K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc kĩ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới:         Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại. Khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão lũ quét thất thường, suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng… Đó là các vấn đề về môi trường mà toàn nhân loại đã và đang đối mặt. Con người đã tác động quá nhiều đến môi...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 

        Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại. Khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão lũ quét thất thường, suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng… Đó là các vấn đề về môi trường mà toàn nhân loại đã và đang đối mặt. Con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự phân hủy. Thiên nhiên ban tặng cho con người nhiều thứ, vậy mà ta không biết giữ gìn và bảo vệ nó. Để giờ đây, khi môi trường đang dần bị xuống cấp, xuất hiện nhiều loại “bệnh lạ” hơn, con người mới nhận thấy được tầm quan trọng của môi trường. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta.

        Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường, rồi các công nghệ xử lý rác thải, phát minh khoa học ra đời nhằm giảm thiểu những tác động đến môi trường. Vậy còn bạn, có bao giờ bạn đã tự hỏi “mình đã làm gì để bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu chưa?”.

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính và chỉ ra câu văn nêu luận điểm có trong phần trích.

Câu 2: Tìm phép tu từ trong câu: Khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão lũ quét thất thường, suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng.

Câu 3: Tìm 01 trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ đó?

Câu 4: Đưa ra ý kiến, suy nghĩ về câu nói : “Vậy còn bạn, có bao giờ bạn đã tự hỏi “mình đã làm gì để bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu chưa?”

0
7 tháng 5 2022

Cái đề nó yêu cầu thế á bạn.

25 tháng 12 2016

thực vật và động vật ở hoang mạc có hai cách thích nghi với môi trường:

+tự hạn chế sự mất nước

+tăng cường dự trữ nước,dự trữ chất dinh dưỡng trong cơ thể

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở bên dưới:        Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay được coi như là một sự thực và là một hiện tượng toàn cầu, có những ảnh hưởng đáng kể tới cuộc sống của con người. Vấn đề ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ khi con người biết săn bắt, hái lượm, biết làm chủ thiên nhiên và dần dần biết cách chế ngự, thay đổi thiên nhiên. Sự thay đổi, chế...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở bên dưới: 
       Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay được coi như là một sự thực và là một hiện tượng toàn cầu, có những ảnh hưởng đáng kể tới cuộc sống của con người. Vấn đề ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ khi con người biết săn bắt, hái lượm, biết làm chủ thiên nhiên và dần dần biết cách chế ngự, thay đổi thiên nhiên. Sự thay đổi, chế ngự thiên nhiên mang lại lợi ích thiết thực cho nhu cầu phát triển của con người. Tuy nhiên khi đạt đến trình một mức độ nào đó vượt ngưỡng giới hạn của các sinh vật, của thiên nhiên sẽ nảy sinh vấn đề ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới dạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ. Và một trong những biến đổi nguy hiểm nhất đặt ra của hiện tượng ô nhiễm môi trường đó là vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. 
                                                                                       ( Nguồn, internet) 
Câu 1 (0,5 điểm ): Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?  

Câu 2 (0,5 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích trên 
Câu 3 (1 điểm): Chỉ ra  một biện pháp tu từ và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó trong câu văn sau: 

“ Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới dạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ.” 

