K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 4 2022

Thị Kính là một phụ nữ đã tài sắc vẹn toàn lại hiếu thảo hết lòng, được bố mẹ gả cho Sùng Thiện Sĩ – một thư sinh đẹp trai, chăm học. Một lần đọc sách mệt, Thiện Sĩ ngủ thiếp đi. Thị Kính ngắm nhìn khuôn mặt tuấn tú của chồng, bỗng nhận ra ở cằm chồng có một sợi râu mọc ngược. Sẵn con dao nhíp trong thúng khảo đựng đồ may, Thị Kính liền cầm lên định tỉa sợi râu. Bỗng Thiện Sĩ chợt tỉnh, nhìn thấy vợ cầm dao kề vào cổ mình, liền tri hô là vợ định giết mình. Thế là Thị Kính mang tội tầy đình, bị chồng ruồng bỏ, xã hội lên án. Tình ngay lý gian, không sao giãi bày được nỗi oan, Thị Kính cắn răng chịu tủi nhục, quay về nhà cha mẹ. Nhưng rồi nỗi oan khổ cũng chẳng biết thổ lộ cùng ai, nàng bèn quyết tâm đi tu, trước là báo đáp ân sâu của cha mẹ, sau là tẩy rửa nỗi oan khiên. Đang đêm, nàng cắt tóc, cải trang thành nam tử và trốn khỏi nhà. Lại một lần nữa, Thị Kính bị mang tiếng oan, bởi thiên hạ đồn là bỏ nhà theo trai...Thật sự thì nàng tìm đến nương nhờ nơi cửa Phật để cõi lòng được bằng an, và được yên phận với những tháng ngày còn lại, nhưng nào có được như thế. Sư cụ, không hề biết nàng là gái, bèn nhận nàng cho làm tiểu, đặt tên là Kính Tâm. Trong làng có Thị Màu, con gái của một phú ông, có tính lẳng lơ, đi lễ chùa, thấy Kính Tâm thì đem lòng yêu trộm. Bao lần Thị Màu tán tỉnh nhưng “chú tiểu” Kính Tâm vẫn cứ thản nhiên, càng làm cho Thị Màu say mê. Quen thói trăng hoa, Thị Màu bèn tư thông với một người đầy tớ trong nhà, không ngờ thị mang thai và bị làng phạt vạ. Thị Màu bèn vu vạ cho Kính Tâm ăn nằm với thị. Vì thế Kính Tâm bị làng đòi đến tra khảo, không biết biện bạch ra sao để gỡ mối oan này. Sư cụ thấy “chú tiểu” bị đánh đòn đau, thương tình, kêu xin với làng nộp khoán. Dù thương xót Kính Tâm, nhưng vì sợ ô danh chốn thiền môn nên sư cụ cũng phải để Kính Tâm ra ở ngoài mái tam quan. Thị Màu sanh con trai, đem đứa bé bỏ trước cổng chùa. Động lòng từ bi, Kính Tâm ra ẵm lấy đứa bé và chăm lo nuôi nấng hết lòng.Ngày ngày, Kính Tâm phải bế đứa bé đi xin sữa khắp đầu làng cuối xóm trong sự cười chê của thế gian. Ba năm sau, Kính Tâm yếu hẳn đi, trước khi mất, viết một lá thư dặn đứa bé giao lại cho cha mẹ mình. Đứa bé vội lên chùa trên báo cho sư cụ. Lúc đó, mới hay Kính Tâm là đàn bà. Khi lá thư của nàng về đến quê thì mọi người biết nàng không phải là gái giết chồng. Nỗi oan tình của Thị Kính từ đó được tỏ, nhưng vẫn còn đọng lại một điều gì đó quá nặng nề với người đời. Cần phải nhận thấy rằng, việc Kính Tâm nhận cái thai của Thị Màu cũng có nhiều nguyên nhân ẩn sâu bên trong. Là một người phụ nữ, Kính Tâm nhận thấy được cuộc sống và tình cảm của Thị Màu có những uẩn khúc riêng. Việc “không chồng mà chửa” của Thị Mầu (người phụ nữ) đối với đạo đức nghiệt ngã của xã hội thời bấy giờ là một tội trạng quá cỡ. Hình phạt có thể là gọt tóc bôi vôi rồi thả bè trôi sông. Vì vậy chúng ta có thể hiểu thêm, việc Thị Mầu đổ tội cho Kính Tâm không đơn thuần chỉ là hành động vu oan giá họa cho kẻ tu hành