K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2023

- Khai thác thủy sản:

+ Là các hoạt động đánh bắt các loại thủy sản, trong đó phần lớn là cá 85 – 90% sản lượng.

+ Việc đánh bắt chủ yếu diễn ra ở trên biển và đại dương, nơi có các ngư trường lớn.

+ Sản lượng khai thác thủy sản ngày càng tăng nhờ nhu cầu tiêu thụ lớn và cải tiến công nghệ đánh bắt.

+ Một số quốc gia có sản lượng khai thác thủy sản lớn năm 2019 như: Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ, Liên bang Nga, Hoa Kì, Pê-ru,..

- Nuôi trồng thủy sản:

+ Đang được chú trọng phát triển và có vị trí ngày càng quan trọng. Hoạt động nuôi trồng diễn ra ở cả nước mặn, nược lợ và nước ngọt.

+ Hình thức và công nghệ nuôi trồng ngày càng thay đổi và đem lại hiệu quả.

+ Sản lượng nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng, trong có các quốc gia có sản lượng lớn năm 2019: Trung Quốc, Ấn Độ, Băng-la-đét, Ai Cập, Na Uy, Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

- Trồng rừng:

+ Có ý nghĩa rất quan trọng trong tái tạo tài nguyên rừng và bảo vệ môi trường.

+ Diện tích rừng trồng trên thế giới ngày càng mở rộng, từ 17.8 triệu ha (1980) lên 293,9 triệu (2019).

+ Các quốc gia có diện tích rừng trồng lớn đồng thời có sản lượng khai thác rừng lớn như Hoa Kỳ, Brazil, Ấn Độ, Nga, Trung Quốc,..

- Khai thác rừng:

Sản lượng khai thác gỗ trên thế giới có xu hướng tăng nhưng không đều giữa các năm và giữa các nhóm nước:

+ Giai đoạn 1980 - 2019, sản lượng khai thác gỗ trên thế giới có sự biến động: xu hướng tăng trong giai đoạn 1980 - 1990 (tăng 413 triệu m3), xu hướng giảm trong giai đoạn 1990 - 2000 (giảm 58 triệu m3), sau năm 2000 có xu hướng tăng trở lại.

+ Các quốc gia có sản lượng khai thác gỗ lớn như Hoa Kì (459,1 triệu m3), Ấn Độ (351,8 triệu m3), Trung Quốc (341,7 triệu m3), Bra-xin (266,3 triệu m3), Liên bang Nga (218,4 triệu m3),…
8 tháng 5 2022

REFER

 Với đường bờ biển dài trên 3.260 km, tài nguyên hải sản của vùng biển nước ta được đánh giá là rất phong phú và đa dạng, với hơn 2.000 loài sinh vật biển, đảm bảo trữ lượng khai thác hằng năm gần 2 triệu tấn. Cùng với đó, các điều kiện thủy văn và hệ thống sông ngòi, kênh rạch, đầm phá, ao hồ dày đặc tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Thực tế cho thấy, những năm qua ngành thủy sản đã phấn đấu phát triển từ một lĩnh vực sản xuất nhỏ, vươn lên trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khối nông, lâm, thủy sản, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Ở lĩnh vực khai thác, theo thống kê, sản lượng đánh bắt hải sản ven bờ và xa bờ tăng bình quân 5%/năm với hàng triệu tấn hải sản và hàng triệu phương tiện đánh bắt các loại... Tổng sản lượng thủy sản khai thác năm 2016 ước đạt 3,1 triệu tấn; 11 tháng năm 2017 đạt trên 3 triệu tấn. Tính hết năm 2016, cả nước có gần 110.000 tàu cá, trong đó có trên 2.800 tàu dịch vụ hậu cần; trên 31.000 tàu khai thác có công suất từ 90CV trở lên...

Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản cũng phát triển mạnh mẽ, tăng nhanh cả diện tích nuôi trồng lẫn sản lượng. Năm 2015, sản lượng nuôi trồng thủy sản cả nước đạt trên 3,5 triệu tấn; năm 2016 đạt trên 3,6 triệu tấn và 11 tháng năm 2017 đạt trên 3,4 triệu tấn, góp phần đáng kể vào chuyển đổi mạnh trong cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo cho người dân ven biển, đồng thời góp phần quan trọng trong việc nâng cao sản lượng, giá trị xuất khẩu.

#hạn chế :

+Đầu tiên phải kể đến là cơ sở hạ tầng và phương tiện đầu tư cho khai thác

+Kế đến là khó khăn trong lĩnh vực nuôi trồng: tình trạng sản xuất phân tán còn phổ biến; trình độ kỹ thuật, công nghệ nuôi trồng còn hạn chế; chất lượng con giống chưa cao. Thêm vào đó là diện tích mặt nước ngọt, lợ đưa vào nuôi trồng đã đến mức giới hạn, xuất hiện dấu hiệu thoái hóa, xuống cấp ở một số vùng nuôi...

# phương hướng phát triển Để phát triển bền vững, ngành thủy sản Việt Nam cần đưa ra những giải pháp thiết thực cụ thể, trong đó, yếu tố quan trọng là nhanh chóng cải thiện hạ tầng và phương tiện khai thác; cập nhật công nghệ, kỹ thuật mới về nuôi trồng; đồng thời tăng cường cơ giớ hóa, tự động hóa trong khâu chế biến để nâng cao giá trị xuất khẩu.

