K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 9 2021

Ông tên thật là Nguyễn Tăng Hích, sinh năm 1928, quê quán Hải Lăng, Quảng Trị. ... Năm 1935 Trần Hoàn theo học tại Quốc học Huế. Ông tự học nhạc và bắt đầu sáng tác từ năm 16, 17 tuổi. Ông bắt đầu nối tiếng với ca khúc Sơn nữ ca viết năm 20 tuổi khi đang ở chiến khu Quảng Bình

20 tháng 11 2021

Phan Huỳnh Điểu sinh ngày 11 tháng 11 năm 1924 - mất ngày 29 tháng 6 năm 2015 là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của nền âm nhạc đương đại Việt Nam với những đóng góp to lớn cho sự phát triển của âm nhạc Việt Nam trong thế kỉ XX.

DÀI LẮM KO VIẾT ĐƯỢC 😎 😎 😎 😎

6 tháng 5 2022

Hoàng Việt tên thật là Lê Chí Trực (1928–1967), sinh tại Chợ Lớn (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh), quê quán: xã An Hữu, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Ông có năng khiếu và đam mê âm nhạc nên sáng tác từ khi còn ít tuổi, năm 1944 đến 1945, ông đã có các ca khúc Chị cả, Biệt đô thành. Trong những ngày Nam Bộ kháng chiến, ông mang theo một số bài hát trong đó có Tiếng còi trong sương đêm với bút danh Lê Trực từ Sài Gòn ra chiến khu, song bị nghi là "phản động" nên bị bắt giam và đưa đi lao động cải tạo 3 tháng. Nhờ có người bảo lãnh nên sau đó ông được tha, về làm việc tại tổ quân nhạc. Đó cũng là thời gian ông lấy bút danh Hoàng Việt Hận để sáng tác. Sau này ông mới bỏ chữ "Hận", thành bút danh Hoàng Việt [1]. Sau đó, ông làm việc tại Đoàn Văn công Trung Nam Bộ (khu 8) đóng ở Đồng Tháp Mười. Năm 1951, Hoàng Việt được cử về Đoàn Văn công phân liên khu miền Đông Nam Bộ. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và học Trường Âm nhạc Việt Nam khóa đầu tiên. Năm 1958, Hoàng Việt sang học tập tại Nhạc viện Sofia, Bulgaria và tốt nghiệp hạng ưu với bản giao hưởng "Quê hương". Sau khi ông trở về nước, bản giao hưởng "Quê hương" được trình diễn lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1965 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Năm 1966, Hoàng Việt cùng một số văn nghệ sĩ (trong đó có Lưu Hữu Phước, Nguyễn Quang Sáng...) vào chiến trường Nam Bộ và làm việc tại Đoàn Văn công Quân giải phóng miền Nam. Ông tử thương ngày 31 tháng 12 năm 1967 tại huyện Cái Bè thuộc tỉnh Mỹ Tho lúc bấy giờ (từ năm 1976 đến nay là tỉnh Tiền Giang) - quê ngoại của mình.

12 tháng 11 2019

Đây bạn: Thuở nhỏ học trường Collège Cần Thơ (cũ), được thầy giáo coi là “thần đồng” âm nhạc trong tương lai. Ông là bậc thầy sử dụng thành công nhất thể loại hành khúc ở Việt Nam - một thể loại du nhập từ nhạc phương Tây, một thời thức tỉnh thanh niên tham gia phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Ca ngợi Hồ Chủ tịch (lời Nguyễn Đình Thi), Tình Bác sáng đời ta, Lên đàng, Xếp bút nghiên, Tiếng gọi thanh niên, Tuổi 20, Xuống đường, Giải phóng miền Nam, Hành khúc giải phóng, Tiến về Sài Gòn, Bài ca Giải phóng quân, Vui liên hoan… từng thôi thúc, động viên thanh thiếu niên Việt Nam “lên đàng”.

Trước Cách mạng tháng Tám 1945, ông tham gia trong phong trào học sinh yêu nước. 15 tuổi ông viết ca khúc đầu tay Giang sơn gấm vóc mang đậm tính dân tộc và “hào khí Đông A”. 18 tuổi, ông viết Bài hát Câu lạc bộ học sinh (Lời bằng tiếng Pháp của Mai Văn Bộ- vì lúc bấy giờ học sinh phải hát bằng tiếng Pháp). Bài hát dành riêng cho thanh thiếu niên của Câu lạc bộ học sinh- một tổ chức học sinh yêu nước lúc bấy giờ. Bạch Đằng giang viết năm 1940, ca khúc nổi tiếng mở đầu cho hàng loạt bài hát yêu nước và cách mạng sau này của ông.