mà đó thực sự là kêu cứu lòng từ bi cứu khổ cứu nạn của phật. Và đây là điều cao cả chỉ có ở Kính Tâm – một người xuất gia, lại là nữ giới, sự kết tinh của từ bi, trí tuệ và tư chất hai ấy chính là lí do để Kính Tâm chịu oan để Thị Mầu bớt khổ. Như thể “nhẫn vô sanh nhẫn” ở đây hoàn toàn đâu phải là thái độ phản kháng tiêu cực và thụ động. Nhẫn ở đây là nhẫn nhục hiền hòa, là nhẫn điều khó nhẫn, là hy sinh chính mình, chịu oan chịu khổ thay người khi cuộc đời đang còn tràn đầy bất công nghiệt ngã. Từ lôgic này mà việc Thị Mầu đem con bỏ trước cổng chùa là sự gửi gắm đúng địa chỉ. Tính hợp lí ở đây không đơn giản chỉ vị Thị Mầu thấy Kính Tâm mặc nhiên chịu oan nhận tội mà quan trọng hơn, Thị đã nhận ra được đức từ bi quảng đại của bậc chân tu này. Âu, đây cũng là bước để người ta xét lại con người Thị, những hành động mà Thị đã làm. Đối lập hoàn toàn với Thị Kính là Thị Màu, Thị Màu lẳng lơ, sàm sỡ, táo bạo. Thị Màu đáng giận, đáng trách. Vì Thị Màu mà THị Kính bị oan, phải nuôi con trong chốn thiền môn. Từ chuyện tích này, dân gian có thành ngữ “oan Thị Kính” để so sánh với những nỗi oan khuất cùng cực mà không sao giãi bày được. Từ thành ngữ nói trên, đã hình thành một thành ngữ phái sinh là “oan Thị Màu” để nói đến việc đã rõ ràng mười mươi là do mình gây ra nhưng vẫn cứ kêu oan, như Thị Màu bị dân làng bắt vạ vì không chồng mà chửa mà vẫn cho rằng mình… oan! Thực ra, Thị Màu đáng thương hơn đáng trách, đáng giận, có khi còn quá xót xa, thông cảm cho nhân vật này. Bởi vì người phụ nữ có quyền yêu nhưng không được yêu, có quyền được làm mẹ nhưng lạ không thể kàm mẹ. THị Màu yêu say đắm Kính Tâm nhưng không được đáp trả, nàng vốn có tính lẵng lơ nên đã tư thông với tên người hầu để phải chửa. Nàng chửa, rồi đổ vạ cho Kính Tâm khiến cho Kính Tâm phải chịu oan. Nhưng rồi tới khi sinh con cũng không được cha cho nuôi, bắt đem đứa con ấy đến chùa. Xót xa thay! Tình máu mủ đâu có thể nói bỏ là bỏ được. Chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau rồi phải mang đứa con mình ra trước cổng chùa, để phó mặc nó sống sao thì sống, ai mà không xót xa, thương cảm cho được. Như vậy, chẳng phải Thị Màu đã trở thành một kẻ đáng thương rồi sao?
Chiếu chèo sân đình tái hiện lại một Thị Màu thực dám sống, dám yêu và dám làm những điều chống lại xiềng xích của chế độ cũ - chế độ không cho người phụ nữ được thể hiện mình, chôn vùi cuộc đời họ bằng nhiều hình thức. Xét cho cũng, dù Thị Màu là con nhà Phú ông, là người có nhiều tính xấu nhưng số phận cũng gống như Thị Kính và những người phụ nữ khác, số phận đều bế tắc, không có lối thoát!
Nhắc đến hình tượng nhân vật Thị Màu, chúng ta cảm thấy động lòng khi đọc lại bài thơ "Thị Mầu" của nhà thơ Anh Ngọc: "...Những xiềng xích phết màu sơn đạo đức Mấy trăm năm không khóa nổi Thị Mầu, Những cánh màn đã khép lại đàng sau Táo vẫn rụng sân đình không ai nhặt, Bao Thị Mầu trở về với đời thực Vị táo còn chua mãi ở đầu môi." Đáng phải nghĩ, đáng để chúng ta được suy xét lại khi phán xét một con người đáng thương trong xã

