K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2020

bạn tìm trên văn mầu ik 

24 tháng 12 2020

                                                                 Dàn ý Tả con búp bê

1. Mở bài:

Con búp bê rất đẹp là món quà bố tặng nhân ngày sinh nhật lần thứ 9 của em.

2. Thân bài:

- Con búp bê có đôi mắt đen láy

- Bộ tóc vàng óng cài nơ xinh xinh.

- Hai bím tóc, làn tóc mai, khuôn mặt trái xoan.

- Búp bê mặc bộ váy hoa viền đăng ten đủ màu sặc sỡ.

- Môi đỏ như son, cái miệng nhỏ nhắn hình trái tim.

- Những ngón tay thon thon búp măng.

- Chân đi hài óng ánh hạt cườm.

3. Kết bài:

- Em rất thích con búp bê.

- Em cho búp bê ngủ cùng em.

- Nó là kỉ vật, em giữ gìn cẩn thận.

Tả con búp bê - Mẫu 1

Đã là trẻ con ai cũng phải có đồ chơi. Sinh nhật hồi em bước lên lớp một, bố đã tặng em một con búp bê rất xinh xắn và đáng yêu. Con búp bê của em rất đẹp, em rất yêu quý nó.

Con búp bê được làm bằng nhựa. Con búp bê của em cao khoảng 20cm, nhỏ nhắn, xinh xắn được đặt tên thân mật ở nhà là Lisa. Lisa nhìn bề ngoài rất sang trọng với mái tóc xoăn màu vàng óng ả đúng với phong cách những cô gái phương Tây. Cái môi đỏ và chúm chím cười. Mỗi khi em được nghỉ em thường may áo ấm cho búp bê, buổi tối em học bài thì búp bê nhìn em với ánh mắt trìu mến như nhắc em hãy chăm học. Đôi bàn tay có những ngón tay thon nhỏ như chiếc. Em thường thay đổi kiểu tóc cho nó. Lúc thì tết bím, lúc thì buộc nhỏng lên đỉnh đầu. Em rất thích ru búp bê ngủ và chơi cùng em ấy. Búp bê còn có chỗ để pin đằng sau lưng, khi bỏ pin vào thì búp bê có thể phát ra nhạc rất hay. Em yêu búp bê lắm, em chuẩn bị cho búp bê rất nhiều những bộ váy sặc sỡ đủ màu. Em thường xin mẹ để may cho Lisa những bộ váy đẹp lung linh. Trong đó em thích nhất bộ váy màu hồng phủ lớp kim tuyến lóng lánh. Bàn chân Lisa đi một chiếc giày màu hồng, rất phù hợp với chiếc váy. Đây có thể gọi là điểm nhấn tạo nên sự đặc biệt của nó. Màu hồng luôn mang đến sự nhẹ nhàng, nữ tính và xinh đẹp nhất. Lisa là cô búp bê xinh đẹp nhất trong số những con búp bê của em. Lisa là người bạn tâm sự mỗi khi em vui hay buồn vì khi được ngắm nhìn Lisa, lòng em cảm thấy phấn chấn hơn. Mỗi khi học bài xong, em lại mang búp bê ra chơi. Em trò chuyện với búp bê như người bạn thân thiết. Mỗi tối đi ngủ, em thường ôm nó bên mình.

Em yêu búp bê nhiều lắm, em xem búp bê như người em gái của mình bởi búp bê là nguồn động viên, an ủi em những lúc vui, buồn. Em sẽ luôn giữ gìn búp bê cẩn thận.

Tả con búp bê - Mẫu 2

Vào ngày sinh nhật lần thứ 9 của em, em được tặng rất nhiều đồ chơi. Nào là thú bông, xếp hình, đồng hồ,…Nhưng trong số đó em thích nhất là cô búp bê barbie mà bố em đã tặng. Em đặt tên cho nó là Li sa – cái tên nghe rất tây.

