K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ 6 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ IMôn: Ngữ văn 7Thời gian làm bài: 90 phútI. ĐỌC-HIỂU (6,0 điểm)Đọc văn bản sau:CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA          Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy,…           Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ...
Đọc tiếp

ĐỀ 6

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC-HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA

 

         Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy,…

           Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm:

“Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

          Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

          Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đấy nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…

                                                (Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là phương thức nào?

          A. Tự sự

          B. Miêu tả

          C. Biểu cảm

          D. Nghị luận

Câu 2. Văn bản trên được kể theo lời của ai?

          A. Lời của hạt lúa thứ nhất

          B. Lời của hạt lúa thứ hai

          C. Lời của người kể chuyện

          D. Lời kể của hai cây lúa

Câu 3. Chi tiết chính trong văn bản trên là chi tiết nào?

          A. Người nông dân

          B. Cánh đồng

          C. Hai cây lúa

          D. Chất dinh dưỡng

Câu 4. Vì sao hạt lúa thứ hai lại “ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất”?

          A. Vì nó muốn được ra đồng cùng ông chủ.

          B. Vì nó biết chỉ khi được gieo xuống đất, nó mới được bắt đầu một cuộc sống mới

          C.Vì nó không thích ở mãi trong kho lúa

          D. Vì khi được gieo xuống đất nó sẽ nhận được nước và ánh sáng.

Câu 5. Xác định thành phần trạng ngữ trong câu: Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng.

          A. Thời gian trôi qua

          B. hạt lúa thứ nhất bị héo khô

          C. bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng

          D. bị héo khô nơi góc nhà

Câu 6. Từ sung sướng trong văn bản trên thuộc loại từ nào?

          A. Từ ghép đẳng lập

          B. Từ ghép chính phụ

          C. Từ láy

          D. Từ láy toàn bộ

Câu 7. Xác định biện pháp tu từ trong câu: Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

          A. So sánh

          B. Nhân hóa

          C. Ẩn dụ

          D. Hoán dụ

Câu 8. Từ hình ảnh hạt lúa thứ nhất bị héo khô, tác giả muốn phê phán điều gì?

          A. Sự hèn nhác, ích kỉ  không dám đương đầu với khó khăn, thử thách, luôn trốn tránh trong sự an toàn vô nghĩa

          B. Sự ích kỉ chỉ nghĩ đến lợi ích cho bản thân mình.

          C. Sự vô cảm không quan tâm đến người khác.

          D. ……..

Câu 9. Em hãy tóm tắt ngắn gọn văn bản trên?

Câu 10. Em rút ra được bài học gì sau khi đọc xong ăn bản trên?

           

II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

          Viết bài văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc đoạn thơ sau:

Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gàu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất

          Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hoá dân tộc, 1999

1
21 tháng 12 2022

\(1.A\)

\(2.C\)

\(3.C\)

\(4.B\)

\(5.A\)

\(6.C\)

\(7.C\)

\(8.A\)

\(10.\) Bài học em rút ra là sống ở đời là phải biết đương đầu với khó khăn thử thách , chỉ có thế mới có thể thành công . Ngược lại nếu chúng ta hèn nhát thì thành công đối với chúng ta sẽ rất xa vời 

ĐỀ 3:                                       ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ IMôn Ngữ văn lớp 7Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)Đọc văn bản sau:                                     ĐƯA CON ĐI HỌC                                                                 Tế Hanh                                  Sáng nay mùa thu sang                                  Cha đưa con đi học                                 ...
Đọc tiếp

ĐỀ 3:

                                       ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

 

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

                                     ĐƯA CON ĐI HỌC

                                                                 Tế Hanh

                                  Sáng nay mùa thu sang

                                  Cha đưa con đi học

                                  Sương đọng cỏ bên đường

                                  Nắng lên ngời hạt ngọc

 

                                   Lúa đang thì ngậm sữa

                                  Xanh mướt cao ngập đầu

                                  Con nhìn quanh bỡ ngỡ

                                  Sao chẳng thấy trường đâu?

 

                                    Hương lúa tỏa bao la

                                   Như hương thơm đất nước

                                   Con ơi đi với cha

                                   Trường của con phía trước

                                                                        Thu 1964

                                 (In trong Khúc ca mới, Tr.32, NXB Văn học,1966)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên ?

A. Tự do                                 C. Lục bát

B. Năm chữ                             D. Bốn chữ

Câu 2. Hiện tượng từ ngữ nào sau đây nêu đúng mối quan hệ về nghĩa của từ “đường” trong bài thơ trên và từ "đường" trong cụm từ "Ngọt như đường"?