Câu 4 (1 điểm:  Bài học mà  em rút ra cho bản thân qua đoạn trích  

0
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu cho dưới: Ngày mai mình sẽ dậy sớm tập thể dục, ngày mai mình sẽ học tiếng Anh,…ngày mai và ngày mai nhưng không biết là ngày mai nào. Đấy là “căn bệnh” khó chữa của nhiều người trẻ hiện nay. Trao đổi vấn đề này, anh Lê Đình Hiếu (tốt nghiệp thủ khoa Trường Đại Học California, Los Angeles UCLA; Forbes Under 30 năm 2016) cho rằng với cá nhân...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu cho dưới: Ngày mai mình sẽ dậy sớm tập thể dục, ngày mai mình sẽ học tiếng Anh,…ngày mai và ngày mai nhưng không biết là ngày mai nào. Đấy là “căn bệnh” khó chữa của nhiều người trẻ hiện nay. Trao đổi vấn đề này, anh Lê Đình Hiếu (tốt nghiệp thủ khoa Trường Đại Học California, Los Angeles UCLA; Forbes Under 30 năm 2016) cho rằng với cá nhân từng người trẻ Việt Nam trong thời kì 4.0, “căn bệnh” này thực sự nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của các bạn. “Vì sao? Vì thời đại mà các bạn đang sống là thời đại của sự năng động, cập nhật liên tục, nên nếu chậm tay thì cơ hội sẽ vụt mất ngay (…), anh Hiếu chỉ ra. Theo anh Hiếu sinh viên Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để thực hiện hóa ý tưởng của các bạn, tuy nhiên cái cách mà các bạn triển khai ý tưởng lại khiến người ta lo lắng. (…) Anh Hiếu cũng cho rằng để chữa bất kỳ căn bệnh nào đều cần hai yếu tố là phương pháp tác động từ bên ngoài và ý chí tinh thần từ cá nhân bên trong. Xét về góc độ giáo dục, các bạn trẻ đang thiếu những kỹ năng sắp xếp công việc, quản lí thời gian,…việc không quản lí quỹ thời gian của mình đúng cách cũng là một nguyên nhân khiến các bạn lúc nào cũng cảm giác mình không đủ thời gian thực hiện tất cả mọi việc trong một ngày mà cứ chần chừ ngày này qua ngày khác. (…) Nhưng về bản chất vẫn là ý chí và tinh thần của chính bản thân. (…)Nếu như không muốn tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá thì ngay từ bây giờ các bạn có sẵn sàng nghiêm túc với bản thân và thôi nuông chiều cảm xúc? Và hôm nay bạn đã làm hết được những điều mà ngày hôm qua mình hứa sẽ làm? (Lần lữa -“căn bệnh” khó chữa của người trẻ - Hoa Nữ) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính. Câu 2: Theo bài viết, nguyên nhân chủ yếu nào đã khiến giới trẻ nảy sinh “căn bệnh” lần lữa rất khó chữa? Câu 3: Vì sao Lê Đình Hiếu cho rằng việc chưa “sẵn sàng nghiêm túc với bản thân” và “nuông chiều cảm xúc” sẽ khiến giới trẻ “tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá”?

0
Phần 1: Đọc- hiểu Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở bên dưới:Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay được coi như là một sự thực và là một hiện tượng toàn cầu, có những ảnh hưởng đáng kể tới cuộc sống của con người. Vấn đề ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ khi con người biết săn bắt, hái lượm, biết làm chủ thiên nhiên và dần dần biết cách chế ngự, thay đổi thiên nhiên. Sự...
Đọc tiếp

Phần 1: Đọc- hiểu 

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở bên dưới:

Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay được coi như là một sự thực và là một hiện tượng toàn cầu, có những ảnh hưởng đáng kể tới cuộc sống của con người. Vấn đề ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ khi con người biết săn bắt, hái lượm, biết làm chủ thiên nhiên và dần dần biết cách chế ngự, thay đổi thiên nhiên. Sự thay đổi, chế ngự thiên nhiên mang lại lợi ích thiết thực cho nhu cầu phát triển của con người. Tuy nhiên khi đạt đến trình một mức độ nào đó vượt ngưỡng giới hạn của các sinh vật, của thiên nhiên sẽ nảy sinh vấn đề ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới dạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ. Và một trong những biến đổi nguy hiểm nhất đặt ra của hiện tượng ô nhiễm môi trường đó là vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.

( Nguồn, internet)

Câu 1 : Đoạn trích trên sử dụng PTBĐ chính nào?

Câu 2 : Nêu nội dung chính của đoạn trích trên

Câu 3: Chỉ ra một BPTT và phân tích tác dụng của BPTT đó trong câu văn sau:

“ Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới dạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ.”

Câu 4 Bài học mà em rút ra cho bản thân qua đoạn trích trên.

1
12 tháng 3 2022

Câu 1 : Đoạn trích trên sử dụng PTBĐ chính nào?