Li sa có mái tóc xoăn màu vàng óng ả, cái môi thì đỏ chon chót chúm chím cười.Nước da của cô búp bê này trắng hồng và được làm bằng nhựa cứng. Khuôn mặt tròn bầu bĩnh. Cái má phinh phính, lúc nào cũng ửng hồng, ánh lên một màu trái đào mới nở. Đôi mắt to tròn, xanh biếc, với hàng lông mi cong vút, và chiếc mũi nhỏ xinh, trông Li sa thật là ngộ nghĩnh và dễ thương. Li sa được khoác trên mình một chiếc váy dạ hội màu đỏ lộng lẫy, lấp lánh nhưng sợi kim tuyến nhiều màu.

Dưới chân cô là một đôi giày cao gót cũng màu đỏ được gắn rất nhiều hạt kim sa lấp lánh. Li sa là cô búp bê xinh đẹp nhất trong số những con búp bê của em. Li sa là người bạn tâm sự mỗi khi em vui hay buồn vì khi được ngắm nhìn Li sa làm em cảm thấy phấn chấn hơn.

Em dành rất nhiều tình cảm của mình cho Li sa nên luôn giữ gìn và chơi với bé cẩn thận để mãi mãi món quà của bố tặng nhân ngày sinh nhật lúc nào cũng như mới.

Tả con búp bê - Mẫu 3

Mặc dù em đã có rất nhiều đồ chơi nhưng em vẫn thích nhất con búp bê mẹ đã mua cho em nhân dịp sinh nhật em tròn tám tuổi.

Con búp bê được làm bằng nhựa, màu phấn hồng rất đẹp và nhẹ. Nó to bằng em bé mới sinh. Khuôn mặt búp bê tròn, má trắng hồng, mịn màng. Đôi mắt đen long lanh, sáng lên trên khuôn mặt rạng rỡ, tươi tắn. Búp bê có mái tóc đen nhánh, được tết thành hai dải. Mỗi dải có thắt một chiếc nơ màu đỏ thật xinh xắn. Hai tay búp bê bụ bẫm chìa ra phía trước như đang đòi được bế. Hai chân tròn trĩnh. Bàn chân đi tất trắng hồng trong chiếc giày màu xanh da trời thật đẹp. Búp bê duyên dáng trong bộ áo váy trắng muốt xen lẫn sợi kim tuyến óng ánh.

Mỗi khi học bài xong, em lại mang búp bê ra chơi. Em trò chuyện với búp bê như người bạn thân thiết. Mỗi tối đi ngủ, em thường ôm nó bên mình.

Em yêu búp bê nhiều lắm, em xem búp bê như người em gái của mình bởi búp bê là nguồn động viên, an ủi em những lúc vui, buồn. Em sẽ luôn giữ gìn búp bê cẩn thận.

17 tháng 10 2016

Đối với người Việt từ xưa đến nay, ngày 3/3 âm lịch hàng năm luôn là một trong những ngày Tết chính. Vào ngày này, mọi người dân đều sửa soạn những đĩa bánh chay, bánh trôi để dâng lên ban thờ tổ tiên. Tuy nhiên, các loại bánh chay, bánh trôi lại có sự khác biệt rất riêng ở mỗi vùng miền trên cả nước.

* Nguyên liệu làm bánh trôi nước                           

– 500g bột gạo nếp

– 50g bột gạo tẻ

– Dừa nạo

– 1 ít nước hoa bưởi

– Đường phên bánh trôi xắt hột lựu

* Cách làm bánh trôi nước :

- Phần bột bánh trôi nước  ( bạn cũng có thể mua bột làm bánh trôi bán sẵn cũng rất tiện dụng)

Bước 1: Trộn đều bột nếp và bột tẻ thật đều trong một chiếc bát lớn

Bước 2: Từ từ đổ nước vào bột và khuấy đều để bột tan hoàn toàn.

Bước 3: Để bột lắng khoảng 3 tiếng cho bột tách thành 2 phần bột ở dưới và nước ở trên.

Bước 4: Cho bột vào một chiếc khăn dày, buộc túm lại, treo lên để bột róc nước

Bước 5: Sau khoảng 1 tiếng, mở khăn ra kiểm tra nếu bột mịn, róc nước, không dính tay là chúng ta đã có thể bắt đầu làm bánh trôi được rồi đấy!

 * Làm bánh trôi:

– Đường phên cắt nhỏ hạt lựu

– Viên bột thành những viên nhỏ vừa ăn

– Ấn dẹt ở giữa viên bột rồi cho đường bánh trôi đã cắt thành những viên nhỏ vào.