A. Hiện tượng đồng âm                   C.  Hiện tượng đồng nghĩa

B. Hiện tượng trái nghĩa                  D. Hiện tượng đa nghĩa

Câu 3. Ai là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ?

A. Mẹ                                                                     C. Cha

B. Con                                                          D.

Câu 4. Cụm từ "nhìn quanh bỡ ngỡ" thuộc cụm từ nào sau đây?

A. Cụm danh từ                    C. Cụm động từ

B. Cụm tính từ                      D. Cụm chủ vị

Câu 5. Người cha muốn nhắn gởi điều gì với con qua hai câu thơ sau?

                                                    Con ơi đi với cha

Trường của con phía trước.

A. Bước chân của con luôn có cha đồng hành, cha sẽ đi cùng con trên mọi chặng đường, đưa con đến những nơi tốt đẹp. Cha luôn yêu thương, tin tưởng và hi vọng ở con.

B. Con hãy luôn luôn yêu thương, kính trọng cha mẹ. Con luôn phải có thái độ biết ơn đối với công lao sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ.

C. Con hãy biết ơn và kính trọng mẹ kể cả lúc mẹ đã già yếu. Hãy quan tâm, thấu hiểu với những vất vả của cha.

D. Khắc sâu tấm lòng yêu con của cha, đồng thời thể hiện sự tin tưởng, hi vọng ở con.

Câu 6. Dòng nào sau đây giải nghĩa đúng nhất tác dụng chủ yếu của biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng trong câu thơ "Lúa đang thì ngậm sữa"?

A. Làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người.        

B. Làm cho câu thơ sinh động, gợi hình, gợi cảm.        

C. Làm cho câu thơ giàu nhịp điệu, có hồn.

D. Nhấn mạnh, làm nổi bật đối tượng được nói đến trong câu thơ.

Câu 7. Theo em, hình ảnh “ hạt ngọc ” được hiểu là gì?

A. Nắng mùa thu                 C. Hương lúa mùa thu

B. Gió mùa thu                    D. Sương trên cỏ bên đường

Câu 8. Nội dung nào sau đây nói đúng nhất chủ đề của bài thơ?

A. Ca ngợi tình cảm của cha dành cho con.                 

B. Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước.  

C. Thể hiện niềm vui được đưa con đến trường của người cha.

D. Thể hiện lòng biết ơn của người con với người cha.

Câu 9. Em có cảm nhận như thế nào về tình cảm của người cha trong bài thơ?

Câu 10. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc sau khi đọc bài thơ.

II. VIẾT (4,0 điểm)

       Em hãy viết bài văn  nêu suy nghĩ của em về mẹ.

0
PHẦN I ( ĐỌC – HIỂU) (4.0 điểm)     Đọc  văn bản sau và trả lời  câu hỏi: CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA         Có hai hạt lúa nọ được giữa lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát...
Đọc tiếp

PHẦN I ( ĐỌC – HIỂU) (4.0 điểm)

     Đọc  văn bản sau và trả lời  câu hỏi:

 

CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA

 

        Có hai hạt lúa nọ được giữa lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

     Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…

      Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ - đó là sự lựa chọn của hạt giống thứ hai”.

(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004)

 

 

Câu 1 (1,0đ). Hãy xác định phương thức biểu đạt  trong văn bản trên?

Câu 2(1,0đ). Xác định ngôi kể của văn bản, cụm danh từ trong câu văn in đậm trên?

Câu 3(1,0đ).  Chỉ ra biện pháp tu từ so sánh , điệp ngữ và nêu tác dụng của  biện pháp tu từ đó được sử dụng trong văn bản trên ?

Câu 4(1,0đ). Bài học, ý nghĩa của văn bản  trên?

1
27 tháng 10 2022

Ngắn gọn vãi

27 tháng 10 2022

Đúng 

I.                  Đọc  văn bản sau và trả lời  câu hỏi: CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA      Có hai hạt lúa nọ được giữa lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất...
Đọc tiếp

I.                  Đọc  văn bản sau và trả lời  câu hỏi:

 

CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA

 

     Có hai hạt lúa nọ được giữa lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

     Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…

      Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ - đó là sự lựa chọn của hạt giống thứ hai”.

(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004)

 

 

Câu 1 (1,0đ). Hãy xác định phương thức biểu đạt  trong văn bản trên?

Câu 2(1,0đ).Xác định trạng ngữ, công dung của trạng ngữ trong đoạn trích  trên?

Câu 3(1,0đ).  Chỉ ra biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh , điệp ngữ và nêu tác dụng của  biện pháp tu từ đó được sử dụng trong văn bản trên ?