=>Nghị luận 

Câu 2 : Nêu nội dung chính của đoạn trích trên

=> Bàn luận về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay , nêu lên những cảnh báo môi trường đáng lo ngại

Câu 3: Chỉ ra một BPTT và phân tích tác dụng của BPTT đó trong câu văn sau:

“ Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới dạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ.”

=> Điệp ngữ

=> tác dụng : nhấn mạnh sự ô nhiễm môi trường là như thế nào , nó có tác hại như thế nào làm cho người đọc dễ hình dung cụ thể về môi trường.

Câu 4 Bài học mà em rút ra cho bản thân qua đoạn trích trên.

=> Phải chung tay bảo vệ môi trường , loan truyền thông tin bảo vệ cây rừng vì đó cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta .

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới Đến ngày hẹn, các hoàng tử đem đủ thứ của ngon vật lạ bày lên mâm cỗ mình làm để dự thi. Trong khi đó, mâm cỗ của Lang Liêu chỉ bày hai loại bánh. Vua Hùng xem lướt qua các mâm cỗ rồi dừng lại rất lâu trước những chồng bánh của Lang Liêu, tỏ vẻ thích thú. Vua cho gọi Lang Liêu đến, hỏi về các thứ bánh này. Chàng đem...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đem đủ thứ của ngon vật lạ bày lên mâm cỗ mình làm để dự thi. Trong khi đó, mâm cỗ của Lang Liêu chỉ bày hai loại bánh. Vua Hùng xem lướt qua các mâm cỗ rồi dừng lại rất lâu trước những chồng bánh của Lang Liêu, tỏ vẻ thích thú. Vua cho gọi Lang Liêu đến, hỏi về các thứ bánh này. Chàng đem chuyện gặp thần trong mộng kể lại và giải thích về nguyên liệu, cách làm và ý nghĩa từng loại bánh.

          Vua Hùng nếm thử, thấy bánh ngon và có ý nghĩa bèn cho họp mọi người, lại truyền rằng: “Những chiếc bánh tròn này tượng hình Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Còn những chiếc bánh vuông tượng hình Đất, ta đặt tên là bánh chưng. Bánh có thịt mỡ, đậu xanh, lá dong… là tượng hình cầm thú, cây cỏ muôn loài,..; lá bọc ngoài, mĩ vị để trong ý nhắc người ta sống thân ái, đùm bọc nhau. Lang Liêu đã dâng lễ vật rất hợp ý ta. Vậy ta truyền ngôi cho con”.

Và cũng từ đó, người dân nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi. Mỗi khi tết đến, nhà nhà làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời Đất và tổ tiên.

(Trích Bánh chưng, bánh giầy)

Câu 1 (0,5 điểm). Người kể chuyện trong đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ mấy?

Câu 2 (0,5 điểm). Đến ngày hẹn, những người con của vua đã mang đến những lễ vật gì?

Câu 3 (1,0 điểm). Tìm thành ngữ trong câu sau và giải thích nghĩa của thành ngữ đó: Đến ngày hẹn, các hoàng tử đem đủ thứ của ngon vật lạ bày lên mâm cổ mình làm để dự thi.

Câu 4 (1,0 điểm). Theo em, câu chuyện này giải thích phong tục gì vào ngày Tết ở nước ta?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy.

Câu 2 (5.0 điểm): Em hãy đóng vai con chim Phượng Hoàng để kể lại truyện Cây khế.

 

5

Answer:

Phần I:

Câu 1:

- Người kể chuyện trong đoạn trích sử dụng ngôi thứ 3 vì người kể chuyện không xuất hiện trong câu chuyện và không xưng tôi.

Câu 2:

 

Câu 3:

- Cụm từ có thể thay thế cho “của ngon vật lạ” mà không làm cho nghĩa của câu thay đổi là: “sơn hào hải vị”, “món ăn quý hiếm”,...

- Theo em, câu chuyện này giải thích phong tục làm và ăn bánh chưng và bánh giầy vào ngày Tết ở nước ta.

