K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 12 2022

so sánh nha

 

2.Hãy giải thích nghĩa của từ say (hoặc yếu tố say trong từ phức) trong các câu sau và cho biết trong mỗi trường hợp, từ được sử dụng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.a) Người yêu cảnh, vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu, mở cửa đi ra ngoài tự nhiên thấy một cái thủ giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rượu mạnh cũng nghe như lòng...
Đọc tiếp

2.Hãy giải thích nghĩa của từ say (hoặc yếu tố say trong từ phức) trong các câu sau và cho biết trong mỗi trường hợp, từ được sử dụng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.

a) Người yêu cảnh, vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu, mở cửa đi ra ngoài tự nhiên thấy một cái thủ giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rượu mạnh cũng nghe như lòng mình say sưa một cái gì đó — có lẽ là sự sống! (Vũ Bằng)

b) Ngoài đường, người ta cũng không còn bị chói mắt hay say lòng vì những áo nhung trơn mướt, những giày kinh xoè cảnh phượng bay hay những dải khăn “san” khéo biết lựa màu bay đùa trước gió như thể tơ trời vậy. (Vũ Bằng)

c) Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

d) Đàn bà không có men như rượu nhưng cũng làm người say. Và hắn say thị lắm. (Nam Cao)

1

a. Từ say ở đây là từ chỉ trạng thái bị ngây ngất, choáng váng, nôn nao do tác động của rượu, thuốc hay các yếu tố có tác dụng kích thích. Đây là nghĩa gốc của từ say.

b. Từ say ở đây là từ chỉ trạng thái yêu thích một điều gì đó, có thể là con người, hoặc sự vật... Đây là nghĩa chuyển của từ say.

c. Từ say ở đây là từ chỉ sự yêu thích đến mức như chìm sâu vào, không còn biết gì đến cái khác, đến xung quanh nữa. Đây là nghĩa chuyển của từ say.

d. "người say": từ chỉ một sự vật nhận được sự yêu thích của người khác.

    "say": từ chỉ trạng thái yêu thích một điều gì đó.

Và cả hai nghĩa trên đều là nghĩa chuyển của từ "say"

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.

Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị: Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.

   (Trích Hai đứa trẻ,Thạch Lam )

Những màu sắc và âm thanh nào được nhắc đến khi miêu tả bức tranh cảnh chiều tàn?

1
4 tháng 5 2017

- Màu sắc rực rỡ nhưng héo úa:

   + Đỏ rực như lửa cháy

   + Đám mây ánh hồng

   + Dãy tre làng đen lại

- Âm thanh nhỏ bé, tĩnh lặng:

   + Tiếng trống thu không

   + Tiếng ếch nhái kêu ran

   + Tiếng muỗi vo ve

dịch đoạn văn sausang tiếng anh:Quê em là vùng đất nắng lắm mưa nhiều. Những cơn mưa đầu hè luôn mang lại sự tươi mát cho quê em. Chiều qua cũng có một cơn mưa như vậy.Trời đang nắng to, khí trời thật ủ dột, oi bức, không có tới một gió nào thổi qua cả. Cây cối đứng im lìm. Nắng như cái lò “bắt quái” phả xuống mặt đất. Hàng chuối xơ xác đứng rủ lá. Chú chó nhà em nằm dài...
Đọc tiếp

dịch đoạn văn sausang tiếng anh:

Quê em là vùng đất nắng lắm mưa nhiều. Những cơn mưa đầu hè luôn mang lại sự tươi mát cho quê em. Chiều qua cũng có một cơn mưa như vậy.

Trời đang nắng to, khí trời thật ủ dột, oi bức, không có tới một gió nào thổi qua cả. Cây cối đứng im lìm. Nắng như cái lò “bắt quái” phả xuống mặt đất. Hàng chuối xơ xác đứng rủ lá. Chú chó nhà em nằm dài ngoài hiên, thè cái lưỡi ra thở hừng hực vì không chịu được nóng.

Bỗng nhiên trời đang nắng đó mà tối sầm ngay lại. Ông mặt trời sợ gì mà trốn đâu mất. Thấy vậy lũ gà nhao nhác chạy vào chuồng vì tưởng trời sắp tối. Từ phía xa xa, em đã nghe thấy tiếng gió rào rào chạy lại. Mây đen cũng rủ nhau ùn ùn kéo đến. Mây như mang hơi nước nặng trĩu che kín đen cả một góc trời. Gió mỗi lúc một giật mạnh, bốc từng đám cát bụi mù mịt như đáp vào mặt người đi đường ran rát. Trên đường, người mỗi lúc một thưa dần. Ai cũng cố đạp thật nhanh để về nhà cho kịp khỏi ướt.

Rồi, sấm nổ đùng đoàng. Chớp như xé toạc bầu trời đen kịt. Mưa bắt đầu rơi lộp bộp trên mái tôn. Tiếng mưa loong boong trong chiếc thùng hứng nước, đồm độp trên phiến nứa, gõ chan chát vào tàu lá chuối…

MONG CÁC BN GIÚP MIK NHA!!!!

