K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 6 2018

mẫu

Với nhiều nữ sinh, họ không muốn đến trường với vẻ bể ngoài quá đơn giản mà ít nhất phải có chút phấn son hay quần áo hoặc phụ kiện đi kèm nổi bật để tự tin hơn trước bạn bè. Điều đó có nên không? Có người ủng hộ vì cho rằng việc các em trang điểm là dấu hiệu tốt. Các em đẹp hơn, năng động tự tin hơn, dám khẳng định mình hơn. Song đại đa số ý kiến thể hiện sự phản đối. Mọi người cho rằng việc trang điểm làm mất thời gian học, đi học muộn, tốn tiền mĩ phẩm. Hơn nữa, việc trang điểm cầu kì sẽ khiến các em dễ mất vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng. Đó là chưa kể đến, nhiều loại mĩ phẩm không đảm bảo chất lượng bày bán tràn lan trên thị trường sẽ khiến da mặt mỏng manh, nhạy cảm của các em bị dị ứng, nứt nẻ… Việc học sinh trang điểm khi đi học không phải là hành động xấu nhưng chúng ta cũng nên biết chọn phong cách đơn giản, tự nhiên phù hợp với lứa tuổi của mình. Do đó, học sinh chỉ nên trang điểm trong những dịp đặc biệt cần thiết như: khai giảng, liên hoan hay sinh hoạt, văn nghệ. Còn những ngày bình thường nên sử dụng những loại mỹ phẩm dưỡng da nhẹ nhàng hoặc thoa son dưỡng môi chống nẻ, tránh những kiểu trang điểm loè loẹt không phù hợp.

5 tháng 6 2018

Trang điểm là nhu cầu làm đẹp của mỗi con người. Nó làm tôn lên vẻ đẹp sẵn có của chúng ta, giúp chúng ta tự tin hơn khi ra ngoài. Nhưng tùy theo trường hợp, thời điểm và lứa tuổi mà chúng ta cần xem có nên trang điểm hay không. Và đối với lứa tuổi học sinh mà đặc biệt là trong trường học lại càng không nên làm vậy hơn nữa.

Vì sao vậy? Việc trang điểm trong trường học thứ nhất là không phù hợp về hoàn cảnh, về thời điểm. Chúng ta đi học là để tiếp thu kiến thức, học hỏi kinh nghiệm từ các thầy cô giáo chứ không phải là đi trình diễn thời trang hay đi tiệc tùng, cưới hỏi. Thứ hai, nó làm mất đi vẻ hồn nhiên, trong sáng của các bạn học sinh. Thứ ba, việc lạm dụng trang điểm có thể sẽ không tốt với lứa tuổi học sinh vì khi đó da chúng ta chưa phát triển hoàn thiện, vì thế khi sử dụng mỹ phẩm có thể làm cho da chúng ta trở nên khô hoặc lên mụn. Vì thế, chúng ta nên hạn chế trang điểm chỉ trang điểm ở những dịp cần thiết như diễn văn nghệ hay đi diễu hành... Như thế sẽ tốt hơn cho các bạn nhất là các bạn ở tuổi đang phát triển hoặc chưa phát triển hoàn thiện

Bài này mình làm chỉ để tham khảo. Thực chất đây chỉ là dàn ý chi tiết chứ ko hẳn là một bài văn nghị luận

17 tháng 4 2017

Đề 1: Bài Làm

Môi trường sống chính là căn nhà chung của con người, nó cho ta sự sống, cho ta một điều kiện để tồn tại, phát triển, khám phá, tận hưởng. Vậy, chúng ta hãy bảo vệ môi trường này vì điều đó cũng có nghĩa là bảo vệ chính cuộc sống của mình. Đây không phải là công việc của riêng bất kỳ một ai mà nó chính là trách nhiệm của tất cả cộng đồng người, những ai đang tồn tại trên trái đất này xin hãy chung tay, hãy bắt đầu từ chính gia đình của bạn, một tế bào của xã hội.

Hãy làm từ những việc nhỏ nhất, mỗi người trong gia đình, từ người lớn cho đến trẻ nhỏ, ông bà, ba mẹ, con cái phải tự xây dựng cho mình một tác phong khoa học trong công việc cũng như sinh hoạt vì nó đang gắn trực tiếp đến môi trường. Mọi người hãy coi việc bảo vệ môi trường như công việc thường trực, như một thói quen thằng ngày vậy. Vì vậy, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là việc hết sức quan trọng, và hãy làm ngay trong gia đình chúng ta. Phải đặt việc này một cách thường xuyên, ở mọi lúc mọi nơi. Vận dụng tất cả mọi cách để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường từ lời nói đến hành động, hãy tuyên truyền thuyết phục và đưa ra những tấm gương.