Sau Cách mạng tháng Tám ông tham gia tổ chức Thanh niên Tiền phong và Phong trào Việt Minh ở Sài Gòn. Kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông là một trong những nhạc sĩ cách mạng dành trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Bên cạnh việc sáng tác hàng loạt bài hát cách mạng, ông còn là một nhà lý luận âm nhạc, Giáo sư- Viện sĩ Viện Âm nhạc, Chủ tịch Hội đồng âm nhạc quốc gia, Bộ trưởng Bộ Thông tin- Tuyên truyền và Văn hóa Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam. Ông đã vinh dự nhận giải thưởng Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất và nhiều Huân, Huy chương cao quý khác…

Ông mất ngày 8-6-1989. Ông là một tên tuổi lớn trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam, một danh nhân văn hóa Việt Nam. Hiện nay, có những chương trình ca nhạc truyền thống Lưu Hữu Phước, Thị trấn Ô Môn- quê hương ông, Trường THPT Ô Môn mang tên Trường THPT Lưu Hữu Phước … Đặc biệt, tại TP Cần Thơ có công viên mang tên Lưu Hữu Phước
.

18 tháng 12 2019

- Sinh ngày 12-9-1921 tại Cần Thơ. - Bài hát: Tiếng gọi Thanh niên, Lên đàng, Khải hoàn ca,... - Mất : 12-6-1989. Cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liền với bước đi của lịch sử Việt Nam. - Ông được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật. - Bài hát Lên đàng ra dời 1944, hào hùng, mạnh mẽ, kêu gọi giải phóng dân tộc.

————- CHÚC BẠN HỌC TỐT ————

haha

11 tháng 1 2022

TK: 

*  Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi.

   - Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu Ức Trai, quê gốc ở Hải Dương, sống chủ yếu ở Thường Tín-Hà Nội.

   - Ông là con của Nguyễn Phi Khanh, cháu ngoại của quan tư đồ Trần Nguyên Đán - một quý tộc đời Trần.

  - Hiệu: Ức Trai. Quê gốc ở làng Chi Ngại (Chí Linh- Hải Dương).Sau rời về Nhị Khê (Thường Tín- Hà Tây)

  - Xuất thân; trong một gia đình có truyền thống văn hóa, văn học và yêu nước. Cha: Nguyễn Phi Khanh đỗ Tiến sĩ làm quan dưới triều đại nhà Hồ; Mẹ: Trần Thị Thái dòng dõi quý tộc, con của Trần Nguyên Đán.

  - Nguyễn Trãi sớm chịu nhiều mất mát, đau thương. - 1407: giặc Minh cướp nước ta, nghe theo lời cha Nguyễn Trãi nuôi chí ”đền nợ nước, trả thù nhà” vì vậy theo làm quân sư cho Lê Lợi, sau một thời gian xin về ở ẩn ở Côn Sơn.

  - 1440, Lê Thánh Tông mời ông ra làm quan. 1442 Vua bị chết đột ngột → bị vu oan và bị khép tội tru di tam tộc.

=> Cuộc đời của Nguyễn Trãi là cuộc đời của một đại anh hùng dân tộc, một nhân vật lịch sử toàn tài hiếm có. Ở ông có một nhà chính trị, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất. Cuộc đời của ông là cuộc đời của một con người chịu oan khiên thảm khốc.

– Nguyễn Trãi chính thức trở thành danh nhân văn hóa thế giới vào năm 1980.

* Lê Lợi (Lê Thái Tổ  ):

-Lê Thái Tổ (1428-1433) sinh ngày 6 tháng Tám năm Ất Sửu - 10/9/1385, là con trai thứ 3 của ông Lê Khoáng và bà Trịnh Thị Thương, người ở hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hoá.

- Ngay từ khi còn trẻ, Lê Lợi đã tỏ ra là người thông minh, dũng lược, đức độ hơn người, dáng người hùng vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai phải có nốt ruồi đỏ lớn, tiếng nói như chuông, bậc thức giả biết ngay là người phi thường. Lớn lên, ông làm chức Phụ đạo ở Khả Lam, ông chăm chỉ dùi mài đọc sách và binh pháp, nghiền ngẫm thao lược, tìm mời những người mưu trí, chiêu tập dân lưu tán, hăng hái dấy nghĩa binh, mong trừ loạn lớn. Mùa xuân năm Mậu Tuất - 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt đồng chí hướng như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Bùi Quốc Hưng, Lưu Nhân Chú v.v... phất cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xưng là Bình Định Vương, kêu gọi nhân dân đồng lòng đứng lên đánh giặc cứu nước. Suốt 10 năm nằm gai nếm mật, vào sinh ra tử, Lê Lợi đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi.