội dung chủ yếu của chiếu Cần vương là gì?  
Câu 40: Thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất nhằm mục đích gì?

0
24 tháng 6 2018

Mặc dù so sánh tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp trong cuộc kháng chiến cuối thế kỉ XIX bất lợi cho phía Việt Nam nhưng không có nghĩa là Việt Nam không có những cơ hội để phản công, đánh bại quân  Pháp. Tiêu biểu là ở mặt trận Đà Nẵng cuối năm 1858, Gia Định năm 1860, Cầu Giấy năm 1873 và Cầu Giấy năm 1883. Tuy nhiên những cơ hội này đều đã bị triều đình Nguyễn bỏ lỡ.

=> Đáp án B: Cơ hội ở mặt trận Gia Định diễn ra trong năm 1960 (không phải năm 1859), khi phần lớn quân Pháp bị điều động sang các chiến trường châu Âu và Trung Quốc.

Đáp án cần chọn là: B

7 tháng 3 2016

* Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp

- Giữa thế kỉ XIX, trước khi Pháp xâm lược, Việt Nam là nước độc lập, kinh tế đã có những bước phát triển nhưng đã bộc lộ suy yếu.

- Thời nhà Nguyễn, kinh tế công, nông, thương nghiệp sa sút. Nhà Nguyễn thực hiện đường lối đối ngoại thiển cận khiến cho Việt Nam bị cô lập.

- Đời sống nhân dân gặp khó khăn, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.

- Khả năng phòng thủ sa sút, quốc phòng yếu kém đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc chống lại sự xâm lược của tư bản phương Tây.

* Hành động chứng tỏ thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam:

- Cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI, những cuộc phát kiến địa lí đã báo hiệu “buổi bình minh của thời đại tư bản chủ nghĩa”. Liền sau đó, để thỏa mãn nhu cầu sản xuất và kinh doanh, tư bản các nước đã tỏa đi khắp thế giới để tìm kiếm thị trường và nhiên liệu.

- Trong cuộc chạy đua sang phương Đông, tư sản pháp đã lợi dụng đạo Thiên Chúa như là một công cụ xâm lược.

- Cuối thế kỉ XVII, khi phong trào Tây Sơn nổ ra, giám mục Bá Đa Lộc đã chớp cơ hội cho tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam khi Nguyễn Ánh cầu cứu thế lực ngoại bang giúp ông ta giành lại quyền lợi.

- Năm 1857, Na pô lê ông III lập ra hội đồng Nam Kì để bàn cách can thiệp vào nước ta, tiếp đó, sứ thần tới Huế đòi được “tự do buôn bán và truyền đạo”. Cùng lúc đó, Bộ trưởng bộ Hải quân Thuộc địa Pháp tăng viện cho hạm đội Pháp ở Thái Bình Dương để cùng Anh – Mĩ xâm lược Trung Quốc và lệnh cho phó Đô đốc Giơ-nuy chỉ cho hạm đội Pháp đánh vào Việt nam ngay sau khi chiếm được Quảng Châu (Trung Quốc).

- Sau khi liên quân Anh – Pháp chiếm được Quảng Châu (Trung Quốc) buộc triều đình Mãn Thanh kí điều ước Thiên Tân (27-6-1858), chiều 31-8-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nhà kéo tới cửa biển Đà Nẵng, chuẩn bị nổ súng xâm lược Việt Nam.

* Thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiền, vì:

- Đà Nẵng lúc bấy giờ là một bộ phận tỉnh Quảng Nam, là một cảng lớn, là một đầu mối giao thông từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây, Đà Nẵng lại gần kinh thành Huế.

- Thực dân Pháp đánh Đà Nẵng đầu tiên nhằm mục đích: đánh chiếm một căn cứ quan trọng để trên cơ sở đó làm bàn đạp đánh vào Nam và đánh ra Bắc, nhanh chống tấn công kinh thành Huế, buộc triều đình phải đầu hàng, kết thúc nhanh cuộc chiến tranh xâm lược của chúng đối với nước ta.

Cảng Sài Gòn được thực dân Pháp đầu tư xây dựng từ đầu những năm 60 của thế kỉ XIX, dọc theo sông Sài Gòn và không ngưng mở rộng, trở thành thương cảng lớn nhất Đông Dương thời thuộc Pháp. Từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, cảng Sài Gòn là một trong những công trình phục vụ đắc lực cho cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp. Cũng tại nơi đây, vào năm 1911,...
Đọc tiếp

Cảng Sài Gòn được thực dân Pháp đầu tư xây dựng từ đầu những năm 60 của thế kỉ XIX, dọc theo sông Sài Gòn và không ngưng mở rộng, trở thành thương cảng lớn nhất Đông Dương thời thuộc Pháp. Từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, cảng Sài Gòn là một trong những công trình phục vụ đắc lực cho cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp. Cũng tại nơi đây, vào năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước.

Vậy cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã có tác động như thế nào đối với xã hội Việt Nam? Những nhà yêu nước Việt Nam thời bấy giờ như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành đã có những hoạt động gì nổi bật?

1
NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam có nhiều chuyển biến sâu sắc.

- Đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam diễn ra phong trào yêu nước sôi nổi theo khuynh hướng dân chủ tư sản, với hai xu hướng: bạo động (đại diện tiêu biểu là Phan Bội Châu) và cải cách (đại diện tiêu biểu là Phan Châu Trinh).

- Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng, ra đi tìm đường cứu nước. Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1917, là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

22 tháng 2 2018

Phương pháp: sắp xếp.

Cách giải:

4. Thăm dò, ráo riết các hoạt động chuẩn bị xâm lược Việt Nam (từ giữa thế kỉ XIX, trước năm 1858)

2. Sử dụng vũ lực để xâm lược Việt Nam (1858 - 1884)

1. Tiến hành bình định Việt Nam (1884 - 1896)

3. Tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914)

Chọn: A