K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 11 2022

khác là từ ghép thì  là những từ được cấu tạo bằng cách ghép hai hoặc hơn hai tiếng(tiếng hay gọi là từ đơn độc lập) lại với nhau. Các tiếng đó có quan hệ với nhau về nghĩa, căn cứ vào quan hệ giữa các thành tố đó mà phân loại là từ ghép chính phụ hay từ ghép đẳng lập.

còn danh từ:  là những từ chỉ sự vật ( người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị )
 

5 tháng 12 2016

Danh từ là những từ chỉ người, sinh vật, sự vật, sự việc, khái niệm,...

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

- DT chỉ khái niệm : đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,…

- DT chỉ đơn vị : Ông, vị (vị giám đốc ), ( Tấm ) ,cái, bức, tấm,… ; mét, lít, ki-lô-gam,… ;nắm, mớ, đàn,…

Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết , người ta phân chia thành 2 loại : DT riêng và DT chung .

- Danh từ riêng : là tên riêng của một sự vật ( tên người, tên địa phương, tên địa danh,.. )

- Danh từ chung : là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật ). DT chung có thể chia thành 2 loại :

+ DT cụ thể : là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió ,mưa,…).

+ DT trừu tượng : là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan ( cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,… )

Các DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.

+ DT chỉ hiện tượng :

Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như : mưa , nắng, sấm, chớp, động đất,… và hiện tượng xã hội như : chiến tranh, đói nghèo, áp bức,…DT chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên ( cơn mưa,ánh nắng, tia chớp,…) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,…) nói trên.

+ DT chỉ khái niệm :

Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng ( DT trừu tượng- đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể ,mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như : tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ,cuộc sống, ý thức , tinh thần, mục đích, phương châm,chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,…Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hoá”, cụ thể hoá được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,…

+ DT chỉ đơn vị :

Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa , vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau :

- DT chỉ đơn vị tự nhiên : Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ :con, cái , chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm , bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn ,sợi,…

- DT chỉ đơn vị đo lường : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,…VD :lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,…

- DT chỉ đơn vị tập thể : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể , tổ hợp. Đó là các từ :bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó,…

- DT chỉ đơn vị thời gian:Các từ như: giây, phút , giờ, tuần, tháng,mùa vụ, buổi,…

- DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chức:xóm, thôn, xã, huyện, nước,nhóm, tổ, lớp , trường,tiểu đội, ban, ngành,…

*Cụm DT:

- DT có thể kết hợp với các từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ chỉ định ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm DT. Cụm DT là loại tổ hợp từ do DT và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

Trong cụm DT, các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho DT các ý nghĩa về số và lượng. Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà DT biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong gian hay thời gian.

Danh từ được chia làm nhiều loại, những loại này thường chia thành các nhóm đối lập với nhau, chẳng hạn:

  1. Danh từ chung <> Danh từ riêng.
  2. Danh từ số ít <> Danh từ số nhiều
  3. Danh từ trừu tượng <> Danh từ cụ thể

Chức năng[sửa | sửa mã nguồn]

Danh từ được sử dụng với nhiều chức năng khác nhau:

  1. Làm chủ ngữ cho câu

Ví dụ: Hoa hồng rất đẹp. (Trong câu này "hoa hồng" là danh từ đứng đầu câu làm chủ ngữ)

  1. Làm tân ngữ cho ngoại động từ.

 

Động từ là từ (thành phần câu) dùng để biểu thị hoạt động (chạy, đi, đọc), trạng thái (tồn tại, ngồi). Trong ngôn ngữ, động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ. Nội động từ là động từ chỉ có chủ ngữ (Vd: Anh ấy chạy) còn ngoại động từ là động từ có chủ ngữtân ngữ (VD: cô ấy ăn cá). Trong ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, động từ cũng như các loại từ khác không biến đổi hình thái, trong một số ngôn ngữ hòa kết, động từ thường bị biến đổi hình thái theo ngôi, thì... Động từ trong ngôn ngữ hòa kết khi không biến đổi gọi là động từ nguyên mẫu.

