K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2023

- Tình hình phát triển công nghiệp may ở Việt Nam: 

+ Những năm gần đây, ngành này liên tục có bước phát triển tích cực, đạt mức tăng trưởng xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước.

+ Trong 06 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 18 tỷ USD, tăng 8,61% so với cùng kỳ năm 2018. Mặc dù, tăng trưởng cao, nhưng trước những diễn biến của thương mại toàn cầu đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, đòi hỏi ngành cần có giải pháp ứng phó,…

+ Công nghiệp may Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường như Châu Âu, Canađa, Hoa Kỳ và Nhật Bản trong đó Châu Âu chiếm thị phần lớn nhất từ 34 - 38% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam.

- Phân bố không đồng đều. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến 31/12/2010, ngành công nghiệp may có 3.710 doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có sự phân bố không đồng đều giữa các vùng miền. 

+ Tại miền Bắc, nơi tập trung tới 30% doanh nghiệp, thì các doanh nghiệp lại chủ yếu đóng tại thủ đô Hà Nội. 

+ Khu vực miền Nam chiếm tới 62% lượng doanh nghiệp toàn ngành, cũng chủ yếu tập trung tại TP. Hồ Chí Minh. 

+ Còn khu vực miền Trung chỉ chiếm 8% lượng doanh nghiệp toàn ngành. 

12 tháng 11 2019

Gợi ý làm bài

a)Một số cây công nghiệp hàng năm ở nước ta: mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc lá.

b) Tình hình phát triển và phân bố

* Tình hình phát triển

- Từ năm 2000 đến năm 2005, diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng 83 nghìn ha, từ 778 nghìn ha (năm 2000) lên 861 nghìn ha (năm 2005); từ năm 2005 đến năm 2007, diện tích cây công nghiệp hàng năm giảm 15 nghìn ha, từ 861 nghìn ha (năm 2005) xuống còn 846 nghìn ha (năm 2007).

- Nhìn chung trong giai đoạn 2000 - 2007, diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng 68 nghìn ha (gấp 1,09 lần).

- Các tỉnh có diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm lớn là Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai, Đắk Lắk, Tây Ninh, Long An,...

* Phân bố

- Mía được trồng nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (Long An, Hậu Giang, Bến Tre, Sóc Trăng), ngoài ra còn được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ (Tây Ninh) và Duyên hải miền Trung (Thanh Hoá, Nghệ An, Phú Yên, Khánh Hoà).

- Lạc được trồng nhiều trên các đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh, trên đất xám bạc màu ở Đông Nam Bộ (Tây Ninh) và ở Đắk Lắk. Ngoài ra còn được trồng ở Bắc Giang, Quảng Nam, Long An,...

- Đậu tương được trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (Điện Biên, Sơn La, Hà Giang), Đồng bằng sông Hồng (Hà Tây, Hà Nam), Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông), Đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp).

- Bông được trồng nhiều ở Duyên hải Nam Trung Bộ (Bình Thuận), Tây Nguyên (Gia Lai, Đắk Lắk), Tây Bắc (Điện Biên, Sơn La).

- Thuốc lá trồng nhiều ở vùng Đông Bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn), Duyên hải Nam Trung Bộ (Ninh Thuận), Đông Nam Bộ (Tây Ninh).

- Đay trồng nhiều ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông cửu Long.

- Cói trồng nhiều nhất ở ven biển Ninh Bình, Thanh Hoá (Đồng bằng sông Hồng) và Đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cà Mau, Bạc Liêu).