Người lớn trong gia đình chính là tấm gương tốt nhất cho con cháu, do đó ông bà, bố mẹ hãy là người đầu tiên bảo vệ môi trường, hãy phân tích, chỉ bảo và hướng con cháu đến hành động thiết thực. Hãy chủ động nhắc nhở và khuyên răn nghiêm khắc với những hành động tưởng chừng như nhỏ nhất, đôi khi lại là khiến con trẻ lạc lối. Nếu bạn nhìn thấy một đứa trẻ biết vứt rác đúng chỗ, đúng nơi quy định, và bạn tán dương, vỗ tay khen ngợi, một lời động viên tưởng đơn giản nhưng với nhận thức của đứa trẻ thì nó vô cùng to lớn. Điều này sẽ định hướng đúng đắn hành vi của con trẻ sau này. Hoặc khi con trẻ nhận được một lời nhắc nhở của người lớn về việc mình vứt rác không đúng nơi đúng chỗ, chúng sẽ biết điều đó là sai, không nên làm, cứ như thế trong đầu trẻ hình thành ý thức và nhận định, chúng sẽ biết sau này phải làm điều gì và không nên làm điều gì. Nhưng tại thời điểm đó, nếu như hành vi của con trẻ là đúng hoặc sai nhưng người lớn, ông bà, cha mẹ lại làm ngơ, thờ ơ, bỏ mặc hoặc cũng chính người lớn thực hiện những hành động vô tội vạ đó thì trực tiếp chúng ta đã thu vào trong trí óc trẻ. Và rồi ngày mai, ngày kia, cả sau này chúng sẽ vứt rác bừa bãi, hành động bừa bãi giống như chúng ta đã làm. Nói cách khác, việc người lớn làm ảnh hưởng trực tiếp đến những đứa trẻ, vì vậy, hãy hành xử đúng đắn, cúng bảo vệ môi trường từ chính bản thân chúng ta.

Có hàng trăm hàng nghìn cách và hành động để bảo vệ môi trường xung quanh. Cộng đồng cùng thực hiện đó là cách tốt nhất để tạo ra một ngôi nhà chung trong sach và tươi xanh. Dù là cách nào đi chăng nữa, trước tiên hãy xuất phát từ bản thân và gia đình, hãy nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bằng giáo dục, bằng tuyên truyền, ngăn chặn. Gia đình là một tế bào trong cơ thể môi trường sống, tế bào có tốt thì môi trường mới mạnh khỏe được. Và khi tất cả các tế bào cùng hợp lại và xây dựng nên thì mới có thế bảo vệ được trái đất này. Đừng thơ ơ trước những hành động tưởng chừng như đơn giản nhất. Hãy lên án những hành vi sai trái, ngăn chặn những kẻ đang ngày ngày âm mưu hủy hoại môi trường. Dù chỉ là những việc làm nhỏ nhất.

Xã hội ngày càng phát triển đến chóng mặt, nhưng cũng kéo theo một hệ lụy đó là làm mất đi dần những giá trị truyền thống, hay chính là làm cho con người trở nên vô cảm, lãnh đạm hơn với những việc làm, những con người xung quanh và cộng đồng mà không biết việc làm đó ảnh hưởng to lớn đến thế nào với cuộc sống tương lai, sau này. Thức tĩnh ngay bây giờ là điều cần thiết vì một môi trường xanh-sạch- đẹp. Bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ chính cuộc sống chúng ta.

17 tháng 4 2017

đề 3:lấy luôn câu đầu làm câu mở bài

tb:-sau đó thì hãy nêu những tác hại mà facebook nêu ra như:

văng tục chửi bậy

nghiện nghập không thể bỏ

tàn phá về ý thức của mỗi con người

bị lừa bởi bọn cheat

không điều chỉnh được thời gian làm việc

hại mắt

không suy nghĩ về tương lai sau này

-rồi nêu cách khác phục:

nỗ lực tuyên truyền

phổ biến về tác hại của việc sử dụng Facebook quá nhiều cho mọi người, đặc biệt là học sinh

2 câu cuối thân bài:hực chất Facebook không xấu, chỉ là do ta không biết cách sắp xếp, sử dụng hợp lí mà thôi. Nếu biết cách sử dụng hợp lí, Facebook chắc chắn sẽ là một trang mạng xã hội thực sự hữu ích với tất cả mọi người.

KB:cứ nêu về tác hại khôn lường của facebook và bộc lộ cảm xúc của bạn về vấn đề này

đây là dàn bài ho bạn nhé tuy chưa từng dùng facebook

30 tháng 12 2021

Tham khảo

 

Để có thể vững bước trên con đường đời, hành trang thiết yếu nhất mà mỗi người chúng ta đều phải có đó là tri thức. "Tri thức là sức mạnh" Chỉ có tri thức mới giúp chúng ta vượt qua tất cả những điều trong cuộc sống mà bước tới thành công của chính mình. Bởi vì thế mà ông cha ta đã có câu "Dao có mài mới sắc, người có học mới nên" chính là muốn nhắc nhở con cháu đời sau phải đẩy mạnh và đầu tư nhiều hơn cho việc học của bản thân. Ấy vậy mà, hiện nay thái độ của học sinh đối với việc học lại thiếu nghiêm túc. Nhiều học sinh xem thường việc học tập tri thức và rèn luyện bản thân. Cụ thể học sinh thường hay lơ là, chán nản việc học, chỉ mải mê vào những thú vui vô bổ. Đây là điều đáng lo ngại vì nó không những ảnh hưởng tới chính bản thân học sinh mà nó còn ảnh hưởng đến gia đình, trường lớp và xã hội sau này..