 

1
15 tháng 4 2020

My hometown is very sunny and rainy area. The early summer rains always bring freshness to my hometown. Yesterday afternoon there was a rain that. It was sunny, the air was dreary and hot, not even a breeze blew through. The trees stood still. The sun was a stove "catching hell" on the ground. Rows of ragged bananas stand. My dog ​​sprawled on the porch, sking his tongue out of breath because he could not stand the heat. Suddenly it was sunny and darkened right away. He feared where the sun went away. Seeing that, chickens fluttered into the barn because it was about to get dark. From afar, I heard the sound of the wind rushing back and forth. Black clouds also invite each other to rush. Clouds heavy steam covered the whole black sky. Each time a strong wind jerked, picking up clouds of dust as if landing on people on the road. On the way, people are getting sparse. Everyone tried to kick fast to get home from the wet. Then, thunder exploded. Lightning ripped through the black sky. The rain began to drizzle on the corrugated iron roof. The sound of the rain in the deck in the drums, on the bamboo leaf, tapping on the banana leaves

chúc bn học tốt

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.

Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị: Liên kh

ông hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.

   (Trích Hai đứa trẻ,Thạch Lam )

Tâm trạng của Liên khi chứng kiến cảnh chiều tàn?

1
21 tháng 7 2017

Tâm trạng của Liên: Đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần. Cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị. Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.

Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị: Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.

   (Trích Hai đứa trẻ,Thạch Lam )

Xác định phương thức biểu đạt được tác giả kết hợp trong đoạn trích?

1
10 tháng 3 2018

Phương thức biểu đạt của văn bản: Tự sự, miêu tả,biểu cảm

Ngôi nhà và cái Miếu hoang…..Con đường tắt từ ấp tôi đến ấp hai có một ngôi nhà tường được xây khang trang lắm, nguyên một đoạn đường mà chỉ có một ngôi nhà to đùng sơn màu trắng toát. Không ai trong xóm tôi dù có đất trong khu đó nhưng chẳng ai dám xây nhà , vì họ sợ…. ma…. Nghe mấy ông, bà lớn tuổi kể lại thì trong chỗ đất ấy lúc mà chưa làm cái đường tắt đó thì có...
Đọc tiếp

Ngôi nhà và cái Miếu hoang…..
Con đường tắt từ ấp tôi đến ấp hai có một ngôi nhà tường được xây khang trang lắm, nguyên một đoạn đường mà chỉ có một ngôi nhà to đùng sơn màu trắng toát. Không ai trong xóm tôi dù có đất trong khu đó nhưng chẳng ai dám xây nhà , vì họ sợ…. ma…. Nghe mấy ông, bà lớn tuổi kể lại thì trong chỗ đất ấy lúc mà chưa làm cái đường tắt đó thì có một ngôi miếu, ngôi miếu đó được cho là để thờ cô hồn….Chuyện kể là lúc vừa hoà bình xong (1975) có đám con nít khoảng ba, bốn đứa gì đó tầm 12-13 tuổi đi vào trong đó câu cá, rồi có đứa nhặt được mấy quả bom bi dưới đìa, nó đem lên tưởng là đồ chơi nên lấy cây gõ , ai ngờ bom phát nổ, cả đám chết mà máu thịt tung tóe….. Bẵng đi một thời gian, bà Chín (là cựu du kích xã ) có miếng đất trồng cam trong đó, tới lúc thu hoạch nên bà kêu người vào hái. Đến giữa trưa thì mấy người đó đi về nhà nghỉ trưa, có đem cơm theo ăn nên bà Chín ở lại sẵn giữ mấy cần xé cam luôn…. Ăn xong bà nằm nghỉ , gió thổi hiu hiu, cây che bóng mát, bà đang nằm thì bỗng nghe thấy tiếng động phát ra gần đó …Cho là mấy cái cây bị gió thổi phát ra tiếng động nên bà không thèm để ý… Nhưng… Tiếng động đó ngày một lớn hơn như thu hút sự chú ý của bà… Nghe kỹ hơn thì đó là tiếng “lộp …Bộp… Lộp… Bộp…” Như có ai gõ vào thân cây.Bà ngồi dậy rồi nhìn xung quanh, dường như đã phát hiện tiếng động từ đâu đến nên bà đi về hướng cái đìa, bà thấy có mấy đứa nhỏ đang cầm cây gõ gõ xuống vật gì đó tạo nên tiếng kêu mà bà nghe thấy.Tưởng tụi nhóc hay phá làng phá xóm nên Bà lên tiếng “tụi nào đó bây?” Thì cả đám bỏ chạy để lại cái “vật” nằm trên đất… Mắt yếu vì có lần bị miểng của lựu đạn văng vào nên nhìn không rõ, Bà mới đi lại gần để xem cái “vật ” kia là gì…Tự nhiên có đám mây che mặt trời lại, lúc này âm u như muốn chuyển mưa vậy, ở trong vườn cây cối um tùm còn âm u dữ hơn. Nhìn xuống cái vật đó, bà Chín bỗng tái mặt lại, vì cái thứ trên nền đất rõ ràng là một cái đầu con nít…. Một bên mặt thì cháy nám đen, bên còn lại thì da thịt rách bươm, con mắt lòi cả ra ngoài…. Bỗng nhớ lại cái vụ nổ bom bi năm xưa, bà Chín biết ngay mà mình đang bị nhát, vì dù là ban ngày nhưng ngay giữa trưa, trúng giờ linh nên vẫn bị nhát như thường. Mặc dù vậy, nhưng đối với một người du kích từng vào sinh ra tử ,dùng gậy tầm vông đối đầu với súng ống của giặc, thì nhanh chóng bà lấy lại được bình tĩnh. Hít vào thật sâu, bà ấn ngón cái vào giữa lòng bàn tay rồi nắm chặt lại, miệng bắt đầu niệm phật… Rồi bà quay người lại rồi bước đi thật nhanh để ra khỏi khu đất….Vừa đi bà vừa quay lại nhìn thì thấy có ba, bốn đứa đứng chỗ cái đầu nhìn theo bà, đứa nào đứa nấy mình mẩy máu me , có đứa cụt tay lòi cả khúc xương ra ngoài ….Bà đi một hồi thì phát hiện nãy giờ mình đi lòng vòng…. Nhìn phía trước là lại tới chỗ cái đìa… Lúc này thì không thấy mấy hồn ma đó nữa… Biết bị ma che mắt nên bà tuột cái quần đen ra ,sau đó đi tiểu, rồi lấy nước tiểu rửa mặt… Đoạn bà cầm cái quần đen vừa đi vừa quơ xung quanh cho đến khi ra khỏi khu vườn mới mặc vào rồi đi thẳng về nhà….Cũng có ông Năm ở ấp một hay đi đặt lợp , biết chỗ này mương, đìa nhiều nên không ai dám chài hay đặt lợp bắt cá vì sợ… Ma ,nên ông mới đem lợp vô đặt. Đặt lúc sáng sớm nhưng ông quên béng đi vì lo nhậu ….Đến gần tối khi tỉnh tỉnh lại thì ông mới nhớ, xách theo cây đèn đầu, ông đi lại chỗ cái đìa, men theo bờ ,ông mò được cái đầu lợp, nắm lên thấy hơi nặng nặng nên ông mừng thầm trong bụng vì chắc là có cá nhiều.Kéo cái lợp lên bờ rồi hé nắp ra nhìn thì ông thấy có gì đó là lạ, ông cầm lên rồi trút xuống thì…. Dưới ánh sáng mờ mờ của cây đèn dầu… Những thứ mà ông tưởng là cá…. Lại là mấy cái tay, chân toàn là máu….Sợ xanh mặt…. Ông Năm bỏ chạy….. Hôm sau khi người nhà đi kiếm thì thấy ông Năm nằm trong bụi tre gai cách đìa có vài bước chân, mình mẩy ông bị gai tre cào đến rướm máu, miệng thì toàn đất….Đem ông về nhà thì ông chỉ kể lại được đến đoạn bỏ chạy rồi thì ông không nhớ chuyện gì xảy ra sau đó nữa, mà kể từ đó về sau ông cứ ngơ ngơ làm sao ấy, ai cũng nói là ông bị ma bắt mất vía nên trở thành như vậy…. Còn nhiều chuyện xảy ra nữa nên những người có đất trong khu đó mới dựng một cái miếu nhỏ để thờ mấy cái vong hồn đó cho đừng có phá…. Miếu dựng lên là để cho vong ở nên chắc là ma kéo về ở nhiều lắm, người nói trong đó là maổ luôn. Gần chục năm sau, có cơn bão lớn quét qua làm mấy chục cái mái nhà tróc nóc, cây trái thì bật gốc, cái miếu cũng chung cảnh ngộ, nhưng còn tệ hơn vì nó tan tành hết không còn vết tích gì của cái miếu… Ấy mà bụi tre gai lại không bị gì…Người dân trong ấp cũng không quan tâm vì lo sửa lại nhà cửa cũng đã mệt còn hơi sức đâu mà lo tới, vậy là cái miếu cũng chìm vào quên lãng.Cái khu đất đó bị bỏ hoang luôn, cỏ dại mọc um tùm… Nhiều năm sau, trên xã mới có quyết định mở con đường tắt thông qua ấp một nên mới xin người dân có đất trong khu đó cho đất để làm đường đi. Sẵn làm cỏ rồi chặt bỏ bớt cây cối cho ít âm u hơn. Cái đìa nằm cách đường đi có hơn mười bước chân, mở vậy chứ cũng ít ai đi đường đó, trừ mấy đứa học trò ham chơi mới đi đường tắt để về nhà nhanh hơn, còn ban đêm thì không ai dám đi cả. Sau này có một người ở trên sài gòn xuống mua đất để cất nhà, mà nghe đâu là mở trại nuôi gà đá, người này là cháu bà con bên vợ của ông Hùng trưởng công an xã , mấy ông bà già thì lắc đầu vì biết cái sự tích của khu đất đó, đất mà có dính dáng đến đình- miếu là ở cũng chẳng được, mần ăn cũng chẳng xong mà tệ hơn là gặp chuyện liên quan đến ma quỷ. Rồi ngôi nhà được xây lên hoành tráng, vậy mà thấy người trong nhà ở được chừng một tuần là cuốn đồ về lại sài gòn, cái trại gà vẫn chưa được cất…. Người ta hỏi thì ông Hùng nói rằng do đứa cháu có công việc gấp trên sài gòn, nên phải về. Người trong xóm ai cũng tin lời ổng. Ngôi nhà bị bỏ hoang cũng gần ba năm, chỉ có gia đình ông Hùng lâu lâu lại quét dọn, phía bên phải thì có bụi tre gai, phía bên trái thì có nhà bỏ hoang làm tăng thêm phần đáng sợ cho con đường.Có lần có nguyên đám học sinh cấp ba đi chơi cắm trại về tối, đi ngang qua căn nhà thì thấy vô số bóng trắng , vài bóng trắng lơ lửng trên nóc nhà, xung quanh ngôi nhà…. Rồi có người còn kể buổi trưa đi ngang qua thì thấy cánh cửa nhà mở ra rồi khép lại mặc dù không có ai trong đó… Rồi chuyện mấy con gà nhà anh Quang ở đầu đường đi lạc vào trong ngôi nhà, chiều anh đi kiếm thì thấy con gà đi vào đó, thấy cửa mở nên anh bước vào để kiếm con gà thì…. Cánh cửa như có người khép lại… Phía sau anh có giọng nói vang lên “đi đâu vậy…” Quay lại rồi nhìn vòng vòng không thấy ai, sợ quá anh bỏ con gà rồi chạy về nhà…. Ai nghe rồi cũng cảm thấy rùng mình… con trai út của ông Hùng mới dọn qua ngôi nhà đó ở, mặc cho ông Hùng ngăn cản, dân trí thức mà, ma quỷ cho là mê tín hết…..Tối Hôm đó, cả nhà tôi chuẩn bị đi ngủ thì nghe ngoài đường có tiếng kêu la, mở cửa ra thì thấy là anh Tú(con trai út ông Hùng) chạy quíu đít, miệng thì la bài hãi “có… Ma…. Có ma trong nhà….” Mọi người mới chạy ra kéo anh vô nhà, thắp đèn lên cho sáng, ngoại tôi lấy dầu nóng thoa lên trán với lòng bàn tay ,bàn chân cho anh Tú, vừa bớt sợ anh Tú mới ngồi kể đầu đuôi câu chuyện….
” con đi làm trên xã về rồi ghé qua nhà cha con chơi, gần bảy giờ con mới đi về nhà( nhà tường) , đi vào tới nhà thì con thấy cửa mở, mặc dù lúc đi làm là khóa lại rồi, sợ có trộm nên con đi nhẹ nhẹ vào… Cái võng mà con giăng trong nhà đang nằm im tự nhiên đong đưa qua lại, hai cánh cửa sổ thì khép lại nghe “két…. Két…”, Giật mình quay lại chỗ cánh cửa sổ thì không thấy ai, con lúc này bắt đầu sợ rồi, cái võng không có ai nằm mà đong đưa như có người vậy, tự nhiên con thấy chỗ cái đường đi xuống nhà sau có người đang đứng, nhìn kỹ hơn thì thấy người này lùn lắm…. Rồi người đó bước về hướng con… Càng lại gần thì người đó càng cao hơn…. Lúc này hai chân con cứng lại luôn, miệng thì ú ớ vì sợ… Cách tầm mười bước là cái đầu người đó đã đụng tới cây cột kèo… Gắng hết sức con mới bỏ chạy ra tới ngoài đây…..”….”Bộ nhà mày không có thờ cúng gì ha “….” Dạ không, ba con tính vài hôm nữa mới thỉnh phật về thờ….” …”Vậy là đúng rồi, nhà bỏ hoang, không có hơi người , lại nằm đối diện chỗ nền đất cũ của cái miếu nên mấy cái vong nó kéo qua nó ở, đáng lý ra mày vô ở thì phải thỉnh phật ,cửu huyền thất tổ về thờ cúng rồi mới ở yên ổn được…..”…. Sau vụ đó thì anh Tú dọn đi luôn, ngôi nhà lại tiếp tục bỏ hoang….. Vài tuần sau thì đến lượt cậu tôi gặp…. Ma… Số là cậu qua nhà mợ (lúc này chưa cưới) bên ấp hai chơi, bên nhà mợ có tiệc nên mới ru cậu ở lại chơi, tới khi nhìn đồng hồ thì thấy gần mười giờ, cậu mới xin đi về…. Hơi xỉn xỉn nên cậu thấy mệt, mà đi đường vòng thì xa quá, vậy là có chút rượu vô cái bản tánh lỳ lợm của cậu nổi lên, cậu đi đường tắt về nhà…. Trời mát, trăng sáng, đang chạy thì thấy nhà đã ngay trước mắt, cậu còn thấy bà ngoại đứng ngoài cửa đợi, vừa vào nhà là bị ngoại mắng xối xả, còn lấy cây đánh vào đít nữa… Mệt …Xỉn…. Nên cậu cất chiếc xe vào nhà rồi lên giường nằm…. Sáng có ông Sáu (em bà con của ngoại) có công việc đi ngang qua thì thấy cậu nằm ngoài hiên của ngôi nhà hoang, chiếc xe đạp dựng sát bên, liền kêu cậu dậy đi về nhà. Về tới nhà cậu vẫn còn ngơ ngác nên đem chuyện kể cho ngoại nghe…. Cái vết roi đánh còn in hằn trên đít cậu… Mà từ nhỏ đến lớn có bao giờ ngoại đánh cậu đâu…” Vậy là mày bị ma quỷ trong nhà nó ghẹo rồi, cũng may là mày mạnh vía nên nó không làm gì được nữa, chứ nếu không là giờ mày cũng ngu ngu ngáo ngáo rồi”…. Từ đó về sau cậu không bao giờ dám đi đường đó dù là ngày hay đêm…. Mãi về sau, có lần chủ căn nhà về đây, người ta mới nghe người đó kể sự thật lý do dọn đi, mà nghe qua ai cũng kinh hãi….” Khi nhà xây xong thì tui dọn vào ở, vẫn chưa kịp thờ cúng gì cả, chỉ mới cúng đất đai thôi, vậy mà mấy đêm đầu nằm ngủ thì nghe có tiếng gõ cửa, rồi có tiếng người kêu tên, mở cửa ra thì không thấy ai cả… Có lần tui tức quá nên lén núp sau cửa sổ mà nhìn… Khi nghe tiếng gõ cửa tôi nhìn ra thì thấy một đoàn người xếp hàng từ cửa ra tới bụi tre chỗ cái đìa…. Sợ quá tui niệm phật cả đêm ,rồi trời hừng sáng là chạy qua nhà cậu Hùng liền….”
Sau đó thì có một đoàn sư bên chùa được mời qua để làm lễ trừ tà siêu độ gì đó, chắc là có linh nghiệm nên không ai gặp chuyện gì nữa, còn cái nhà thì bị xuống cấp nên được phá bỏ mà cũng chẳng có xây căn nào nữa, bỏ lại cái nền nhà trống trơn nhìn thẳng qua bụi tre……….
Chuyện nghe có phần hơi ảo nhưng thuộc loại nghe sao kể vậy chứ không phải ngồi suy nghĩ mà viết nên không rùng rợn hay kinh dị đến mức không dám đi tè đâu há…Mọi người đọc xong thì ngủ ngon nha…
Ace nhớ ủng hộ và đón đọc tiếp những câu chuyện tiếp theo nha…. Truyện tiếp theo sẽ là truyện mà chính mắt Khói chứng kiến chứ khong phải nghe kể nữa đó…

0
Lẽ ra mình nên viết và gửi đến các bạn đọc trên fb câu chuyện này vào lúc nửa đêm mới hợp tình, hợp cảnh. Nhưng câu chuyện này mà kể lúc đó thì sợ rằng; ai lỡ đọc rồi sẽ chịu sự ám ảnh không ngủ được thì cũng không hay cho lắm. Bởi ám ảnh ở đây không phải chỉ từ những tình tiết “dã man và ma quái” nghe mà rùng mình, dựng tóc gáy, nỗi ám ảnh ấy còn ở lối sống phần...
Đọc tiếp

Lẽ ra mình nên viết và gửi đến các bạn đọc trên fb câu chuyện này vào lúc nửa đêm mới hợp tình, hợp cảnh. Nhưng câu chuyện này mà kể lúc đó thì sợ rằng; ai lỡ đọc rồi sẽ chịu sự ám ảnh không ngủ được thì cũng không hay cho lắm. Bởi ám ảnh ở đây không phải chỉ từ những tình tiết “dã man và ma quái” nghe mà rùng mình, dựng tóc gáy, nỗi ám ảnh ấy còn ở lối sống phần nào rất tự nhiên hoang dã của một số bà con nơi vùng cao, hẻo lánh cũng như cách ứng xử tàn nhẫn trước sinh mệnh của người thân… Lạnh lùng_Vô cảm_Thậm chí dã man… Nhưng nếu hiểu họ thì thấy, tất cả họ đều rất đáng thương.

Lại nói, mình không phải là một người viết văn hay sáng tác truyện. Những câu chuyện mà mình kể đều là những câu chuyện có thật mình gặp dịp chứng kiến, nghe kể rồi ghi chép lại. Hôm nay mạn phép gửi lên đây, ai đọc được thấy sợ thì sợ, thấy thương thì thương, thấy buồn thì buồn, thấy có chút gì bất bình cho số phận con người thì bất bình… nhưng trên hết mong mọi người đọc cảm nhận bằng trái tim yêu thương và hiểu biết trọn vẹn về con người và vùng đất nảy sinh câu chuyện đau lòng. Một vùng đất mà mặt trời của mẹ thiên nhiên chiếu rọi được vào còn khó bởi lớp sương mù luôn giăng giăng dày đặc chứ chưa nói gì đến “mặt trời tri thức khoa học, tâm linh tiến bộ” của một thế giới văn minh, hiện đại.

