K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2023

Đặc điểm của ngành công nghiệp:

- Gắn liền với sử dụng máy móc và áp dụng công nghệ.

- Có mức độ tập trung hóa, chuyên môn hóa và hợp tác hóa rất cao.

- Đòi hỏi tiêu thụ nguyên liệu đầu vào lớn nên lượng chất thải ra môi trường nhiều.

- Có tính linh động cao về mặt phân bố theo không gian.

- Nền công nghiệp hiện đại gắn liền với tự động hóa, ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển.

21 tháng 7 2023

Tham khảo!!!

- Cộng hòa Nam Phi là một trong những nước có nền công nghiệp phát triển nhất châu Phi.

- Mặc dù tỉ trọng trong GDP có xu hướng giảm nhưng công nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng, chiếm 23,4% GDP và khoảng 25% lực lượng lao động của đất nước (năm 2020); tạo nên nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng.

- Công nghiệp khai thác khoáng sản:

+ Là ngành công nghiệp mũi nhọn, tạo ra nguồn việc làm cho 451,4 nghìn người (năm 2020) và đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho nền kinh tế.

+ Cộng hòa Nam Phi là nhà sản xuất lớn nhất thế giới về bạch kim, vàng và crôm.

+ Công nghiệp khai thác khoáng sản tập trung ở khu vực nội địa.

- Một số ngành công nghiệp quan trọng khác của Cộng hòa Nam Phi là: sản xuất ô tô, luyện kim, dệt may, hóa chất, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản.

- Các trung tâm công nghiệp chính là: Kếp tao, Giô-han-ne-xbua, Po Ê-li-da-bét, Đông Luân Đôn và Đuốc-ban.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

Đặc điểm của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản:

- Đất trồng và mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu.

- Đối tượng của ngành là các sinh vật, cơ thể sống. Sản xuất thường tiến hành trong không gian rộng.

- Sản xuất phụ thuộc điều kiện tự nhiên, có tính mùa vụ.

=> Tính mùa vụ ngày càng giảm do sự phát triển của khoa học – công nghệ.

- Sản xuất gắn với khoa học – công nghệ, liên kết sản xuất và hướng tới nền nông nghiệp xanh.

3 tháng 2 2023

- Vai trò của ngành lâm nghiệp

+ Cung cấp lâm sản phục vụ cho các nhu cầu của xã hội (gỗ, nguyên liệu ngành giấy, thực phẩm, dược liệu…).

+ Tạo nguồn thu nhập và giải quyết việc làm, đặc biệt là cho người dân thuộc vùng trung du, miền núi.

+ Bảo tồn đa dạng sinh học, chống sói mòn đất, điều tiết nước trong đất, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai.

+ Góp phần đảm bảo phát triển bền vững.

- Đặc điểm của ngành lâm nghiệp:

+ Cây lâm nghiệp có chu kì sinh trưởng dài và phát triển chậm.

+ Ngành lâm nghiệp bao gồm trồng rừng; khai thác và chế biến lâm sản; bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái rừng;… Các hoạt động khai thác và tái tạo mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

+ Sản xuất lâm nghiệp diễn ra trong không gian rộng và trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng.

3 tháng 2 2023

Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, người ta chia sản xuất công nghiệp thành hai nhóm chính:

- Công nghiệp khai thác: gồm các ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, nước, sinh vật…) để tạo ra nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.

- Công nghiệp chế biến: gồm các ngành chế biến vật chất tự nhiên và nhân tạo thành các sản phẩm phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng.

26 tháng 8 2023

Tham khảo!

Tình hình phát triển ngành công nghiệp Trung Quốc

- Nền công nghiệp Trung Quốc có quy mô lớn, cơ cấu đa dạng, nhiều sản phẩm có sản lượng đứng đầu thế giới. Năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng đóng góp 37,8% vào GDP cả nước.

Sự phân bố của một số ngành công nghiệp

- Công nghiệp luyện kim: phân bố ở các trung tâm công nghiệp như Cáp Nhĩ Tân, Thẩm Dương, Bao Đầu, Lan Châu, Nam Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Trùng Khánh, Quý Dương, Côn Minh, U-rum-si.

- Công nghiệp điện tử - tin học: phân bố ở các trung tâm công nghiệp như Thẩm Dương, Vũ Hán, Thành Đô, Trùng Khánh, Quảng Châu, Hồng Kông, Đài Bắc.

- Nhà máy thủy điện: phân bố chủ yếu trên sông Trường Giang.

- Nhà máy nhiệt điện: phân bố chủ yếu ở Thẩm Dương, Bắc Kinh, Nam Kinh, Vũ Hán, Trùng Khánh.

- Công nghiệp của Trung Quốc đang chuyển GDP dịch theo hướng hiện đại hoá: gia tăng các ngành có hàm lượng khoa học - công nghệ cao.

