K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2023

- Khái niệm: Virus là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, sống kí sinh nội bào bắt buộc.

- Đặc điểm của virus:

- Có kích thước siêu hiển vi (khoảng 20 – 300 nm).

- Chưa có cấu tạo tế bào; chỉ cấu tạo đơn giản gồm phần lõi là DNA hoặc RNA và lớp vỏ protein, một số virus còn có vỏ ngoài.

- Sống kí sinh nội bào bắt buộc, không thể nhân lên và thực hiện các hoạt động chuyển hóa bên ngoài tế bào chủ.

- Không có hệ thống sinh năng lượng, không có hiện tượng sinh trưởng và không mẫn cảm với các chất kháng sinh.

- Trong điều kiện ngoài cơ thể, chúng có thể tồn tại lâu dài ở trạng thái đại phân tử hóa học không sống và có khả năng truyền nhiễm.

13 tháng 11 2023

- Khái niệm virus: Virus là dạng sống không có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh bắt buộc trong tế bào sinh vật.

- Virus có các đặc điểm khác với vi khuẩn:

Virus

Vi khuẩn

Có kích thước rất nhỏ

Có kích thước lớn hơn

Không có cấu tạo tế bào

Có cấu tạo tế bào

Sống kí sinh bắt buộc trong tế bào của sinh vật

Sống kí sinh hoặc sống tự do trong môi trường

Chỉ có DNA hoặc RNA

Có cả DNA và RNA

Không có ribosome

Có ribosome

Khái niệm truyền thuyết: truyền thuyết là những câu chuyện được truyền miệng trong dân gian giải thích các phong tục, tập quán hoặc kể về các nhân vật lịch sử. Trong truyền thuyết thường gặp yếu tố phóng đại, kì ảo, thần kỳ. Kết thúc truyện truyền thuyết thường là kết thúc mở.

Đặc trưng truyền thuyết:

- Đặc trưng về đề tài: đề tài, chủ đề, nội dung chính của các truyền thuyết thường bắt nguồn từ những sự kiện, câu chuyện có trong lịch sử và mang ý nghĩa to lớn, quan trọng.

- Đặc trưng về nghệ thuật: sử dụng nhiều các yếu tố tưởng tượng, kì ảo, hư cấu.

- Đặc trưng về nhân vật: các nhân vật trong truyền thuyết thường:

Được xây dựng rất đơn giản, không miêu tả quá cầu kỳ về tiểu sử hay ngoại hình. Được hòa trộn giữa những tính chất, đặc điểm của con người bình thường với những đặc điểm mang tính phi thường, thần thánh, kì ảo.

- Đặc trưng về cốt truyện: thường rất đơn giản, không có nhiều cao trào, biến động, các sự kiện, tình tiết khá ít ỏi.

24 tháng 11 2017

Thần thoại là sáng tạo của trí tưởng tượng tập thể toàn dân, phản ánh khái quát hóa hiện thực dưới dạng những vị thần được nhân cách hóa hoặc những sinh thể có linh hồn[1], mà dù đặc biệt, phi thường đến mấy vẫn được đầu óc người nguyên thủy nghĩ và tin là hoàn toàn có thực.

Đặc điểm

Tuy thần thoại tồn tại như những truyện kể về thế gian, nhưng nó không hẳn là một thể loại ngôn từ, mà là những ý niệm và biểu tượng nhất định về thế giới. Bên cạnh đó, cảm quan thần thoại nói chung không chỉ bộc lộ bằng truyện kể mà còn bộc lộ trong những hình thức khác như hành động (nghi lễ, lễ thức, điều răn dạy), các bài ca, vũ điệu v.v.

Đặc điểm của thần thoại thể hiện rõ nhất trong văn hóa nguyên thủy, nơi mà vị trí của thần thoại trong tâm thức cộng đồng có thể coi tương đương với "văn hóa tinh thần" hay "khoa học" của thời cận, hiện đại.

Trong đời sống của các cộng đồng người nguyên thủy, thần thoại là một hệ thống mà nhờ nó, con người tri giác và mô tả thế giới bằng các biểu tượng (của hệ thống ấy). Do đó, có thể coi thần thoại là ý thức nguyên hợp của xã hội nguyên thủy. Tiến trình lịch sử về sau, dù đã phân chia thần thoại thành các hình thái ý thức xã hội khác như tôn giáo, nghệ thuật, văn học, khoa học, tư tưởng chính trị v.v., thì các hình thái ấy vẫn bảo lưu trong chúng hàng loạt mô hình thần thoại, được cơ cấu, tái chế để đưa vào các cấu trúc mới.

24 tháng 11 2017

(*)    Truyện thần thoại Việt Nam là thể loại tự sự viết bằng văn xuôi, kể lại sự tích các vị thần sáng tạo ra thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức, cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người. Có thể nói chuyện thần thoại được xây dựng bằng những hình ảnh,chi tiết không có thực mà chỉ là hư ảo do con người tưởng ra dựa trên quan niệm về sự tiến hóa loài người mà sau này chỉ có các nhà khoa học mới giải thích được. Đó là những quan niệm theo lối duy vật từ thời xa xưa khi bắt đầu có loài người trên Trái Đất. Nhằm phản ánh quá trình sáng tạo văn học con người thời cổ đại.

(*)   Tuy thần thoại tồn tại như những truyện kể về thế gian, nhưng nó không hẳn là một thể loại ngôn từ, mà là những ý niệm vàbiểu tượng nhất định về thế giới. Bên cạnh đó, cảm quan thần thoại nói chung không chỉ bộc lộ bằng truyện kể mà còn bộc lộ trong những hình thức khác như hành động (nghi lễ, lễ thức, điều răn dạy), các bài ca, vũ điệu v.v.

      Đặc điểm của thần thoại thể hiện rõ nhất trong văn hóa nguyên thủy, nơi mà vị trí của thần thoại trong tâm thức cộng đồng có thể coi tương đương với "văn hóa tinh thần" hay "khoa học" của thời cận, hiện đại.

      Trong đời sống của các cộng đồng người nguyên thủy, thần thoại là một hệ thống mà nhờ nó, con người tri giác và mô tả thế giới bằng các biểu tượng (của hệ thống ấy). Do đó, có thể coi thần thoại là ý thức nguyên hợp của xã hội nguyên thủy. Tiến trình lịch sử về sau, dù đã phân chia thần thoại thành các hình thái ý thức xã hội khác như tôn giáo, nghệ thuật, văn học, khoa học, tư tưởng chính trị v.v., thì các hình thái ấy vẫn bảo lưu trong chúng hàng loạt mô hình thần thoại, được cơ cấu, tái chế để đưa vào các cấu trúc mới.

NG
5 tháng 8 2023

Tham khảo:
Khái niệm: Lai cải cải tiến được sử dụng khi một giống vật nuôi cơ bản đã đáp ứng đủ yêu cầu, tuy nhiên vẫn còn một vài đặc điểm chưa tốt cần được cải tiến. Trong lai cải tiến, người ta chọn một giống mang đặc điểm tốt (giống đi cải tiến) để cho lai với giống đang chưa hoàn thiện (giống cần cải tiến)
 Đặc điểm:
- Giống đi cải tiến chỉ được dùng một lần để tạo con lai F1.
- Con lai F1 lại trở lại với giống cần cải tiến một hoặc nhiều lần. Trong quá trình này tiến hành đánh giá các đặc điểm đang muốn cải tiến, chọn lọc những cá thể đạt yêu cầu.
- Giống cải tiến (con lai) cơ bản giữ được đặc điểm của giống và được bổ sung thêm đặc điểm cần có của giống đi cải tiến.

Khái niệm: Lai cải cải tiến được sử dụng khi một giống vật nuôi cơ bản đã đáp ứng đủ yêu cầu, tuy nhiên vẫn còn một vài đặc điểm chưa tốt cần được cải tiến.

Đặc điểm:

-Giống đi cải tiến chỉ được dùng 1 lần duy nhất

-Con lai sau khi được tạo ra cần được trở lại với giống cải tiến 1 hoặc nhiều lần. Bước này có thể lọc ra những giống đạt yêu cầu và ko đạt yêu cầu

-Giống cải tiến cơ bản phải giữ được đặc điểm của giống ban đầu và nó sẽ được bổ sung thêm những tính trạng cần thiết của giống cải tiến

NG
5 tháng 8 2023

Tham khảo:
Chăn nuôi công nghiệp là phương thức chăn nuôi tập trung với mật độ cao, số lượng vật nuôi lớn và theo một quy trình khép kín
Đặc điểm:
- Số lượng vật nuôi lớn, vật nuôi được nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng trại, vật nuôi thường là các giống cao sản, được nuôi theo hướng chuyên dụng.
- Sử dụng thức ăn công nghiệp do con người cung cấp.
- Mức đầu tư cao.
- Trang thiết bị, kĩ thuật chăn nuôi hiện đại.
-  Năng suất chăn nuôi cao, hiệu quả kinh tế cao.
- Kiểm soát tốt dịch bệnh.
- Tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và khó đảm bảo đối xử nhân đạo với vật nuôi.

