K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
30 tháng 10 2023

- Sản phẩm thủy sản: Nguồn tài nguyên biển quan trọng nhất là các loài cá, tôm, mực, và các sản phẩm thủy sản khác. Các nguồn này cung cấp nguồn thức ăn quan trọng cho con người và đóng góp vào ngành công nghiệp thủy sản toàn cầu.

- Dầu và khí đốt: Đại dương cũng chứa nhiều tài nguyên dầu và khí đốt. Các nguồn này đã trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế và nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu.

- Khoáng sản: Dưới đáy biển, có nhiều khoáng sản quý như vàng, bạc, đồng, kẽm và niken. Nguồn tài nguyên này đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp khai thác mỏ.

- Các loại thuốc biển: Đại dương còn chứa nhiều loại thuốc biển có giá trị y tế và dược phẩm. Các loại thuốc này có tiềm năng phát triển thành các loại thuốc mới.
- Môi trường biển: Đại dương và biển còn quan trọng với vai trò của họ trong việc duy trì môi trường và hệ sinh thái biển. Họ cung cấp không gian sống cho đa dạng loài và hấp thụ lượng lớn khí CO2.

- Hệ thống vận tải và thương mại: Đại dương cũng chứa các tuyến đường biển quan trọng cho vận tải hàng hóa và thương mại quốc tế.

15 tháng 4 2022

mknkjnik

19 tháng 4 2022

tài nhuyên thiên nhiên rất quan trọng đối vs con người vì ; cung cấp thức ăn ,ô -xy ,thức ăn ,đồ dùng thương ngày ,nươc

19 tháng 4 2022

sai nha

2 tháng 5 2023

Tài nguyên rừng đang bị thu hẹp theo từng ngày, diện tích rừng tự nhiên che phủ giảm dần do khai thác trái phép, đất rừng bị chuyển qua đất nông công nghiệp, các loài sinh vật quý hiếm thì đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất cao (Theo thống kê thì ở Việt Nam có khoảng 100 loài thực vật và gần 100 loài động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng).

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước là vấn đề nghiêm trọng nhất đối với tài nguyên nước của chúng ta và theo dự báo đến năm 2025, 2/3 người trên thế giới có thể sẽ phải sống trong những vùng thiếu nước trầm trọng.

Tài nguyên khoáng sản đang dần cạn kiệt sau việc khai thác quá mức và sử dụng lãng phí. Tài nguyên đất thì cũng đang gặp rất nhiều khó khăn như đất nông nghiệp đang bị chuyển dần qua đất phục vụ cho công nghiệp và dịch vụ, đất bị nhiễm mặn, bị sa mạc hóa ngày một tăng.

NG
13 tháng 8 2023

 Tham khảo: Nghề khai thác muối

- Điều kiện phát triển: Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển nghề muối do có: đường bờ biển dài 3260 km, khí hậu nhiệt đới, nước biển nóng, độ mặn cao.

Tổng trữ lượng khai thác: khoảng 120-130 tỷ tấn.

Các tỉnh khá thác muối lâu đời: Việt Nam có 21/63 tỉnh sản xuất muối như: Bạc Liêu, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chính Minh, Bến Tre, Khánh Hòa, Bình Thuận, Hà Tĩnh, Nghệ An, Nam Định, Thanh Hóa,…

- Phương pháp sản xuất:

+ Phơi cát thủ công ở miền Bắc và miền Trung

+ Phơi nước bao gồm: Phơi nước phân tán, phơi nước tập trung.

- Hoạt động xuất khẩu: do nhu cầu dùng muối cao nên Việt Nam đã xuất khẩu được sản phẩm muối sang nhiều thị trường, như: Nhật Bản, Hàn Quốc. Mỹ,.. với số lượng ngày càng tăng.

- Khó khăn:

+ Sản xuất chưa ổn định, sản lượng thất thường, năng suất và giá bán thường xuyên thay đổi.

+Phụ thuộc nhiều vào thời tiết.

+ Thiếu doanh nghiệp kinh doanh muối, kho muối của người dân còn khá tạm bợ.

+ Thường xuyên bị thương lái ép giá nên giá thành thấp.

+ Sử dụng theo phương pháp thủ công và cần nhiều lao động.

