K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 4 2021

                                                          Bài làm

Ôi sáng xuân nay xuân bốn mốt

Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

Bác về im lặng con chim hót

Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ

Đó là những vần thơ của Tố Hữu viết về giây phút kì diệu, Bác trở về sau ba mươi năm bôn ba nước ngoài tìm đường đi cho dân tộc.

Mùa xuân năm 1941 Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Căn cứ địa Việt Bắc được chọn làm thủ đô kháng chiến. Trong chiến dịch Thu Đông 1947 ta thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Cùng thời gian này Bác Hồ viết bài thơ Cảnh khuya. Bài thơ tả cảnh núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng đẹp và thể hiện ý chí chiến đấu vì dân tộc của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Cảnh rừng việt Bắc được mở ra bằng tiếng suối êm đềm trong mát rì rầm ngày đêm vọng đến. Trong đêm thanh vắng, tiếng suối nghe rõ lắm. Tiếng du dương huyền diệu được tác giả cảm nhận như tiếng hát xa. Đây chính là nét nghệ thuật "lấy động tả tĩnh", chỉ có âm thanh của suối chảy trong đêm mọi vật chìm trong giấc ngủ, trong chiến trường máu lửa mà có tiếng suối chảy êm ái như vậy thật là tuyệt vời làm sao. Tiếng suối không đơn thuần là dòng chảy tự nhiên mà nó mang hơi ấm con người. Khi người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi lui về ở ẩn tại Côn Sơn cũng đã có những cảm nhận rất tinh tế:

Côn Sơn suối chày rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Tiếng suối nghe như tiếng đàn cầm, bản nhạc đưa hồn con người ta vào cõi mông lung, cả hai nhà quân sự, chính trị tuy thời gian sống khác nhau nhưng có những cảm nhận hết sức tinh tế về âm thanh của tiếng suối trong đêm khuya. Sau âm thanh của tiếng suối là ánh trăng chiến khu. Ánh trăng bao phủ khắp không gian, ánh trăng lồng vào cổ thụ, như hòa quyện vào cảnh vật trần gian. Trăng được nhân hóa, được nhắc lại khiến bức tranh, cảnh đẹp đêm trăng lộng lẫy hơn, thơ mộng hơn. Gợi cho ta nhớ đến những câu thơ trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...

Hai vế đối nhau trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa tạo cho cảnh vật sự cân xứng hài hòa. Bức tranh đêm chiến khu thật đẹp đầy chất thơ. Thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang tận hưởng những giây phút thần tiên của thiên nhiên.

Người nghệ sĩ thổn thức lòng mình trước cảnh đẹp đêm trăng, say sưa ngây ngất:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Chưa ngủ để ngắm trăng, chưa ngủ để lo nỗi nước nhà. Thơ xưa nói nhiều về trăng các thi nhân thường tìm đến chốn lâm tuyền lánh đục, tránh cuộc đời bụi bặm bon chen nhưng Bác Hồ của chúng ta tìm nơi thiên nhên để sống giữa thiên nhiên, để hoạt động cách mạng – bởi Bác là chiến sĩ cộng sản:

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang

(Tức cảnh Pắc Bó)

Sống giữa thiên nhiên bao la bát ngát, say đắm trong ánh trăng nhưng chính trong sự say đắm đó vẫn là đàm quân sự lãnh đạo con thuyền cách mạng của nước nhà. Trong bài thơ này có đầy đủ các yếu tố của một bài thơ cổ thi: có suối, có trăng... Nhưng trong cái cổ đó lại có cái chất hiện đại, chất thép - người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh. Đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc thật là đẹp, ngồi ngắm trăng mà lòng tê tái trước nước nhà còn lầm than nô lệ vì lẽ đó nên người:

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Chất thép của người chiến sĩ cộng sản còn được thể hiện khá sâu sắc khi bị giam trong tù ngục:

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

(Ngắm trăng)

Người thi sĩ cũng không thể hững hờ trước cảnh đẹp đêm nay, và như vậy ánh trăng đã chủ động tìm đến với thi nhân, vầng trăng dường như biết được và ghi lại tâm trạng băn khoăn thao thức của thi nhân. Tâm trạng đó chính là nỗi nước nhà đang canh cánh bên lòng.

Đêm nay nơi núi rừng chiến khu Việt Bắc, vẫn là ánh trăng ấy, ánh trăng vẫn vằng vặc trên bầu trời, nhưng trăng có biết không trời Nam đang lầm than nô lệ muốn thảnh thơi mà thưởng ngoạn trọn vẹn cảnh đẹp đêm nay sao thể yên lòng. Trong lòng người thi sĩ ấy đang chất chứa bao nỗi niềm, nỗi niềm lo cho nước cho dân. Đây chính là chất "thép”, chất chiến sĩ mà Bác Hồ đã từng nhắc đến:

Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp

Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi sông

Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong

Vẻ đẹp người chiến sĩ cộng sản hiện lên trong bài thơ Cảnh khuya thật đẹp, thật ngạo ngữ. Bác Hồ vừa có tâm hồn thi sĩ lại vừa có cốt cách của người chiến sĩ.

