K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 5 2022

Tham khảo :

Khi bạn chọn mua một cây bút chì, bạn sẽ quan tâm nhất đến chất lượng bên trong hay nước sơn bề ngoài? Với tôi, khi mua một cây bút, điều quan trọng nhất không phải là nước sơn bên ngoài, mà là những gì bên trong. “Nước sơn bên ngoài” chỉ là hình thức, cái bề nổi bên ngoài, còn “những gì bên trong” là tâm hồn, tính cách, tri thức, thái độ sống. Vẻ bên ngoài gây chú ý trong phút chốc, nhưng cái bên trong mới tạo ấn tượng lâu dài. Với con người, một vẻ ngoài hào nhoáng, đẹp đẽ chưa chắc đã khiến bạn được mọi người yêu quý. Nhưng nếu bạn có tri thức, bạn sống đẹp, có lòng nhân ái, bạn có trái tim biết lắng nghe và chia sẻ với cuộc đời, bạn chắc chắn sẽ được mọi người yêu quý. Vẻ bên ngoài chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng cái giá trị tâm hồn sẽ tồn tại vĩnh cửu với thời gian. Một sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành sẽ làm người ta nhớ lâu. Nhưng một tài hoa xuất chúng sẽ lưu danh muôn đời. Trong mọi cuộc thi sắc đẹp, không bao giờ thiếu phần thi ứng xử. Giá trị bên trong sẽ là thước đo những người xung quanh dùng để đánh giá bạn. Không những thế, giá trị bên trong còn là thứ làm nên chính bạn, một bản thể đặc biệt không trùng lặp. Người có thể giống người, xã hội hiện đại, con người có thể trang điểm, có thể phẫu thuật để giống nhau, nhưng tâm hồn thì không ai giống ai cả. Vì vậy, giá trị bên trong sẽ làm nên nét riêng biệt, để bạn không bị hoà tan vào cuộc đời. Nhưng cũng không thể bỏ qua yếu tố bên ngoài, không thể ỷ vào việc chăm chút thế giới bên trong mà tạo cho mình vẻ bên ngoài nhếch nhác. Mỗi chúng ta cần luôn phấn đấu hoàn thiện đẹp cả tâm hồn bên trong lẫn hình thức bề ngoài, bạn nhé!

Cháu  những người dùng cháu phải nhớ rằng điều quan trọng nhất không phải là nước sơn bên ngoài cháu,  là những gì bên trong cháu

15 tháng 12 2021

từ:"và"với từ"mà"

Tác dụng:Để nối giữa câu với câu

Câu chuyện cây bút chìKhi ra đời, một cây bút chì luôn thắc mắc rằng cuộc sống bên ngoài xưởng làm bút chì sẽ ra sao bởi thỉnh thoảng nó nghe những người thợ nói chuyện với nhau. Bút chì băn khoăn mãi, anh em của nó cũng không biết gì hơn. Cuối cùng, trước hôm được mang đến các cửa hàng, bút chì hỏi người thợ làm bút rằng nó và anh em nó sẽ ra sao ở bên ngoài cuộc sống rộng lớn...
Đọc tiếp
Câu chuyện cây bút chìKhi ra đời, một cây bút chì luôn thắc mắc rằng cuộc sống bên ngoài xưởng làm bút chì sẽ ra sao bởi thỉnh thoảng nó nghe những người thợ nói chuyện với nhau. Bút chì băn khoăn mãi, anh em của nó cũng không biết gì hơn. Cuối cùng, trước hôm được mang đến các cửa hàng, bút chì hỏi người thợ làm bút rằng nó và anh em nó sẽ ra sao ở bên ngoài cuộc sống rộng lớn kia. Người thợ làm bút chì mỉm cười. Ông nói: - Có năm điều cháu và anh em của cháu nên nhớ khi bắt đầu cuộc sống. Nếu cháu nhớ và làm được thì cháu sẽ trở thành cây bút chì tốt nhất. Thứ nhất: cháu có thể làm được những điều kì diệu nhất nếu cháu nằm trong bàn tay một người nào đó và giúp họ làm việc. Thứ hai: cháu sẽ cảm thấy đau đớn mỗi khi bị gọt, nhưng phải như thế cháu mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình. Thứ ba: nếu cháu viết sai một lỗi, cháu hãy nhớ để sửa lại là được. Thứ tư: điều quan trọng nhất đối với cháu và những người dùng cháu không phải là nước sơn bên ngoài cháu, mà là những gì bên trong cháu đấy. Và cuối cùng: trong bất cứ trường hợp nào, cháu cũng vẫn phải tiếp tục viết. Đó là cuộc sống của cháu, cho dù cháu gặp tình huống khó khăn như thế nào cũng phải viết thật rõ ràng, để lại những dấu ấn của mình.".