Tham khảo:

Với đường bờ biển dài trên 3.260 km, tài nguyên hải sản của vùng biển nước ta được đánh giá là rất phong phú và đa dạng, với hơn 2.000 loài sinh vật biển, đảm bảo trữ lượng khai thác hằng năm gần 2 triệu tấn.

3 tháng 2 2023

- Một số hoạt động kinh tế, khai thác tài nguyên biển và đại dương:

+ Nuôi trồng và đánh bắt hải sản;

+ Khai thác dầu khí;

+ Làm muối,…

- Vai trò của biển và đại dương đối cới phát triển kinh tế - xã hội:

Đối với phát triển kinh tế

+ Cung cấp tài nguyên phong phú (sinh vật, khoáng sản,…);

+ Không gian phát triển các ngành kinh tế,…

Đối với xã hội

+ Tạo điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế, xã hội giữa các quốc gia trên thế giới;

+ Là nguồn sinh kế cho người dân ven biển,…

3 tháng 2 2023

- Tình hình phát triển

+ Vận tải hàng không là ngành giao thông vận tải ra đời muộn nhưng có bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng sân bay, máy bay.

+ Năm 2018, ngành hàng không thế giới vận chuyển được hơn 4,4 tỉ lượt hành khách. Các máy bay ngày càng hiện đại hơn, vận chuyển được khối lượng lớn hơn, bay được quãng đường xa hơn với tốc độ nhanh hơn và an toàn hơn.

+ Bảo vệ môi trường không khí cũng là vấn đề lớn của ngành vận tải đường hàng không.

- Sự phân bố

+ Các tuyến đường hàng không sôi động nhất là các tuyến xuyên Đại Tây Dương nối châu Âu với châu Mỹ và các tuyến nối Hoa Kỳ với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

+ Các nước có nhiều sân bay quốc tế vận chuyển lượng hành khách lớn của thế giới là Hoa Kỳ, Trung Quốc,...

+ Các sân bay quốc tế vận chuyển hành khách lớn nhất năm 2019 là: Át-lan-ta (Hoa Kỳ), Bắc Kinh (Trung Quốc), Lốt An-giơ-lét (Hoa Kỳ), Dubai (Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất),...

19 tháng 1 2023

Thực trạng khai thác và bảo vệ môi trường ở châu Âu:
- Thực trạng khai thác: trước đây, tình trạng khai thác nguồn nước quá mức, các hóa chất từ sản xuất nông nghiệp, nước thải từ sản xuất công nghiệp, sinh hoạt,… khiến môi trường nước châu Âu bị ô nhiễm.

=> Còn khoảng 44% nguồn nước sông, hồ và 75% nguồn nước ngầm đạt chất lượng tốt.

- Bảo vệ môi trường nước:

+ Ban hành các quy định về nước, nước thải đô thị, nước uống để kiểm soát chất lượng, cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ xử lí nước thải.

+ Giảm sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường nước,…

=> Giảm lượng nước sử dụng cho các ngành kinh tế, giảm nồng độ các chất gây ô nhiễm, đảm bảo cung cấp đủ nước với chất lượng tốt cho sinh hoạt, sản xuất. 

3 tháng 2 2023

Loại cây

Phân bố

Giải thích

Cây lương thực

Lúa gạo

- Miền nhiệt đới, đặc biệt là châu Á gió mùa.

- Các nước trồng nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Băng-la-đét, Việt Nam, Thái Lan,…

- Khí hậu nóng, ẩm, diện tích lớn đất phù sa màu mỡ.

- Người dân có kinh nghiệm lâu đời trong việc thâm canh cây lúa.

Lúa mì

- Miền ôn đới và cận nhiệt.

- Các nước trồng nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Pháp, Ca-na-đa,…

Khí hậu ấm, khô, đất đai màu mỡ.

Ngô

- Miền nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới nóng.

- Các nước trồng nhiều: Hoa kỳ, Trung Quốc, Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-crai-na, In-đô-nê-xi-a,…

Do có đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.

Cây công nghiệp

Mía

- Miền nhiệt đới.

- Các nước trồng nhiều: Bra-xin, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Pa-ki-xtan,…

- Nền nhiệt, ẩm cao, phân hóa theo mùa.

- Đất phù sa màu mỡ.

Củ cải đường

- Miền ôn đới và cận nhiệt.

- Các nước trồng nhiều: LB Nga, Pháp, Hoa Kỳ, Đức, Thổ Nhĩ Kì,…

Có nhiều đất đen, đất phù sa.

Đậu tương

- Miền nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

- Các nước trồng nhiều: Trung Quốc, LB Nga, Séc-bi-a, In-đô-nê-xi-a,…

Do có đất phù sa, đất đen tơi xốp, dễ thoát nước.

Cà phê

- Miền nhiệt đới.

- Các nước trồng nhiều: Bra-xin, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Cô-lôm-bi-a,…

Nhiều đất ba-dan và đất đá vôi.

Chè

- Miền cận nhiệt.

- Các nước trồng nhiều: Ấn Độ, Trung Quốc, Kê-ni-a, Xri Lan-ca, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam,…

Khí hậu ôn hòa, lượng mưa nhiều, có đất chua.

Cao su

- Vùng nhiệt đới ẩm.

- Các nước trồng nhiều: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam,…

Có diện tích đất badan lớn.

1 tháng 2 2017

Chọn D

Phát triển dịch vụ thủy sản, mở rộng chế biến thủy sản