Ví dụ: Thằng bé ăn kem.dùng nội động từ không trọn nghĩa (tức là nó đứng một mình không được) Ví dụ: Anh ta là bác sĩ. (Trong câu này "bác sĩ" là một danh từ làm bổ chủ nói rõ thân phận của "anh ta") danh từ chỉ sự vật,

5 tháng 12 2016

Điểm khác nhau gữa đọng từ và danh từ là

Động từ là từ (thành phần câu) dùng để biểu thị hoạt động (chạy, đi, đọc), trạng thái (tồn tại, ngồi). Trong ngôn ngữ, động từ gồm hai loại nội động từ và ngoại động từ. Nội động từ là động từ chỉ có chủ ngữ (Vd: Anh ấy chạy) còn ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ

Danh từ là các từ được dùng để gọi tên người hay sự vật. Mọi thứ chúng ta thấy hoặc có thể đề cập đến đều được giới thiệu bằng một từ đặt tên cho nó – từ đó được gọi là danh từ. Có nhiều từ được dùng để chỉ: Người - Động vật - Nơi chốn - Đồ vật - Loại vật chất - Đặc tính - Hành vi - Sự/đơn vị đo lường.

4 tháng 12 2017

Khác :

- Động từ là những từ chỉ hoạt động

- Danh từ là những từ chỉ sự vật , hiện tượng , con người 

4 tháng 12 2017

Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niêm, ... 
Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật 

Ủng hộ mk nhé

Chúc bn hok tốt 

14 tháng 6 2023

Việc biết danh từ nào cần thêm đuôi nào (hậu tố hoặc tiền tố) để tạo thành từ đúng là một phần quan trọng của việc học ngôn ngữ. Dưới đây là một số hướng dẫn chung về việc thêm đuôi cho danh từ:

1. Hậu tố (-s, -es):

- Thêm "-s" vào danh từ số ít để tạo thành danh từ số nhiều, ví dụ: cat (mèo) → cats (những con mèo).

- Thêm "-es" vào danh từ kết thúc bằng âm tiếp xúc s, sh, ch, x hoặc o, ví dụ: bus (xe buýt) → buses (các xe buýt), box (hộp) → boxes (các hộp).

2. Tiền tố (un-, dis-, mis-, pre-, re-):

- Thêm tiền tố "un-" vào danh từ để biểu thị ý nghĩa phủ định, ví dụ: happy (hạnh phúc) → unhappy (không hạnh phúc).

- Thêm tiền tố "dis-" vào danh từ để biểu thị ý nghĩa đảo ngược, ví dụ: connect (kết nối) → disconnect (ngắt kết nối).

- Thêm tiền tố "mis-" vào danh từ để biểu thị ý nghĩa sai lầm, ví dụ: spell (đánh vần) → misspell (viết sai).

- Thêm tiền tố "pre-" vào danh từ để biểu thị ý nghĩa trước, ví dụ: war (chiến tranh) → prewar (trước chiến tranh).

- Thêm tiền tố "re-" vào danh từ để biểu thị ý nghĩa làm lại, ví dụ: build (xây dựng) → rebuild (xây dựng lại).

3. Một số quy tắc khác:

- Có một số trường hợp đặc biệt khi thêm đuôi cho danh từ, nhưng không có quy tắc chung. Ví dụ: child (đứa trẻ) → children (những đứa trẻ), man (người đàn ông) → men (những người đàn ông).

- Đôi khi, để biết danh từ có thêm đuôi hay không, cần nhớ và học từng danh từ cụ thể và quy tắc đi kèm.

Quan trọng nhất là rèn luyện và nắm vững kiến thức về ngữ pháp và từ vựng trong tiếng Anh. Đọc và nghe tiếng Anh nhiều sẽ giúp bạn hiểu và nhớ các quy tắc và cách sử dụng đúng từng loại đuôi cho danh từ.

19 tháng 6 2018

trả lời :

Từ ghép có nghĩa tổng hợp : Là từ ghép mà quan hệ giữa các từ đơn tạo thành có quan hệ song song (hợp nghĩa) nghĩa khái quát hơn nghĩa từng tiếng. Hai tiếng trong từ ghép tổng hợp phải cùng chỉ một phạm vi ý nghĩa có nghĩa cùng chỉ người, vật, hoạt động, tính chất và chúng phải đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với nhau.
+ Về ngữ pháp hai tiếng trong từ ghép tổng hợp có vai trò ngang nhau, bình đẳng với nhau
VD : bố mẹ, thầy cô, xóm làng, trường lớp, nhà cửa, bánh trái, ruộng đồng, sách vở, đi đứng, ăn uống, tốt xấu, đầy vơi, nông sâu, dài ngắn, trắng đen...
sách vở ( sách ghép với vở tạo ra ý nghĩa tổng hợp chỉ sách và vở nói chung)
ăn uống (ăn ghép với uống không mang ý nghĩa riêng của từ ăn hoặc uống mà mang ý nghĩa tổng hợp nói về việc ăn uống)
- Từ ghép có nghĩa phân loại : là từ ghép mà quan hệ giữa các từ đơn tạo thành có quan hệ chính phụ nghĩa cụ thể hơn.
+ Về ngữ pháp : Hai tiếng trong từ ghép phân loại có vai trò chính phụ (một tiếng chỉ loại lớn và một tiếng phân loại lớn đó ra thành những loại nhỏ hơn, cụ thể hơn)
VD : xe máy, xe lửa, xe đạp…
Xe là yếu tố chính; máy, lửa, đạp là yếu tố phụ phân loại lớn “xe” ra từng loại cụ thể.