- Các ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là công nghiệp chế tạo, năng lượng, luyện kim, điện tử - tin học....

- Các trung tâm công nghiệp lớn nhất của Trung Quốc tập trung ở miền Đông, đặc biệt là vùng duyên hải. Các trung tâm công nghiệp lớn là Thượng Hải, Thâm Quyến, Bắc Kinh, Quảng Châu, Thiên Tân,...

7 tháng 11 2023

Công nghiệp là ngành đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, có tác dụng toàn động toàn diện đến sản xuất và đời sống xã hội. Cụ thể:

- Cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế, qua đó góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Cung cấp lượng hàng tiêu dùng phong phú, đa dạng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng. Sản xuất công nghiệp góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận lớn dân cư.

- Công nghiệp góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm biến đổi không gian kinh tế và đóng vai trò hạt nhân phát triển vùng kinh tế.

3 tháng 2 2023

Đặc điểm ngành công nghiệp:

- Sản xuất công nghiệp gắn với máy móc, gồm nhiều công đoạn phức tạp.

- Các cuộc cách mạng công nghiệp với tác động của công nghệ số làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu ngành công nghiệp và hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp.

- Sản xuất công nghiệp có sự tập trung hóa, chuyên môn hóa và hợp tác hóa.

- Ngày càng tham gia mạnh mẽ vào chuỗi giá trị toàn cầu.

- Sản xuất công nghiệp ngày càng chú trọng đến bảo vệ môi trường.

21 tháng 7 2023

Tham khảo!

a) Nông nghiệp

- Đóng góp 2,5% vào GDP (năm 2020), nhưng có vai trò quan trọng:

+ Giải quyết việc làm cho dân cư ở khu vực nông thôn;

+ Tạo ra nguồn thu ngoại tệ đáng kể nhờ xuất khẩu các mặt hàng nông sản

+ Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

- Diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm 1/5 diện tích đất nông nghiệp. Các cây trồng quan trọng là ngô, đậu tương, lúa mì, mía, hướng dương, cây ăn quả các loại.

- Chăn nuôi quảng canh chiếm 4/5 diện tích đất nông nghiệp. Các vật nuôi phổ biến là bỏ, cửu, dê, lợn....

- Nông nghiệp của Cộng hòa Nam Phi có sự phân hóa theo vùng:

+ Hoạt động trồng trọt thâm canh và chăn nuôi hỗn hợp tập trung chủ yếu ở những khu vực có tài nguyên đất và nguồn nước thuận lợi như vùng ven biển đông nam và phía nam, hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả;

+ Chăn nuôi gia súc thường phân bố ở các vùng khô hạn trong nội địa.

b) Lâm nghiệp

- Là ngành có ý nghĩa quan trọng đối với Cộng hòa Nam Phi.

- Mặc dù chỉ đóng góp 0,6% vào GDP (năm 2020) nhưng đây là ngành cung cấp nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành khác như: sản xuất giấy, bột giấy; đặc biệt, lâm nghiệp có ý nghĩa lớn đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học, đảm bảo sử dụng bên vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Rừng trồng của Nam Phi có thể cung cấp hằng năm từ 15 đến 18 triệu m3 gỗ. Mô hình đồn điền trồng cây lấy gỗ đang ngày càng được đầu tư, phát triển cho năng suất cao.

c) Thuỷ sản

- Ngành thuỷ sản chưa thực sự phát triển, mới chỉ đóng góp khoảng 0,1% vào GDP (năm 2020).

+ Sản lượng thuỷ sản khai thác ngày càng tăng, năm 2020 đạt 602,7 nghìn tấn.

+ Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng có xu hướng tăng lên song còn thấp, đạt 9,7 nghìn tấn (năm 2020).

- Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng được chú trọng theo hướng phát triển bền vững.

7 tháng 11 2023

- Vai trò ngành lâm nghiệp:

+ Cung cấp lâm sản phục vụ các nhu cầu xã hội.

+ Đảm bảo chức năng nghiên cứu khoa học.

+ Đảm bảo chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sống và cảnh quan.

+ Hiện nay, giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo sự phát triển bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

- Đặc điểm ngành lâm sản:

+ Lâm nghiệp gồm hoạt động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác.

+ Đối tượng sản xuất là rừng nên cần thời gian sinh trưởng lâu => khai thác cần chú ý thời gian rừng phục hồi trở lại.

+ Quá trình sinh trưởng tự nhiên của rừng đóng vai trò quyết định trong sản xuất lâm nghiệp.

+ Sản xuất được tiến hành trên quy mô rộng, chủ yếu hoạt động ngoài trời và trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng.

+ Việc khai thác hợp lí và bảo vệ rừng ngày càng thuận lợi nhờ ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật và công nghệ.