– Bao bột lại rồi vê tròn cho kín viên đường. Vê bột cho thật khít, tránh để không khí vào, tuy nhiên các bạn cũng lưu ý không nên vê quá kĩ, bánh có thể bị vỡ khi đun.

– Đun sôi nước rồi vặn lửa nhỏ vừa, nhẹ nhàng thả những viên bánh trôi vào.

– Khi bánh nổi lên là bánh đã chín rồi đấy! Bạn vớt bánh ra thả vào chậu nước đun sôi để nguội cho bánh săn và đỡ dính.

– Cho bánh ra đĩa, gạn bớt nước.

– Rắc vừng rang hoặc dừa nạo lên mặt bánh. Bạn cũng có thể cho thêm nước hoa bưởi để bánh có mùi thơm đặc biệt hơn.

- Để bánh nguội và thưởng thức.

 

 

19 tháng 10 2016

Bánh trôi - bánh chay, xuất phát từ bánh Trung Quốc là hai loại bánh cổ truyền tại miền Bắc Việt Nam. Hai loại bánh này thường đi liền với nhau, phổ biến nhất trong dịp Tết Hàn thực vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm, còn gọi là "ngày bánh trôi bánh chay"

1 tháng 10 2016

Bánh trôi là loại bánh không thể thiếu trong ngày tết thanh minh (hàn thực). Đó chính là nét văn hóa lễ tết từ lâu đời của người miền Bắc. Những phụ nữ lớn tuổi ở miền Bắc thì hầu như ai cũng làm được món này một cách nhuần nhuyễn, tuy nhiên các bạn trẻ không phải ai cũng biết làm món bánh này ngon và chuẩn vị.

Cách làm món bánh trôi, bánh chay

Nguyên liệu chuẩn bị làm món bánh trôi

  • 1 gói đường phèn làm bánh trôi ( có thể dễ dàng mua ở ngoài chợ)
  • Dừa nạo sợi
  • Vừng rang
  • Đậu xanh đã xát sạch vỏ
  • Bột sắn dây
  • Nước hoa bưởi
  • Bột gạọ nếp
  • Bột gạo tẻ ( lấy tỉ lệ bột tẻ là 1/10 bột nếp)
  • Đường cát trắng
  • Tinh chất vani

 

Hướng dẫn làm bánh trôi ngon đúng vị

Cách làm món bánh trôi truyền thống rất đơn giản các bạn ạ, chúng ta sẽ tiến hành nhào bột trước. Bên cạnh đó chúng ta cũng tiến hành làm nhân cho bánh chay luôn

Nhào bột

  • Cho bột gạo nếp và bột gạo tẻ vào cái âu lớn, sau đó cho thêm nước từ từ, để bột ngấm nước. Sau đó nhào bột. Bạn nhào cho bột ngấm đủ nước, không quá nhão là được. Sao cho bạn có thể viên lại các viên bột dẻo mịn. 

Nhân bánh 

  • Đậu xanh đem vo thật sạch, sau đó nấu lên giống như nấu cơm. Khi đậu xanh chin nhừ. Sau đó lấy ra một ít cho vào bát nhỏ ( để lúc sau cho vào nước bánh)
  • Phần còn lại dùng thìa miết cho đậu thật nhuyễn ( các bạn có thể giã hoặc xay)
  • Sau đó bắc lên bếp cho thêm đường vào đun lên, cho đường tan, tạo thành hỗn hợp sền sệt. Lúc đó chúng ta tắt bếp, cho thêm chút vani vào, đảo lên.

Cách làm bánh trôi

  • Lấy những cục bột viên trong lại, nhỏ vừa ăn, sau đó làm dẹt ra lấy viên đường cho vào trong, vê tròn lại.
  • Cho nồi nước lên bếp, bật lửa lớn cho nhanh sôi, khi nước sôi cho lửa vừa bắt đầu thả những viên bột vào.
  • Tiếp theo chuẩn bị bát nước lạnh bên cạnh
  • Khi thấy bánh bắt đầu nổi lên và phần bột chuyển sang màu trắng đục thì bánh đã chín. Chúng ta vớt bánh ra để vào bát nước lạnh khoảng 3 phút.
  • Sau đó cho ra đĩa. Chúng ta cứ làm như vậy cho hết mẻ bánh
  • Thấy một ít vừng rắc lên đĩa bánh, cho thêm chút dừa tươi nạo lên trên. Là chúng ta đã xong được món bánh trôi.

 

 

Bánh trôi là loại bánh có dạng hình tròn. Cách làm đơn giản.

19 tháng 10 2016

Bánh trôi, bánh chay là hai loại bánh không thể thiếu trong ngày tết thanh minh (hàn thực). Đó chính là nét văn hóa lễ tết từ lâu đời của người miền Bắc.

Cách làm món bánh trôi, bánh chay

Nguyên liệu chuẩn bị làm món bánh trôi, bánh chay

  • 1 gói đường phèn làm bánh trôi ( có thể dễ dàng mua ở ngoài chợ)
  • Dừa nạo sợi
  • Vừng rang
  • Đậu xanh đã xát sạch vỏ
  • Bột sắn dây
  • Nước hoa bưởi
  • Bột gạọ nếp
  • Bột gạo tẻ ( lấy tỉ lệ bột tẻ là 1/10 bột nếp)
  • Đường cát trắng
  • Tinh chất vani

Cách làm món bánh trôi, bánh chay truyền thống rất đơn giản các bạn ạ, 2 loại bánh này làm chung một loại bột, nên chúng ta sẽ tiến hành nhào bột trước. Bên cạnh đó chúng ta cũng tiền hành làm nhân cho bánh chay luôn

Nhào bột

  • Cho bột gạo nếp và bột gạo tẻ vào cái âu lớn, sau đó cho thêm nước từ từ, để bột ngấm nước. Sau đó nhào bột. Bạn nhào cho bột ngấm đủ nước, không quá nhão là được. Sao cho bạn có thể viên lại các viên bột dẻo mịn. Phần bột này dùng cho cả bánh chay và bánh trôi. Vì vậy các bạn cần chia bột ra để làm từng loại bánh.

Nhân bánh chay

  • Đậu xanh đem vo thật sạch, sau đó nấu lên giống như nấu cơm. Khi đậu xanh chin nhừ. Sau đó lấy ra một ít cho vào bát nhỏ ( để lúc sau cho vào nước bánh)
  • Phần còn lại dùng thìa miết cho đậu thật nhuyễn ( các bạn có thể giã hoặc xay)
  • Sau đó bắc lên bếp cho thêm đường vào đun lên, cho đường tan, tạo thành hỗn hợp sền sệt. Lúc đó chúng ta tắt bếp, cho thêm chút vani vào, đảo lên.

Cách làm bánh chay

  • Lấy nhân đậu xanh, viên thành những viên nhỏ. Sau đó lấy miếng bột dẹt ra bàn tay. Cho viên đậu xanh vào trong, sau đó vê tròn lại. Sao cho lớp bột bên ngoài che kín phần nhân bên trong.
  • Bắt nồi nước lên bếp đun lửa lớn cho nhanh sôi, sau đó cho các viên bột vào, giảm lửa vừa
  • Trong lúc cho bánh chin, chúng ta chuẩn bị một bát nước lạnh
  • Khi bánh chay có hiện tượng nổi lên, phần bột màu trắng đục thì vớt bánh ra cho vào bát nước lạnh khoảng 5 phút, sau đó vớt ra cho vào một chiếc bát khác.

Phần nước bánh

  • Cho 2 thìa bột sẵn dây, 1 thìa đường vào một chiếc nồi sạch, sau đó khuấy tan hết. Bật lửa vừa đun, cho bột sẵn dây chin, sánh lên. Sau đó cho chút nước hoa bưởi, vào và tắt bếp

Cho phần nước bánh đổ lên trên bát bánh chay đã múc từ trước, cho thêm dừa nạo sợi lên, chút đậu xanh vào là xong món bánh chay.