Câu 1:

Nếu như trước kia, bánh chưng, bánh dày chỉ được gói, được làm trong những dịp lễ Tết, vào ngày Giỗ Tổ hay khi gia đình có cỗ lớn, thì bây giờ, ở nhiều nơi, nhất là ở những đô thị hiện đại, bánh chưng, bánh dày đã trở thành một thứ hàng quà, được bán hàng ngày phục vụ nhu cầu ẩm thực của người dân. Nó được coi như một loại bánh để ăn chơi, có khi là ăn quà sáng, quà chiều, có khi là món ăn dùng trong những dịp cưới xin, giỗ chạp

Ta vốn là một con chim thần ngự trị ở trên một ngọn núi cao giữa biển Đông. Hàng ngày ta bay vào đất liền kiếm hoa quả để ăn. Một hôm, ta phát hiện trong một khu vườn nhỏ ở một làng nọ có một cây khế quả sai kĩu kịt, ta bèn hạ cánh xuống cây và định ăn mấy quả. Đúng lúc đó, từ trong túp lều cũ kĩ, một chàng trai bước ra cất tiếng van xin:

Ta bèn trả lời:

- Tôi không tiếc chim đâu. Nhưng nhà tôi nghèo lắm, chẳng có gì đáng giá, chỉ có mỗi cây khế này là tài sản duy nhất. Tôi định bán quả khế lấy tiền sống qua ngày. Giờ chim ăn khế của tôi, tôi biết lấy gì mà sống?

- Ta được biết cha mẹ ngươi cũng không nghèo khó gì. Sao nhà ngươi lại khốn khổ đến vậy?

Nghe chàng trai kể chuyện, ta cảm thấy rất thương chàng trai. Ta quyết định cho chàng một chút vốn làm ăn. Ta nói:

Y hẹn, mấy ngày sau ta đến khu vườn nhỏ của chàng trai để đưa chàng đi lấy vàng. Ta dang cao đôi cánh rộng lớn của mình bay qua biển Đông, đến hòn núi dựng sừng sững giữa biển. Đó chính là nhà của ta. Trên đó có vô số vàng bạc, sáng lấp lánh. Tuy thấy nhiều vàng, nhưng chàng trai chỉ lấy đúng vừa chiếc túi ba gang rồi leo lên lưng ta bay về nhà. Từ sau ngày đó, cuộc sống của chàng trai khấm khá hơn rất nhiều.

Ta bèn đến để thử lòng người anh. Khi ta vừa đậu xuống thân cây, vợ chồng hắn đã la lên ầm ĩ. Ta vẫn như lệ cũ dặn hắn may túi ba gang đế đi lấy vàng. Hắn chỉ chờ có thế. Lòng tham đã khiến hắn mờ mắt, hắn liền lén may một chiếc túi sáu gang. Đến núi vàng, hắn tham lam nhét vàng đầy cái túi to tướng và còn cố nhét thêm vào người. Cô gắng lắm ta mới cất cánh nổi. Nhưng do quá nặng đến giữa biển Đông, ta kêu hắn bỏ bớt vàng đi nhưng hắn không chịu. Tức giận vì sự tham lam và bội tín của hắn, ta liền nghiêng người, hất tung hắn xuống biển. Đó là bài học cho những kẻ tham lam.

<p class=">~(Mong cô duyệt bài ạ!)~

Answer:

Phần I:

Câu 1:

- Người kể chuyện trong đoạn trích sử dụng ngôi thứ 3 vì người kể chuyện không xuất hiện trong câu chuyện và không xưng tôi.

Câu 2:

- Cụm từ có thể thay thế cho “của ngon vật lạ” mà không làm cho nghĩa của câu thay đổi là: “sơn hào hải vị”, “món ăn quý hiếm”,...

Câu 3:

- Theo em, câu chuyện này giải thích phong tục làm và ăn bánh chưng và bánh giầy vào ngày Tết ở nước ta.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Ngày 22 tháng 4 hằng năm được gọi là Ngày Trái Đất do một tổ chức bảo vệmôi trường của Mĩ khởi xướng từ năm 1970.Từ đó đến nay đã có 141 nước trên thếgiới tham gia tổchức này, với quy mô và nội dung thiết thực về bảo vệ môi trường.Ngày Trái Đất hằng năm được tổ chức theo những chủ đề liên quan đến những vấn đềmôi trường...
Đọc tiếp

Đc đon trích sau và thc hin các yêu cu bên dưi:Ngày 22 tháng 4 hng năm đưc gi là Ngày Trái Đt do mt tổ chc bo vmôi trưng ca Mĩ khi xưng từ năm 1970.Từ đó đến nay đã có 141 nưc trên thếgitham gia tchc này, vi quy mô và ni dung thiết thc về bo vệ môi trưng.Ngày Trái Đt hng năm đưc tổ chc theo nhng chủ đề liên quan đến nhng vđmôi trưng nóng bng nht ca tng nưc hoc tng khu vc. Năm 2000 là năm đu tiên Vit Nam tham gia Ngày Trái Đt vi chủ đ“Mt ngày không dùng bao bì ni lông”[...]

Câu 2 (1,5đim) Phân tíchcu tongpháp ca câu ghép in đm trong đon văn trênHãy chmi quan hý nghĩa gia các vế câu ghép và cách liên kết các vếca câu ghép đó.

Câu 3 (1,5 đim)Thông đi“Mt ngày không dùng bao bì ni lông” đưc ra đi trong hoàn cnh nào? Ti sao Vit Nam li la chn thông đip đó khi tham gia Ngày Trái Đt?

Câu 4 (1,0 đim)Từ thông đip trên, em rút ra bài hc gì cho bn thân mình.

Giúp mình câu 2 và 3 với ạ, cần gấp

0
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ IMôn : Ngữ Văn 7Phần I. Đọc- hiểuĐề số 1: Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Mưa đến rồi, lẹt đẹt… lẹt đet…. Những giọt nước lăn xuống mái phênnứa: mưa thực rồi. Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng đượclà mưa kéo đến chóng thế.Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ baonhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ I
Môn : Ngữ Văn 7
Phần I. Đọc- hiểu
Đề số 1: Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Mưa đến rồi, lẹt đẹt… lẹt đet…. Những giọt nước lăn xuống mái phên
nứa: mưa thực rồi. Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng được
là mưa kéo đến chóng thế.Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ bao
nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi
cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà trống ướt lướt thướt
ngật ngưỡng tìm chỗ trú.Mưa xuống sầm sập, giọt ngã ,giọt bay, bụi
nước trắng xóa. Trong nhà tối sầm, một mùi nồng ngai ngái.Cái mùi xa
lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa rào trên sân
gạch.Mưa đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào tàu lá chuối.
Tiếng giọt tranh đổ ồ ồ.” ( Tô Hoài)
1.Xác định phương thức biểu đạt chính?
2.Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn trích?
3.Nêu tác dụng của những từ láy đó?
4.Khái quát nội dụng đoạn trích?

Đề số 2: Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“- Con yêu mẹ bằng ông trời
Rộng lắm không bao giờ hết
-Thế thì làm sao con biết
Là trời ở những đâu đâu
Trời rất rộng lại rất cao
Mẹ mong, bao giờ con tới

-Con yêu mẹ bằng Hà Nội
Để nhớ mẹ con đi tìm
Từ phố này đến phố kia
Con sẽ gặp ngay được mẹ…
-Tính mẹ là cứ hay nhớ
Lúc nào cũng muốn bên con
Nếu có cái gì gần hơn
Con yêu mẹ bằng cái đó…”
( Trích: Con yêu mẹ - Xuân Quỳnh)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính?
2. Tìm từ ghép có trong câu in đậm?
3. Nêu ý nghĩa của hai câu thơ in đậm?
4. Khái quát nội dung đoạn trích?

Đề số 3: Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“ Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài hè

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”
( Trích : Quê hương- Đỗ Trung Quân)

1.Xác định phương thức biểu đạt chính?

2.Tìm các từ ghép có trong câu in đậm?
3.Hãy hoàn thiện câu văn sau: Quê hương trong em là….
4.Khái quát nội dung đoạn trích?
Đề số 4: Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“ Thương cha nhiều lắm cha ơi
Cày sâu cuốc bẫm , một đời của cha
Đồng gần rồi tới ruộng xa
Ban mai vừa nở, chiều tà, sương rơi
Nếp nhăn vầng trán bên đời
Vai cha mái ấm bầu trời tình thương
Dìu con từng bước, từng đường
Lo toan vất vả đêm trường năm canh”

( Trích: Thương cha – Lê Thế Thành)
1. Xác định thể thơ? Phương thức biểu đạt chính?
2. Tìm quan hệ từ trong câu thơ in đậm?
3. Tìm ít nhất 2 từ ghép có từ “thương”.
4. Nêu ý nghĩa đoạn thơ?
Phần II: Làm văn
Đề 1: Mái trường mến yêu.
Đề 2: Cảm nghĩ về một loài cây.
Đề 3: Cảm nghĩ về mùa xuân trên quê hương em

0
Bài tập hè 2023.ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1 Phần I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới: “Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cái thiện có...
Đọc tiếp

Bài tập hè 2023.ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1 Phần I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới: “Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cái thiện có thể sẽ thua cái ác trong một thời điểm nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm nguyên nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch. Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức giận, thôi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia ly, mất mát. Trong từ Hán Việt, nguy cơ bao gồm nguy và cơ. Và đối với người có tư duy tích cực, “nguy” (problem) sẽ được họ biến thành “cơ” (opportunity). Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.” (Theo Tony Buổi sáng, Cà phê cùng Tony, Tư duy tích cực, NXB Trẻ, 2016, tr 37) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Xác định biện pháp tu từ trong câu văn và nêu tác dụng “Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia ly, mất mát.” Câu 3. Xét về cấu tạo, câu văn “Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch.” thuộc kiểu câu gì ? Câu 4. Từ “cháy” trong câu văn “Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.” được tác giả dùng nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? vì sao? Phần II. LÀM VĂN Câu 1. (2,0 điểm)Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, viết đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) em hãy trình bày suy nghĩ của mình về lòng vị tha. Câu 2. (5 ,0 điểm)Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong phần trích sau: “... Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy. Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng: - Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thể là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trồng liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cảnh không bay bổng. Nàng nói đến đây, mọi người đều tựa hai hàng lệ. Rồi đó, tiệc tiễn vừa tàn, áo chàng đành rứt. Ngước mắt cảnh vật vẫn còn như cũ, mà lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan san! Bấy giờ, nàng đương có mang, sau khi xa chồng vừa đẩy tuần thì sinh ra một đứa con trai, đặt tên là Đản. Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được, Bà mẹ cũng vì nhớ con mà dân sinh ổm. Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn, Song bệnh tình mỗi ngày một trầm trọng, bà biết không sống được, bèn trối lại với nàng rằng: - Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. (...) Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chăng pha lệ. Bà cụ nói xong thì mất, Nàng hết lời thương xót, phàm việc và cay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình." (Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ, SGK Ngữ văn 9. Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam - 2017)

2
10 tháng 8 2023

Phần I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới:

“Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cái thiện có thể sẽ thua cái ác trong một thời điểm nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm nguyên nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch. Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức giận, thôi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia ly, mất mát. Trong từ Hán Việt, nguy cơ bao gồm nguy và cơ. Và đối với người có tư duy tích cực, “nguy” (problem) sẽ được họ biến thành “cơ” (opportunity). Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.”

(Theo Tony Buổi sáng, Cà phê cùng Tony, Tư duy tích cực, NXB Trẻ, 2016, tr 37)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận

Câu 2. Xác định biện pháp tu từ trong câu văn và nêu tác dụng “Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia ly, mất mát.”

BPTT: so sánh "sống được 100 năm, xem như là một bộ phim 100 tập"

Tác dụng: đóng vai trò bật nên suy nghĩ của tác giả về cách sống vui vẻ hạnh phúc lạc quan thay vì lúc nào cũng đau khổ mỏi mệt. Qua đó câu văn tăng nên giá trị diễn đạt hơn đến đọc giả.

Câu 3. Xét về cấu tạo, câu văn “Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch.” thuộc kiểu câu trần thuật.

Câu 4. Từ “cháy” trong câu văn “Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.” được tác giả dùng theo nghĩa chuyển. Vì ý tác giả là sống và nỗ lực hết mình bằng hết tất cả thời gian công sức mình có được, tự tin vào bản thân, đốt cháy nên lòng đam mê và nhiệt huyết để từ đó cuộc đời ta thêm càng rực rỡ.

Phần II. LÀM VĂN Câu 1. (2,0 điểm)Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, viết đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) em hãy trình bày suy nghĩ của mình về lòng vị tha.

Dàn ý:

Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận "lòng vị tha"

+ Gam màu cuộc sống sẽ thật héo hắt im chìm nếu con người ta sống mà không có lấy tấm lòng vị tha, bao dung người khác.

Thân đoạn:

- Lòng vị tha là tấm lòng tha thứ, bao dung và thấu hiểu cho những lỗi lầm nhỏ hay khuyết điểm nhỏ của người khác.

- Lòng vị tha xuất phát từ tình yêu thương trong tâm hồn và trái tim của mọi người.

- Chúng ta cần có lòng vị tha trong cuộc sống vì:

+ Lòng vị tha là một giá trị đạo đức quan trọng giúp chúng ta xây dựng một xã hội tốt đẹp

+ Lòng vị tha giúp chúng ta hiểu và chia sẻ khó khăn, đau thương của người khác.

+ Giúp chúng ta có thể tha thứ, đồng cảm và hỗ trợ nhau trong cuộc sống. => tạo ra môi trường hòa bình, đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau.

+ ....

- Phản đề:

+ Phê phán những người không có lòng vị tha trong cuộc sống.

- Liên hệ bản thân:

+ Mình đã có lòng vị tha chưa và mình thể hiện tấm lòng đó như thế nào qua việc gì?

Kết đoạn:

- Tổng kết lại vấn đề.

+ Lòng vị tha có khả năng lan tỏa và tạo ra một chuỗi hành động tốt đẹp. Khi chúng ta làm điều tốt cho người khác, họ có thể tiếp tục làm điều tương tự cho người khác hoặc giúp lại chính mình.

10 tháng 8 2023

Phần II:

Câu 2:

Có những câu chuyện chỉ tồn tại trong tưởng tượng của người thi sĩ, nhưng cũng có những câu chuyện lại được lấy cảm hứng từ cuộc sống thực. Và vào thế kỉ 16, thiên truyện "Truyền kì mạn lục" của nhà văn Nguyễn Dữ được ra đời nói về số phận khắc khổ của người phụ nữ thời phong kiến. Một trong truyện ấy là "Chuyện người con gái Nam Xương". Người con gái ấy mang tên Vũ Nương, tài sắc vẹn toàn: "tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp". Khi ấy, trong làng có Trương Sinh - một chàng trai vô học lại có tính đa nghi mến dung hạnh của nàng xin mẹ trăm lạng vàng cưới về. Biết thế, nàng vẫn luôn đoan trang giữ phép không ngày nào để vợ chồng bất hòa. Làm một người vợ thương chồng, thảo với mẹ; 4 chữ "công", "dung", "ngôn", "hạnh" nàng đều có không sót gì. Khi chồng buộc phải đi lính đầu 3 năm, nàng rằng chẳng dám mong đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm và lo lắng cho chồng hết mực bằng cả tấm lòng chân thành thủy chung của mình: "tiện thiếp băn khoăn ... nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trong liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú!...". Nàng đặt mình ở thế dưới cũng lại đặt hết tình thương mình dành cho chồng. Rồi khi ngày qua tháng lại, mẹ Trương Sinh bệnh tình trầm trọng nàng hết lòng chăm sóc rồi cả hết sức thuốc thang lễ bái thần phật. Không chỉ chăm về sức khỏe nàng còn ngọt ngào khuyên lơn mẹ chồng. Khi bà cụ mất, nàng hết lòng thương xót tế lễ lo liệu vô cùng đủ đầy và tử tế. Từ đây ta thấy rằng Vũ Nương thực là một người vợ thương chồng con, có hiếu với mẹ chồng. Quả là một người phụ tài sắc toàn vẹn!

Tuệ Lâm