Nội dung bài đọc trên là gì? Giúp mình với, mình cần gấp!

1
28 tháng 12 2021

cbut chi

Bài 1. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi bên dưới:Câu chuyện của cây bút Khi ra đời, một cây bút chì luôn thắc mắc rằng cuộc sống bên ngoài xưởng làm bút chì sẽ ra sao bởi thỉnh thoảng nó nghe những người thợ nói chuyện với nhau. Bút chì băn khoăn mãi, anh em của nó cũng không biết gì hơn. Cuối cùng, trước hôm được mang đến các cửa hàng, bút chì hỏi người thợ làm bút rằng nó...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi bên dưới:

Câu chuyện của cây bút 
Khi ra đời, một cây bút chì luôn thắc mắc rằng cuộc sống bên ngoài xưởng làm bút chì sẽ ra sao bởi thỉnh thoảng nó nghe những người thợ nói chuyện với nhau. Bút chì băn khoăn mãi, anh em của nó cũng không biết gì hơn. Cuối cùng, trước hôm được mang đến các cửa hàng, bút chì hỏi người thợ làm bút rằng nó và anh em nó sẽ ra sao ở bên ngoài cuộc sống rộng lớn kia.
Người thợ làm bút mỉm cười. Ông nói:
- Có năm điều cháu và các anh em của cháu nên nhớ khi bắt đầu cuộc sống. Nếu cháu nhớ và làm được thì cháu sẽ trở thành cây bút chì tốt nhất.
Thứ nhất: cháu có thể làm được những điều kì diệu nhất nếu cháu nằm trong bàn tay một người nào đó và giúp họ làm việc.
Thứ hai: cháu sẽ cảm thấy đau đớn mỗi khi bị gọt, nhưng phải như thế cháu mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình.
Thứ ba: nếu cháu viết sai một lỗi, cháu hãy nhớ để sữa lại là được.
Thứ tư: điều quan trọng nhất đối với cháu và những người dùng cháu không phải là nước sơn bên ngoài cháu, mà là những gì bên trong cháu đấy.
Và cuối cùng: trong bất cứ trường hợp nào, cháu cũng vẫn phải tiếp tục viết. Đó là cuộc sống của cháu, cho dù cháu gặp tình huống khó khăn như thế nào cũng vẫn phải viết thật rõ ràng, để lại những dấu ấn của mình.

Lời khuyên cuối cùng người thợ làm bút chì muốn nói với chúng ta điều gì?

Bài 2. Chọn trong câu sau 5 từ đơn, 5 từ phức và ghi vào bảng:

Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

                                                                                                                                                            Hồ Chí Minh

                                 5 từ đơn                                 

                                5 từ phức                            

 

 

 

1
16 tháng 12 2018

Bài 1 :

