K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2022

Tham khảo

 

a. giống nhau :
+Thể hiện lòng yêu nước và ý chí đấu tranh chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc.
+Lực lượng tham gia phong trào đấu tranh chống Pháp là đông đảo quần chúng nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân.
+ Cuối cùng đều bị thất bại vì thiếu giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối cách mạng đúng đắn .

b. Khác nhau :

+ Thời gian

Khởi nghĩa Yên Thế

30 năm (1884 — 1913), trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

Hương Khê

hơn 10 năm (1885- 1895)

+Thành phần lãnh đạo

Khởi nghĩa Yên Thế

Nông dân

Hương Khê

Quan lại, sĩ phu yêu nước

+ Mục tiêu đấu tranh

Khởi nghĩa Yên Thế

Chống Pháp, bảo vệ quê hương, làng xóm....

Hương Khê

Gíup vua đánh Pháp, khôi phục chế độ PK

+ Kết quả( nêu ở phần giống nhau)

16 tháng 3 2021

→ Đều nằm trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX

→ Lãnh đạo: đều là các văn thân, sĩ phu yêu nước.

→ Đều bị đàn áp và thất bại.

21 tháng 3 2023
Những điểm khác nhauCác cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vươngKhởi nghĩa Yên Thế
Lãnh đạo.-Quan lại, sĩ phu yêu nước-Những người xuất thân từ nông dân
Địa bàn hoạt đôngNhững địa bàn nhỏ ,hẹp, phân tán, thiếu sự lãnh đạo thống nhấtĐịa bàn được mở rộng, nhất là giai đoạn cuối
Lực lượng tham gia-Chủ yếu là nông dân ở các địa phương , nơi diễn ra khởi nghĩa-Nhân dân các địa phương, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp
   
19 tháng 3 2023

Tìm lịch sử 8 rồi lướt xuống có câu hỏi tương tự và câu trả lời rồi bạn

 

TK

Khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo - không thuộc phong trào Cần Vương. - Giống nhau: đều là phong trào yêu nước có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. đều bị thất bại - Khác nhau: Lãnh đạo: Phong trào Cần Vương gồm các Văn thân sĩ phu yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương. 
8 tháng 3 2022

Tham khảo:

Nội dung

Giai đoạn thứ nhất (1885 - 1888)

Giai đoạn thứ hai (1888 - 1896)

Lãnh đạo

Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước.

Văn thân, sĩ phu yêu nước.

Lực lượng

Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

Địa bàn

- Rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì.

- Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, đề đốc Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên),…

 

- Thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi.

- Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điển và Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo,…

Kết quả

Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc và chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi).

Năm 1896, phong trào Cần Vương chấm dứt.

Đặc điểm

- Phong trào diễn ra dưới danh nghĩa “Cần vương”.

- Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân.

- Nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa tạo thành sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa.

- Mặc dù nhà vua đã bị bắt, phong trào vẫn diễn ra sôi nổi.

- Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân.

- Nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa tạo thành sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa.

 

- Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân.

- Nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa tạo thành sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa.

31 tháng 3 2021

Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương, vì:

- Quy mô, địa bàn hoạt động: rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

- Thời gian tồn tại: dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương (12 năm từ năm 1885 đến năm 1896).

- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương.

31 tháng 3 2021

* Bảng những điểm khác nhau giữa khởi nghĩa Bãi Sậy và khởi nghĩa Ba Đình:

* Chú ý:

- Khởi nghĩa Bãi Sậy dựa vào địa thế thuận lợi, nghĩa quân đã sử dụng lối đánh du kích độc đáo, phân tán trong nhân dân thành nhóm nhỏ, khi ẩn, khi hiện, luôn chủ động phục kích đánh giặc trên đường đi hoặc tập kích các đồn lẻ của chúng.

- Việc xây dựng căn cứ thể hiện sự sáng tạo của nghĩa quân, cho nên khởi nghĩa tồn tại lâu hơn khởi nghĩa Ba Đình.

- Tuy nhiên, căn cứ Bãi Sậy không có thành lũy, công sự như căn cứ Ba Đình, quân khởi nghĩa Bãi Sậy không thể cố thủ như quân khởi nghĩa Ba Đình.

TK

 1. Giống nhau:
- Đều nằm trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX
- Lãnh đạo: đều là các văn thân, sĩ phu yêu nước.
- Đều bị đàn áp và thất bại.
2. Khác nhau.
* Thời gian diễn ra.
Khởi nghĩa Bãi Sậy: 9 năm từ 1883 - 1892
Khởi nghĩa ba Đình: 2 năm từ 1886 - 1887
Khởi nghĩa Hương Khê: 11 năm 1885 - 1896
* Người lãnh đạo
Khởi nghĩa Bãi Sậy: Nguyễn Thiện Thuật
Khởi nghĩa Ba Đình: Phạm Bành và Đinh Công Tráng
KHởi nghĩa Hương Khê: Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
* Địa bàn dễn ra.
Khởi nghĩa Bãi sậy: Vùng lau sậy um tùm thuộc Hưng yên.
Khởi nghĩa Ba Đình: Ba làng Mĩ Khê, Thượng Thọ, Mậu Thịnh - Nga Sơn - Thanh Hóa.
Khởi nghĩa Hương Khê: 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
* Cách đánh.
Khởi nghĩa Bãi Sậy: Đánh du kích, lấy ít địch nhiều.
Khởi nghĩa ba Đình: Đánh chiến tuyến cố định, xây dựng hệ thống hầm hào kiên cố quanh 3 làng.
Khởi nghĩa Hương Khê: Dựa vào núi rừng hiểm trở, hệ thống công sự chằng chít tiến hành chiến tranh du kích, đánh địch bằng nhiều hình thức.
Nhận xét: Trong 3 cuộc khởi nghĩa trên, khởi nghĩa Hương Khê là quy mô lớn nhất, thời gian diễn ra lâu nhất và chiến đấu bền bỉ hơn cả.