Cách làm bánh chay

Phần bánh

  • Lấy nhân đậu xanh, viên thành những viên nhỏ. Sau đó lấy miếng bột dẹt ra bàn tay. Cho viên đậu xanh vào trong, sau đó vê tròn lại. Sao cho lớp bột bên ngoài che kín phần nhân bên trong.
  • Bắt nồi nước lên bếp đun lửa lớn cho nhanh sôi, sau đó cho các viên bột vào, giảm lửa vừa
  • Trong lúc cho bánh chin, chúng ta chuẩn bị một bát nước lạnh
  • Khi bánh chay có hiện tượng nổi lên, phần bột màu trắng đục thì vớt bánh ra cho vào bát nước lạnh khoảng 5 phút, sau đó vớt ra cho vào một chiếc bát khác.

Phần nước bánh

  • Cho 2 thìa bột sẵn dây, 1 thìa đường vào một chiếc nồi sạch, sau đó khuấy tan hết. Bật lửa vừa đun, cho bột sẵn dây chin, sánh lên. Sau đó cho chút nước hoa bưởi, vào và tắt bếp

Cho phần nước bánh đổ lên trên bát bánh chay đã múc từ trước, cho thêm dừa nạo sợi lên, chút đậu xanh vào là xong món bánh chay.

Cách làm bánh trôi

  • Lấy những cục bột viên trong lại, nhỏ vừa ăn, sau đó làm dẹt ra lấy viên đường cho vào trong, vê tròn lại.
  • Cho nồi nước lên bếp, bật lửa lớn cho nhanh sôi, khi nước sôi cho lửa vừa bắt đầu thả những viên bột vào.
  • Tiếp theo chuẩn bị bát nước lạnh bên cạnh
  • Khi thấy bánh bắt đầu nổi lên và phần bột chuyển sang màu trắng đục thì bánh đã chín. Chúng ta vớt bánh ra để vào bát nước lạnh khoảng 3 phút.
  • Sau đó cho ra đĩa. Chúng ta cứ làm như vậy cho hết mẻ bánh
  • Thấy một ít vừng rắc lên đĩa bánh, cho thêm chút dừa tươi nạo lên trên. Là chúng ta đã xong thêm được món bánh trôi.

 

 

19 tháng 10 2016

 

Bánh trôi nước gọi tắt là bánh trôi ,là một loại bánh ngon đặc trưng của Bắc Bộ trong ngày tết Hàn Thực. Banh trôi nước là một thứ bánh làm từ bột nếp ,được nhào nặn và viên tròn ,có nhân đường phên , được luộc chính bằng cách cho vào nước đun sôi.

 

Cách làm bánh trôi nước:

Phần bột bánh trôi ( bạn cũng có thể mua bột làm bánh trôi bán sẵn cũng rất tiện dụng)

Bước 1: Trộn đều bột nếp và bột tẻ thật đều trong một chiếc bát lớn

Bước 2: Từ từ đổ nước vào bột và khuấy đều để bột tan hoàn toàn.

Bước 3: Để bột lắng khoảng 3 tiếng cho bột tách thành 2 phần bột ở dưới và nước ở trên.

Bước 4: Cho bột vào một chiếc khăn dày, buộc túm lại, treo lên để bột róc nước

Cách làm bánh trôi nước tuyệt ngon

Nguyên liệu làm bánh trôi nước:

500g bột gạo nếp

– 50g bột gạo tẻ

– 100g đường đỏ viên nhỏ

– 2 thìa vừng rang

– Dừa nạo

– 1 tsp nước hoa bưởi

– ½ tsp tinh chất vani

Cách làm bánh trôi nước:

Phần bột bánh trôi ( bạn cũng có thể mua bột làm bánh trôi bán sẵn cũng rất tiện dụng)

Bước 1: Trộn đều bột nếp và bột tẻ thật đều trong một chiếc bát lớn

Bước 2: Từ từ đổ nước vào bột và khuấy đều để bột tan hoàn toàn.

Bước 3: Để bột lắng khoảng 3 tiếng cho bột tách thành 2 phần bột ở dưới và nước ở trên.

Bước 4: Cho bột vào một chiếc khăn dày, buộc túm lại, treo lên để bột róc nước

 

Bước 5: Sau khoảng 1 tiếng, mở khăn ra kiểm tra nếu bột mịn, róc nước, không dính tay là chúng ta đã có thể bắt đầu làm bánh trôi được rồi đấy!

