K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên… Khi mang được nén hương xuống, người...
Đọc tiếp

Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.

Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên… Khi mang được nén hương xuống, người dự thi được phát ba que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.

Mỗi người nấu cơm đều mang một cái cần tre được cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho nhỏ. Người nấu cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Các đội vừa thổi cơm vừa đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội.

Sau độ một giờ rưỡi, các nồi cơm được lần lượt trình trước cửa đình. Mỗi nồi cơm được đánh một số để giữ bí mật. Ban giám khảo chấm theo ba tiêu chuẩn: cơm trắng, dẻo và không có cháy. Cuộc thi nào cũng hồi hộp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng.

Tìm 1 câu ghép có trong bài và phân tích cấu tạo của câu ghép đó?

 

1
24 tháng 4 2022

1 Câu ghép có trong bài là :"Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm."

- cấu tạo của câu ghép là ;

Vế câu 1: Người (chủ ngữ) thì nhanh thành gạo tay giã thóc, giần sàng thành gạo(vị ngữ)

Vế câu 2 : Người (chủ ngữ) thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.(vị ngữ)

23 tháng 3 2022

a

23 tháng 3 2022

a

1 tháng 3 2017

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc cùa người Việt cổ bên sông Đáy ngày xưa.

“…Được tiến hành trong những kì hội làng ngày xuân, thi nấu cơm lại cho thấy sự khéo léo, tháo vát của các chàng trai, cô gái. Tục thi này bắt nguồn từ quá trình chống chọi với thiên tai, địch họa, vừa lao động, hành quân đánh giặc, vừa cơm nước gọn gang, do đó đòi hỏi mỗi người tính tự lực và óc sáng tạo. Có nhiều hình thức thi tài: thổi cơm bồng con, thổi cơm trong lúc hành lễ, khênh kiệu chạy, thổi...
Đọc tiếp

“…Được tiến hành trong những kì hội làng ngày xuân, thi nấu cơm lại cho thấy sự khéo léo, tháo vát của các chàng trai, cô gái. Tục thi này bắt nguồn từ quá trình chống chọi với thiên tai, địch họa, vừa lao động, hành quân đánh giặc, vừa cơm nước gọn gang, do đó đòi hỏi mỗi người tính tự lực và óc sáng tạo. Có nhiều hình thức thi tài: thổi cơm bồng con, thổi cơm trong lúc hành lễ, khênh kiệu chạy, thổi cơm trên thuyền. Với khoảng thời gian nhất định trong điều kiện không bình thường, người thi phải vo gạo, nhóm bếp, giữ lửa đến khi cơm chin ngon mà không bị cháy, khê. Sau đó, nồi cơm của các thí sinh được những bô lão có uy tín trong làng chấm điểm. Ở một số cùng còn hát đối đáp, giao duyên trong hội thi, tạo không khí náo nhiệt, vui vẻ…”

                                                        (Trích “ Trò chơi ngày xuân”, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục năm 2019 )

1, Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

2, Qua đoạn trích, em hiểu tục thi nấu cơm bắt nguồn từ đâu, và tục thi đó phát huy được những điểm mạnh nào của người tham gia?

3, Trò chơi ngày xuân đòi hỏi khả năng sáng tạo của người chơi. Từ nội dung đoạn trích trên kết  hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy viết một văn bản nghị luận khoảng 2/3 trang giấy bày tỏ suy nghĩ về vai trò, ý nghĩa của sự sáng tạo trong cuôc sống.
Giúp mik gấp ạ tks mn nhiều

1
20 tháng 3 2022

C1:tự sự

C2: bắt nguồn từ quá trình chống chọi với thiên tai, địch họa, vừa lao động, hành quân đánh giặc, vừa cơm nước gọn gàng

phát huy điểm mạnh :tính tự lực và óc sáng tạo

C3:

Sáng tạo: tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần.

Phân tích, bàn luận vấn đề

-Ý nghĩa của sự sáng tạo cái mới trong cuộc sống:

+Tạo ra những giá trị mới, thúc đẩy sự phát triển của xã hội

+Cái mới sẽ là nguồn động lực kích thích trí tuệ của những người xung quanh

+…

-Tại sao con người phải sáng tạo ra cái mới:

+Cuộc sống không ngừng phát triển, con người cần tạo ra những cái mới để kịp với sự phát triển của xã hội

+Cái mới luôn là sản phẩm của tư duy. Việc tạo ra cái mới cũng là thúc đẩy sự phát triển của tư duy.

+…

-Nếu con người không tạo ra được cái mới thì cuộc sống sẽ trì trệ, xã hội sẽ kém phát triển,..

-Phê phán những người không chịu sáng tạo, luôn bằng lòng và thỏa mãn với mình của ngày hôm nay.