📷

Câu chuyện bắt đầu bằng sự rụt rè e ngại của anh bạn người H’Mông khi tiến lại gần ngồi nhà gỗ lợp mái tôn xanh tại Điểm trường của Bản Làng Sáng nằm sâu trong rừng núi thuộc xã Háng Đồng huyện Bắc Yên_Sơn La trong chuyến đi của mình vừa rồi. Câu nói đầu tiên anh thốt lên bằng một hơi thở méo mó có chút gì đó kìm nén cảm xúc: “Tại ngôi nhà đằng kia, bên bãi đất cỏ rậm ấy, có một câu chuyện rất đau lòng”…
…..
Trở lại bối cảnh của Làng Sáng từ cái thời bản chưa hình thành và còn chưa có cái tên Làng Sáng như bây giờ. Hồi đó, chỉ có một vài gia đình người H’Mông trên hành trình du canh du cư theo tập tục canh tác của dân tộc mình lỡ bước qua đây dựng nhà, làm nương rồi cư ngụ. Trong số đó có một gia đình mà người kể chuyện cũng không thể biết tên gia đình ấy là gì. Ngay cả những người được đề cập đến trong câu chuyện này cũng chỉ là Người ông già cả, Hai anh em người cháu, và Cặp bố mẹ nhẫn tâm… mà thôi.

Khi mới chuyển vào vùng đất mới, cả gia đình ấy rất chăm chỉ làm lụng, dẫu không no đủ nhưng cũng không bao giờ chịu cảnh đói lòng. Bởi vùng đất mới, đất luôn rất tươi tốt, và hạt giống luôn được người H’Mông dắt theo bên hông mình. Cuộc sống của họ có lẽ sẽ tiếp diễn tốt đẹp nếu như không có một ngày nọ Người ông già cả lâm bệnh nặng. Người ông ấy cứ yếu dần và gần như chỉ có thể nằm một chỗ. Bệnh gì? Cứu chữa ra sao? Dẫu có đứng giữa rừng mà gào thét Giàng ơi, Giàng hỡi… thì cũng chỉ vọng lại tiếng người vừa hét mà thôi. Cuộc sống vất vả, gia đình không chỉ có hai đứa trẻ nhỏ mà còn có ông già ốm yếu. Cặp vợ chồng ấy thấy người ông là một gánh nặng trong gia đình nên muốn bỏ người ông lại một mình để đi tìm một vùng đất khác để làm nương sinh sống. Nghĩ sao làm vậy, cặp vợ chồng ấy quyết chí ra đi, nhưng điều bất ngờ là hai người con của họ lại nhất quyết ở lại. Hai người con ấy đứa lớn tầm 8 tuổi và đứa nhỏ khoảng 5 tuổi. Chúng không nỡ nhìn ông chúng một mình sống thoi thóp giữa rừng già. Người ông ấy khi còn khỏe, trong những ngày bố mẹ chúng mải miết đi nương đã luôn bên cạnh chúng, chăm bẵm chúng, đục đẽo đồ chơi cho chúng, thổi cho chúng nghe những điệu khèn khỏe khoắn, vui vẻ… Chúng nhất quyết không bỏ ông ở lại một mình nhưng cha mẹ chúng lại… lạnh lùng đoạn tuyệt ra đi. Họ không những bỏ lại cha mà còn bỏ lại còn hai đứa con nhỏ dại. Vậy là, trong căn nhà ấy, bấy giờ chỉ còn lại hai đứa trẻ côi cút và một ông già ốm yếu.

Tuổi già đứng trước thời gian đã là rất mong manh và đáng sợ, huống gì tuổi già còn bệnh tật mà bệnh tật nơi vùng núi hoang vu thì con đường về với đất sẽ thật ngắn ngủi. Hai đứa trẻ chỉ biết ở cạnh ông mà khóc ròng, đói thì vét chút thóc, chút ngô còn sót lại trong nhà để nấu, hết thóc, hết ngô thì đi hái rau rừng để ăn. Rồi thì ông chúng cũng lặng lẽ chìm sâu vào giấc ngủ vĩnh viễn. Ngày ông chúng chúng mất, vì còn quá nhỏ nên dù đoạn đường từ nhà ra chỗ mà hai đứa nhỏ chọn để chôn ông có chừng 2-3 trăm mét thôi, nhưng chúng đã phải lôi kéo ông của chúng từ lúc mặt trời mọc cho đến lúc không còn thấy mặt trời đâu nữa mới tới nơi. Xác của ông chúng được che lại bởi mấy tấm gỗ pơ mu và lớp đất mỏng do bàn tay yếu ớt của hai đứa trẻ cào cấu để vùi lấp. Và cũng vì quá bé nên chúng không biết được rằng, với người dân tộc H’Mông của chúng khi chết đi cần mang theo lửa. Người nhà phải đốt và để một đống lửa bên cạnh mộ thì ma mới yên ổn ra đi, nếu không sẽ trở lại dương thế đòi bằng được.

Chôn ông xong hai anh em dắt tay nhau trở về nhà, bỏ lại sau lưng ngôi mộ nhỏ lạnh lẽo, xác sơ nơi góc rừng.