 

Vậy hiện tượng lười học ở học sinh là gì? Hiện tượng này là một trong những vấn đề bức thiết mà không có học sinh nào có thể tránh khỏi nếu không biết rèn luyện, cố gắng, phấn đấu, Những người học sinh lười học thường là những học sinh tham chơi, không chịu làm bài tập, học thuộc bài trước khi đến lớp. Đến lớp thường không chú ý nghe giảng, không chép bài, tâm hồn treo ngược cành cây, làm việc riêng gây mất trật tự lớp. Cá nhân học sinh lười nhát chưa nhận thức được vai trò của tri thức, chưa xác định cho mình mục đích học tập tốt đẹp để phấn đấu. Chỉ biết lơ là việc học, ăn chơi, lãng phí thời gian vô bổ, đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ của mình

Nguyên nhân của hiện trạng học sinh có ý thức học tập lơ là hiện nay? Nguyên nhân đầu tiên phải do chính bản thân người học sinh không làm chủ được bản thân, ham chơi dễ bị bạn bè rủ rê. Bản thân không quan tâm tới tương lai mà chỉ quan tâm đến những thú vui trước mắt, không xác định rõ mục đích học tập của bản thân, không xác định được tương lai sẽ đi về
đâu. Do sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Cuộc sống thay đổi khiến cho các giá trị truyền thống bị phá bỏ. Con người trở nên buông thả, học đòi lối sống thời trang sáo rỗng. Họ lấy sự giá trị tầm thường và lối sống vật chất thực dụng làm mục đích sống cho hiện tại. Việc học vì thế trở nên nhàm chán, vô nghĩa, sa đà vào các mạng xã hội, game.. khiến học sinh lơ là việc
học tập. Đặc biệt là tâm lý xã hội về học tập, những bất công trong xã hội khiến cho học sinh mất niềm tin vào học tập để thành công. Một phần do chương trình học tập và phương pháp giảng dạy còn khô khan. Bài học thiên về giảng dạy lý thuyết, ít các giờ thực hành sinh động, học sinh thiếu các giờ hoạt động ngoại khóa năng động. Trường học thiếu trang thiết bị hỗ trợ học tập khiến học sinh nhàm chán. Cũng có thể vì tác động từ phía gia đình như cha mẹ quá nuông chiều con cái quá mức khiến chúng cứ nghĩ dù thế nào cũng sẽ luôn có cha mẹ che chở vì vậy việc học là không cần thiết. Cũng có thể là cha mẹ bất hòa khiến con cái có những suy nghĩ tiêu cực, hay là cha mẹ quá áp đặt con cái phải luôn làm theo ý mình không quan tâm đến suy nghĩ của chúng khiến chúng trở nên chán nản. Và vấn đề hỗ trợ tâm lý cho học sinh còn nhiều bất cập. Nhiều khi học sinh vi phạm cần tư vấn tâm lý, hỗ trợ tinh thần nhưng không có ai giúp đỡ. Sự khủng hoảng tâm lý lứa tuổi dậy thì khiến những học sinh bất mãn không còn tha thiết đối học tập nữa. Ngoài ra, gia đình và xã hội chưa thật sự quan tâm đến việc nhắc nhở, rèn luyện ý thức học tập cho học sinh. Sự lơ là này khiến học sinh mất định hướng, thiếu niềm tin, không còn động lực để học tập tốt. Học sinh xem việc học là một việc làm miễn cưỡng, không hữu ích. Mỗi ngày đến lớp không còn là niềm vui và hứng thú.

 

Có lẽ nhiều người nghĩ rằng lười học là chuyện mà bất cứ học sinh nào cũng sẽ một -hai lần mắc phải và đó là chuyện bình thường nhưng nếu như học sinh ấy không tự nhận thức được mối nguy hiểm của việc lười học mà cứ lao đầu vào các cuộc chơi vô bổ thì đó là một vấn đề đáng lo ngại. Việc lười học đem lại rất nhiều tác hại đối với bản thân người lười học cùng gia đình, nhà trường và xã hội. Đối với bản thân học sinh sẽ ngày càng chán nản việc học tập, chỉ thích thú đối với những trò chơi mới lạ, không xác định được phương hướng cho tương lai của mình, lao vào các tệ nạn xã hội biến bản thân trở thành những con người vô tổ chức, vô kỷ luật. Còn với gia đình, ông bà, cha mệ sẽ buồn phiền, mất niềm tin vào con cái, thường xuyên gắt gỏng, đẫn đến việc gia đình bất hòa ngày một trầm trọng hơn. Đối với nhà trường, sẽ ảnh hưởng đến mức độ uy tín của nhà trường đối với những phụ huynh đang muốn cho con học ở ngôi trường đó. Và như chúng ta đã biết học sinh là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước nếu lười học cứ tiếp diễn thì xã hội sẽ bị thiếu đi nguồn lao động chất lượng. Học sinh học tủ học vẹt học đối phó.. tuy có bằng cấp nhưng lại thiếu năng lực thật sự và kinh nghiệm làm việc gây ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn lao động khi làm việc. Áp lực nguồn lao động ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Hầu hết những học sinh có ý thức học tập sai lệch dễ sa vào các tệ nạn xã hội, trở thành người xấu, bị xã hội lên án.