Khi bạn chọn mua một cây bút chì, bạn sẽ quan tâm nhất đến chất lượng bên trong hay nước sơn bề ngoài? Với tôi, khi mua một cây bút, điểu quan trọng nhất không phải là nước sơn bên ngoài, mà là những gì bên trong. “Nước sơn bên ngoài” chỉ là hình thức, cái bê’ nổi bên ngoài, còn “những gì bẻn trong” là tâm hồn, tính cách, tri thức, thái độ sống. Vẻ bên ngoài gây chú ý trong phút chốc, nhưng cái bên trong mới tạo ấn tượng lâu dài. Với con người, một yẻ ngoài hào nhoáng, đẹp đẽ chưa chắc đã khiến bạn được mọi người yêu quý. Nhưng nếu bạn có tri thức, bạn sống đẹp, có lòng nhân ái, bạri có trái tim biết lắng nghe và chia sẻ với cuộc đời, bạn chắc chắn sẽ được mọi người yêu quý. vẻ bên ngoài chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng cái giá trị tâm hổn sẽ tồn tại vĩnh cửu với thời gian. Một sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành sẽ làm người ta nhớ lâu. Nhưng một tài hoa xuất chúng sẽ lưu danh muôn đời. Trong mọi cuộc thi sắc đẹp, không bao giờ thiếu phần thi ứng xử. Giá trị bên trong sẽ là thước đo những người xung quanh dùng để đánh giá bạn. Không những thế, giá trị bên trong còn là thứ làm nên chính bạn, một bản thể đặc biệt không trùng lặp. Người có thể giống người, xã hội hiện đại, con người có thể trang điểm, có thể phẫu thuật để giống nhau, nhưng tâm hồn thì không ai giống ai cả. Vì vậy, giá trị bên trong sẽ làm nên nét riêng biệt, để bạn không bị hoà tan vào cuộc đời. Nhưng cũng khống thể bỏ qua yếu tố bên ngoài, không thể ỷ vào việc chăm chút thế giới bên trong mà tạo cho mình vẻ bên ngoài nhếch nhác. Mỗi chúng ta cần luôn phấn đấu hoàn thiện đẹp cả tâm hồn bên trong lẫn hình thức bể ngoài, bạn nhé!

Bài 2 :

    Từ đơn                    Từ phức 
      tôi , một , có , ai , cũng                hoàn toàn , độc lập , tự do , , đồng bào , học     hành  
Bài 1: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí! (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục) Câu 1: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo...
Đọc tiếp

Bài 1: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và ghi chú).

Bài 2: Cho đoạn trích sau:

Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Trong đoạn trích, nhân vật anh thanh niên đã từ chối khi họa sĩ vẽ mình, muốn giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn. Chi tiết này giúp em hiểu thêm điều gì về anh thanh niên?

Câu 2: Từ nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm và những hiểu biết xã hội, hãy nêu suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống.

1
21 tháng 2 2017

rong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:

Quê hương anh đất mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. Anh và tôi, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu, họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tố quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới         Chuyện người ăn xin Một gười ăn xin già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi mắt tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

         Chuyện người ăn xin

 Một gười ăn xin già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi mắt tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

 Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không còn gì để cho ông cả

 Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười

_ Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi

 Khi ấy tôi chợt hiểu ra: Cả tôi nữa, cũng vừa nhận được cái gì đó của ông

1. Những chi tiết nào thể hiện cahs ứng xử của cậu bé đối với người ăn xin? Nhận xét về những hành động và lời nói của cậu bé?

2. Qua câu chuyện, theo em cả ông lão và cậu bé đều nhận được điều gì từ nhau?

3. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên?

4. Trong xã hội, thấy có những cách đối xử với người ăn xin như thế nào? Nêu ý kiến của em vè những cách đối xử ấy ( viết khoảng 5 cau văn )

4

Vẽ hai đường thẳng có dạng chéo ( không thể thẳng vì đường thẳng kéo dái mãi mãi . Nếu vẽ thẳng 2 đường đó thì chỉ có 1 đường thẳng duy nhất ) , chỉ có 1 điểm chung là giao điêm của 2 đường thẳng đó.

19 tháng 9 2018

1) - Từ tôi lục hết đến ... nắm chặt bàn tay run rẩy của ông .

    - Cậu bé tui Ko có gì nhưng vẫn có gắng giúp ông lão những gì mình có thể làm ! 

Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết về nhân vật anh thanh niên như sau:Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với...
Đọc tiếp

Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết về nhân vật anh thanh niên như sau:

Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắm liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”.

Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:

Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.

Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích trên. Từ đó, hãy liên hệ với hình ảnh của thế hệ trẻ trong một tác phẩm văn học khác hoặc trong thực tế đời sống để thấy được vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam

2
20 tháng 8 2016

Mở bài: Giới thiệu vài nét về nhà văn Nguyễn Thành Long. Giới thiệu tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa. Trong đó có đoạn trích được dẫn ở đề bài mang lại cho người đọc nhiều cảm nhận về nhân vật anh thanh niên. Thân bài:Phần 1 : Cảm nhận nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích

+ Một người yêu mến công việc dù làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn trong khung cảnh vắng vẻ nhưng anh không cảm thấy lẻ loi vì công việc mang lại cho anh niềm vui và nhận thức về ý nghĩa của công việc làm. Cho nên với anh: ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?

+ Một người có lòng yêu mến con người. Sống đơn độc nên anh rất khao khát được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người. Chính anh đã khẳng định với bác tài xế xe khách: Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác?.

+ Một người ham học hỏi, rất quan tâm đến đời sống nội tâm. Sống một mình trên đỉnh núi, anh không cảm thấy cô đơn vì lúc nào bên cạnh anh cũng có sách. Ngoài giờ làm việc, ngoài lúc phải chăm sóc vườn hoa, đàn gà, anh dành thời gian để đọc sách. Khi cô kĩ sư, ông họa sĩ… đến phòng ở của anh và quyển sách anh đang đọc dở vẫn còn để mở trên bàn. Chính anh cũng đã khẳng định với cô kĩ sư: Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ. Cái cách đọc sách của anh tinh tế, nghiêm túc và đúng đắn biết bao.

+ Một người sống có lý tưởng, có trách nhiệm. Anh ý thức một cách rất rõ ràng: Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?. Nhận thức đó cho thấy anh trẻ nhưng không hời hợt. Anh sống một mình nhưng không cô đơn vì lúc nào trong tư tưởng của anh mục đích sống, lẽ sống vẫn luôn luôn tồn tại và nhắc nhở. Làm một công việc đơn độc, phải dậy vào lúc nửa đêm, phải ra ngoài trời lúc mưa bão, lạnh lẽo, anh có thể nằm ở trong nhà, lấy số liệu cũ mà gọi bộ đàm về để báo cáo. Nhưng anh không làm điều đó. Vì anh có trách nhiệm và anh hiểu rõ việc anh làm ở đây có liên quan, có ảnh hưởng đến cuộc sống lao động và chiến đấu của rất nhiều người lúc bấy giờ. Việc phái đoàn không quân – phòng không đến thăm và khen ngợi anh đã cho thấy rõ điều đó.

+ Nhân vật anh thanh niên được xây dựng bằng một nghệ thuật đặc sắc. Nó được miêu tả và thể hiện qua cuộc gặp gỡ đặc biệt với ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ; được bộc lộ qua lời đối thoại của nhân vật; nhân vật không có tên riêng, không có ngoại hình cụ thể mà chỉ có tên gọi theo kiểu chung, phiếm chỉ.

+ Vì thế, hình ảnh người thanh niên thể hiện vẻ đẹp của người thanh niên Việt Nam nói chung trong giai đoạn chống Mĩ: giản dị, chân thành và giàu lý tưởng; góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm, thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong chiến đấu; thể hiện cảm hứng của Nguyễn Thành Long khi sáng tác: “SaPa không chỉ là một sự yên tĩnh. Bên dưới sự yên tĩnh ấy, người ta làm việc”, hy sinh, yêu thương và mơ ước. Hình ảnh này gợi cho người đọc đến hình ảnh của thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn chống Mĩ nói riêng và theo dòng chảy thời gian nói chung.

Phần 2: Nó gợi đến hình ảnh những người như cô Phương Định, Nho, Thao trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê).

+ Những cô thanh niên xung phong làm công tác trinh sát mặt đường trên đường mòn Trường Sơn trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ gian khổ, ác liệt và đầy nguy hiểm.

+ Nhưng họ là những người rất lạc quan, thích đùa tếu, mỗi người một vẻ. Trong đó tiêu biểu nhất là Phương Định. Đó là một cô gái Hà Nội xinh đẹp, có tâm hồn nhạy cảm, lao động và chiến đấu gan góc, dũng cảm và cũng là người có ý thức, có tình cảm đẹp về tình đồng đội của những người thanh niên: Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ / Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Phần 3: So sánh hai hình ảnh đã nêu trên

+ Họ là những nhân vật khác nhau trong những tác phẩm văn học khác nhau. Họ khác nhau về giới tính, về môi trường sống, về công việc cụ thể. Nhưng họ là những người thanh niên của cùng một thời kì chiến tranh, cùng thể hiện vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong một thời kì lịch sử đầy khốc liệt của Tổ quốc và cùng để lại những ấn tượng sâu đậm đối với người đọc ở các giai đoạn sau.

