K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 5 2022

1.Đoạn văn trên trích trong văn bản Hịch tướng sĩ

Tác giả là  Trần Quốc Tuấn

Văn bản sáng tác trong hoàn cảnh giặc Mông-nguyên kéo quan sang xâm lược nước ta (lần thứ 2 năm 1284).Thấy giặc mạnh , Trần Quốc Tuấn đã viết văn bản này để kêu gọi các tướng sĩ hết lòng đánh giặc

2.ND:

Bộc lộ cảm xúc căm giận , hận thù quân giặc của vị chủ tướng

Khích lệ tinh thần chiến đấu của các vĩ tướng sĩ

3.Hai câu văn thuộc kiểu câu trần thuật.Thực hiện hành động nói trình bày

7 tháng 4 2022

C1:

- Đoạn văn trên trích trong văn bản: Hịch tướng sĩ
- Hoàn cảnh sáng tác: Được viết vào khoảng thời gian trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai (1285): Khi giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ hai, lúc này quân giặc rất mạnh muốn đánh bại chúng phải có sự đồng tình, ủng hộ của toàn quân, toàn dân, vì vậy Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch này để kêu gọi tướng sĩ hết lòng đánh giặc.

C2:

- Trong đoạn trích, không thể thay các từ "quên" bằng "không", "chưa" bằng "chẳng được" , bởi vì nếu thay thế sẽ làm thay đổi hẳn ý nghĩa của câu.
+" Quên" ở đây không có nghĩa là "không nghĩ đến, không để tâm đến". Phải dùng từ này mới thể hiện được chính xác ý của người viết: Căm thù giặc và tìm cách trả thù đến mức không quan tâm đến việc ăn uống, một hoạt động thiết yếu và diễn ra hằng ngày đối với tất cả mọi người.
+ "Chưa" có nghĩa là trong tương lai sẽ thực hiện được, còn nếu đổi từ chẳng thì sẽ không bao giờ thực hiện được ý định trả thù.

C3:

- Lòng yêu nước căm thù giặc sâu sắc của Trần Quốc Tuấn: đau xót trước cảnh tình của đất nước; uất ức, căm tức khi chưa trả được thù; sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước.

C4:

* Triển khai hợp lí nội dung của đoạn văn: Vận dụng tốt các phương thức biểu đạt. Có một số gợi ý sau cho phần thân bài :
1. Giải thích về lòng yêu nước:
- Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước.
- Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước mình.
2. Biểu hiện của lòng yêu nước:
* Thời kì chiến tranh
*Thời kỳ hòa bình
3. Vai trò của lòng yêu nước:
- Là bệ đỡ tinh thần cho con người: là nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ; giúp đồng bào luôn vững tâm tiến bước (Kiều bào luôn hướng về tổ quốc; Con người khi về già đều muốn trở về nơi chôn rau cắt rốn). Chính lòng yêu nước đã bồi dưỡng tâm hồn những con người nước Việt trở nên vững vàng, mạnh mẽ trong hành trình sống khắc nghiệt.
- Là động lực giúp con người sống có trách nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất nước, cộng đồng hay đơn giản nhất là đối với chính bản thân mình.
4. Trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Đất nước:
- Lòng yêu nước không phải là lời nói suông mà phải được thể hiện bằng hành động cụ thể:
- Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài.
- Nghiêm túc, tự giác thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy định của nhà trường, cơ quan công tác…
- Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu một cách chính đáng
- Bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật…
- Dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu.
Mở bài và kết bài em tự làm nhé.

 Đọc đoạn trích dưới đây: (...) Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ….nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.(...)Câu 1: Theo em có thể thay các từ quên bằng không, chưa bằng chẳng được không? Vì sao?Câu 2. Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích gì? Hãy xác định mục đích của hành động nói thể hiện ở một câu trong bài hịch và vai trò của câu ấy đối với việc thực hiện mục...
Đọc tiếp

 

Đọc đoạn trích dưới đây: (...) Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ….nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.(...)

Câu 1: Theo em có thể thay các từ quên bằng không, chưa bằng chẳng được không? Vì sao?

Câu 2. Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích gì? Hãy xác định mục đích của hành động nói thể hiện ở một câu trong bài hịch và vai trò của câu ấy đối với việc thực hiện mục đích chung.

Câu 3. Hãy phân tích một số đặc sắc nghệ thuật đã tạo nên sức thuyết phục đối với người đọc ở bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn.

Câu 4: Viết một đoạn văn từ 10 – 15 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn qua bài Hịch tướng sĩ.

0
9 tháng 5 2022

-Kiểu câu: Câu trần thuật.

13 tháng 3 2022

Em cảm nhận được sự tức giận, sự căm giận giặc của nhân vật "ta" đối với kẻ thù xâm lược bờ cõi. Và trong đó cũng là một phần sự lo lắng, " thường tới bữa quên ăn", "nửa đêm vỗ gối", "ruột đau như cắt", "nước mắt đầm đìa" những từ ngữ này đã nói lên sự lo lắng, sốt ruột của nhân vật "ta", lo sợ giặc bất  ngờ sẽ tập kích, lo lắng cho binh sĩ sẽ mệt mỏi, không chiến đấu được. Như vậy, ta thấy được rằng, nhân vật "ta" là một người rất lo lắng cho binh sĩ, quan tâm tới việc  nước, yêu nước tha thiết, chỉ muốn giết được giặc để giải tõa nỗi căm hờn này.

28 tháng 12 2021

Hịch tướng sĩ

1 tháng 8 2021

C

1.    Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” (trích “Hịch tướng sĩ” - Trần Quốc Tuấn). Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào ?

A.So sánh, liệt kê

B.So sánh, nói quá, nhân hóa,ẩn dụ.

C.So sánh, liệt kê, nói quá

D.Liệt kê, nhân hóa, nói quá

25 tháng 4 2021

Nội dung: Đoạn văn trên nói về lòng căm giận của vị chủ tướng trước cảnh nước mất nhà tan. Đây là lời của vị chủ tướng nói với binh sĩ nhằm khích lệ tinh thần chiến đấu của binh sĩ.

Mục đích nói:

- Câu (1): Cho thấy sự đau khổ, căm phẫn và uất ức khi phải nhìn cảnh giặc ngoại xâm sang xâm phạm nước nhà của 1 vị chủ tướng yêu nước.

- Câu (2): Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ khát khao được hy sinh để đánh đuổi giặc của mình và ông cũng chấp nhận những cái chết đau đớn miễn là bảo vệ được độc lập tổ quốc.