- Biện pháp khắc phục:

+ Nâng cao chất lượng muối.

+ Ổn định giá muối theo từng giai đoạn.

+ Đảm bảo số lượng nhập khẩu muối.

+ Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng muối rõ ràng.

+ Xây dựng các nhà máy chế biến muối gắn với vùng nguyên kiệu.

+ Xây dựng kịch bản về biến đổi khí hậu vùng ven biển.

NG
16 tháng 8 2023

Tham khảo

- Một số tài nguyên biển:

+ Tài nguyên du lịch: vùng biển Việt Nam có nhiều bãi cát, vịnh, hang động đẹp,…

+ Tài nguyên khoáng sản:  dầu mỏ, khí tự nhiên,…

+ Tài nguyên sinh vật: vùng biển Việt Nam có hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao.

1/ -Dầu mỏ, cát, muối, các loại hải thuỷ sản, san hô,...

2/ - Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.

- Xây dựng các nhà máy thủy điện.

- Bồi đắp phù sa, mở rộng đồng bằng về phía biển.

Sông là dòng nước chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.

Địa phương em có con sông <Tự làm>

3/ - Căn cứ vào tính chất nước: hồ nước mặn và hồ nước ngọt.

- Căn cứ vào nguồn gốc hình thành: hồ nhân tạo, hồ vết tích, hồ miệng núi lửa.

Nguồn gốc hình thành hồ:

4 tháng 7 2016

Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với con người.Trên trái đất, 3/4 lãnh thổ là nước, Nước chiếm khoảng 70% khối lượng của cơ thể, nước giúp duy trì sự sống, nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Con người cũng như động như động, thực vật không thể tồn tại nếu không có nước. Tuy nhiên hiện nay, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam đang rơi vào tình trạng ô nhiễm nguồn nước và khan hiếm nước sạch, nước tưới cho đồng ruộng một cách trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, sản xuất, sức khỏe của người dân. Nguyên nhân chính gây ra thực trạng này là do sự thiếu ý thức của người dân và các doanh nghiệp. Ở các thành phố lớn, người dân xả rác một cách bừa bãi, nước thải, rác thải sinh hoạt, y tế và sản xuất không có hệ thống xử lý mà trực tiếp xả ra nguồn nước ( Sông, hồ, kênh, mương). Bên cạnh đó, người dân sử dụng nước sạch một cách lãng phí: Không khóa vòi nước, để nước chảy lênh láng,… Nước là nguồn tài nguyên quý giá nhưng không phải là vô tận. Để bảo vệ môi trường nước, trước hết, chúng ta cần nâng cao ý thức cho người dân để họ thấy được tác hại và trách nhiệm của mình đối với việc bảo vệ môi trường, thường xuyên phát động những tình nguyện bảo vệ môi trường như: dọn rác ở nơi công cộng, làm sạch ao, hồ, sông, bãi biển, nhưng mạnh mẽ hơn cả là phải xử phạt nặng và nghiêm minh những cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân, tiết kiệm nước. Chúng em là những học sinh-chủ nhân tương lai của đất nước phải ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình. Ngay từ bây giờ chúng ta hãy nói :"Không" với việc xả rác bừa bãi, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên nước. Vì tương lại một Việt Nam xanh-sạch-đẹp, vì cuộc sống của chúng ta và thế hệ mai sau, chúng ta hãy cùng nhau hành động!

4 tháng 7 2016

hay

 

10 tháng 5 2018

Tài nguyên thiên nhiên vùng biển

- Tài nguyên khoáng sản:

+ Có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí. Hai bể dầu lớn nhất hiện đang khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long; các bể dầu khí Thổ Chu - Mã Lai và

sông Hồng cũng có trữ lượng đáng kể; ngoài ra còn nhiều vùng có thể chứa dầu, khí đang được thăm dò.

+ Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguồn nguyên liệu quý cho ngành công nghiệp.

+ Vùng ven biển nước ta cồn thuận lợi cho nghề làm muôi, nhất là ven biển Nam Trung Bộ, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có một số sông nhỏ để ra biển.

- Tài nguyên hải sản:

+ Sinh vật Biển Đông giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở vùng ven bờ. Trong Biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.

+ Ven các đảo, nhất là tại hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.