Bác của chúng ta là như vậy, yêu thiên nhiên, chan hòa với thiên nhiên nhưng cũng yêu nước thương dân tha thiết. Bài thơ là bức tranh tràn ngập ánh tráng nơi núi rừng Việt Bắc - nơi ấy người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

 

 

 

 

21 tháng 12 2022

Em không đồng ý với ý kiến không có tình bạn trong sáng lành mạnh giữa hai người khác giớiđó vì :

Việc giới tính khác nhau không hề liên quan tới tình bạn, tình bạn tới từ tâm hồn chứ không xuất phát từ giới tính

Nếu 2 người bạn khác giới cùng cố gắng xây dựng, bù đắp, giữ gìn tình bạn đó thì tình bạn ấy sẽ luôn trong sáng

19 tháng 9 2021

Em đồng ý vì: người mẹ có thể chở che bảo vệ cho con,hy sinh tất cả vì con.En-ri-cô không thể vì chút giận dỗi mà buông lời nặng nề với mẹ.Đó là một sự xúc phạm chà đạp lên tình yêu mẹ dành cho cậu và sự hy vọng của cha với cậu.Trong thư,người cha vẫn tỏ thái độ yêu thương,mềm mỏng với con.Câu nói này của người cha chỉ là một lời răn dạy, nhấn mạnh rằng En-ri-cô không bao giờ được bội bạc,xúc phạm tới mẹ nữa.

  Em rất đồng ý với ý kiến trên vì ba mẹ là người đã nuôi chúng ta từ lúc chúng ta mới sinh ra đến khi lớn lên. Mẹ luôn là người chở che, quan tâm và chăm sóc chúng ta nhiều nhất. Cũng có đôi lúc mẹ hay nóng giận, hay mất kiên nhẫn, đầu óc hay quên và thi thoảng hay to tiếng với con mình nhưng sau tất cả thì mẹ vẫn luôn yêu thương chúng ta. Vì thế, khi chúng ta lỡ nói ra những lời bội bạc với mẹ hay có những thái độ không đúng thì đó sẽ là một tổn thương rất lớn đối với mỗi người mẹ. Mẹ chính là tất cả tuy có đôi lúc hay nóng giận nhưng đó vẫn là suy nghĩ cho tương lai của mỗi chúng ta.Và vì người cha cũng chỉ muốn con mình sẽ ngoan ngoãn,vâng lời cha,mẹ.Để người mẹ(người sinh ra mình)không phải cáu giận,quát mắng,...chúng ta để chúng ta không nghĩ xấu về họ nữa

3 tháng 5 2022

Em không đồng ý vì:

+Đạo(tôn giáo)là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức

9 tháng 9 2016

1)ca dao, dân ca, xuất phát từ xa xưa khi chưa có chử viết và được truyền miệng rộng rãi, điều đó cm rằng ca dao dân ca xuất phát từ tâm tư tình cảm mà người nói muốn biểu lộ, vì thế trong ca dao đọc lên thương cảm nhận được những vẻ đẹp rất thanh thoát và giản dị, đó có thể coi là đời sống tinh thần của nhân dân, ca dao, dân ca VN còn mang đậm các nét VN trong đó[như hình ảnh cây đa giếng nước, con thuyền] các hình ảnh gắng liền với quê hương đất nước, gần gũi với mỗi ng` từ đó ~>ca dao là tiếng nói của tình êu quê hương [bạn nên lấy thêm các bài ca dao làm ví dụ],vì ca dao là tiếng nói của nhân dân nên ca dao còn để gửi gắm tình cảm, yêu thương của các chàng trai cô gái[lấy ví dụ và phân tích vẻ đẹp cũng như ý nghĩa từ các câu ca dao đó] ...tuỳ theo giọng văn, và kiến thức về văn học dân gian mà bạn có thể soáy sâu vào vấn đề ''nhân ái cất lên từ con tim'' của ca dao, dân ca. 

2)Ca dao dân ca, xét về góc độ tư duy của dân tộc, là tấm gương bức xạ hiện thực khách quan của mỗi dân tộc với lối sống, điều kiện sống và những phong tục tập quán riêng. Hình ảnh về thiên nhiên, cuộc sống, về truyền thống dân tộc, quan hệ xã hội được phạm trù hóa theo những cách khác nhau, bằng những hình thức ngôn ngữ khác nhau. Nghiên cứu về ca dao dân ca không chỉ cho thấy những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam mà còn làm nổi bật lên tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu người thiết tha. Ca dao dân ca là kết tinh thuần tuý của tinh thần dân tộc, là nét đẹp trong văn hóa dân gian Việt Nam.

  
9 tháng 9 2016

giúp mình nhé mai mình phải nộp rồi

 

23 tháng 12 2016

Không. Bởi vì càng nhiều người thì tỉ lệ thành công sẽ cao hơn, ý kiến của người khác có thể sẽ giúp ich cho ta.

 

28 tháng 12 2016

Giữa ''tự tin'' và '' tự kiêu'' về mặt ý nghĩa là hoàn toàn khác nhau ! Có thể chúng ta tin tưởng hoàn toàn vào bản thân mình, rằng chúng ta có thể làm được và làm tốt một vấn đề nào đó, đó là tự tin, và ko ai phản đối ! Nhưng nếu chúng ta cho rằng, chúng ta ko cần bất cứ sự giúp đỡ nào từ phía người khác, thì lại là sai !

Bởi nghĩ mà xem, '' nhân bất thập toàn'', con người ko thể 10 phân vẹn 10 ! Nên, công việc cũng thế thôi, ko thể hoàn hảo ! Mà cần sự đóng góp, sự sẻ chia, chỉ bảo, góp ý, chỉnh sửa từ phía người khác, khi đó, không chỉ công việc hoàn thành tốt hơn và tình cảm cũng được vẹn toàn .

Cái này tôi ko chép mạng, nên bạn cứ yên tâm !