Vì vậy mỗi học sinh cần phải nhận biết rõ tầm quan trọng của việc học đối với bản thân mình, phải có trách nhiệm hơn với bản thân, có ý thức học tập và biết xác định rõ ràng tương lai phía trước muốn đi về đâu. Gia đình cần phải quan tâm con cái mình hơn, không đặt quá cao nhu cầu của bản thân lên trước để con cái có thể tự do phát triển ước mơ, tư duy của bản thân. Trường học cần phải có chiến lược và giải pháp cụ thể để giáo dục, hỗ trợ học sinh cá biệt, học sinh yếu kém, giúp các em tìm thấy động lực học tập và tiến bộ. Đặc biệt là lập phòng tâm lý để hỗ trợ kịp thời khi các em có dấu hiệu bỏ bê, lơ là trong học tập hay cảm thấy bị áp lực điểm số. Giáo viên cần tích cực tìm hiểu nắm bắt những khó khăn của học sinh, yêu thương quan tâm chia sẽ với các em nhiều hơn. Lấy tình yêu thương và khích lệ giúp các em phấn đấu học tập. Đối với xã hội và gia đình cần quan tâm đến việc học và tâm lý của con em nhiều hơn nữa. Ở lứa tuổi học trò các em có sự thay đổi tâm sinh lý mãnh liệt của cuộc đời. Các em dễ bị tổn thương, bị khiêu khích làm nảy sinh những hành động bồng bột và sai lầm. Xã hội thì phải tuyên truyền sự quang trọng của học tập, khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động kết hợp vui chơi, thay đổi phương pháp học phù hợp với mức độ học sinh, không đặt quá về vấn đề học tập vì như vậy dễ khiến học sinh cảm thấy bị áp lực điểm số mà dần chán nản việc học hơn.

 

Vì là thế hệ tương lại của đất nước, mỗi học sinh đều phải chăm chỉ học tập, không nên lười nhát, thụ động. Mấy ai thành công mà không bỏ công học tập, học đi đôi với hành, tích lũy kiến thức, rèn luyện nhân phẩm, tránh lối học tủ, học đối phó.. sau mọi nỗ lực đấy sẽ là hành trang quý giá nhất khi ta bước vào đời. Để có thể giúp đỡ xã hội trở nên văn minh hơn và giúp cho bản thân có một tương lai tươi sáng, trở thành người có ích, góp phần xây dựng quê hương đất nước.

30 tháng 7 2020

Tham khảo:

I. Mở bài:

- Thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá phát triển đất nước ngày nay mọi người không chỉ quan tâm hơn tới vẻ đẹp bề ngoài của ngôi nhà, của đường phố mà bản thân mỗi người, đặc biệt là học sinh hiện nay cũng đang quan tâm chú ý hơn tới vẻ đẹp bên ngoài của mình.

- Tuy nhiên vấn đề ở đây là thực trạng trang phục của một bộ phận học sinh hiện nay lại đang làm mất dần phong cách và vẻ đẹp của con người Việt Nam truyền thống.

II. Thân bài

- Trang phục áo dài của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Đó quả là niềm tự hào của toàn nhân dân. Nhưng học sinh hiện nay đang làm mất dần vẻ đẹp ấy. Điều đó là đúng hay sai?

- Học sinh bây giờ là một "tập đoàn" lớn toàn là các thế hệ 8x, 9x năng động, trẻ trung, sôi nổi, sống theo một cách khác, nghĩ theo một cách khác, làm theo một cách khác....điều đó không sai, thậm chí là rất tích cực nhưng trong đó, có một số phần tử của xã hội đã sống, nghĩ và làm theo một hướng rất tiêu cực.

- Chính cái phong cách sống, nghĩ và làm của học sinh nói riêng và thế hệ trẻ nói chung ấy đã tác động không nhỏ tới nhận định của học sinh. Lớp trẻ bây giờ không thể mặc áo bà ba dịu dàng, không thể mặc áo dài duyên dáng....do cuộc sống của họ quá nhộn nhịp và sôi nổi, và họ cũng không thể theo suy nghĩ lạc hậu của các bà các mẹ, vì thế nên việc học sinh "diện" quần jean áo phông hiện nay được cho là rất trẻ trung, năng động.