Nặn bánh trôi nước:

  • Viên bột thành những viên nhỏ vừa ăn
  • Ấn dẹt ở giữa viên bột rồi cho đường bánh trôi đã cắt thành những viên nhỏ vào
  • Bao bột lại rồi vê tròn cho kín viên đường. Vê bột cho thật khít, tránh để không khí vào, tuy nhiên các bạn cũng lưu ý không nên vo quá kĩ, bánh có thể bị vỡ khi đun.
  • Đun sôi nước rồi vặn lửa nhỏ vừa, nhẹ nhàng thả những viên bánh trôi vào.
  • Khi bánh nổi lên là bánh đã chín rồi đấy! Bạn vớt bánh ra thả vào chậu nước đun sôi để nguội cho bánh săn và đỡ dính.
  • Cho bánh ra đĩa, gạn bớt nước.
  • Rắc vừng rang hoặc dừa nạo lên mặt bánh. Bạn cũng có thể cho thêm nước hoa bưởi để bánh có mùi thơm đặc biệt hơn.
  • Để bánh trôi nguội và cùng thưởng thức.
  •  
16 tháng 1

Việt Nam là một vùng quê của những truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa. Trong suốt quá trình phát triển của một nghìn năm lịch sử, trong đời sống sinh hoạt lâu đời của người dân, không chỉ những phong tục tập quán, những bản sắc văn hóa mang dấu ấn của Việt Nam được hình thành mà những trò chơi dân gian cũng vô cùng phong phú và độc đáo, những trò chơi này cũng góp phần thể hiện được những nét đẹp về văn hóa cũng như những nét đẹp về tinh thần, tâm hồn của con người Việt Nam. Một trong những trò chơi dân gian tiêu biểu mà ta có thể kể đến, đó chính là trò chơi thả diều.

   Thả diều là một trò chơi dân gian độc đáo của con người Việt Nam, trò chơi này được hình thành trong quá trình sinh hoạt và lao động của người Việt Nam. Xuất hiện từ rất sớm và trò chơi độc đáo này vẫn được duy trì và phát triển cho đến tận ngày hôm nay. Khi xưa, cùng với nhịp độ của cuộc sống sinh hoạt thường ngày, ông cha ta không chỉ lo lao động, làm ăn sinh sống mà còn rất chú trọng đến đời sống tinh thần của mình, mà cụ thể nhất có thể kể đến, đó chính là sự sáng tạo các trò chơi dân gian, một trong số đó là thả diều. Đây là cách thức giải trí độc đáo của ông cha ta sau mỗi giờ lao động đầy mệt mỏi, là cách lấy lại sức lực sau những lo toan của cuộc sống, của áp lực cơm – áo – gạo – tiền.

   Thả diều là trò chơi mà trong đó người chơi sẽ dựa vào sức gió của tự nhiên, đưa những cánh diều bay lên cao, sự kết nối của người chơi đối với con diều là thông qua một sợi dây dù đủ dài để đưa con diều bay lên tận trời xanh. Sợi dây sẽ giúp con người điều khiển con diều của mình bay đến độ cao nào hay bay đến nơi nào mình mong muốn. Khi thu diều lại thì người chơi cũng cuộn từ từ sợi dây dù này lại, con diều sẽ gần mặt đất hơn, và cuối cùng sẽ hạ cánh để được người chơi xếp lại, mang về nhà. Nguyên lí sử dụng của các con diều này là dựa vào sức gió. Vì vậy mà hôm nào trời không có gió thì không thể chơi thả diều.

   Nhưng nếu trời có gió nhưng người chơi không có kĩ năng thả, không biết cách đưa con diều bay ngược chiều gió để lên không trung thì con diều cũng không bay được như mong muốn của chúng ta. Về cấu tạo của chiếc diều thì bao gồm phần khung diều, thường thì những phần khung diều này sẽ được làm bằng tre hoặc bằng gỗ, đây là phần chống đỡ cho con diều, giúp con diều có những hình dáng nhất định và có thể bay lên. Những chiếc tre hay gỗ dùng để làm khung diều này phải thật mảnh, dẻo dai bởi nếu quá nặng, to thì sẽ làm cho con diều trở nên nặng nề, từ đó khó có thể bay lên, hoặc bay được nhưng cũng không cao. Còn nếu như phần khung này có mềm, không có độ dẻo dai thì khi có gió lớn thì con diều sẽ bị gió thổi làm cho gãy khung.