Câu 4(1,0đ).Bài học, ý nghĩa của văn bản  trên? (Nội dung của văn bản).

1
27 tháng 4 2022

Câu 1:

PTBD:Tự sự

Câu 2:

Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó

   TN

Công dụng:

+Bổ sung thêm cho câu văn

+Cho người đọc biết được thời gian mà  người chủ  đem chúng gieo trên cánh đồng 

Câu 3:

Chỉ:

BPTT nhân hóa

Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất

TD:

+Làm câu văn thêm sinh động

+Làm thêm sự hấp dẫn cho người đọc

+Nhân hóa hạt lúa cũng biết "nhủ thầm" như con người

BPTT điệp ngữ:

hạt lúa thứ hai,nó

TD:

+giúp nhấn mạnh vào sự vật

+bộc lộ cảm xúc,tâm tư của nhân vật

Câu 4:

Bài học ,ý nghĩa:

Chúng ta không nên sống trong "vỏ bọc kín" như thế nó khiến chúng ta không tiếp xúc với thế giới bên ngoài và cũng không thể vươn lên tới thành công như hạt lúa 1 trong câu chuyện trên.

 

 

 

(bài hơi dài mong mọi người thông cảm)Đề : Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:     Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: "Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong...
Đọc tiếp

(bài hơi dài mong mọi người thông cảm)

Đề : Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

     Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: "Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ". Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...

                                  (Hạt giống tâm hồn, Hai hạt lúa)

Câu 1.  Xác định Xác định lời dẫn trực tiếp trong văn bản trên?

            Chuyển lời dẫn trên thành lời dẫn gián tiếp.

Câu 2. Câu văn "Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới" sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng?

Câu 3. Nêu ý nghĩa của văn bản.

Câu 4. Nếu được lựa chọn, anh/ chị sẽ chọn cách sống như hạt lúa thứ nhất hay hạt lúa thứ hai? Vì sao?

 

                                               CHIẾC BÁT VỠ       

Ở thành phố kia có một bác thợ rèn, bác có một người con trai duy nhất. Anh vừa đẹp trai, vừa giỏi giang khiến bác rất tự hào.

       Một ngày nọ, người con trai bị tai nạn xe hơi. Tuy giữ được tính mạng nhưng lại mất cả hai chân. Tuyệt vọng, hằng ngày anh ngồi ủ rũ trong phòng, im lặng nhìn ra cửa sổ.

  Một lần, vì quá đau khổ, anh tìm cách tự tử bằng cách uống thuốc ngủ. Nhưng may thay cha anh kịp thời phát hiện đưa anh tới bệnh viện, cứu anh qua cơn nguy kịch.

     Một ngày sau người con trai tỉnh, bác thợ rèn mang đồ ăn tới cho con. Anh con trai tức giận hất đổ khay đồ ăn, rồi chỉ chiếc bát vỡ dưới nền nói:

- Cha à, cha cứu con làm gì, cuộc đời con giờ như chiếc bát vỡ kia rồi, mãi mãi không lấy lại được nữa!

     Người cha tội nghiệp lặng lẽ xoa đầu con trai, vỗ về rồi giúp anh nằm nghỉ. Xong ông dọn dẹp những thứ dưới đất, đôi mắt ông đỏ hoe.

     Một tuần sau anh được đưa về nhà. Anh thấy trên bàn mình có một chiếc bát sắt. Anh lấy làm lạ lẫm.

- Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai?                                                 

- Ý của cha là…Anh ấp úng nói.

- Chính là chiếc bát sành hôm trước đó con, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con.

Câu 1: - Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai?                                                 

           - Ý của cha là…Anh ấp úng nói.

Trong đoạn hội thoại trên, người con trai đã vi phạm phương châm hội thoại nào, vì sao?

Câu 2: Câu: “- Cha à, cha cứu con làm gì, cuộc đời con giờ như chiếc bát vỡ kia rồi, mãi mãi không lấy lại được nữa!” là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Lời nói hay ý nghĩ của nhân vật?

Câu 3: Em rút ra được bài học gì từ câu nói: “- Chính là chiếc bát sành hôm trước đó con, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con.”

 

     Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

   Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan và chỉ thích phàn nàn. Đối với anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, không có gì thú vị. Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ.

 - Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi.

 Lập tức, chàng trai làm theo.

- Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời.

Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước:

 - Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi.

 - Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào - Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử.

 Người thầy chậm rãi nói:

- Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau.Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích.

            (Theo Câu chuyện về những hạt muối- vietnamnetVm, 17/06/2015)

Câu 1 : Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2 : Trong câu nói sau, chàng trai đã tuân thủ phương châm hội thoại nào?

- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy.

Câu 3 : Em hiểu gì về các chi tiết, hình ảnh “thìa muối”, “ hòa tan” trong văn bản ?

Câu 4 :  Em rút ra bài học gì có ý nghĩa cho bản thân từ văn bản trên.

 

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi bên dười:

(1) Một chàng trai trẻ đến gặp một chuyên gia đá quý và đề nghị ông ta dạy cho anh trở thành một nhà nghiên cứu về đá quý. Chuyên gia nọ từ chối vì ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫn để theo học. Chàng trai cầu xin một cơ hội. Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai "Ngày mai hãy đến đây".

(2) Sáng hôm sau, vị chuyên gia đặt một hòn ngọc bích vào tay chàng trai vàbảo chàng hãy cầm nó. Rồi ông tiếp tục công việc của mình: mài đá, cân và phân loại đá quý. Chàng trai ngồi yên lặng và chờ đợi.

(3) Buổi sáng tiếp theo, vị chuyên gia lại đặt hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng cầm nó. Ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm sau đó vị chuyên gia vẫn lặp lại hành động trên.

(4) Đến ngày thứ sáu, chàng trai vẫn cầm hòn ngọc bích chàng không thể im lặng được nữa.

- Thưa thầy - chàng trai hỏi - khi nào thì em sẽ bắt đầu học ạ?

- Con sẽ được học - vị chuyên gia trả lời và tiếp tục công việc của mình.

(5) Vài ngày nữa lại trôi qua và sự thất vọng của chàng trai càng tăng. Một ngày kia, khi vị chuyên gia bảo chàng trai đưa tay ra, chàng định nói với ông ta rằng chàng chẳng muốn tiếp tục việc này nữa. Nhưng khi vị chuyên gia đặt hòn ngọc bích lên tay chàng trai, chàng nói mà không cần nhìn viên đá:

- Đây không phải là hòn đá con vẫn cầm!

- Con đã bắt đầu học rồi đấy - vị chuyên gia nói.

                                       (Theo Quà tặng cuộc sống. NXB Trẻ, 2013)

Câu 1.Chàng trai trong văn bản đã tuân thủ phương châm hội thoại nào trong câu nói: - Đây không phải là hòn đá con vẫn cầm!

Câu 2.Vì sao ban đầu vị chuyên gia lại từ chối lời đề nghị của chàng trai?

Câu 3.Tìm câu văn có lời dẫn trực tiếp trong đoạn (1), sau đó chuyển thành lời dẫn gián tiếp.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm được gợi ra từ phần đọc hiểu "tự học là cách học tập hiệu quả nhất" không? Vì sao.

 

0
ĐỀ 4:ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ IMÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút                                                   I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)Đọc văn bản sau:CHÚ LỪA THÔNG MINHMột hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên, nhưng mấy tiếng đồng hồ trôi qua mà vẫn không được, lừa ta vẫn kêu be be thảm thương dưới giếng.Cuối...
Đọc tiếp

ĐỀ 4:

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7

 Thời gian làm bài: 90 phút

                                                  

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

CHÚ LỪA THÔNG MINH

Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên, nhưng mấy tiếng đồng hồ trôi qua mà vẫn không được, lừa ta vẫn kêu be be thảm thương dưới giếng.

Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc lừa dưới giếng, bởi bác cho rằng nó cũng đã già, không đáng phải tốn công, tốn sức nghĩ cách cứu, hơn nữa còn phải lấp cái giếng này đi. Thế là, bác ta gọi hàng xóm tới cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống lừa, tránh cho nó khỏi bị đau khổ dai dẳng.

 

Khi thấy đất rơi xuống giếng, lừa bắt đầu hiểu ra kết cục của mình. Nó bắt đầu kêu gào thảm thiết. Nhưng chỉ mấy phút sau, không ai nghe thấy lừa kêu la nữa. Bác nông dân rất tò mò, thò cổ xuống xem và thực sự ngạc nhiên bởi cảnh tượng trước mắt. Bác ta thấy lừa dồn đất sang một bên, còn mình thì tránh ở một bên.

Cứ như vậy, mô đất ngày càng cao, còn lừa ngày càng lên gần miệng giếng hơn. Cuối cùng, nó nhảy ra khỏi giếng và chạy đi trước ánh mắt kinh ngạc của mọi người.

