K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề 5:Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu sau:Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh đó là một màu xanh có nhiều sắc độ, đậm nhạt khác nhau: màu xanh của da trời, màu xanh của nước biếc, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ…Cứ mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay...
Đọc tiếp

Đề 5:Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu sau:

Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh đó là một màu xanh có nhiều sắc độ, đậm nhạt khác nhau: màu xanh của da trời, màu xanh của nước biếc, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ…Cứ mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hàng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.

 

                                                                             (Theo Đất nước ngàn năm)

Câu 1: Xác định  phương thức biểu đạt chính.

Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ có trong đoạn trích.

Câu 3: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

 Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn trích.

0
Đề 5:Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu sau:Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh đó là một màu xanh có nhiều sắc độ, đậm nhạt khác nhau: màu xanh của da trời, màu xanh của nước biếc, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ…Cứ mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay...
Đọc tiếp

Đề 5:Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu sau:

Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh đó là một màu xanh có nhiều sắc độ, đậm nhạt khác nhau: màu xanh của da trời, màu xanh của nước biếc, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ…Cứ mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hàng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.

 

                                                                             (Theo Đất nước ngàn năm)

Câu 1: Xác định  phương thức biểu đạt chính.

Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ có trong đoạn trích.

Câu 3: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

 Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn trích.

1
24 tháng 4 2022

Câu 1: PTBĐ chính: miêu tả

Câu 2: Các BPTT có trg đoạn trích: nhân hóa, so sánh

Câu 3: TD của nhân hóa: làm cho SV trở nên sinh động, dễ hình dung, gần gũi và thêm phần gợi tả gợi cảm

           TD của so sánh: khiến sự vật dễ liên tưởng, dễ hình dung trong mắt độc giả hơn và tăng thêm vẻ đẹp cho SV được so sánh

Câu 4: Nội dung của đoạn trích: Miêu tả về vẻ đẹp của phong cảnh sông Hương và hình ảnh của nó vào mùa hè.

27 tháng 2 2018

1 ) Sông Hương 

2 )  Dòng sông 

3 )         Hương Giang

Chúc bạn học giỏi !!!! 

27 tháng 2 2018

(1): Hương Giang
(2): dòng sông
(3): Sông Hương

minh nha

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:“Trong một nghiên cứu, các sinh viên được yêu cầu sắp xếp 10 bức tranh theo thứ tự mức độ hấp dẫn – với thỏa thuận là sau đó họ có thể giữ lại một bức tranh như là phần thưởng cho sự tham gia của họ. 5 phút sau, họ được cho hay, bức tranh được chấm điểm cao thứ 3 đã hết. Sau đó, họ được yêu cầu xem xét cả 10 bức tranh lại từ đầu. Bức tranh đã...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Trong một nghiên cứu, các sinh viên được yêu cầu sắp xếp 10 bức tranh theo thứ tự mức độ hấp dẫn – với thỏa thuận là sau đó họ có thể giữ lại một bức tranh như là phần thưởng cho sự tham gia của họ. 5 phút sau, họ được cho hay, bức tranh được chấm điểm cao thứ 3 đã hết. Sau đó, họ được yêu cầu xem xét cả 10 bức tranh lại từ đầu. Bức tranh đã hết bỗng nhiên được xếp hạng là đẹp nhất. Trong tâm lý học, hiện tượng này được gọi là “điện kháng”: khi ta bị tước mất một lựa chọn, ta bỗng nhiên thấy nó hấp dẫn hơn. Đây là một dạng phản kháng. Nó còn được biết đến với tên gọi “hiệu ứng Romeo và Juliet”, bởi vì tình yêu giữa hai cô cậu mới lớn của Shakespeare bị cấm đoán, nên nó càng trở nên mãnh liệt. Nỗi khao khát ấy không nhất thiết chỉ có trong tình yêu. Ở Mỹ, các bữa tiệc sinh viên tràn ngập những cô cậu tuổi teen say bí tỉ. (Tại Hoa Kì, độ tuổi được phép mua rượu là 21 trở lên). Tại Châu Âu, nơi độ tuổi cho phép uống rượu là 18, bạn lại không chứng kiến hành vi này.