Bài học liên hệ bản thân

NG
26 tháng 12 2023

- Nếu thay từ “thoăn thoắt” bằng từ “nhanh chóng” thì người đọc không thể hình dung động tác của người dự thi rõ hơn. Vì từ “thoăn thoắt” là từ láy miêu tả rất rõ nét sự khéo léo và tốc độ cực nhanh của người dự thi nên không thể thay thế bằng từ khác được.

" Người dự thi được tuyển chọn từ các xóm trong làng. Bắt đầu vào hội thi, trống chiêng điểm ba hồi, các đội hình dự thi xếp hàng trang nghiêm làm lễ dâng hương trước cửa đình để tưởng nhớ vị thành hoàng làng có công cứu dân, độ quốc. Hội thi bắt đầu bằng việt lấy lữa trên ngọn cây chuối cao. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh thoăn thoắt leo lên thân cây chuối...
Đọc tiếp

" Người dự thi được tuyển chọn từ các xóm trong làng. Bắt đầu vào hội thi, trống chiêng điểm ba hồi, các đội hình dự thi xếp hàng trang nghiêm làm lễ dâng hương trước cửa đình để tưởng nhớ vị thành hoàng làng có công cứu dân, độ quốc. Hội thi bắt đầu bằng việt lấy lữa trên ngọn cây chuối cao. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh thoăn thoắt leo lên thân cây chuối rất trơn vì đã bôi mỡ. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên,... Có người phải bỏ cuộc, người khác lại leo lên, quang cảnh hết sức vui nhộn. Khi lấy được nén hương mang xuống, ban tổ chức phát cho ba que diêm châm vào hương cháy thành ngọn lửa. Người trong đội vót tre già thành những đũa bông châm lửa và đốt vaod những ngọn đuốt. Trong khi đó, người trong nhóm dự thi nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mắt. Tay cầm cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lữa bập bùng. Các đội thổi cơm đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nông nhiệt của người xem hội."

Câu1: phân tích tính hấp dẫn của đoạn trích

Câu2: Ý nghĩa của đoạn trích

Giúp mình vs ạ

0
“Bắt đầu vào hội thi, trống chiêng điểm ba hồi, các đội hình dự thì xếp hàng trang nghiêm làm lễ dâng hương trước cửa đình để tưởng nhớ vị thành hoàng làng có công cứu dân, độ quốc.Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh thoăn thoắt leo lên thân cây chuối rất trơn vì đã bôi mỡ. Có người leo lên, tụt xuống, lại...
Đọc tiếp

“Bắt đầu vào hội thi, trống chiêng điểm ba hồi, các đội hình dự thì xếp hàng trang nghiêm làm lễ dâng hương trước cửa đình để tưởng nhớ vị thành hoàng làng có công cứu dân, độ quốc.

Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh thoăn thoắt leo lên thân cây chuối rất trơn vì đã bôi mỡ. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên,… Có người phải bỏ cuộc, người khác lại leo lên, quang cảnh hết sức vui nhộn. 

Khi lấy được nén hương mang xuống, ban tổ chức phát cho ba que diêm châm vào hương cháy thành ngọn lửa. Người trong đội sẽ vót mảnh tre già thành những chiếc đũa bông châm lửa và đốt vào những ngọn đuốc. Trong khi đó, người trong nhóm dự thi nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt. Tay cầm cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Các đội thổi cơm đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội”. 

                                                            (Trích VB Hội thi nấu cơm ở Đồng Vân, Minh Nhương) 

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? 

Câu 2. Đoạn văn cung cấp những thông tin gì về hội thi nấu cơm ở Đồng Vân?

Câu 3. Qua một số chi tiết nói về luật lệ của hội thổi cơm thi và hình ảnh người dự thi, em có nhận xét gì vẻ đẹp của con người Việt Nam?

Câu 4. Em hãy kể tên những lễ hội của nước ta mà em biết (Tối thiểu 03 lễ hội). Theo em, việc giữ gìn và tổ chức những lễ hội truyền thống hằng năm hiện nay có những ý nghĩa gì?

1
14 tháng 3 2022

1. PTBĐ: thuyết minh.

2. Đoạn văn cung cấp những thông tin về những hoạt động của hội thi nấu cơm ở Đồng Vân.

3. Qua những chi tiết nói về luật lệ của hội thổi cơm thi và hình ảnh người dự thi, ta thấy người Việt Nam rất khéo léo, đảm đang, cần cù, chịu khó.