 

(Theo Bộ sách EQ- trí tuệ cảm xúc)

 

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Em hãy cho biết văn bản “Chú lừa thông minh” thuộc loại truyện nào? (Biết)

          A. Truyện cổ tích

          B. Truyện truyền thuyết

          C. Truyện ngụ ngôn

            D. Truyện cười

Câu 2: Văn bản “Chú lừa thông minh”  được kể theo ngôi thứ mấy? (Biết)

A. Ngôi thứ ba

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ nhất số ít

D. Ngôi thứ nhất số nhiều

Câu 3: Ban đầu, khi thấy chú lừa bị sa xuống giếng, bác nông dân đã làm gì? (Biết)

A. Tìm cách để không bận tâm đến con lừa nữa

B. Tìm cách để cứu lấy con lừa

         C. Nhờ hàng xóm đến để giúp con lừa

         D. Đến bên giếng và nhìn nó

Câu 4: Có bao nhiêu từ láy trong câu: “Nó bắt đầu kêu gào thảm thiết? (Biết)

          A. 3

 B. 2

           C. 1

           D. 4

Câu 5: Khi thấy đất rơi xuống giếng, con lừa đã làm gì? (Biết)

          A. Kêu gào thảm thiết

          B. Đứng im và chờ chết

          C. Cố hết sức nhảy ra khỏi giếng

            D. Bình tĩnh tìm cách

Câu 6: Hãy sắp xếp các chi tiết sau theo trình tự đúng của câu chuyện “Chú lừa thông minh”? (Hiểu)

(1) Con lừa của bác nông dân bị sa chân xuống giếng, bác nông dân tìm cách cứu nó

(2)  Con lừa cố gắng xoay sở

(3) Con lừa thoát ra khỏi cái giếng

(4) Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc nó

A. (1) (2) (3) (4)

          B. (1) (4) (2) (3)

          C. (3) (1) (4) (2)

            D. (3) (2) (4) (1)

Câu 7: Qua văn bản “Chú lừa thông minh”, em thấy con lừa có tính cách như thế nào? (Hiểu)

          A. Bình tĩnh, thông minh

          B. Nhút nhát, sợ chết

          C. Nóng vội, dũng cảm

            D. Chủ quan, kiêu ngạo

Câu 8: Nội dung của câu chuyện “Chú lừa thông minh” là gì? (Hiểu)

          A. Buông xuôi trước những khó khăn trong cuộc sống

          B. Sự đoàn kết của con người và loài vật

          C. Biết thích ứng với hoàn cảnh khắc nghiệt trong cuộc sống

            D. Tình yêu thương giữa con người với loài vật

Câu 9: Em hãy đóng vai chú lừa trong câu chuyện để nói một câu khuyên mọi người sau khi chú thoát chết ? (Vận dụng)

Câu 10: Từ câu chuyện “Chú lừa thông minh”, em có đồng tình với cách xử lý của bác nông dân không? Vì sao? (Vận dụng)

 

II. VIẾT (4,0 điểm)

Em hãy viết bài văn  biểu cảm về ngày khai tường đầu tiên

0
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ IMôn: Ngữ văn lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề           I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)           Đọc văn bản sau:          (...) Trong muôn nghìn bông hoa rực rỡ ấy có một bông hoa tên là Hướng dương. Hoa Hướng dương cũng mang trong tim một tình yêu cháy bỏng với mặt trời. Hoa quyết định nhuộm vàng mình, cũng như luôn vươn cao mình hướng về mặt trời mặc cho...
Đọc tiếp

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

 

          I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

          Đọc văn bản sau:

          (...) Trong muôn nghìn bông hoa rực rỡ ấy có một bông hoa tên là Hướng dương. Hoa Hướng dương cũng mang trong tim một tình yêu cháy bỏng với mặt trời. Hoa quyết định nhuộm vàng mình, cũng như luôn vươn cao mình hướng về mặt trời mặc cho những lời đường mật của ong bướm, lời thì thầm của gió và sự dịu dàng của mây; mặc cho những tia nắng chói chang nóng rát chiếu vào hoa vẫn

vàng tươi và tràn đầy sức sống.

       Hoa Hướng dương tượng trưng cho sự tích cực, vươn lên luôn hướng ra ánh

 sáng. Chính vì thế mà hoa Hướng dương luôn mang màu vàng ấm áp thắp sáng

những nơi tối tăm cho cuộc sống tươi mới và đầy sức sống. Hãy luôn nhìn vào

điểm tích cực của cuộc sống giống như Hướng dương luôn hướng về phía mặt

trời chứ không phải những đám mây đen.

     Trong cuộc sống rồi ai cũng sẽ có lúc cảm thấy cô đơn mệt mỏi nhưng bạn

hãy nhớ rằng có khó khăn, nghịch cảnh luôn luôn tồn tại trong cuộc sống này để

thử thách bản lĩnh, nghị lực và ý chí của mỗi chúng ta.  Nên hãy luôn hướng về

những điều tốt đẹp như bông hoa Hướng dương hướng về mặt trời nhé!