Giữa rừng sâu thăm thẳm, giữa cái lạnh se sắt của vùng cao, giữa những lớp sương mù dày đặc, giữa những tiếng kêu gào rùng rợn của chim rừng thú núi, đến cả tiếng côn trùng cũng rõ ràng đến tận cái đập cánh bay… Và giữa cái đêm đầu tiên mà hai đứa trẻ bắt đầu tập quen với sự vắng mặt của ông chúng trong nhà, bên bếp lửa, hai đứa trẻ dựa vào nhau mà ngủ thiếp đi…

“Thật đáng thương quá”! Mình đã thốt lên như vậy khi nghe anh bạn người H’Mông kể đến đoạn này: “Còn chưa hết”. Anh bạn đường tiếp tục kể.

Đêm hôm đó vào lúc khuya, hai đứa trẻ bỗng giật mình vì có tiếng gõ cửa dồn dập. Ngoài trời sương xuống đang rất lạnh, đùn đẩy nhau mở cửa mãi không được, hai anh em cùng dựa vào nhau tiến về phía cửa chính. Tiếng đập cửa vẫn dồn dập, nhưng khi mở cửa ra thì cả hai anh em lại không thấy gì cả, chỉ có một luồng gió lạnh lùa vào làm hai anh em run rẩy nép gần vào nhau hơn. Không thấy có ai, hai an hem lại dắt nhau trở lại bên bếp lửa, lúc này bếp đã tàn tro, vì lạnh nên hai anh em nhóm lại cho lửa cháy rồi tiếp tục ngủ tiếp. Khi giấc ngủ vẫn còn chập chờn thì một tràng gõ cửa nữa lại vang lên, lần này tiếng gõ cửa lại dồn dập và mạnh hơn trước. Người anh tỉnh dậy, ra mở cửa, nhìn quanh lại cũng không thấy có ai đến cả. Lúc này người anh đã bắt đầu sợ hãi nên mau chóng đóng cửa lại rồi chạy sang ôm người em đang nằm cạnh bếp lửa. Vừa nằm xuống, một trận gõ cửa nữa lại vang lên dồn dập, lúc này cả hai anh em đều thức giấc và ôm sát vào nhau, sợ hãi. Tiếng gõ cửa vẫn dồn dập, gió ngoài trời vẫn từng cơn gầm rú thật mạnh, tiếng cành cây gãy răng rắc đập vào mái nhà làm cho hai anh em thon thót giật mình. Bỗng người anh vùng dậy cầm cành củi đang cháy đỏ lửa, đi nhanh về phía cửa bằng bản năng tự vệ. Cậu mở toang cánh cửa rồi vụt lửa liên hồi vào không trung tĩnh mịch, sau đó vứt luôn thanh củi ra xa. Trong chốc lát cậu chạy vào kéo người em của mình ra khỏi nhà, lao vào đêm tối.

“Nghe nói, hai anh em ấy bây giờ đang sống ở vùng Suối Tọ – Phù Yên. Đêm ấy ông của chúng về đòi lửa mà chúng không biết cứ tưởng là có con thú dữ gì, nên cũng lấy lửa để đuổi thú rồi chạy nhanh không bị thú ăn thịt. Chúng còn nhỏ quá mà”.

Anh bạn của mình kết thúc chuyện chỉ bằng một câu đơn giản như vậy. Nhưng, những cảm xúc mà anh truyền đến cho mình thực sự không đơn giản một chút nào. Mình có chút thương, có chút giận, có chút sợ và mình cũng suýt nữa rơi vào sự phán xét. Nhưng không! mình chợt nhớ lại câu chuyện cách đây độ chừng hơn 2 tháng, ở phía ngoài Tà Xùa, cách Làng Sáng khoảng 90km cả đường mòn vào rừng, và đường lớn, có một người mẹ trẻ đã tự tử và trước khi treo cổ bên bìa rừng người mẹ ấy đã dùng con dao đi nương của mình cắt cổ hai đứa con nhỏ cho đến chết.

Khi nghe và chứng kiến cảnh này, hầu như ai cũng kêu: ‘Người mẹ ác độc, giết con” “Người mẹ dã man không có nhân tính’. Bao nhiêu tội lỗi và lời phán xét đều dồn lên linh hồn của người mẹ mới lìa đời. Mình không đồng tình với hành động giết con của người mẹ đó, nhưng khi tìm hiểu và hỏi lại thì mới biết. Người mẹ đó vì quá khổ sở, chồng đi theo người con gái khác, suốt ngày không chịu làm ăn gì. Vì cùng quẫn đã nghĩ đến cái chết, nhưng trước khi chết người mẹ đó lo rằng hai người con sẽ không có ai cho ăn và cũng sẽ chết đói. Vì vậy người mẹ dẫn con đi về cõi chết cùng mình.

Nếu ai đã lên vùng núi cao, lên nơi đồng bào dân tộc ít người sinh sống, sẽ rất dễ gặp hình ảnh những đứa trẻ còn rất nhỏ, trần truồng, nhem nhuốc bò lê trên nền đất, bụi cây. Dù trời giá rét, thân người đỏ hỏn vì lạnh thì cha mẹ của chúng cũng chỉ coi đó là chuyện bình thường. Bởi đơn giản họ cũng sinh và lớn lên như vậy. “Trời sinh voi, ắt thì sinh cỏ” họ sống dựa vào tự nhiên và tư duy, suy nghĩ cũng rất tự nhiên, thậm chí đôi khi có chút man dại.

Với mình, trong cuộc sống không bao giờ phân định chuyện đúng – sai. Nên với bài viết này, mình chỉ kể lại như vậy, ai thấy thương thì thương, ai thấy buồn thì buồn, ai thấy sợ thì sợ, ai thấy bất bình thì bất bình…

Cuộc sống vẫn tiếp diễn mỗi ngày, mỗi vùng đất, thậm chí mỗi con người là một dòng chảy riêng biệt dẫu gặp nhau cũng chỉ là duyên ngộ nhất thời. Vì vậy, luôn hiểu để thương nhau là cách chế tạo hạnh phúc cho mình và cho người.

0
Đọc đoạn văn sau: Du khách Lào Cai, đến Sa Pa cũng qua một rừng đào đẹp không kém gì đảo ở Thập Vạn Đại Sơn. Đi vào rừng, trời mù mù như thể có sương bao phủ, nhưng bỗng nhiên đến một khúc quẹo, trời sáng hẳn ra.Nhìn lên không có một đám mây. Trời nắng ấm trông cứ như ngọc lưu li vậy. Gió từ trên đỉnh cao thổi xuống làm rung động những cành cây, hoa đào rơi lả tả trên cỏ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau:

Du khách Lào Cai, đến Sa Pa cũng qua một rừng đào đẹp không kém gì đảo ở Thập Vạn Đại Sơn. Đi vào rừng, trời mù mù như thể có sương bao phủ, nhưng bỗng nhiên đến một khúc quẹo, trời sáng hẳn ra.Nhìn lên không có một đám mây. Trời nắng ấm trông cứ như ngọc lưu li vậy. Gió từ trên đỉnh cao thổi xuống làm rung động những cành cây, hoa đào rơi lả tả trên cỏ xanh như một cơn mưa màu sắc. Vừa lúc đó có một đoàn ba cô nàng, cưỡi ngựa thồ, vắt chân về một bên đi nhởn nhơ dưới trận mưa hoa, vừa nói chuyện vừa ngửa mặt lên trời cười. Hoa đào vương vào tóc, rủ lên vai áo, làm bật cái cạp và cái nẹp, trông y như thể ba cô tiên nữ. Bây giờ ngồi nghĩ lại những hình ảnh xa xưa ấy, tôi vẫn còn thấy đời người ngọt ngào như có vị đường và tưởng tượng như không bao giờ có thể quên được hương thơm của trời nước, của hoa đào, của những cô sơn nữ đẹp não nùng, sầu biêng biếc, ngửa mặt lên cười một cách hồn nhiên trong cánh rừng bạt ngàn sơn dã hoa đào.

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên:

A. Miêu tả 

B. Tự sự 

C. Biểu cảm 

D. Thuyết minh

1
27 tháng 11 2019

Đáp án: C

Đọc đoạn văn sau: Du khách Lào Cai, đến Sa Pa cũng qua một rừng đào đẹp không kém gì đảo ở Thập Vạn Đại Sơn. Đi vào rừng, trời mù mù như thể có sương bao phủ, nhưng bỗng nhiên đến một khúc quẹo, trời sáng hẳn ra.Nhìn lên không có một đám mây. Trời nắng ấm trông cứ như ngọc lưu li vậy. Gió từ trên đỉnh cao thổi xuống làm rung động những cành cây, hoa đào rơi lả tả trên cỏ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau:

Du khách Lào Cai, đến Sa Pa cũng qua một rừng đào đẹp không kém gì đảo ở Thập Vạn Đại Sơn. Đi vào rừng, trời mù mù như thể có sương bao phủ, nhưng bỗng nhiên đến một khúc quẹo, trời sáng hẳn ra.Nhìn lên không có một đám mây. Trời nắng ấm trông cứ như ngọc lưu li vậy. Gió từ trên đỉnh cao thổi xuống làm rung động những cành cây, hoa đào rơi lả tả trên cỏ xanh như một cơn mưa màu sắc. Vừa lúc đó có một đoàn ba cô nàng, cưỡi ngựa thồ, vắt chân về một bên đi nhởn nhơ dưới trận mưa hoa, vừa nói chuyện vừa ngửa mặt lên trời cười. Hoa đào vương vào tóc, rủ lên vai áo, làm bật cái cạp và cái nẹp, trông y như thể ba cô tiên nữ. Bây giờ ngồi nghĩ lại những hình ảnh xa xưa ấy, tôi vẫn còn thấy đời người ngọt ngào như có vị đường và tưởng tượng như không bao giờ có thể quên được hương thơm của trời nước, của hoa đào, của những cô sơn nữ đẹp não nùng, sầu biêng biếc, ngửa mặt lên cười một cách hồn nhiên trong cánh rừng bạt ngàn sơn dã hoa đào.

Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên là gì?

A. Miêu tả vẻ đẹp của rừng núi Sa Pa buổi sớm mai 

B. Miêu tả vẻ đẹp của những cô sơn nữ ở Sa Pa 

C.Bộc lộ cảm xúc của tác giả trước cảnh sắc và hương vị của Sa Pa 

D. Kể lại kỉ niệm về một chuyến đi tham quan Sa Pa

1
16 tháng 7 2019

Đáp án: C