4. Những lễ hội: Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn, lễ hội đền Gióng, lễ hội chùa Hương.

- Việc giữ gìn và tổ chức những lễ hội truyền thống hằng năm hiện nay có ý nghĩa góp phần giữ gìn, bảo tồn, lưu truyền những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

2 tháng 5 2018

khi tiếng trống hiệu vưà dứt => làm trạng ngữ

bốn thanh niên của bốn đội=> chủ ngữ

vế sau là  vị ngữ

2 một người ăn xin già =>chủ ngữ 

vế sau vị ngữ 

theo mình là vây !!!!!!^.^^.^

Đọc văn bản:THI THỔI XÔI, NẤU CƠM       “Đây là một trong những môn thi để tuyển nữ quan ở thôn Hạc Đỉnh, Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Cuộc thi bắt đầu từ sáng tinh mơ ngày giáp tết. Hằng năm, dân làng phải tuyển 48 (trong số hàng trăm) trinh nữ cho đội đến Mã Cương. Sau tiếng trống lệnh, mỗi nữ sinh xuống một thuyền thúng (thúng trên đầm Giang Đỉnh, mang theo kiềng, nồi, chõ, gạo nếp, gạo tẻ cùng rơm...
Đọc tiếp

Đọc văn bản:


THI THỔI XÔI, NẤU CƠM


       “Đây là một trong những môn thi để tuyển nữ quan ở thôn Hạc Đỉnh, Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Cuộc thi bắt đầu từ sáng tinh mơ ngày giáp tết. Hằng năm, dân làng phải tuyển 48 (trong số hàng trăm) trinh nữ cho đội đến Mã Cương. Sau tiếng trống lệnh, mỗi nữ sinh xuống một thuyền thúng (thúng trên đầm Giang Đỉnh, mang theo kiềng, nồi, chõ, gạo nếp, gạo tẻ cùng rơm ướt và bã mía tươi). Các cô chèo ra giữa đầm, chuẩn bị bếp, vo gạo để chờ lệnh bắt đầu cuộc thi. Sau tiếng trống lệnh mới được nhóm lửa, các cô thổi cơm hay đồ xôi trước tùy ý, miễn là xong sớm để chèo thuyền vào nộp cơm và xôi cho Ban giám khảo. Nếu xong trước, xôi vẫn phải ngon, dẻo thì mới được điểm cao.
        Khó khăn với các cô là ở chỗ nhóm bếp, thổi lửa. Phải giữ sao cho thuyền khỏi chòng chành, bếp lửa hướng ra phía gió dễ tắt. Các bà mẹ đã dạy các cô cách thức nhóm lửa bằng mồi ướt, thổi lửa mỗi khi bếp tắt, cách chọn hướng kê bếp theo chiều gió, giữ lửa cháy điều hòa, cách ước lượng thời gian. Các cô đốt những nén hương và trông theo những đoạn hương cháy để biết nồi cơm, chõ xôi đã vừa chín chưa.
        Nếu gặp mưa phùn gió bấc, các cô sẽ trải qua một cuộc thi vất vả, còn nếu như mưa nặng hạt thì các cô sẽ được đưa lên bãi Giang Đỉnh trổ tài dưới những mái tranh. Cuộc thi diễn ra suốt buổi sáng.”
Và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
Câu 1. Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt gì? Dựa vào đâu để nhận ra phương thức ấy? 


Câu 2. Đây là trò chơi dân gian truyền thống hay trò chơi hiện đại? Câu văn nào cho biết điều ấy? Kể tên các đồ dùng, vật liệu mà các cô gái tham gia thi thổi xôi nấu cơm mang theo? Trong những thứ ấy, có thứ gì khác thường? 


Câu 3. Những khó khăn mà các cô gái tham gia thi thổi xôi nấu cơm gặp phải là gì? Điều đó đòi hỏi ở các cô gái những đức tính gì? 


Câu 4. Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về việc phục hồi một số trò chơi dân gian trong những năm gần đây.

1

1: Sử dụng phương thức thuyết minh

Dấu hiệu để nhận biết: văn bản giới thiệu đầy đủ về địa danh, thời gian, thành phần, nguyên vật liệu và các bước tiến hành một hội thi.

2: Đây là một trò chơi dân gian truyền thống

Câu văn cho biết đây là trò chơi dân gian truyền thống là: “Ðây là một trong những môn thi để tuyển nữ quan ở thôn Hạc Ðỉnh, Hoằng Hoá, Thanh Hoá” cho ta biết điều đó. Những đồ dùng mà các cô gái mang theo khi thi thổi xôi nấu cơm gồm: kiềng, nồi, chõ, gạo nếp, gạo tẻ cùng rơm ướt và bã mía tươi"

Những thứ khác thường là rơm ướt, bã mía tươi

3: một mình nổi lửa đun bếp trong một chiếc thuyền thúng chòng chành giữa đầm lộng gió, phải đun bếp bằng rơm ướt và bã mía là những thứ rất khó cháy. Những điều đó đòi hỏi ở các cô gái sự thông minh, khéo léo, kiên trì, chịu khó.