   Bộ phận thứ hai của diều đó là phần nguyên liệu phụ để trang trí cho con diều cũng là bộ phận giúp con diều có thể đón được gió và bay lên cao. Thông thường, phần áo diều này thường được làm bằng giấy báo, vải mỏng hoặc có thể bằng ni lông. Ngày nay, sự phát triển của đời sống tinh thần đã đòi hỏi tính thẩm mĩ cao hơn, do đó mà những con diều được trang trí với những màu sắc vô cùng bắt mắt, hình dáng con thuyền cũng được chế tạo thành nhiều kiểu khác nhau, có thể là diều hình con chim, con bươm bướm, chim phượng hoàng... Bộ phận không thể thiếu đó chính là dây dù. Dây dù buộc vào con diều để những người chơi có thể điều khiển con diều, nâng lên hay hạ xuống theo ý thích của mình, dây dù có thể làm bằng những sợi dây gai mỏng nhưng có độ bền cao, độ dài của dây này cũng từ tám đến mười mét.

   Những con diều thường được mang đi thả vào những buổi chiều có gió, nhưng gió này chỉ vừa đủ để diều bay lên, không quá lớn, bởi nếu vậy con diều sẽ bị gió thổi cuốn đi mất. Thời điểm người ta đi thả diều đông nhất, đó chính là tầm chiều tà, vì lúc này thời tiết sẽ rất mát mẻ, lại có gió. Đặc biệt ở những vùng nông thôn, cứ buổi chiều đến là mọi người sẽ tụ tập nhau lại đến một khu đất trống, hút gió để cùng nhau thả diều. Hình ảnh những cậu bé chăn trâu thổi sáo, thả diều có lẽ đã quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Sự sáng tạo của con người là không có giới hạn, cùng là con diều dùng để thả nhưng người ta có thể tạo cho nó rất nhiều màu sắc, hình dáng, thậm chí những con diều này còn phát ra những âm thanh du dương, êm ái. Con diều này được người ta gọi là diều sáo, theo đó thì những chiếc sáo nhỏ được thiết kế đặc biệt sẽ gắn lên thân của mỗi con diều. Để khi diều bay lên cao, có gió thì những con diều này sẽ tự động phát ra tiếng sáo.

   Trò chơi thả diều là một trò chơi dân gian đã có từ rất lâu đời, người ta có thể chơi thả diều vào những lúc rảnh rỗi, giúp giải tỏa những căng thẳng sau những giờ làm việc mệt mỏi. Đặc biệt, ngày nay diều vẫn thu hút đông đảo sự yêu thích của rất nhiều người, hàng năm vẫn có rất nhiều các hội thi thả diều lớn được tổ chức, được rất nhiều người lựa chọn, tham gia.

NG
14 tháng 10 2023

1.

Việc tốt mà em đã làm: Nhặt được của rơi trả lại người mất

2. 

Mở bài: Em cần giới thiệu về việc tốt em đã làm

- Thời gian, địa điểm diễn ra sự việc

- Các nhân vật

VD. Ngày hôm qua, trên đường đi học về em đã nhặt được chiếc ví đánh rơi. 

Thân bài:

1. Ngày hôm qua, trên đường đi học về gần đến nhà 

2. Em nhìn thấy thấy chiếc ví rơi ở đường

3. Em đến gần và nhặt lên, xem thông tin

4. Sau đó, em đi đến công an phường gần đó

5. Em đưa chiếc ví cho chú công an để tìm lại người đã đánh rơi

6. Sau khi chủ nhân của chiếc ví nhận được lại đồ đã mất, họ tìm đến nhà và cảm ơn em.

Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về một việc tốt em đã làm 

Em cảm thấy rất vui và hạnh phúc với việc làm của mình. Em biết việc làm của mình rất nhỏ nhoi trong những việc tốt mà mọi người làm, nhưng em đã cảm thấy rất vui vì mình đã làm được một việc có ích cho xã hội. 
3. 

Học sinh tự trao đổi với bạn và bổ sung vào dàn ý 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 10 2023

- Sản phẩm truyền thống của quê em là: đan nón, làm kẹo dừa, làm hương, làm nến, làm mứt Tết… Em chọn sản phẩm theo quê hương mình.