19 tháng 6 2018

 Khi bạn gặp một từ ghép nào chỉ người ( hoặc vật ) nói chung, thì đó là từ ghép có nghĩa tổng hợp. 
Ví dụ
- Xa lạ ( xa ghép với lạ tạo ra nghĩa tổng hợp: xa xôi và không quen biết. 
- Sách vở ( sách ghép với vở tạo ra nghĩa tổng hợp : sách và vở ) 
- Ăn uống ( ăn ghép với uống tạo ra nghĩa tổng hợp : nói về việc ăn và uống ) 
* Khi gặp từ ghép nào không chỉ chung, mà lại có nghĩa như phân loại người ( hay vật ) thì đó là từ ghép phân loại. 
Ví dụ : 
- Hạt thóc ( hạt ghép với thóc tạo ra nghĩa phân loại so với : hạt ngô, hạt đỗ, hạt kê ... ) 
- Bà nội ( bà ghép với nội tạo ra nghĩa phân loại so với : bà ngoại, bà dì .... ) 
- Bài học ( bài ghép với học tạo ra nghĩa phân loại so với : bài làm, bài tập ... )

30 tháng 11 2016

mình ko hiểu câu hỏi 

kb với mk đi

30 tháng 11 2016

động từ  : 

- chỉ hoạt động , trạng thái của sự vật 

- khả năng kết hợp : đã , đang , sẽ ,không ,chưa , chẳng , hãy ,chớ , đừng vào trước  . Vào sau là các từ bổ sung cho động từ 

- chức năng  : vị ngữ 

danh từ : 

-chỉ người , vật  , khái niệm ,hiện tượng 

- khả năng kết hợp :Từ chỉ số lượng đứng trước . Này , ấy ,đó  đứng sau . 

- chức năng : chủ ngữ  làm vị ngữ khi có từ là đứng trước 

28 tháng 9 2021

Từ ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép những tiếng lại với nhau, các tiếng được ghép có quan hệ với nhau về nghĩa. Ví dụ: Quần áo => quần, áo đều mang nghĩa về trang phục, ăn mặc. ..

Từ láy là từ được cấu tạo bằng cách láy lại (điệp lại) một phần phụ âm hoặc nguyên âm, hay toàn bộ tiếng ban đầu

28 tháng 9 2021

Từ láy:

Có thể được cấu tạo từ những tiếng không có ý nghĩa, nhưng khi chúng đứng bên cạnh nhau, được ghép với nhau thì lại tạo thành một từ có nghĩa.

Từ láy được dùng để nhấn mạnh, miêu tả hình dạng, tâm trạng, tâm lý, tinh thần, tình trạng… của người, sự vật hiện tượng

Từ ghép:

+ Từ ghép chính phụ

Là từ mà trong đó tiếng đứng đầu tiên là từ chính, và từ theo sau gọi là từ phụ. Từ chính có vai trò thể hiện ý chính, còn từ phụ đi kèm có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho từ chính. Nhìn chung, nghĩa của từ ghép chính phụ thường hẹp.

Ví dụ: sân bay, tàu hỏa, hoa hồng, xanh lòe, đỏ hoe…

+ Từ ghép đẳng lập

Trong từ ghép đẳng lập, hai từ có vị trí và vai trò ngang nhau, không phân biệt từ chính và từ phụ. Thông thường, với từ ghép đẳng lập thì nghĩa sẽ rộng hơn so với từ chép chính phụ.
 

Ví dụ: nhà cửa, ông bà, bố mẹ, cỏ cây, quần áo, sách vở, bàn ghế…

14 tháng 5 2018

tu lay la tu co mot am mang net nghia cua tieng do con mot am ko mang nets nghia cua tieng do . hoac ca hai am ko mang net nghia cua  ting do

tu ghep co hai loai tu ghep tong hop va tu ghep phan loai

tu don tu phuc ban hoc roi tu tim hieu nha!!!!!