Kết luận: Phản ứng thông thường trước sự khan hiếm chính là đánh mất khả năng suy nghĩ sáng suốt. Hãy đánh giá các sản phẩm và dịch vụ thuần túy dựa trên giá cả và ích lợi của chúng.” (…)

(Trích “Nghệ thuật tư duy rành mạch” – Rolfdobelli)

Câu 1. (0,5) Xác định nội dung chủ đạo của đoạn văn trên.

Câu 2. (0,75) Hãy đặt nhan đề cho đoạn văn trên và lý giải nguyên nhân lựa chọn nhan đề đó.

Câu 3. (0,75) Tác giả đã sử dụng mấy dẫn chứng trong đoạn văn của mình? Tác dụng của việc sử dụng nhiều dẫn chứng trong đoạn nghị luận này là gì?

Câu 4. (1,0) Anh/chị hiểu gì về tâm lý: “Khi ta bị tước mất một lựa chọn, ta bỗng nhiên thấy nó hấp dẫn hơn.”?

0
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ " Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh BÀI LÀM Từ thuở xa xưa, thiên nhiên luôn là bạn với con ngừơi và cũng là nguồn cảm hứng sáng tác ra những bài thơ tuyệt vời vô tận của các thi nhân. Thơ thừơng có tình yêu thiên nhiên, có cảnh trăng mây gió sông. Và thơ của Bác cũng thế, ngoài tiình yêu quê hương đất nứơc sâu nặng, tình yêu thương con ngừơi,...
Đọc tiếp

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ " Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh
BÀI LÀM
Từ thuở xa xưa, thiên nhiên luôn là bạn với con ngừơi và cũng là nguồn cảm hứng sáng tác ra những bài thơ tuyệt vời vô tận của các thi nhân. Thơ thừơng có tình yêu thiên nhiên, có cảnh trăng mây gió sông. Và thơ của Bác cũng thế, ngoài tiình yêu quê hương đất nứơc sâu nặng, tình yêu thương con ngừơi, Bác còn lồng ghép tâm hồn mình vào thiên nhiên. Tình cảm yêu thiên của Bác rất cao rộng và rất thơ mộng. Những điều đó đã thể hiện rất rõ qua bài" Cảnh khuya".
Bài thơ " cảnh khuya " được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt là một trong những bài thơ trữ tình, hiện đại nhưng mang đậm màu sắc cổ điển. Bài thơ là một bức tranh về đêm trăng đẹp nhất mà em từng được biết. Đó là một đóa hoa tuyệt đẹp mà Bác Hồ kính yêu đã kết tạo ra. Năm 1947, cuộc kháng chiến chống Pháp giai đoạn đầu tiên đã diễn ra, tại chiến khu Việt Bắc nơi Bác Hồ lánh nạn và Bác đã sáng tác một chùm thơ về đêm trăng huyền diệu.
" Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."
. Đây là bức tranh vẽ một đêm trăng mang đầy vẻ đẹp huyền bí và làm xao động lòng người. Bài thơ được xây dựng nên từ những cảm xúc chân thật trong tâm hồn thi nhân của Bác. Qua bài thơ ta thấy được sự hoà hợp với thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng, phong thái lạc quan ung dung của Bác.
." Tiếng suối trong như tiếng hát xa"
Bài thơ được kết hợp cùng với âm thanh, đường nét, màu sắc đã tạo nên những hình khối vô cùng đa dạng. Bác so sánh tiếng suối như tiếng hát vì đó là một thứ tiếng trong trẻo đầy sức sống gần gũi với con người. Nó còn thể hiện được sự thanh vắng của cảnh rừng khuya. Đó như một bản nhạc thiên nhiên đầy kì diệu. Nguyễn Trải từng viết: "Công sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
Tiếng suối ở Côn Sơn mang phong vị văn chương lãng mạng , còn tiếng suối trong cảnh khuya thì mang đậm chất dân dã, giản dị.
."Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Nghệ thuật điệp từ " lồng" đã vẽ lên một bức tranh với nhiều tầng bậc: Ánh trăng chan hoà bao phủ khắp mọi nơi, bao phủ lên những cây cổ thụ già xưa, bóng của cây bao phủ lên muôn nghìn loài hoa khác tạo nên một bức tranh vô cùng thơ mộng.Với hình ảnh đó đã làm cho cảnh khuya càng lung linh, huyền ảo.
. Bức tranh thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc vào đêm trăng được vẽ với những đường nét nên thơ, mĩ lệ. Đằng sau bức tranh này chắc chắn là một con người có tình yêu thiên nhiên sâu nặng và có những cảm xúc mãnh liệt trước vẻ đẹp của cuộc sống. Đó là vẻ đẹp của một tâm hồn nghệ sĩ chân chính.
."Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ"