Kết bài:

Đây là một đoạn văn ngắn nhưng biểu hiện được những nét tiêu biểu cho nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, của nhân vật anh thanh niên. Tác giả Nguyễn Thành Long đã thành công trong việc khắc họa nét đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh cũng như trong giai đoạn hiện nay.

19 tháng 7 2017

@Nguyễn Thu Hương vào xem em cái ạ

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới:Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. (…) Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn (…)Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới:

Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. (…) Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn (…)

Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đánh bại nhất….

Xin dạy cho cháu biết đến thế giới diệu kì của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh....

Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến ấy là không đúng….

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn đối với kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chạy theo thời thế.

Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lí để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp mà thôi.

Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã…. Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. (…)

Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.

(...)

Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy, nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình…. Con trai tôi là một cậu bé tuyệt vời.

(Trích Thư của tổng thống Mĩ A.Lin-côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình,

trong Những câu chuyện về người thầy, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2004)

Nêu 02 phẩm chất mà A.Lin-côn muốn người thầy giáo dục cho con trai mình qua đoạn trích trên.

Theo anh/chị, phẩm chất nào là quan trọng hơn cả đối với tuổi trẻ hiện nay? Hãy viết đoạn văn (7-10 dòng) trình bày quan điểm của bản thân về phẩm chất đó?

1
18 tháng 12 2019

1. HS nêu được 02 trong số các phẩm chất sau:

- Quảng đại, không đố kị, hẹp hòi.

- Ham đọc sách.

- Trung thực

- Có bản lĩnh, chính kiến.

- Biết lắng nghe.

- Quí trọng sức lao động.

- Có ý thức giữ nhân cách, lương tâm…

2. HS viết đoạn văn cần đảm bảo yêu cầu:

- Dung lượng : 7-10 dòng.

- Nội dung: có thể chọn một trong các phẩm chất đã nêu, trình bày theo trình tự: biểu hiện (có dẫn chứng), sự cần thiết, ý nghĩa của phẩm chất đó và rút ra bài học v..v... kiến giải hợp lý, có sức thuyết phục và có liên hệ thực tế.

Cho đoạn văn" Quê cháu ở Lào Cai này thôi.Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy ,hóa lại không. Cháu có bố tuyệt lắm. Hai bố con cũng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một-không .Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa.Không có cháu ở đấy .Các chú lại cứ một chú lên tận đây .Chú ấy nói :nhớ cháu góp phần...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn

" Quê cháu ở Lào Cai này thôi.Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy ,hóa lại không. Cháu có bố tuyệt lắm. Hai bố con cũng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một-không .Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa.Không có cháu ở đấy .Các chú lại cứ một chú lên tận đây .Chú ấy nói :nhớ cháu góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu ,thật là đột ngột, không ngờ lại như thế .Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắp "Thế là một -hòa nhé !".Chưa hòa đâu bác ạ .Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc .Ơ,bác vẽ cháu đấy ư ?Không ,không ,đừng vẽ cháu!Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.

1,Trích trong? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của vb có đoạn trích dẫn trên

2, Đoạn văn trên viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Dùng một câu văn nêu chủ đề đoạn trích 

3,Phát hiện và ghi ra giấy 1 lời văn gián tiếp trog đọan trên

4,Viết 3-5 câu nêu suy nghĩ của en về quan niệm sống hạnh phúc của ng xưng cháu trog đv

 

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
7 tháng 12 2018

1. Trích trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

Hoàn cảnh: trong một chuyến đi thực tế lên vùng núi Lào Cai những năm 1970 của tác giả.

2. Phương thức biểu đạt: tự sự.

Lời bộc bạch và sự khiêm tốn của anh thanh niên.

3. Lời văn gián tiếp: Câu "Chú ấy nói... Hàm Rồng.

4. Quan điểm sống của anh thanh niên trong đoạn trích thật đáng trân trọng. Anh vui với việc được cống hiến và hết mình vì công việc. Hơn thế, anh còn rất khiêm tốn và nỗ lực lập công góp phần xây dựng đất nước. Anh thanh niên là hình tượng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội.