K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2021

- 4 câu đầu: Giới thiệu chung về chị em Thúy Kiều

 - 4 câu tiếp: Vẻ đẹp của Thúy Vân

 - 12 câu sau: Vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều

 - 4 câu cuối: Cuộc sống và phẩm hạnh của chị em Thúy Kiều

   + 4 câu đầu: Giới thiệu chung về chị em Thúy Kiều

8 tháng 5 2021

- 4 câu đầu: Giới thiệu chung về chị em Thúy Kiều

 - 4 câu tiếp: Vẻ đẹp của Thúy Vân

 - 12 câu sau: Vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều

 - 4 câu cuối: Cuộc sống và phẩm hạnh của chị em Thúy Kiều

   + 4 câu đầu: Giới thiệu chung về chị em Thúy Kiều

19 tháng 9 2017

Bố cục:

- Đoạn 1 (4 câu đầu): giới thiệu khái quát hai chị em Thúy Kiều

- Đoạn 2 (4 câu tiếp): gợi tả vẻ đẹp Thúy Vân

- Đoạn 3 (12 câu tiếp): gợi tả vẻ đẹp Thúy Kiều

- Đoạn 4 (4 câu cuối): Nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em

1 tháng 7 2019

Mình mới tự làm,bạn tham khảo xem có giúp gì cho bạn k

Trong đoạn trích " chị em Thúy Kiều " của tác giả Nguyễn Du thì Bố cục của đoạn trích được phân ra làm ba phần .

+Phần 1 bao gồm 4 câu thơ đầu nhằm mục đích giới thiệu khái quát chị rm thúy Kiều để giúp mọi người có được cái nhìn tổng quát về vẻ đẹp của hai chị em được miêu tả một cách toàn vẹn mà tưởng như thật khó để có thể ca ngợi hơn nữa

+ Phần 2: bao gồm 4 câu thơ tiếp theo ca ngợi lên vẻ đẹp theo một cách đoan trang,hiền hòa đôn hậu của Thúy Vân.Những câu như " hoa cưới ,ngọc thốt ,đoan trang" thì tựa như những lời trầm trồ ,khen ngợi đến từ thiên nhiên.Đây chắc có lẽ là một dự báo hiệu cho cuộc đờieem đềm ,ấm áp về sau của Thúy Vân 

+ Phần ba bao gồm những câu thơ còn lại nhằm ca ngợi vẻ đẹp khuynh nước khuynh thành của nàng Kiều. Những từ như " hoa ghen" "Liễu hờn " dường như đang miêu tả một vẻ đẹp sắc sảo mặn mà mà khó ai có được làm cho thiên nhiên ghen ghét đố kị và có lẽ đây cũng chính là một dấu hiệu của cuộc đời đầy chông gai,sóng gió của cô nàng

Phạn điểm chính của đoạn trích trên là nhắm ca ngợi vẻ đẹp của Thúy Kiều và đoạn miêu tả về bẻ đẹp của Vân giống như lại là một cái nền để so sách.Nếu như vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp đoan trang,hòa hợp thì vẻ đẹp của Thúy Kiều lại quá sắc sảo .Mà nhan sắc ấy cũng tương ứng với vận mệnh bắp bênh của hạ chị em Thúy Kiều và Thúy Vân 

1 tháng 7 2019

Bố cục :

- Phần 1 : (4 câu thơ đầu ) lời giới thiệu của tác giải về chị e Thúy Kiều - Thúy Vân

-Phần 2 :(4 câu thơ tiếp theo) vẻ đẹp của Thúy Vân

-Phần 3:(16 câu thơ còn lại) vẻ đẹp tài năng thiên phú của T kiều

luận điểm

Bao gồm 4 luận điểm

. giới thiệu vẻ đẹp chung của chị e Thúy kiều Thúy Vân

.Vẻ đẹp của Thúy Vân 

. Tài sắc của Thúy Kiều

.Vẻ đẹp chung của 2 cj e Thúy Kiều Thúy Vân

12 tháng 6 2019

Đoạn trích thuộc phần 1 của tác phẩm “Truyện Kiều” : Gặp gỡ và đính ước

6 tháng 8 2023

Mình gợi ý cho bạn dàn ý đoạn văn và câu phủ định trong đoạn luôn nhe:")

Mở đoạn:

- Giới thiệu đoạn thơ tả tài năng và tâm hồn của Thúy Kiều trong đoạn trích.

+ Có người từng nói rằng văn học chân chính xưa nay bất biến với đời là nhờ tạo nên từ máu và nước mắt của người nghệ sĩ. Và chính nhà thơ Nguyễn Du đã làm được điều đó, đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một trong các đoạn trích đặc sắc trong tác phẩm nổi tiếng của ông - "Truyện Kiều". Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều có vẻ đẹp sắc sảo mặn mà cả về tài lẫn sắc. 

Thân đoạn:

Nội dung thơ: Tả và bật nên tài sắc vẹn toàn của nàng Kiều.

- "Kiều càng sắc sảo, mặn mà" - So bề tài, sắc, lại là phần hơn.": nghệ thuật đòn bẩy được nhà thơ sử dụng điêu luyện làm nẩy nên vẻ đẹp của nàng Kiều đồng thời dễ dàng dẫn người đọc đến khung nghĩ tưởng hình ra Kiều.

- "Làn thu thủy, nét xuân sơn": tác giả tập trung lực bút của mình để tả đến "cửa sổ tâm hồn" đẹp đẽ của Kiều - như làn nước mùa thu dịu nhẹ long lanh, còn đôi lông mày thì thanh thao của nét của núi khi xuân đến.

- "Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh": nhà thơ dùng bút pháp ước lệ tượng trưng vẻ đẹp của nàng bằng sự nhân hóa những cái đẹp ở thiên nhiên nhưng lại với từ "ghen", "hờn".

+ Người ta thường nói "Đẹp như hoa", "thắm như hoa", "tươi như hoa" nhưng đến hoa còn ghen tị vì thua với sắc đẹp của Kiều. Từ đó ta thấy rằng cái đẹp của Nàng kiều quá đỗi hoàn hảo.

+ Liễu lại hờn giận vì kém xanh, xanh ở đây không phải xanh xao mà là xanh tươi, tươi tắn tức chỉ cái đẹp của Kiều như mùa xuân vậy, lúc nào cũng "thắm" hơn hoa và "tươi" hơn liễu.

=> Nguyễn Du không giành những từ "nghưỡng mộ", "yêu thích",.. mà dùng ganh ghét hờn thua của thiên nhiên với Kiều cho thấy được sự dự đoán về số phận tương lai bạc mệnh, bấp bênh của nàng tố nga.

=> Bởi vậy mới nói vẻ đẹp của nàng là vẻ đẹp của sắc và vẻ đẹp của cả tài, hoàn toàn hơn hẳn nét đẹp của Thúy Vân. 

- "Một hai nghiêng nước nghiêng thành - Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.": tác giả dùng điển cố "nghiêng nước nghiêng thành" để càng tôn nên cái đẹp đẽ, sự sắc sảo của Kiều rồi lại so sánh cùng điệp ngữ "đành" rằng vẻ đẹp của nàng lớn đến nhường nào thì họa mà nàng gặp phải sẽ gấp đôi nên chừng ấy.

+ Số phận của một cô gái xinh đẹp tuyệt trần, tài hoa trong xã hội phong kiến là đón nhận một tương lai không được bình yên.

- Sáu câu thơ cuối đoạn:

+ Gợi đến cái đẹp trong tâm hồn, suy nghĩ, tài năng của nàng Kiều không chỉ là bình hoa rỗng mà thực như viên ngọc sáng bên ngoài đẹp đẽ bề trong. (Câu phủ định)

+ Nàng thông rõ, giỏi cả về thơ ca vẽ vời lại còn biết đánh đàn hay nức tiếng không ai bì kịp.

+ Thế nhưng cuối cùng những tất cả điều ấy lại góp nên sóng gió cho chặng đường tương lai của nàng Kiều: bạc mệnh lại càng não nhân.

Kết đoạn:

- Tổng kết lại vẻ đẹp, tài năng của nàng Kiều qua sự miêu tả của nhà thơ.

17 tháng 9 2018

Chọn đáp án: B.

Giải thích: Đoạn trích Chị em Thúy Kiều nằm ngay ở phần đầu của phần Gặp gỡ và đính ước.

13 tháng 7 2020

*Vẻ đẹp của Thúy Vân:

“Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.”

+Khuôn trăng đầy đặn : khuôn mặt tròn trĩnh , phúc hậu

+Nét ngài nở nang : lông mày đậm

+Hoa cười ngọc thốt : nụ cười tươi tắn như hoa , giọng nói trong trẻo như ngọc

+Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da : Nước  tóc đẹp hơn mây , da trắng hơn tuyết

=> Bằng bút pháp ước lệ ,liệt kê , ẩn dụ cùng với các từ ngữ miêu tả vô cùng đặc sắc , tác giả Nguyễn Du đã khắc họa thành công vẻ đẹp nhẹ nhàng,thùy mị , đoan trang , phúc hậu , quý phái của Thúy Vân :'' khuôn mặt của Thúy Vân tròn trĩnh , phúc hậu , nụ cười của nàng thì tươi như hoa , giọng nói của nàng trong trẻo như ngọc ,lông mày hình cánh cung nở nang , viên mãn ,nước tóc đẹp hơn mây làn da trắng như tuyết.''Đồng thời , tính từ ''thua , nhường'' dự báo một tương  lai êm đềm , suôn sẻ .

*Vẻ đẹp của Thúy Kiều :

“Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn.

Làn thu thủy nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

Một hai nghiêng nước nghiêng thành,

Sắc đành đòi một tài đành họa hai.

Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Khúc nhà tay lựa nên chương,

Một thiên “bạc mệnh” lại càng não nhân.”

+ Tác giả miêu tả khái quát Kiều : ''sắc sảo về trí tuệ , mặn mà về tài năng , tâm hồn'' ( sắc sảo mặn mà)

+Đôi mắt : trong như nước mùa thu.

+Lông mày : thanh tú , đẹp như nét núi mùa xuân.

+Dùng điền cố ''Nghiêng nước nghiêng thành'' nhằm diễn tả vẻ đẹp hoàn hảo , đầy sức lôi cuốn mạnh mẽ của Kiều.

+Đặc biệt , tác giả Nguyễn Du còn gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều tuyệt đối đến mức thiên nhiên còn phải ''hờn,ghen'' Vẻ đẹp đó lại đối lập với Thúy Vân.Nếu Thúy Vân ''khiêm nhường'' thì ngược lại , Thúy Kiều lại khiến thiên nhiên phải ''hờn , ghen''.

+Chính tính từ ''hờn ,ghen'' đã dự báo  số phận long đong , lận đận , bị vùi dập của Thúy Kiều