K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 4 2022

Theo mình nghĩ là:

Doraemon là bộ truyện tranh Nhật Bản của tác giả Fujiko Fujio được sáng tác từ năm 1969 với mục đích ban đầu dành cho lứa tuổi thiếu nhi.

Bộ truyện kể về một chú mèo máy tên là Doraemon đến từ thế kỉ 22 để giúp một cậu bé lớp 5-3 hậu đậu tên là Nobi Nobita.

Các câu chuyện của Doraemon thường ngắn gọn, dễ hiểu, dí dỏm và mang cái nhìn lạc quan về cuộc sống tương lai cũng như sự phát triển của khoa học - kĩ thuật.

Kể từ khi ra đời đến nay, Doraemon không chỉ được coi là nhân vật và bộ truyện tranh được yêu thích hàng đầu ở Nhật Bản, nó còn trở thành một biểu tượng văn hóa của đất nước này và được trẻ em nhiều nước trên thế giới yêu thích.

 

Dưới đây là 10 bài học cuộc đời ý nghĩa rút ra từ bộ truyện tranh vô cùng được các bạn nhỏ yêu thích này.

1. Bạn không có chiếc túi thần kỳ của Doraemon, muốn đạt mục tiêu thì phải tự mình cố gắng

Trong đời thực, không có bảo bối thần kỳ nào có thể sửa chữa rắc rối hộ bạn cả, vì vậy bạn chỉ có thể dựa vào nỗ lực của bản thân mà thôi.



 

 

2. Thân thiện và thông minh

Doraemon rất thân thiện và thông minh, hơn nữa còn có khả năng chịu đựng được những thói xấu của Nobita.

Người ta thường thích để ý những hành vi xấu của người khác. Nhưng Doraemon phải biết nhìn vào điểm tốt của Nobita, nhờ đó tình bạn của họ mới được lâu bền, dù Nobita nhiều lần làm Doraemon phát điên.

 

3. Nếu bạn ngã, hãy lạc quan đứng lên, may mắn có thể đang chờ bạn phía trước

Do lỗi sản xuất, không có ai muốn nuôi cậu, sau đó cậu lại được Sewaishi Nobi chọn. Bố mẹ Sewaishi không thích cậu lắm, nhưng do Sewaishi thích nên vẫn miễn cưỡng nhận Doraemon về để trông cho bé Sewaishi. Sau đó Sewaishi gửi cậu về quá khứ để chăm sóc cụ tổ Nobita.

4. Tiếp thu và chọn lọc tinh hoa

Nobita có rất nhiều điểm trừ: lười biếng, không chịu hợp tác, yếu đuối, ngoại hình tầm thường, không biết chơi thể thao.

Bù lại, cậu có một số tài năng độc đáo đáng nể, chẳng hạn bắn súng trăm phát trăm trúng hay chơi dây siêu đẳng.



 

 

5. Vượt qua sóng gió để mạnh mẽ hơn

 

Dù Nobita được miêu tả là nhát gan, cậu nhiều lần nhảy vào nguy hiểm để cứu người khác, thậm chí là cứu cả thế giới.

6. Trách nhiệm là ở bạn, vấn đề không phải là bạn có cái gì, mà là bạn dùng như thế nào

Doraemon có rất nhiều bảo bối thần kỳ hữu ích và Nobita rất tài trong việc tìm ra những bảo bối đó và rồi lạm dụng chúng. Cậu thường xuyên gặp rắc rối vì điều này.

Trách nhiệm không phải của những bảo bối đó, mà là của chính cậu. Mọi việc đều có 90% phụ thuộc vào cách ta làm, chỉ 10% phụ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài.

7. Chúng ta không có cỗ máy thời gian của Doraemon, vì thế hãy cố gắng cho tương lai thay vì hối tiếc quá khứ

Chúng ta không thể trở về quá khứ, vì vậy hãy thay đổi tương lai bằng nỗ lực từ hiện tại.

8. Đừng cố gắng để tốt hơn người khác, hãy cố gắng để tốt hơn chính mình



 

 

Cậu chàng Jaian hát rất dở, nhưng lại quá mức tự tin về giọng hát của mình. Nhiều lần Nobita và các bạn khác bị bắt đến xem Jaian biểu diễn đều cố lấy cớ trốn đi.

Thậm chí đến sinh nhật Jaian, các bạn cũng không muốn đến nhà cậu chơi vì cậu quá ích kỷ. Jaian nhận ra mình không được bạn bè yêu thích.

 

Doraemon đã cho cậu thấy tính cách ích kỷ của mình, Jaian nhận ra mình cần sống tốt hơn và xin Doraemon cho thêm một cơ hội để thay đổi.

9. Đừng nghiêm trọng hóa vấn đề

Suneo thấp bé rất hay để ý đến chiều cao của mình, vì cậu là người lùn nhất lớp.

Nếu bạn đồng cảnh ngộ với Suneo thì cũng đừng bi quan như vậy nhé. Hãy vui vì những gì mình có và tỏa sáng bằng tài năng của mình!

10. Hãy làm điều gì đó khiến bạn tự hào, thành công là một chuyến đi chứ không phải đích đến

Doraemon đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, trong một số tập đi đến tương lai và tập 'Đêm trước lễ cưới của Nobita' đã tiết lộ, cuối cùng Nobita sẽ kết hôn với Shizuka.



 

 

Hai người sẽ có một cậu con trai, thời thế xoay chuyển và con trai Nobita mới là người bắt nạt lại con trai Jaian.

17 tháng 4 2022

Hay

8 tháng 11 2019

b) Thảo luận:

- Bạn nhỏ đã đến giúp đỡ người khách nước ngoài.