- Không phải học sinh nào cũng có thể mặc áo dài khi đến trường hay trong những ngày hội, ngày lễ nhưng cũng không có nghĩa là được ăn mặc một cách tự do không có văn hoá.

+ Những chiếc áo, váy ngắn cũn cỡn, với vô vàn những hình ảnh không phù hợp bắt đầu xuất hiện.

+ Những chiếc quần thủng vá lỗ chỗ lại được học sinh diện bởi vì "mốt".

+ Việc xỏ lỗ mũi, lỗ tai bắt đầu trở thành một trào lưu

+ Đầu tóc nhuộm, ép....bắt đầu phổ biến

=> Hình ảnh người Việt Nam bắt đầu bị lu mờ trong mắt người quốc tế

- Các GSTS, các nhà văn, nhà phê bình....đã từng nói: "Giới trẻ đặc biệt là học sinh thời nay ăn mặc quá lố bịch,...", xã hội lên tiếng phê bình, cha mẹ suốt ngày trách mắng....

+ Những chiếc áo phông hình con thỏ hay chuôt Mickey ngộ nghĩnh, dễ thương được thay dần bằng những đầu lâu, xương người, hay những lời lẽ Tiếng Anh thô lỗ. Có bạn kịch liệt phản đối, phê bình, lên án, có bạn lại săn tìm những chiếc áo đó như là "mốt" để khoe bạn bè....

+ Những chiếc quần jean năng động thay dần bằng những quần rách lung tung, và cũng được ưa chuộng vì "mốt"

- Đâu phải mặc những chiếc áo không phù hợp là sành điệu? Đâu phải diện quần mốt mới là dân chơi? Chúng ta còn là những học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước, cần phải gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Tuy nhiên không phải tất cả học sinh bây giờ đều đua đòi theo những "mốt" đó.

- Học sinh chúng ta chỉ cần ăn mặc thật thoải mái, miễn là không hở hang quá mức hay những bộ trang phục không phù hợp với lứa tuổi và cộng đồng.

- Nhưng các bậc phụ huynh, thầy cô cũng không nên quá khe khắt với việc trang phục của học sinh. Những suy nghĩ con gái phải nhẹ nhàng, dịu dàng, nữ tính với váy và màu hồng là những suy nghĩ quá cổ hủ và lạc hậu. Nhịp sống sôi động của lớp trẻ thời nay cho phép học sinh nữ được mặc những trang phục phù hợp, thậm chí là hơi...con trai. Các bậc phụ huynh và cha mẹ nên chấp nhận những nếp sống, suy nghĩ cũng như phong cách của con cái.

- Nhưng không vì thế mà muốn “diện” trang phục thế nào cũng được. Bởi vì kéo theo đó còn là mặt trái - tác hại của những phong cách ăn mặc của học sinh hiện nay:

+ Việc mặc những bộ trang phục theo ý thích không sai nhưng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình. Một “công tử” hay “tiểu thư” nhà nghèo chạy theo “mốt” hoàn toàn là tác hại, điều kiện gia đình không khá giả, cha mẹ làm nông chân lấm tay bùn để có từng đồng bạc cho con sắm quần mua áo, điều đó là k thể chấp nhận đc. Nhưng học trò bồng bột, áo đẹp quần xinh có khả năng “cám dỗ” hơn những công việc ướt đầm lưng áo ngoài ruộng. Đó k phải là hành động tốt, đó là hành động đua đòi những trang phục xa xỉ với điều kiện gia đình.

+ Một bộ phận nhỏ học sinh cũng lao đầu theo những mốt quần mốt áo mới mà quên mất nhiệm vụ học tập, giúp đỡ gia đình. Đó lại là một tác động không nhỏ rất có hại cho học sinh

+ Từ đơn giản những việc rất nhỏ như cái quần cái áo, cũng sẽ khiến một số học sinh “bận bịu” mải lo trang phục mà sa đà vào việc ăn chơi đua đòi ...

III. Kết bài:

- Vẻ đẹp bên ngoài của con người bắt đầu được cải thiện, đặc biệt là lớp trẻ nói chung và học sinh nói riêng. Việc những bộ trang phục của không phù hợp vẫn còn tồn tại trong học đường.

- Chúng ta - những mầm non tương lai phải gìn giữ và phát huy truyền thống của dân tộc, trang phục của học sinh cần phải phù hợp với điều kiện, lứa tuổi và xã hội.

- Xã hội nói chung và các bậc phụ huynh nói riêng cũng không nên gò bó học sinh quá mức trong vấn đề trang phục, ăn mặc, hãy rộng lòng tiếp nhận phong cách mới, suy nghĩ mới của lớp trẻ nói chung và học sinh nói riêng hiện nay.

28 tháng 7 2020

Dân gian xưa đã có câu "Cái răng cái tóc là góc con người". "Góc con người" ở đây chính là thể hiện phần nào đó gu thẩm mỹ, tính cách, sở thích của mỗi cá nhân. Và điều này thể hiện rõ nhất qua trang phục mà chúng ta mặc hàng ngày. Đặc biệt với học sinh, việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, lối sống càng đóng vai trò quan trọng.

