K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3 2023
Từ nào sau đây viết đúng chính tả? giặt giũ già rặn giòn dã dư giả
21 tháng 10 2019

Tham khảo: Đà Lạt có khí hậu trong lành, mát mẻ.(0,5 điểm)

Học sinh có thể viết 1 câu nhưng yêu cầu nêu tên và đặc điểm, tính chất của thắng cảnh.

 Đà Lạt có khí hậu trong lành, mát mẻ

14 tháng 3 2022

Sầm Sơn là một bãi biển tuyệt đẹp . Bầu trời trong xanh không một gợn mây. Ông mặt trời tỏa ánh nắng chói chang xuống mọi vật. Bãi cát vàng trong nắng càng trở nên lấp lánh, trông tuyệt đẹp. Nước biển xanh và trong. Gió biển lồng lộng. Tiếng sóng vỗ nghe thật vui tai. Xa xa, dãy núi Trường Lệ đứng sừng sững. Tất cả tạo ra một bức tranh tuyệt đẹp.

14 tháng 3 2022

Sầm Sơn là một bãi biển tuyệt đẹp  Bầu trời trong xanh không một gợn mây. Ông mặt trời tỏa ánh nắng chói chang xuống mọi vật. Bãi cát vàng trong nắng càng trở nên lấp lánh, trông tuyệt đẹp. Nước biển xanh và trong. Gió biển lồng lộng. Tiếng sóng vỗ nghe thật vui tai. Xa xa, dãy núi Trường Lệ đứng sừng sững. Tất cả tạo ra một bức tranh tuyệt đẹp.

21 tháng 4 2018

Tham khảo nhé:

Quảng Ninh, ngày 20 tháng 11 năm 2005

Phương Thi thân mến.

Mình vừa mới được mệ cho đi thăm chị mình ở thành phố Hồ Chí Minh đấy! Mình sẽ kể cho Phương Thi nghe những gì mà mình biết được về thành phố lớn nhất cả nước nhé!

Chúng mình đều là dân ở thôn quê nên lần đầu tiên lên thành phố, mình ngỡ ngàng lắm! Dọc các con đường mình đi qua, người và xe cộ đông đúc như đi dự hội. Những hàng cây cổ thụ hai bên đường cao vút tỏa bóng xuống lòng đường mát rượi. Đường sá thật là đẹp. Đường nào đường ấy rộng thênh thang lại được trải nhựa phẳng li. Ngã tư nào cũng có đèn tín hiệu để điều chỉnh tốc độ cho các phương tiện giao thông. Một điều mà mình thấy rõ nhất là việc thực hiện luật đi đường của người dân thành phố rất tốt. Họ tự giác chấp hành theo chỉ dẫn của tín hiệu đèn, Đi, dừng, rẽ trái, rẽ phải, họ đều thực hiện nghiêm túc lắm, chứ không phải như ở quê mình tự tiện muốn đi thì đi, muốn dừng thì dừng, muốn rẽ đâu thì rẽ. Đông người và xe cộ như thế mà rất ít những vụ tai nạn. Còn nhà cửa ở đây thì đẹp lắm. Nhiều nhà cao tầng san sát nhau vươn cao lên tít trời xanh. Họ đi lên không phải bằng cầu thang mà bằng thang máy. Cuộc sống thật là sôi động, nhộn nhịp. Đấy, mình biết thế nào, mình kể cho Phương Thi thế ấy. Thôi, lần sạu mình kể chuyện đi siêu thị cho bạn nghe, vui và thú vị lắm. Giờ mình học bài đây.

Bạn gái

(Kí tên)