24 tháng 3 2019

a) Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên để phát triên cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên

*Thuận lợi

-Đất badan có tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn

-Khí hậu có lính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi tới 4 - 5 tháng). Mùa khô kéo dài lại là điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm. Do ảnh hưởng của độ cao, nên trong khi các cao nguyên 400 - 500m khí hậu khá nóng, thì các cao nguyên cao trên 1000m khí hậu rất mát mẻ. Vì thế, ở Tây Nguyên có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè...) khá thuận lợi

-Tài nguyên nước: Một số sông tương đối lớn có giá trị về thuỷ lợi, đặc biệt là sông Xrê Pôk. Nguồn nước ngầm rất có giá trị về nước tươi trong mùa khô

*Khó khăn

-Mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất

-Đất đai bị xói mòn trong mùa mưa nếu lớp phủ thực vật bị phá họai

b) Tình hình sản xuất và phân bố các cây công nghiệp ờ Tây Nguyên

-Tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là 632,9 nghìn ha, chiếm 42,9% diện tích cả nước (năm 2001)

-Cà phê

+Là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích 480,8 nghìn ha, chiếm 85,1% diện tích cà phê cả nước. Sản lượng 761,6 nghìn tấn, chiếm 90,6% sản lượng cà phê (nhân) cả nước

+Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất

+Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đốì cao, khí hậu mát hơn, ở Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng; còn cà phê vôi được trồng ở những vùng nóng hơn, chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk

+Cà phê Buôn Ma Thuộc nổi tiếng có chất lượng cao

-Chè

+Diện tích: 24,2 nghìn ha, chiếm 24,6% diện tích chè cả nước. Sản lượng: 20,5 nghìn tấn, chiếm 27,1% sản lượng chè (búp khô) cả nước

+Chè được trồng chủ yếu ở Lâm Đồng và một phần ở Gia Lai. Lâm Đồng hiện nay là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước

-Cao su

+Đây là vùng trồng cao su lớn thứ hai cả nước, sau Đông Nam Bộ. Diện tích: 82,4 nghìn ha, chiếm 19,8% diện tích cao su cả nước. Sản lượng: 53,5 nghìn tấn, chiếm 17,1% sản lượng cao su (mủ khô) cả nước

+Cao su được trồng chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk

-Điều

+Diện tích: 22,4 nghìn ha, chiếm 12,3% diện tích điều cả nước. Sản lượng: 7,8 nghìn tấn, chiếm 10,7% sản lưựng điều cả nước

+Điều có mặt ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng

-Hồ tiêu: có quy mô nhỏ, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông

c) Các giải pháp chính

-Giải pháp về nguồn lao dộng

+Tây Nguyên là vùng thưa dân, lực lượng lao động thiếu. Vì vậy, để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên, cần thu hút lao động từ các vùng khác đến, đặc biệt là lao động có trình độ

+Sử dụng lao động tại chỗ, tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc

-Giải pháp về đầu tư

+Đầu tư vào việc nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là mạng lưới giao thông vận tải

+Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật (hệ thống thuỷ lợi để tưới nước trong mùa khô, các trạm trại cây giống, các dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, các cơ sở chế biến,...)

-Giải pháp về tổ chức, quản lí

+Củng cố hệ thống các nông trường quốc doanh, tạo ra mô hình trồng và chế biến cây công nghiệp

+Phát triển mô hình trang trại, kinh tế vườn trồng cà phê, hồ tiêu,...

-Các giải pháp khác

+Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là đầu tư nước ngoài

+Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho người sản xuất

+Chú ý đến hệ thống chính sách khuyến khích người lao động

+Mở rộng thị trường xuất khẩu

6 tháng 11 2017

Gợi ý làm bài

a) Vẽ sơ đồ

Cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

b) Nhận xét tình hình phát triển và sự phân bố

- Từ năm 2000 đến năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta tăng 85,8 nghìn tỉ đồng, gấp 2,74 lần.

- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp (chiếm 23,7% năm 2007).

- Công nghiệp chế biến, lương thực thực phẩm phân bố rộng khắp cả nước. Tập trung nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

Phát triển nông nghiệp xanh ở Việt Nam:

- Ngày 29/8/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ (NNHC) để hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, nhóm hộ sản xuất sản phẩm hữu cơ. Đề án phát triển NNHC giai đoạn 2020-2030 được phê duyệt tại Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Đề án được xây dựng trên cơ sở từ chính thực tiễn, phương thức và định hướng chung của Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Thời gian qua, đã có nhiều mô hình canh tác tiên tiến được thực hiện, ứng dụng các kỹ thuật và công nghệ, quy trình nuôi trồng quy chuẩn, thân thiện với môi trường và cho năng suất, chất lượng môi trường cao. Chẳng hạn như: Mô hình sản xuất rau an toàn tại tỉnh Lâm Đồng thu hút nhiều hộ nông dân tham gia sản xuất và ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống và sản xuất hoa; Hay tại tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng mô hình trồng nấm sạch với hơn 100 trang trại tham gia, sản lượng đạt 500 tạ/năm, mô hình 130 ha rau an toàn cho sản lượng 25.000 tấn/năm.