Trang phục là từ gọi chung tất cả những thứ chúng ta mang trên người từ quần áo, giày dép đến các loại phụ kiện đi kèm như túi xách, kính mắt, đồng hồ, vòng tay, vòng cổ... Trang phục bản chất giống như một thứ sản phẩm có chức năng giữ ấm, che chở bảo vệ cho con nhưng nhưng ở dưới góc độ thẩm mỹ, nó lại ví như tác phẩm nghệ thuật mà mỗi người tạo nên. Trang phục giúp chủ nhân của nó thể hiện họ là ai, nghề nghiệp gì, thị hiếu thẩm mỹ như thế nào. Người ta sẽ đánh giá nhân cách của bạn qua những thứ bạn mang lên người nhiều hơn những biểu cảm trên gương mặt của bạn. Một bộ trang phục đẹp và phù hợp cũng chính là thứ vũ khí lợi hại để giúp chúng ta trở nên tự tin, làm chủ được cuộc giao tiếp.

Việc xã hội ngày càng phát triển đem đến nhiều sự thay đổi trong cuộc sống con người, bao gồm cả vấn đề ăn mặc. Và bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là những học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Nếu trước kia, hình ảnh người học sinh được gắn với chiếc áo sơ mi trắng, quần đen thì giờ đây khi bước ra đường, chúng ta có lại thấy dăm ba thứ quần áo lòe loẹt, màu mè và có phần chơi trội của một số bộ phận. Họ tự biến mình thành những "cô chiêu, cậu ấm", những "công chúa hoàng tử" theo phong cách riêng khác người. Họ trút bỏ bộ đồng phục tinh khôi để khoác lên mình vài thứ đáng chê trách, không phù hợp với lứa tuổi. Số học sinh này giống như con thiêu thân lao vào lửa nhưng u mê nghĩ mình đang trở thành kẻ dẫn đầu tiên phong trong lĩnh vực thời trang. Và sự thật, điều này có hại hơn có lợi.

Bản thân bộ đồng phục của học sinh mang những ý nghĩa rất thiêng liêng. Nó góp phần tôn vinh nét đẹp trong sáng, thuần khiết của tuổi học trò. Khi một tập thể cùng nhau mặc đồng phục sẽ giúp xóa nhòa khoảng cách phân biệt, sự mặc cảm giàu nghèo giữa các thành viên. Bộ đồng phục còn nhắc nhở chúng ta ý thức trách nhiệm cũng như lòng tự hào đối với truyền thống ngôi trường đang theo học. Nó thể hiện sự chỉn chu, gọn gàng của các bạn học sinh nam và nét duyên dáng đáng yêu của các bạn học sinh nữ. Việc các bạn trẻ từ chối không mặc đồng phục cũng chính là từ chối tư cách học sinh của mình.

Đánh giá một học sinh ngoan, không chỉ qua năng lực học tập mà còn qua đạo đức phẩm chất họ thể hiện ra bên ngoài. Khi chưa thể kiếm ra đồng tiền cho chính mình thì chính sự đua đòi để trở thành kẻ sành điệu là một điều vô cùng tai hại. Nó khiến bản thân người học sinh tiêu tốn tiền của, lãng phí thời gian một cách vô ích, từ đó việc học tập bị ảnh hưởng nặng nề. Nghiêm trọng hơn, chỉ vì những bộ quần áo hợp mốt cho bằng bạn bằng bè mà nhiều người vòi vĩnh, thậm chí ăn cắp tiền bạc khiến bố mẹ phải chịu tiếng xấu.

Bản thân mỗi người học sinh hãy luôn ghi nhớ rằng, trang phục đẹp không phải thứ trang phục hào nhoáng đắt tiền mà nó phải phù hợp với lứa tuổi cũng như tính cách của mỗi người. Ngay cả những người giàu có nhất cũng không bao giờ khoe mẽ qua vài ba thứ vật chất tầm thường. Để trở thành một học sinh gương mẫu, được đánh giá cao về nhân cách và lối sống thì bản thân các bạn nên tránh việc ăn mặc hở hang, lố lăng, chưng diện không phù hợp. Thay vào đó, hãy quý trọng bộ đồng phục khi đến trường, chọn trang phục hài hòa, lịch sự, nhã nhặn, trẻ trung khi khi đi chơi. Đừng để người khác đánh giá xấu về con người bạn chỉ vì một bộ quần áo.

1 tháng 5 2018

Xã hội ngày càng phát triển, mối quan hệ giữa người với người cũng được mở rộng, kéo theo đó là hình thức giao tiếp qua lại với nhau cũng ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Bên cạnh những lời hay ý đẹp thì vẫn còn tồn tại nhiều lời nói tục, chửi vậy. Đặc biệt ở thế hệ trẻ thì hiện tượng nói tục chửi bậy ngày càng diễn biến phức tạp.