Hồng Hạnh

Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Em thường nhớ đến câu thơ quen thuộc đó mỗi khi đến Hồ Gươm chơi. Hồ Gươm nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trong xanh như tấm thảm khổng lồ. Nổi lên giữa hồ, trên thảm cỏ xanh rờn là Tháp Rùa cổ kính, uy nghiêm. Xa xa, chiếc cầu Thê Húc màu son cong như con tôm dẫn khách du lịch vào thăm đền Ngọc Sơn. Mái đền cổ kính rêu phong nằm cạnh gốc đa già. Trong đền có một cụ rùa rất to được trưng bày trong một tủ kính lớn. Nhìn cụ rùa này em lại nhớ đến sự tích Hồ Gươm. Vua Lê Lợi trả lại kiếm cho thần Kim Quy trên hồ Tả Vọng tức hồ Hoàn Kiếm. Khi hè về, tiếng ve râm ran hòa lẫn với tiếng chim tạo nên bản hòa tấu kéo dài mãi không thôi. Ven đường, những hàng liễu nghiêng mình soi bóng xuống hồ như mái tóc dài của các cô thiếu nữ xõa xuống làm duyên. Vào những ngày lễ hội, mặt hồ lung linh rực rỡ bởi muôn ngàn ánh đèn màu, những bông hoa sữa tỏa mùi hương dìu dịu đậu nhẹ nhàng xuống vai áo người qua đường. Mai đây dù có đi đâu xa em cũng không quên Hồ Gươm - một thắng cảnh đẹp - đã gắn bó với em suốt thời thơ ấu.

18 tháng 5 2021

Cửa Lò là bãi biển nổi tiếng của quê hương em. Gió biển lồng lộng. Tiếng sóng vỗ ào ạt. Bãi cát vàng trải dài. Bầu trời lúc này thật cao, không một gợn mây. Ông mặt trời như một quả bóng khổng lồ tỏa ánh nắng chói chang xuống mọi nơi. Em cùng các anh chị thỏa thích vui đùa trên bãi cát, nghịch nước biển mát lạnh. Bãi cát trắng ven biển bị sóng biển đánh vào ướt sũng. Nhưng có lẽ biển đẹp nhất có lẽ về ban đêm. Khi ánh nắng cuối ngày tắt hẳn, nhường chỗ cho bầu trời đêm đầy sao. Không khí lúc này cũng dễ chịu, mát mẻ hơn. Gần bãi biển còn có một số điểm du lịch nổi tiếng như: đảo Hòn Ngư, đảo Lan Châu, chùa Lô Sơn… Em rất thích bãi biển của quê hương mình.

18 tháng 5 2021

Ông em năm nay tuy đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng đi lại còn rất nhanh nhẹn. Vóc người dong dỏng cao. Ông thường mặc bộ âu phục màu xanh lam khi đi đây đi đó. Mái tóc ông đã gần bạc hết, lúc nào cũng cắt cao và chải vuốt rất gọn gàng. Đôi mắt ông không còn tinh anh như trước nữa nhưng ông thích đọc báo, xem tivi. Những lúc ấy ông phải mang kính, chăm chú một cách tỉ mỉ. Đôi bàn tay ông toàn xương xương và chai sần vì những năm tháng lao động vất vả.

Những ngày thơ ấu, em được sống trong tình thương bao la của ông, được che chở, được dắt dìu. Ông luôn quan tâm đến cái ăn cái mặc, việc học hành của em. Bữa ăn, ông thường bỏ thức ăn ngon cho em. Ông vui khi em chóng lớn, học hành tiến bộ. Ông luôn lo lắng cho tất cả mọi người trong gia đình, nhắc nhở công việc làm ăn của bố mẹ em. Ông là chỗ dựa tinh thần cho cả nhà. Nhờ có ông mà mỗi thành viên trong gia đình đều vững bước đi lên. Chẳng những ông quan tâm đến gia đình mà còn quan tâm đến tình làng nghĩa xóm. Ông hay giúp đỡ người nghèo khó, người không may mắn trong cuộc sống. Ông thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiện điều nhân nghĩa để giáo dục cả nhà.

Bởi vậy nên mọi người lúc nào cũng yêu quý ông. Em cũng thương yêu ông vô cùng.

26 tháng 3 2022

REFER

Là con người VN, em cảm thấy rất tự hào về quê hương đất nước của mình. Việt Nam là những câu dân ca, con người cần cù chăm chỉ chịu thương chịu khó. Không chỉ con người thiên nhiên đất trời vẻ đẹp hiếm có. Núi cao hùng vĩ là biểu tượng của sức mạnh nhân dân Việt Nam. Không thể thiếu đó là cánh đồng lúa bát ngát, nhờ đôi bàn tay khéo láo của người nhân Việt. Những dòng sông buổi chiều hạ , chiều thu lặng lẽ ngược dòng trôi. Nhắc đến quê hương mình, không thể thiếu những lũy tre làng đầu đình. Tre là biểu tượng sức mạnh , đoàn kết của nhân dân Việt Nam. 

   Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi thân thương cùng ta lớn lên và trưởng thành với những trò chơi dân gian hay những câu truyện cổ tích ngày xưa. 

"

Ai về Phú Thọ cùng ta

Vui ngày giỗ tổ tháng ba mồng mười

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba

        Bạch Đằng giang là sông cửa ải

Tống Hà Nam là bãi chiến trường.

         Ai về Hậu Lộc, Phú Điền

Nhớ đây bà Triệu trận tiền xung phong."

   Còn rất nhiều những câu ca dao hay nói về đức tính tinh thần của người dân Việt Nam.  Biết không? quê hương em còn có Chủ Tịch Hồ Chí Minh người được nhân dân muôn vàn kính yêu, cả đời ghi nhớ công lao không bao giờ quên. Vẻ đẹp non sông đất nước quê hương em có đóa sen hồng nở trong đầm bùn nhưng nó không bao giờ hôi tanh mà nó còn mang thêm một vẻ đẹp kì diệu của người con gái mặc tà dài ngồi bên những khóm hoa sen. Ôi chao! Những cảnh tượng ấy khiến em không thể nào quên kể cả khi đi đâu đó xa. 

 Cha mẹ dạy lớn lên đừng quên quê hương của mình, hãy tự hào vì mình là con người Việt Nam hãy tự hào rằng quê hương của mình là một đất nước giàu mạnh. Em yêu quê hương đất nước và cả những con người Việt Nam. Em tự hào vì mình là một công nhân Việt Nam

26 tháng 3 2022

REFER

Là con người VN, em cảm thấy rất tự hào về quê hương đất nước của mình. Việt Nam là những câu dân ca, con người cần cù chăm chỉ chịu thương chịu khó. Không chỉ con người thiên nhiên đất trời vẻ đẹp hiếm có. Núi cao hùng vĩ là biểu tượng của sức mạnh nhân dân Việt Nam. Không thể thiếu đó là cánh đồng lúa bát ngát, nhờ đôi bàn tay khéo láo của người nhân Việt. Những dòng sông buổi chiều hạ , chiều thu lặng lẽ ngược dòng trôi. Nhắc đến quê hương mình, không thể thiếu những lũy tre làng đầu đình. Tre là biểu tượng sức mạnh , đoàn kết của nhân dân Việt Nam. 

   Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi thân thương cùng ta lớn lên và trưởng thành với những trò chơi dân gian hay những câu truyện cổ tích ngày xưa. 

"

Ai về Phú Thọ cùng ta

Vui ngày giỗ tổ tháng ba mồng mười

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba

        Bạch Đằng giang là sông cửa ải

Tống Hà Nam là bãi chiến trường.

         Ai về Hậu Lộc, Phú Điền

Nhớ đây bà Triệu trận tiền xung phong."

   Còn rất nhiều những câu ca dao hay nói về đức tính tinh thần của người dân Việt Nam.  Biết không? quê hương em còn có Chủ Tịch Hồ Chí Minh người được nhân dân muôn vàn kính yêu, cả đời ghi nhớ công lao không bao giờ quên. Vẻ đẹp non sông đất nước quê hương em có đóa sen hồng nở trong đầm bùn nhưng nó không bao giờ hôi tanh mà nó còn mang thêm một vẻ đẹp kì diệu của người con gái mặc tà dài ngồi bên những khóm hoa sen. Ôi chao! Những cảnh tượng ấy khiến em không thể nào quên kể cả khi đi đâu đó xa. 

 Cha mẹ dạy lớn lên đừng quên quê hương của mình, hãy tự hào vì mình là con người Việt Nam hãy tự hào rằng quê hương của mình là một đất nước giàu mạnh. Em yêu quê hương đất nước và cả những con người Việt Nam. Em tự hào vì mình là một công nhân Việt Nam

15 tháng 7 2018

Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời,
Càng tỏa ngát hương thơm hoa thủ đô...

Đó là những câu hát ngân nga tràn niềm tự hào về một thắng cảnh nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội - Hồ Gươm.

Cách đây khoảng 6 thế kỷ, hồ Gươm gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.

Tương truyền vào thế kỷ 15 hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng, ghi lại thắng lợi của cuộc chiến đấu 10 năm của nhân dân Việt Nam chống lại quân Minh (1417 - 1427) dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hoá) có mò được một lưỡi gươm, sau đó lại nhặt được một cái chuôi. Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Lê Thái Tổ rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm.

Cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc được gọi là hồ Thuỷ Quân.

Trên hồ có hai hòn đảo: Đảo Ngọc và Đảo Rùa. Cuối thế kỷ 16, nhà Trịnh dựng phủ Chúa ở phường Báo Thiên (nay là Nhà Thờ Lớn) và ở chỗ phố Thợ Nhuộm gần hồ nên đặt tên cho hai phần hồ là Hữu Vọng và Tả Vọng. Sau đó Trịnh Doanh cho đắp ở bờ hồ, chỗ đối diện với đảo Ngọc, một gò đất có tên là gò Ngọc Bội, còn trên đảo Rùa thì cho dựng dinh Tả Vọng. Khi Trịnh suy, Lê Chiêu Thống cho đốt phá tất cả những gì do họ Trịnh dựng lên. Đến đầu thế kỷ 19, người ta dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc gọi là chùa Ngọc Sơn. Ít lâu sau chùa này không thờ Phật mà thờ thánh Văn Xương và Trần Hưng Đạo, do đó đổi chùa thành đền, tức đền Ngọc Sơn ngày nay. Năm 1864, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra sửa sang lại cảnh đền. Trên gò Ngọc Bội ông cho xây một ngọn tháp hình bút. Đó là tháp Bút ngày nay.

Tuy không phải là hồ lớn nhất trong thủ đô, song hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình.

15 tháng 7 2018

                                                                                                                                                   Việt Nam, 15/7/2018

                                                                                                                                       Xin chào Hannad - em họ xa của tôi.

Hôm nay chị sẽ nói cho em về biểu tượng của Thành phố Hồ Chí MInh, đó là tòa nhà Bitexco nằm giữa trung tâm thành phố. Lần đầu tiên về Việt Nam chắc em chỉ mới thấy lướt qua nên chị sẽ giới thiệu nhé! Tòa tháp này được thiết kế không phải để cạnh tranh về độ cao. "Cạnh tranh về độ cao không có ý nghĩa gì cả bởi bất cứ độ cao nào cũng có thể bị vượt qua một cách dễ dàng", ông Carlos Zapata, kiến trúc sư người Mỹ nhận định. Năm 2005, ông Zapata, kiến trúc sư chính của dự án đã tận dụng thử thách này để thiết kế một tòa nhà "khác thường" cho Tập đoàn Bitexco của Việt Nam. Vì vậy, điểm nhấn của thiết kế sẽ phải thể hiện được sự hiện diện vĩnh cửu của tòa tháp sao cho tòa tháp luôn được nhận biết thông qua hình dáng của nó dưới bất kì hình thức nào.

Một trong những chủ định chính của kiến trúc sư Carlos Zapata trong thiết kế là thể hiện được văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Ông giải thích, "Tòa nhà phải có sự liên hệ với văn hóa, và vì vậy chúng tôi đã làm một cuộc khảo sát để tìm ra các mối quan hệ giữa tòa tháp với con người, chủ yếu là mối quan hệ tâm linh bởi vì bạn không thể áp đặt một biểu tượng lên con người." Kết quả là, ông đã lấy ý tưởng thiết kế từ hình dáng búp sen, một biểu tượng của sự thanh khiết, và tính lạc quan, một hình ảnh chuẩn xác để thể hiện mục tiêu hướng về tương lai của tòa tháp.

Hình ảnh búp sen đã được lựa chọn mà không phải là hình ảnh hoa sen bởi hình dáng thon mảnh và thanh lịch, truyền tải được ý nghĩa "vươn cao". Búp sen còn có ý nghĩa như là một phép ẩn dụ cho hình ảnh "Văn hóa Việt Nam đang nở rộ". Tòa tháp với những đường cong mềm mại, hợp lý như những đường nét uyển chuyển của áo dài, chiếc áo truyền thống của người Việt Nam. Tương tự, nhìn sân đậu trực thăng từ tầng trệt, chúng ta sẽ liên tưởng đến chiếc nón lá truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Kiến trúc của tòa tháp được thiết kế lồng ghép một cách tinh tế những nét văn hóa Việt. Em có thích khi biết thêm về quê hương thứ hai của mình không? Chị mong em sẽ thích nó. Come back to Vietnam soon, please.

                                                                                             Chị nhớ em

                                                                                                   Eunice