Cảnh núi rừng Việt Bắc hiện lên như một bức tranh của một danh họa, đẹp lung linh mê hồn, huyền ảo. Giữa bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, vị lãnh tụ đã thả tâm hồn mình đi vào bức tranh bởi đêm nay Bác không ngủ được.
" Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
Câu này cho thấy hình ảnh nhà thơ, người chiến sĩ trong con người Bác đang phải lo nghĩ nhiều việc cho toàn bộ dân tộc thân yêu, cho hoà bình của mai sau. Lo về cuộc chiến tranh chống Pháp khốc liệt. Lo cho dân và quân ta phải đổ máu để bảo vệ đất nước thân yêu.
.Trong hoàn cảnh chiến tranh Bác Hồ luôn giữ vững niềm tin về một ngày mai tương sáng, luôn giàu lòng yêu nước cho thấy Bác có phong thái ung dung, tinh thần nghị lực của Bác thật vững vàng.
"Cảnh khuya" là chùm thơ đẹp nhất mà em từng thấy trong thơ văn. Trong đó đã kết từng mảnh ghép cảm xúc dâng trào từ tận đáy lòng của Bác Hồ vào bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp này. Bác là ngường công dân yêu nước, vị lãnh tụ vĩ đại không vì khó khăn mà lùi bước. Đó là điều mà mỗi ý trong bài thơ đã thể hiện trên. Và mãi em sẽ không quên được tình yêu quê hương đất nước, tình yêu thiên nhiên tỏa sáng trong mỗi dòng thơ này.

1
4 tháng 12 2016

Bài văn của bạn rất hay ! Bạn tham khảo thử bài mink nhé !

Bài làm.

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai

Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỷ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...

Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...

Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỷ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:



Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...

(Ngắm trăng)

Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:

Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

(Không ngủ được)

Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.

Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác -Hồ hơn.

 

 

Bạn tự làm hay sao

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:   “Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện được học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người.   Thật vậy. Gặp thời tức là gặp may,...
Đọc tiếp

undefined

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

   “Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện được học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người.

   Thật vậy. Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí có người lại gồng mình vượt qua"

(Nguyên Hương, Trò chuyện với bạn trẻ, Ngữ văn 9, tập hai, NXB GDVN, 2018)

Câu 1: Xác định một phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn in đậm ở trên và chỉ rõ từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết.

Câu 2: Theo tác giả, khi gặp “hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục”, con người có những cách ứng xử nào?

Câu 3: Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Phải chăng hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình?

11
16 tháng 4 2021

câu 2:ta có:

-Bỏ cuộc do  bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí 

-gồng mình vượt qua"

 

16 tháng 4 2021

câu 3(ngắn lắm cô,vì viết trên máy tính nên em lười)

bạn đã bao h xem 1 bộ phim hành động chưa?đa phần chúng đều diễn tả một nhân vật hoặc nhiều nhân vật bị dồn vào bước đường cùng đã phát huy sức mạnh tiềm ẩn trong mình và chiến thắng kẻ thù.hay là những chuyện có thậ như mẹ tôi từng kể:ngày xưa,mẹ đi thăm trường bị con chó của bác bảo vệ đuổi,mẹ chạy rồi nhảy qua cái mương rộng gần 1m kiểu gì mà bây h mẹ vẫn ko hiểu đc!mejk tôi tường thuật.nhưng thật sự là ko phải ai cũng có thể làm được điều đó.trên ý kiến của tôi,điều " hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình?"ko thực sự hoàn toàn đúng.bởi vì có những người ko dám đối mặt vói nỗi sợ mà chỉ giơ lưng chịu trận như là bị chó đuổi thì đúng im hoặc ngồi bệt xuống,ko dám đấu tranh để sống còn .những người như vậy sẽ chẳng bao giờ có thể khám phá hết được mình.thú thật,tôi cũng đã 1 lần khám phá ra sức mạnh tiềm ẩn của mình.hôm đó,tôi đang trên đườg đi học về,thì bắt gặp một bạn đang bị các anh khác bắt nạt.chẳng biết lúc đó tôi nghĩ gì chỉ chạy lại và ngăn mấy anh ấy lại.một anh giơ tay lên định đánh tôi.bỗng tôi giơ tay đỡ(tôi chưa từng hok võ nhé).sau đó may cho tôi,mấy anh ấy đã bỏ đi.tôi mói phát hiện ra mình có tiemf năng võ thuật từ đó mẹ mới cho tôi đi hok võ.do đó ,ko phải ai cũng có thể tìm thấy chính mình trong nguy khốn.

20 tháng 4 2018

cau 1 : lien ket voi nhau = cach lap tu ngu

cau 2 : lien ket voi nhau = cach thay the thu ngu

cho mk cai dung nha ^-^ !

kể thời gian phát đề)I Đọc hiểu: (4đ)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: " Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là mộttruyền thống quý bảu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổquốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thànhmột làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọisự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nướcvà lũ cướp nước.. Tinh thần yêu nước...
Đọc tiếp

kể thời gian phát đề)
I Đọc hiểu: (4đ)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
 " Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một
truyền thống quý bảu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ
quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành
một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi
sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước
và lũ cướp nước.. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ
của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kinh, trong bình
pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kin
đáo trong rương, trong hòm. Bon phận của chúng ta là
làm cho những của quý kin đảo ấy đều được đưa ra trưng
bày. ".
Cầu 1: a. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào ? Tác giả là
ai ?
       b. Nếu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn
trên.
Câu 2:

           a. Rút gọn câu là gì ? Xác định những câu rútgọn đồng thời cũng là câu bị động có trong đoạn trích trên
       b. Những câu rút gọn đó được dùng với mục đích
gì?
Câu 3: a. Đoạn văn đã nêu lên một chân lí. Chân lí đó là
gi?
       b. Là học sinh, em thể hiện lòng yêu nước bằng
cách nào ?
IITẬP làm văn: (6d)
       Em hãy viết bài văn nghị luận chứng minh câu tục
ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng".

0
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:                                 Bức tranh quê              Quê hương đẹp mãi trong tôi        Dòng sông bên lở bên bồi uốn quanh               Cánh cò bay lượn chòng chành         Đàn bò gặm cỏ đồng xanh mượt mà                Sáo diều trong gió ngân nga         Bình yên thanh đạm chan hòa yêu thương                Bức tranh đẹp tựa thiên đường         Hồn thơ trỗi dậy nặng vương nghĩa...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

                                 Bức tranh quê
              Quê hương đẹp mãi trong tôi
        Dòng sông bên lở bên bồi uốn quanh
               Cánh cò bay lượn chòng chành
         Đàn bò gặm cỏ đồng xanh mượt mà
                Sáo diều trong gió ngân nga
         Bình yên thanh đạm chan hòa yêu thương
                Bức tranh đẹp tựa thiên đường
         Hồn thơ trỗi dậy nặng vương nghĩa tình.
                                                                                                    (Thu Hà)
Câu a : Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Bài thơ thể hiện chủ đề gì?
Câu b : Ghi lại các từ láy có trong bài thơ trên?
Câu c :  Câu thơ “ Bức tranh đẹp tựa thiên đường  ” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?

3
14 tháng 12 2021

a:lục bát

b:chòng chành,mượt mà,ngân nga , chan hòa

c:so sánh

14 tháng 12 2021

bạn cho mik 1 like nha

Các cậu làm nhanh giúp tớ,sắp toi rCâu 1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“...Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi vềNăm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cánước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóngtrắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng...
Đọc tiếp

Các cậu làm nhanh giúp tớ,sắp toi r

Câu 1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“...Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về
Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá
nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng
trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước
dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng
lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng
bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... loà nhoà ẩn hiện trong sương mù
và khói sóng ban mai...
(Trích Sông nước Cà Mau - Đoàn Giỏi)
a.Ghi ra một câu văn có chứa phép so sánh trong đoạn trích trên. Phân tích tác
dụng của phép so sánh đó.
b. Viết một đoạn văn từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức
tranh thiên nhiên được tác giả khắc hoạ trong đoạn trích trên. Trong đoạn văn của em có hai
phó từ ( yêu cầu gạch chân).

0