Nói tục chửi bậy là một biểu hiện trong giao tiếp của mỗi con người. Sự tương tác qua lại với nhau bằng ngôn ngữ nhưng không lịch sự, thô lỗ, không có văn hóa. Có thể đó chỉ là lời nói đối với họ là chuyện bình thường nhưng ở trong mối quan hệ giao tiếp thì nó không phù hợp.

Hiện tượng nói tục chửi bậy hiện nay diễn ra rất nhiều, ở nhiều lứa tuổi, nhưng tập trung ở lứa tuổi thanh niên. Bởi rằng ở lứa tuổi này, lời ăn tiếng nói chưa được rèn giũa, chưa có chừng mực, cách ứng xử chưa được khéo léo dẫn đến nói tục, chửi bậy nhau. Nhiều người xem nói tục chửi bậy chỉ là câu ‘chửi thề” rất bình thường. Những lời nói đó sẽ trở thành thói quen, câu cửa miệng mỗi khi cất tiếng nói. Một khi đã là thói quen thì sẽ rất khó bỏ, ăn sâu vào tiềm thức.

nghi-luan-xa-hoi-ve-noi-tuc-chui-bay

Nghị luận xã hội về nói tục chửi bậy-Văn lớp 9

Người ta vẫn nói “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hay “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Đó đều là những câu nói khuyên nhủ chúng ta nên lịch sự trong giao tiếp để có thể tạo môi trường lành mạnh, trong sáng nhất.

Nói tục chửi bậy là một “hiện tượng” rất bình thường, diễn ra với mực độ dày đặc và thường xuyên ở một số tầng lớp người.

Khi giao tiếp với nhau, nhất là những bạn nam thanh niên, mức độ nói tục, chửi bậy rất nhiều. Các bạn có thể nói ở mọi lúc, mọi nơi, chửi ở bất cứ lúc nào có thể, và họ coi đó là những từ ngữ giao tiếp quá bình thường để thể hiện cái ‘tôi’ cá nhân. Không chỉ giới hạn ở nam thanh niên mà ở nữ giới cũng diễn ra rất nhiều. Bạn bè tụ tập nhau, trong buổi nói chuyện chỉ toàn chửi thề, văng tục, chửi bậy làm mất cảnh quan và gây ảnh hưởng đến mọi người.

Hơn hết nói tục chửi bậy thời hiện đại đã được chuyển biến sang những dạng từ ngữ khác, mà các bạn trẻ gọi đó là ngôn ngữ thời @. Chúng ta có thể kể đến như “vãi chưởng” “ nhìn bé đó ngon nhỉ”, “đừng có lăn tăn”, “bố tướng”….Mặc dù nó không vi phạm thuần phong mỹ tục nhưng nó lại khiến cho lời nói trở nên thiếu lịch sự, thiếu văn hóa.

Rất nhiều bạn trẻ về nhà còn mang những từ ngữ đó giao tiếp với bố mẹ, với những người lớn tuổi. Họ sẽ nghĩ bạn như thế nào. Hậu quả ra sao là tự bạn gánh lấy.

Nói tục chửi bậy rất khó sửa nhưng không phải không thể. Chúng ta có thể tham gia vào rất nhiều chương trình, trò chuyện với nhiều người để rèn luyện cho mình lời ăn tiếng nói hằng ngày. Như thế thì bản thân mình mới có thể ứng xử có văn minh trong khi giao tiếp được.

Để là một người trưởng thành thì lời ăn tiếng nói vô cùng quan trọng. Người ngoài sẽ đánh giá phẩm chất của bạn qua cách ứng xử, qua lời ăn tiếng nói hằng ngày đó.

Hãy để hiện tượng nói tục chửi bậy thuyên giảm bằng cách ứng xử có văn hóa, lịch sự hơn trong những lần giao tiếp.

1 tháng 5 2018

I. Mở bài:
Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề, gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục… Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là hiện tượng học sinh “nói tục chửi thề”. Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.

II. Thân bài:
1. Giải thích:Trước hết ta cần hiểu “nói tục chửi thề” là gì ? Nói tục chửi thề là hiện tượng học sinh dùng những từ ngữthiếu văn hóa, thiếu chuẩn mực để giao tiếp với nhau hằng ngày.
2. Biểu hiện:Biểu hiện của hiện tượng này, là việc học sinh dùng những từ ngữ thô tục để lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm người khác hoặc đôi khi chỉ nói quen miệng nhưng gây nên sự phản cảm lớn đối với người nghe.
3. Tác hại:- Theo cách giải thích ở trên, ta thấy hiện tượng nói tục chửi thề là hiện tượng có nhiều tác hại, ảnh hưởngnghiêm trọng đến nhân cách, đạo đức của thế hệ học sinh nói riêng và xã hội hiện nay nói chung:+ “Nói tục chửi thề” làm đạo đức và nhân cách của người học sinh bị suy đồi. Biến con người mình thànhkẻ thiếu học thức, bị đánh giá là vô văn hóa, bị mọi người xa lánh, ghê tởm như căn bệnh. Việc nói tục chửi thề làm cho kĩ năng giao tiếp của học sinh trở nên yếu kém vì những phát ngôn lệch chuẩn. Từ đó khiến cho các cuộc giao tiếp trở nên thiếu lịch sự, đôi khi trở thành “thảm họa”.+ Không chỉ vậy, việc nói tục, chửi thề còn ảnh hưởng rất lớn đến người khác. Nhất là trong các trường hợp nói tục chửi thề với mục đích lăng mạ, sỉ nhục người đối diện. Hành động đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, lòng tự trọng của người bị lăng mạ. Nếu việc này lặp đi lặp lại xảy ra nhiều lần, có thểgây ra tâm lý bức bối, ức chế, không kiểm soát được bản thân, có những hành động có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Thực sự đã có nhiều vụ bạo lực học đường đau lòng xảy ra cũng chỉ vì một lời nói tục, mộtcái nhìn đểu.+ Nguy hiểm hơn nữa là việc, nếu không ngăn chặn thói xấu này, dần dà sẽ tạo nên một hệ lụy khôn lường. Một người nói tục, cả bàn nói tục, cả lớp nói tục, cả trường nói tục… lan ra cả ngoài xã hội. Khi đó xã hội văn minh sẽ biến mất mà thay vào đó là một xã hội thiếu văn hóa trầm trọng.
4. Nguyên nhân:- Từ việc phân tích tác hại đã nêu ở trên, ta cần tìm ra nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến “nói tục chửi thề” nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau:+ Nhiều học sinh xuất thân trong gia đình có bố mẹ, anh chị làm nghề tự do. Do có mối quan hệ xã hội phức tạp nên đôi khi mang những lời nói tục tĩu về nhà. Từ đây, việc học cái tốt thì rất khó, nhưng học điều xấu thì lại rất dễ bởi “nghe quen tai, nói quen miệng” . Chắc chắn lời nói của người lớn sẽ ảnh hưởngrất lớn đến ngôn ngữ của giới trẻ.+ Cũng một phần do học sinh tiếp xúc với nhiều phần tử xấu trong xã hội hoặc học sinh cá biệt. Cũng có thể là do nói quen miệng, khi trở thành thói quen rất khó bỏ.+ Phía nhà trường chưa có những sự tác động tích cực đến việc giáo dục học sinh.
5. Ý kiến đánh giá, bình luận:- Từ tác hại và những nguyên nhân trên, ta thấy cần phải có những biện pháp để khắc phục tình trạng nói tục chửi thề này. Trước hết là trong gia đình, cha mẹ phải cẩn trọng với từng lời nói của mình. Phải giáo dục trẻ, để trẻ không giao du với các thành phần xấu. Trong trường lớp thì cần phải tổ chức thêm nhiều hoạt động Đoàn, Đội lành mạnh để các em vui chơi, giao lưu học hỏi những điều tốt đẹp. Bản thân mỗi người cần rèn luyện nhân cách phẩm giá của mình để tránh xa những thói hư tật xấu.- Từ đó mỗi người cần rút ra cho mình bài học để không dính vào những tác hại ở trên. Như rèn luyện nhân cách, bản lĩnh; tham gia vào các sinh hoạt văn hóa lành mạnh. Trau dồi ngôn ngữ chuẩn mực. Học tập lối sống lành mạnh, văn mình. Ăn nói lịch sự, đối xử hòa nhã với bạn bè. Đặc biệt là có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

III. Kết bài:Tóm lại, nói tục chửi thề là một hiện tượng xấu, có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn đến môi trường học.

a) Bạn tham khảo :

1. Mở đoạn:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

2. Thân đoạn

a. Giải thích
+ Học tủ là gì?
+ Học vẹt là gì?

b. Thực trạng
Tình trạng học tủ xuất hiện tại các trường học
c. Nguyên nhân
+ Do ý thức tự giác học và rèn luyện trong một quá trình dài chưa có
+ Học sinh bị ép học quá nhiều kiến thức, quá nhiều môn học cùng lúc, không thể tiêu hóa nổi nên đến kì thi phải lựa chọn cách học tủ, học vẹt để giải quyết vấn đề điểm số
+ Hệ thống giáo dục thiếu thực tế, đặt nặng kiến thức sách vở, học sinh đọc thuộc lòng nhưng không hiểu bản chất vấn đề

d. Hậu quả
+ Học sinh hổng kiến thức
+ Điểm số cao nhưng thực chất học sinh không hiểu bài giảng

e. Giải pháp
+ Thay đổi phương pháp giảng dạy, truyền đạt tới học sinh
+ Tạo điều kiện phát triển thực tế
+ Học sinh cần có ý thức học tập

3. Kết đoạn

Kết luận vấn đề

16 tháng 4


   Vấn đề ăn quà vặt hiện nay của học sinh