24 tháng 2 2016

a) Tình hình phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta giai đoạn 2000-2007 (giá so sánh 1994, đơn vị : nghìn tỉ đồng)

             Năm       2000     2005      2007
Giá trị sản xuất công nghiệp          49,4       97,7     135,2

Nhận xét : 

- Từ năm 2000 đến năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta tăng 85,8 nghìn tỉ đồng, gấp 2,74 lần

- Ngành này chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp ( chiếm 23,7% năm 2007)

b) Sự phân bố các trung tâm công nghiệp chế biến

Các trung tâm công nghiệp chế biên phân bố rộng khắp cả nước nhưng không đều giữa các vùng, tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Miền Trung

28 tháng 10 2020

cơ mà điện đâu vậy bạn ?

 

 

2 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 3 (Đường sông, hồ) và kết hợp hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

* Tình hình phát triển và phân bố của đường sông, hồ trên thế giới

- Tình hình phát triển:

 + Phát triển từ rất sớm.

+ Nhờ việc cải tiến phương tiện vận tải, cải tạo hệ thống sông, hồ đã góp phần nâng cao năng lực vận tải đường sông, hồ. 

 + Để tăng cường khả năng giao thông vận tải, người ta đã tiến hành cải tạo sông ngòi, đào các kênh nối liền các lưu vực vận tải đường thuỷ và kết nối với cảng biển.

- Phân bố:

+ Một số hệ thống sông, hồ có khả năng giao thông lớn như: sông Ða-nuýp, Rai-nơ ở châu Âu; sông Trường Giang, Mê Công, sông Hằng ở châu Á; sông Mi-xi-xi-pi, A-ma-dôn, Ngũ Hồ ở châu Mỹ; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi. 

+ Các quốc gia phát triển mạnh hệ thống giao thông sông, hồ: Hoa Kỳ, Liên bang Nga và Ca-na-đa.

* Các hệ thống sông, hồ có giá trị về giao thông trên thế giới và ở Việt Nam

- Ở Việt Nam: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Cửu Long,…

- Trên thế giới: sông Von-ga, sông I-ê-nit-xây, sông Ô-bi ở Liên bang Nga; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi,…

7 tháng 11 2023

* Tình hình phát triển và phân bố của đường sông, hồ trên thế giới

- Tình hình phát triển:

 + Phát triển từ rất sớm.

+ Nhờ việc cải tiến phương tiện vận tải, cải tạo hệ thống sông, hồ đã góp phần nâng cao năng lực vận tải đường sông, hồ. 

 + Để tăng cường khả năng giao thông vận tải, người ta đã tiến hành cải tạo sông ngòi, đào các kênh nối liền các lưu vực vận tải đường thuỷ và kết nối với cảng biển.

- Phân bố:

+ Một số hệ thống sông, hồ có khả năng giao thông lớn như: sông Ða-nuýp, Rai-nơ ở châu Âu; sông Trường Giang, Mê Công, sông Hằng ở châu Á; sông Mi-xi-xi-pi, A-ma-dôn, Ngũ Hồ ở châu Mỹ; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi. 

+ Các quốc gia phát triển mạnh hệ thống giao thông sông, hồ: Hoa Kỳ, Liên bang Nga và Ca-na-đa.

* Các hệ thống sông, hồ có giá trị về giao thông trên thế giới và ở Việt Nam

- Ở Việt Nam: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Cửu Long,…

- Trên thế giới: sông Von-ga, sông I-ê-nit-xây, sông Ô-bi ở Liên bang Nga; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi,…

18 tháng 9 2019

- Tài nguyên khoáng sản: vật liệu xây dựng, đặc biệt cát làm thủy tinh (Khánh Hòa), vàng Bồng Miêu (Quảng Nam), dầu khí (thềm lục địa ở Cực Nam Trung Bộ). Vùng rất hạn chế về tài nguyên nhiên liệu, năng lượng.