NG
5 tháng 8 2023

Tham khảo:
Chăn nuôi bán công nghiệp là phương thức chăn nuôi kết hợp giữa chăn nuôi công nghiệp và chăn thả tự do.
Đặc điểm
- Vật nuôi được nuôi trong chuồng kết hợp với có sân vườn đề vận động, kiếm ăn,..
- Sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn tự nhiên sẵn có.
- Chất lượng sản phẩm chăn nuôi được cải thiện hơn so với chăn nuôi công nghiệp.
- Thân thiện hơn với vật nuôi so với chăn nuôi công nghiệp.

NG
5 tháng 8 2023

Tham khảo:
Chăn nuôi bền vững là mô hình chăn nuôi đảm bảo phát triển bền vững về nhiều mặt: kinh tế, xã hội, môi trường và có khả năng tái tạo năng lượng.
Đặc điểm của chăn nuôi bền vững:
- Phát triển kinh tế Nâng cao đời sống cho người dân
- Bảo vệ môi trường, khai thác hợp lí và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên
- Đối xử nhân đạo với vật nuôi
- Chăn nuôi thông minh là mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao trong các khâu của quá trình chăn nuôi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả chăn nuôi.
Đặc điểm của chăn nuôi thông minh:
- Chuồng nuôi thông minh
- Trang thiết bị hiện đại, tự động hóa
- Ứng dụng công nghệ thông tin, kĩ thuật số trong quản lí vật nuôi
- Đảm bảo an toàn sinh học
- Minh bạch chuỗi cung ứng Năng suất chăn nuôi cao

7 tháng 11 2023

- Khái niệm: Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại và phát triển của con người và tự nhiên.

- Đặc điểm:

+ Môi trường sống của con người là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến đời sống và sự phát triển của con người, được phân thành:

Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố tự nhiên như đất, nước, không khí, sinh vật,…

Môi trường xã hội: Bao gồm các mối quan hệ giữa con người với con người như luật lệ, phong tục tập quán, cam kết, quy định,…

Môi trường nhân tạo: bao gồm các yếu tố con người tạo ra như cơ sở hạ tầng, các khu đô thị.

+ Môi trường có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với con người.

1 tháng 11 2023

- Vai trò của các nguồn sử liệu:

+ Tư liệu chữ viết: cho biết tương đối đầy đủ các mặt của cuộc sống, nhưng thường mang ý thức chủ quan của tác giả tư liệu.

+ Tư liệu truyền miệng: không cho biết chính xác về địa điểm, thời gian, nhưng phần nào phản ánh hiện thức lịch sử.

+ Tư liệu hiện vật là tư liệu “câm” nhưng cho biết khá cụ thể và trung thực về đời sống vật chất và phần nào đời sống tinh thần của người xưa.

=> Mỗi nguồn sử liệu đều cho biết hoặc tái hiện một phần cuộc sống trong quá khứ. Nếu tìm được nhiều loại tư liệu thì có thể phục dựng lại quá khứ một cách đầy đủ hơn.

Cách tính thời gian trong lịch sử là: Dựa vào thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt trời, Mặt trăng mà người xưa đã tính và làm ra lịch.

Âm lịch là cách tính lịch dựa và sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Mặt Trăng chuyển động một vòng quanh Trái Đất được tính là một tháng.Dương lịch là cách tính lịch dựa vào sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời được tính là một năm.

 Xã hội nguyên thủy Việt Nam đã trải qua 4 đoạn:

- Cách ngày nay 30 - 40 vạn năm, nước ta đã có Người tối cổ sinh sống.

- Cách ngày nay trên dưới 2 vạn năm, Người tối cổ đã chuyển hóa thành người tinh khôn và công xã thị tộc được hình thành

- Cách ngày nay khoảng 6000 - 12000, công xã thị tộc bước vào thời kì phát triển.

- Cách ngày nay khoảng 3000 - 4000 năm, công cụ bằng đồng xuất hiện, công xã thị tộc bước vào giai đoạn tan rã.

Đời sống vật chất:

- Luôn cải tiến công cụ để nâng cao năng suất

- Sống trong hang động, mái đá, biết làm lều để ở.

- Biết trồng trọt, chăn nuôi.

Tổ chức xã hội:

- Sống thành từng nhóm, cùng huyết thống. Định cư lâu dài ở một nơi. tôn người mẹ lớn tuổi lên đứng đầu. Đó là chế độ thị tộc mẫu hệ.

Đời sống tinh thần:

- Biết làm đồ trang sức, vẽ trang trí, có tục chôn cất người chết.