                                                           (Nguồn trích dẫn từ Internet)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. (0,5 điểm): Hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

A. tự sự      

B. miêu tả  

C. nghị luận       

D. biểu cảm

Câu 2. (0,5 điểm):  Đoạn một của ngữ liệu có mấy từ láy?

A. một                                    

B. hai

C. ba                                       

D. bốn

Câu 3. (0,5 điểm): Hãy luôn nhìn vào điểm tích cực của cuộc sống, giống

như hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời chứ không phải những

đám mây đen” . Câu văn trên thuộc kiểu câu gì?

A. câu nghi vấn                                          

B. câu cầu khiến

C. câu cảm thán                                        

D. câu trần thuật

Câu 4. (0,5 điểm): Nêu tác dụng của kiểu câu em vừa xác định ở câu 3? 

           A. nhằm khuyên nhủ con người sống vui vẻ

 B. nhằm khuyên nhủ con người sống hòa đồng

           C. nhằm khuyên nhủ con người sống lạc quan, tích cực

           D. nhằm khuyên nhủ con người biết yêu thiên nhiên

Câu 5. (0,5 điểm): Từ « hướng dương »  trong « hoa hướng dương » có nghĩa là hướng về mặt trời ?

          A. đúng

          B. sai

Câu 6. (0,5 điểm):  Nội dung chính đoạn một của ngữ liệu ?

          A. bàn về ý nghĩa của hoa hướng dương

          B. bàn về cách sống của con người từ hình ảnh hoa hướng dương

          C. bàn về nét đặc trưng riêng của loài hoa hướng dương

          D. miêu tả vẻ đẹp hoa hướng dương

Câu 7. (0,5 điểm):  Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu văn : Hoa hướng dương cũng mang trong tim một tình yêu cháy bỏng với mặt trời

          A. tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt     

B. tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, khẳng định vẻ đẹp và sức sống của hoa hướng dương

          C. tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, làm cho hoa hướng dương trở nên gần gũi và có tâm hồn như con người

          D. tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, nhấn mạnh vẻ đẹp của hoa hướng dương

Câu 8. (0,5 điểm):  Nối cột A với cột B cho phù hợp :

A

Biện pháp tu từ

B

Tác dụng

1.nhân hóa

a. hoa hướng dương nhấn mạnh đối tượng được bàn luận

2. ẩn dụ

b. hoa hướng dương cũng có tâm tư tình cảm, có hành động, suy nghĩ

 như con người…

3. điệp ngữ

c. hình ảnh hoa hướng dương gợi liên tưởng đến con người luôn

   có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống

          A. 1-a, 2-c, 3-b

          B. 1-c, 2-a, 3-b

          C. 1-b, 2-a, 3-c

          D. 1-b, 2-c, 3-a

Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:

Câu 9. (1,0 điểm):  Qua hình ảnh hoa hướng dương, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì ?

Câu 10. (1,0 điểm): Đọc đoạn cuối văn bản, em rút ra bài học gì cho bản thân ?

II. VIẾT (4,0 điểm)

Có nhiều nhân vật văn học mang đến cho em nhiều cảm xúc và ấn tượng. Em hãy viết bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật mà em yêu thích. (Lưu ý: Không viết về những nhân vật ở các văn bản đã học trong SGK Ngữ văn 6 và 7.)

----------------------- Hết -------------------------

 giúp mik vs ạ

0
ĐỀ 5:  ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ IMôn Ngữ văn lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)Đọc văn bản sau:TRĂNG ƠI… TỪ ĐÂU ĐẾN?                                                                  Trần Đăng Khoa Trăng ơi… từ đâu đến? Hay từ cánh rừng xaTrăng hồng như quả chínLửng lơ lên trước nhà Trăng ơi… từ đâu đến? Hay biển xanh diệu kìTrăng tròn như mắt cáChẳng bao...
Đọc tiếp

ĐỀ 5:

 

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

 

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

TRĂNG ƠI… TỪ ĐÂU ĐẾN?

                                                                  Trần Đăng Khoa

 

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ cánh rừng xa

Trăng hồng như quả chín

Lửng lơ lên trước nhà

 

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay biển xanh diệu kì

Trăng tròn như mắt cá

Chẳng bao giờ chớp mi

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ một sân chơi

Trăng bay như quả bóng

Bạn nào đá lên trời

 

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ lời mẹ ru

Thương Cuội không được học

Hú gọi trâu đến giờ

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ đường hành quân

Trăng soi chú bộ đội

Và soi vàng góc sân

 

Trăng ơi… từ đâu đến?