- Công nghiệp chủ yếu là cơ khí, chế biến nông - lâm - thủy sản và sản xuất hàng tiêu dùng. Trong vùng có một số nhà máy thủy điện quy mô trung bình như sông Hĩnh (Phú Yên), Vĩnh Sơn (Bình Định), tương đôi lớn như Hàm Thuận - Đa Mi (Bình Thuận), A Vương (Quảng Nam).

- Đã hình thành một chuỗi các trung tâm công nghiệp, lớn nhất là Đà Nẵng, tiếp đến là Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết. Hiện nay đang đầu tư xây dựng khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất.

2 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 2 (Đường sắt), quan sát hình 34.1 và kết hợp hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

* Tình hình phát triển và phân bố của đường sắt trên thế giới

- Tình hình phát triển:

+ Ra đời sớm, gắn liền với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 1 nhờ sự phát minh đầu máy hơi nước.

+ Hiện nay có nhiều sự đổi mới về sức kéo, đường ray, tải trọng, tốc độ di chuyển, công nghệ vận hành,... nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng.

+ Trên thế giới có hơn 1,37 triệu km đường sắt (năm 2020) với nhiều loại hình. Tại các đô thị lớn, hệ thống tàu điện cũng được chú trọng phát triển để đáp ứng nhu cầu vận tải của hành khách trong đô thị.

- Phân bố:

+ Tập trung nhiều nhất ở khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á.

+ Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ,... là những quốc gia có chiều dài đường sắt lớn trên thế giới.

* Một số tuyến đường sắt hiện có ở Việt Nam hiện nay

- Tuyến đường sắt Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh.

- Tuyến đường sắt Kép – Uông Bí – Hạ Long.

- Tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng.

- Tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai.

- Tuyến đường sắt Kép – Lưu Xá.

2 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 1 (Đường ô tô), quan sát hình 34.1 và kết hợp hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

* Tình hình phát triển và phân bố của đường tô tô trên thế giới

- Tình hình phát triển: 

+ Ra đời sớm, phát triển mạnh và phổ biến nhất hiện nay.

+ Số lượng ô tô trên thế giới không ngừng tăng lên, trong đó tăng mạnh nhất là phương tiện ô tô thân thiện với môi trường và có độ an toàn cao.

+ Mạng lưới đường sá ngày càng phát triển, tổng chiều dài đường ô tô không ngừng tăng lên, nhất là hệ thống đường cao tốc.

- Phân bố:

+ Mật độ đường ô tô tập trung nhiều nhất ở Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước EU.

+ Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Tây Âu là các quốc gia có tỉ lệ sở hữu và sử dụng ô tô cao nhất trên thế giới.

* Một số tuyến đường cao tốc ở Việt Nam hiện nay

- Tuyến cao tốc TP. HCM – Trung Lương.

- Tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.

- Tuyến cao tốc Hà Nội – Hòa Bình.

- Tuyến cao tốc Hồng Lĩnh – Hương Sơn.

7 tháng 11 2023

Yêu cầu số 1:

- Tình hình phát triển:

+ Ra đời sớm, phát triển mạnh và phổ biến nhất.

+ Các thành tựu khoa học - công nghệ được liên tục cập nhật và ứng dụng

+ Số lượng ô tô trên thế giới không ngừng tăng lên, nhất là phương tiện ô tô thân thiện với môi trường và có độ an toàn cao.

+ Mạng lưới đường sá phát triển, tổng chiều dài đường ô tô không ngừng tăng lên, nhất là hệ thống đường cao tốc.

- Phân bố: mật độ đường ô tô tập trung nhiều nhất ở Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước EU. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Tây Âu là các quốc gia có tỉ lệ sở hữu và sử dụng ô tô cao nhất trên thế giới.

Yêu cầu số 2: Một số tuyến đường cao tốc ở Việt Nam hiện nay: cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, cao tốc Hà Nội - Lào Cai.