- Lựa chọn hình thức thiết kế: Tranh vẽ, mô hình, bài thơ…

- Cách thức giới thiệu: Kể chuyện, thuyết trình.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 10 2023

Bài mẫu:

Sản phẩm truyền thống kẹo dừa Bến Tre

Với những vườn dừa xanh thẳm bạt ngàn, mỗi khi nhắc đến Bến Tre, các du khách vẫn quen gọi bằng một cái tên hết sức thân thương “xứ Dừa”. Đã có vô số sản phẩm được làm từ dừa và cũng từ dừa giúp cho cuộc sống người dân ngày một cải thiện hơn. Trong đó, không thể không nói đến một nghề truyền thống gắn bó lâu đời với người dân Bến Tre là nghề làm kẹo dừa; một trong những nghề thủ công mang đậm nét văn hóa xứ Dừa và thu hút đông đảo du khách tham quan.

Nghề làm kẹo dừa có trên trăm năm tuổi. Theo lời kể của những bậc tiền bối thì nghề này ra đời vào khoảng những năm 30 của thế kỷ XX và được xuất phát tại huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre (tức Mỏ Cày Nam ngày nay). Lúc bấy giờ có tên gọi gắn với địa danh là “Kẹo Mỏ Cày”. Từ lâu, kẹo dừa đã trở thành đặc sản nổi tiếng của xứ Dừa, mang hương vị béo, thơm quyến rũ mà không có nơi nào trên cả nước có thể làm giống được. Thế nên, các du khách trong, ngoài nước mỗi lần về thăm xứ Dừa thì chắc chắn phải mua cho bằng được kẹo dừa về làm quà cho người thân và bạn bè.

20 tháng 12 2021

1. Mở bài

  • Giới thiệu đồ chơi mà em yêu thích

2. Thân bài

  • Miêu tả các đặc điểm của đồ chơi: hình dáng, kích thước, màu sắc, cấu tạo
  • Công dụng của đồ chơi: đồng hồ báo thức để báo giờ, bàn học để học bài, cặp sách để đựng sách vở đi học,...
  • Em sử dụng đồ chơi ấy như thế nào: sử dụng hàng ngày, cẩn thận và gìn giữ,...

3. Kết bài

  • Cảm nghĩ của em về đồ chơi đó: Yêu quý, trân trọng, ý muốn gắn bó,...

k đúng choa mìn nhá !!!!!

20 tháng 12 2021

Tớ cũng giống như MAI PHƯƠNG

13 tháng 1 2017

Giới thiệu nghề thủ công truyền thống của nước ta: trồng lúa, nuôi tằm, làm gốm, thêu, dệt, may…

Lựa chọn nghề làm gốm để thuyết minh:

- Lịch sử hình thành

    + Thời nhà Lý, ba vị Thái học sinh là Hứa Vinh Kiều, Đào Trí Tiến, Lưu Phương Tú được cử đi sứ Bắc Tống

Sau chuyến đi sứ, ba ông thăm, học được một số kỹ thuật đem về truyền bá, cho dân chúng

    + Nghề gốm Bát Tràng đã có từ thời nhà Lý, ngang với thời Bắc Tống (trước năm 1127)

- Qúa trình sản xuất gốm

Đất sét được lấy từ trong làng, được đem về ngâm trong bể chứa nước ( “bể đánh” và “bể lắng” dùng ngâm đất sét khô vào khoảng 3- 4 tháng)

    + Sau khi loại bỏ được tạp chất, đất được đưa sang “bể phơi” trong thời gian 3- 4 ngày, rồi được chuyển qua “bể ủ”

- Bước hai: nặn cốt, sửa hàng, phơi khô sản phẩm

Bước ba: quét men, vẽ hình ảnh, trong đó vẻ đẹp của gốm phụ thuộc vào lớp men (men rạn, men thô, men chảy, men trơn, men lam)

Công đoạn cuối cùng cho gốm vào lò: lò bầu, lò éch, lò hình hộp và lò ga

Hình thành thương hiệu

Có nhiều làng nghề gốm tạo ra những sản phẩm đẹp, nổi tiếng được mang đi xuất khẩu thị trường nước ngoài