Trăng đi khắp mọi miền

Trăng ơi có nơi nào

Sáng hơn đất nước em…

 

                                                                                     1968

                                                          (Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời,

                                                                   NXB Văn hóa dân tộc)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Bài thơ “Trăng ơi… từ đâu đến?” được viết theo thể thơ nào?

A. Tự do.    B. Lục bát.    C. Bốn chữ.           D. Năm chữ.

Câu 2. Bài thơ có cách gieo vần như thế nào?

A. Gieo vần lưng.                                            B. Gieo vần chân.

C. Gieo vần lưng kết hợp vần chân.           C. Gieo vần linh hoạt.

Câu 3. Ở khổ thơ thứ nhất, trăng được so sánh với hình ảnh nào?

A. Quả chín.

B. Mắt cá.

C. Quả bóng.

D. Cánh rừng xa.

Câu 4. Từ “Lửng lơ” thuộc loại từ nào?

          A. Từ ghép.

          B. Từ láy.

          C. Từ đồng nghĩa.

          D. Từ trái nghĩa.

Câu 5. Hình ảnh vầng trăng gắn liền với các sự vật (quả chín, mắt cá, quả bóng…) cho em biết vầng trăng được nhìn dưới con mắt của ai?

          A. Bà nội.

          B. Người mẹ.

          C. Cô giáo.

          D. Trẻ thơ.

Câu 6. Tác dụng chủ yếu của phép tu từ so sánh được sử dụng trong câu thơ: “Trăng bay như quả bóng” là gì ?

          A. Làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người.

          B. Nhấn mạnh, làm nổi bật đối tượng được nói đến trong câu thơ.

          C. Làm cho câu thơ sinh động, gợi hình, gợi cảm.

          D. Làm cho câu thơ giàu nhịp điệu, có hồn.

Câu 7. Theo em, dấu chấm lửng trong câu thơ “Trăng ơi… từ đâu đến?” có công dụng gì ?

          A. Tỏ ý còn nhiều sự vật hiện tượng chưa liệt kê hết.

          B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, hay ngập ngừng, ngắt quãng.

          C. Làm giãn nhịp câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện một từ ngữ biểu thị nội dung hài hước, châm biếm.

          D. Làm giãn nhịp câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ.

Câu 8. Ý nghĩa của bài thơ “Trăng ơi… từ đâu đến?” là gì ?

          A. Nhân vật trữ tình yêu trăng theo cách độc đáo.       

B. Trăng ở quê hương của nhân vật trữ tình là đẹp nhất.

          C. Yêu mến trăng, từ đó bộc lộ niềm tự hào về đất nước của nhân vật trữ tình.

          D. Ánh trăng ở quê hương nhân vật trữ tình đặc biệt, không giống ở nơi khác.

Câu 9. Em hiểu như thế nào về câu thơ “Trăng ơi có nơi nào. Sáng hơn đất nước em…”?

Câu 10. Từ tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ, hãy bộc lộ tình cảm của em với quê hương yêu, đất nước (trong đoạn văn 3 đến 5 câu).

 

II. VIẾT (4.0 điểm)

Trong các bài học vừa qua, em đã được làm quen với nhiều nhân vật văn học thú vị. Đó là các bạn nhỏ với tâm hồn trong sáng, tinh tế, nhân hậu như Mên, Mon (Bầy chim chìa vôi), An, Cò (Đi lấy mật)…và cả những người cha (Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ), người thầy (Người thầy đầu tiên),…hết lòng yêu thương con trẻ. Những nhân vật ấy chắc hẳn đã mang đến cho em nhiều cảm xúc và ấn tượng.

          Từ ấn tượng về các nhân vật ấy hãy viết bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật em yêu thích.

0
ĐỀ 2:ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ IMôn Ngữ văn lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề                                       I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)Đọc văn bản sau:MẸ VẮNG NHÀ NGÀY BÃOMấy ngày mẹ về quêLà mấy ngày bão nổiCon đường mẹ đi vềCơn mưa dài chặn lối.Hai chiếc giường ướt mộtBa bố con nằm chungVẫn thấy trống phía trongNằm ấm mà thao thức.Nghĩ giờ này ở quêMẹ cũng không...
Đọc tiếp

ĐỀ 2:

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

                                      

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

MẸ VẮNG NHÀ NGÀY BÃO

Mấy ngày mẹ về quê
Là mấy ngày bão nổi
Con đường mẹ đi về
Cơn mưa dài chặn lối.