- Việc làm của bạn nhỏ thể hiện tình cảm mến khách, thân thương và tốt bụng

- Việc làm của bạn nhỏ rất tốt. Người khách nước ngoài sẽ nghĩ bạn nhỏ thật tốt và người Việt Nam thật thân thiện, dễ gần.

12 tháng 6 2017

 - Bạn Huỳnh Duy Tài chẳng may bị liệt hai chân từ nhỏ. Khi lên lớp 6 gia đình Tài gặp nhiều khó khăn nên nhiều buổi học bố mẹ Tài đưa con đến lớp trễ giờ và phải đợi người đón muộn.

   - Tài đã được Nha cũng, chở đi học dù ngày mưa hay nắng.

   - Nhờ có sự giúp đỡ của Nha, Tài có thể đến lớp học tập đầy đủ, giành được danh hiệu học sinh tiên tiến và được khen thưởng từ nhà trường, Hội khuyến học.

   - Tình bạn của Nha và Tài là một tình bạn đẹp, nó được xuất phát từ sự cảm thông sâu sắc, không hề vụ lợi.

   - Trong cuộc sống có rất nhiều câu chuyện về tình bạn đẹp như vậy: cõng bạn bị tật để đi học, giúp đỡ kèm cặp bạn học kém, …

13 tháng 9 2017

Đoạn kết của truyện người anh cảm động, muốn khóc không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu “không phải con đâu”

- Đoạn kết người anh cảm thấy mình không xứng đáng đẹp như hình em gái vẽ.

- Người anh cảm động bởi vừa kịp nhận ra sự hồn nhiên, nhân hậu của cô em gái

=> Người anh vượt lên chính mình, nhìn thấy những thiếu hụt trong nhân cách và chính sự nhân hậu của cô em gái đã cảm hóa được sự yêu thương, hối lỗi của người anh.

12 tháng 4 2020

Câu 1 :

Đoạn kết của truyện đã giúp cho người anh xua đuổi được con rắn ghen tỵ trong trái tim mình. Đấy là sự hối lỗi rất chân thành, sâu sắc, nhân vật người anh vì vậy à trở nên dễ mến, tạo được mối thiện cảm trong lòng bạn đọc.

Đoạn kết có ý nghĩa giáo dục sâu sắc: nghệ thuật có sức lay động sâu xa đến tâm hồn con người, tâm hồn có thể cải tạo tâm hồn. 

Câu 2 : 

Bởi vì qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội họa, truyện còn cho thấy tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của ngưởi em đã giúp cho anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình. Truyện đã miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật qua cách kể theo ngôi thứ nhất nên truyện được đặt tên là Bức tranh của em gái tôi.

~ Chúc bạn học tốt ~

1 tháng 2 2016
Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. 

Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi.

Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!

Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh  động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.

 
1 tháng 2 2016

Tạ Duy Anh là nhà văn có phong cách viết độc đáo, sang tạo, vừa đáng yêu, vừa chân thành và sâu sắc. Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” là câu chuyện khiến người đọc nhớ mãi mỗi lần lật giở từng trang viết. Đặc biệt, hình ảnh em gái Kiều Phương để lại ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Một nhân vật tác giả gửi gắm nhiều điều tốt đẹp nhất.

Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” được viết theo ngôi kể thứ nhất tạo nên nét đặc trưng cho tác phẩm. Có thể nói chạy dọc theo câu chuyện là diễn biến tâm lí nhân vật người anh, từ trạng thái cảm xúc này đến trạng thái cảm xúc khác. Tuy nhiên trong dòng cảm xúc đó, người đọc nhận ra có một nhân vật là điểm sang tạo nên sự hài hòa và tạo vẻ đẹp tuyệt vời cho truyện ngắn. Đó chính là cô em gái Kiều Phương hồn nhiên, bình dị, chân thành mà sâu sắc. Một vẻ đẹp tiềm ẩn trong những bức tranh do cô vẽ ra.

Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ.

Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ DUy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.

Khâm phục hơn hết là tài năng hội họa của Kiều Phương. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng “Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động”. Người anh trai ghen ghét với tài năng của em nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Dù vậy nhưng tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, tin yêu và trân trọng hết mực.

Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tỵ với cô. Bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sang, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm an hem trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã “thức tỉnh” được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.

Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ

Tạ DUy Anh là một người am hiểu thế giới trẻ thơ, hiểu được tâm lí cũng như tình cảm của trẻ thơ nên đã gửi gắm được những điều tốt đẹp vào nhân vật Kiều Phương,

 

Với cách kể chuyện nhẹ nhàng, tâm tình mà sâu lắng tác giả đã để lại tình cảm tốt đối với bạn đọc về nhân vật Kiều Phương. Qua đó cũng ngợi ca tình anh em chân thành mà thắm thiết.

16 tháng 1 2019

Mik đang cần rất gấp ạ !!!

22 tháng 3 2019

Mình thấy người anh ban thì rất ít kỉ nhưng sau khi thấy được tấm lòng của em mik thì lại mở rộng lòng mình để đón nhận nó! Vì vậy người anh là một nhân vật hướng nội!

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1

Tác giả bức thư suy nghĩ về kết thúc không có hậu đó bằng tầm lòng biết ơn vì trong cuộc sống thực luôn diễn ra những điều không mong muốn, chính vì vậy nhìn nhận một cách nghiêm túc những mặt trái của cuộc sống thực tại để tìm cách giải quyết có hiệu quả sẽ giúp chúng ta xây dựng một thế giới tiêu đẹp hơn.