Hai chiếc giường ướt một
Ba bố con nằm chung
Vẫn thấy trống phía trong
Nằm ấm mà thao thức.

Nghĩ giờ này ở quê
Mẹ cũng không ngủ được
Thương bố con vụng về
Củi mùn thì lại ướt.

Nhưng chị vẫn hái lá
Cho thỏ mẹ, thỏ con
Em thì chăm đàn ngan
Sớm lại chiều no bữa
Bố đội nón đi chợ
Mua cá về nấu chua…

Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà.

      Tác giả: Đặng Hiển.
     (Trích Hồ trong mây)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

A. Thơ lục bát

B. Thơ bốn chữ 

C. Thơ năm chữ  

D. Thơ tự do

Câu 2. Ý nào sau đây nêu lên đặc điểm của thể thơ năm chữ ?

A.     Mỗi dòng thơ có năm chữ, không giới hạn số câu.

B.    Mỗi dòng thơ có năm chữ, có giới hạn số câu.

C.   Mỗi dòng thơ có bốn chữ, không giới hạn số câu.  

D.   Mỗi dòng thơ có bốn chữ, có giới hạn số câu.

Câu 3. Trong bài thơ trên có mấy số từ?

A. Một

B. Hai

C. Ba

D. Bốn

Câu 4. Tình cảm, cảm xúc của con dành cho mẹ trong bài thơ là gì?

A.   Tình cảm yêu thương và nhớ mong mẹ.

B.   Tình cảm yêu thương và biết ơn mẹ.

C.   Niềm vui sướng khi có mẹ bên cạnh.

D.   Cô đơn, trống vắng khi mẹ vắng nhà.

Câu 5. Câu thơ nào nói lên niềm vui của cả nhà khi mẹ về?

A.   Mấy ngày mẹ về quê

B.   Thế rồi cơn bão qua

C.   Bầu trời xanh trở lại

D.   Mẹ về như nắng mới

Câu 6. Chủ đề của bài thơ này là gì?

A. Vai trò của người mẹ và tình cảm gia đình.              

B. Tình cảm nhớ thương của con dành cho mẹ.            

C. Ca ngợi đức hạnh người phụ nữ Việt Nam.

D. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng.

Câu 7. Bài thơ ca ngợi ai, về điều gì ?

A. Ca ngợi trách nhiệm nặng nề của người mẹ trong gia đình

B. Ca ngợi đức hi sinh và tình yêu thương của mẹ.

C. Ca ngợi sự cần cù, siêng năng, chăm chỉ của người mẹ.

D. Ca ngợi tình cảm của những người thân trong gia đình.

Câu 8. Câu thơ nào dưới đây có hình ảnh so sánh?

A. Cơn mưa dài chặn lối.

B. Bố đội nón đi chợ.

 C. Mẹ về như nắng mới.

D. Mẹ cũng không ngủ được

Câu 9. Cảm nhận của em về hình ảnh thơ trong hai dòng thơ cuối.

Câu 10. Hãy rút ra bài học sau khi đọc bài thơ.

II. VIẾT (4.0 điểm)

Em hãy viết bài văn  nêu suy nghĩ của em về một người thân trong gia đình (cha, mẹ, anh, chị, em).

1
21 tháng 12 2022

\(1.C\)

\(2.A\)

\(3.C\)

\(4.A\)

\(5.D\)

\(6.A\)

\(7.D\)

\(8.C\)

\(9.\) Hai câu thơ cuối muốn nói lên niềm nhớ mong của người con và sự vui vẻ khi mẹ về của gia đình . Qua đó cũng thể hiện tầm quan trọng của người phụ nữ trong mỗi gia đình .

\(10.\) Bài thơ muốn nói lên sự gắn bó và tầm quan trọng của mỗi người thân trong gia đình , nếu vắng đi một người nào đó sẽ cảm thấy trở nên trống vắng . Thể hiện sự yêu thương của mỗi người thân trong gia đình .

 

21 tháng 12 2022

thanks

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4: Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: "Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh...
Đọc tiếp
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4: Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: "Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ". Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới... (Hạt giống tâm hồn, Hai hạt lúa) Câu 1.Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5 điểm) Câu 2.Câu văn "Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới" sử dụng biện pháp tu từ gì? (0,5 điểm) Câu 3.Nêu ý nghĩa của văn bản. (1,0 điểm) Câu 4.Nếu được lựa chọn, anh/ chị sẽ chọn cách sống như hạt lúa thứ nhất hay hạt lúa thứ hai? Vì sao? (trả lời trong khoảng từ 5 đến 7 dòng). (1,0 điểm)
0