8 tháng 4 2022

bn ơi , ý mik là tại sao lúc mà Thị Kính bị đánh í, nàng ko nhận mik là phận nữ nhi

câu kính tâm chịu oan

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

So sánh

Văn bản Thị Mầu lên chùa (trích chèo cổ Quan Âm Thị Kính, sách Ngữ văn 10, tập một)

Văn bản Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu (trích truyện thơ Nôm Quan Âm Thị Kính, sách Ngữ văn 11, tập một)

Sự tương đồng

- Xây dựng tình huống truyện xoay quanh nhân vật Thị Mầu để làm nổi bật lên nhân vật Thị Kính.

- Sử dụng ngôn ngữ mang đậm tính văn học dân gian.

Sự khác biệt

- Thông qua những hành động Thị Mầu để làm nổi bật lên hình ảnh Thị Kính.

→ Làm nổi bật sự trái ngược giữa hai nhân vật, từ đó làm nổi bật lên hình tượng Thị Kính.

- Khắc họa hình tượng Thị Kính thông qua chính những hành động, vẻ đẹp phẩm chất nhân cách của nhân vật Thị Kính.

 
28 tháng 11 2019

Thành ngữ là hiện tượng vô cùng độc đáo của tiếng Việt. Tuy ít chữ nhưng dưới cái vô hình thức ấy chứa đựng biết bao ý nghĩa sâu xa, thâm tuý. Từ lâu, trong dân gian đã lưu truyền câu thành ngữ "Oan Thị Kính" để nói về những nỗi oan ức cùng cực và không thể giãi bày. Cuộc đời Thị Kính là sự chồng chất của những nổi oan. Tiếng xấu hại chồng là nỗi oan đầu tiên, cũng là khởi đầu của cuộc đời đầy oan nghiệt.

Thiện Sỹ là chồng của Thị Kính. Một lần đọc sách mệt, chàng ngủ thiếp đi từ lúc nào. Thấy trên cằm chàng có sợi râu mọc ngược, nghĩ là điềm gở. Nhân lúc chồng đang ngủ, Thị Kính dùng dao cắt sợi râu đó đi. Giật mình thức giấc, chẳng hiểu thực hư ra sao, chàng lu loa rằng vợ dùng dao định giết mình. Thế là nàng mang tội tầy đình, bị chồng ruồng bỏ, xã hội lên án. Nỗi oan này, nàng không sao giãi bày được. Oan ức, đau khổ quá, nàng cắt tóc giả trai đi tu. Những tưởng nhờ nơi cửa Phật để cõi lòng được bằng an, và được yên phận với những tháng ngày còn lại, nhưng nào có được như thế. Với vai chú tiểu, Thị Kính đã làm say lòng Thị Mầu lẳng lơ. Bao lần tán tỉnh, nhưng Thị Mầu không sao làm siêu lòng "chú tiểu". Bỗng nhiên, Thị Mầu bụng mang dạ chửa, vu vạ cho "chú tiểu" ăn nằm với chị. Một lần nữa, Thị Kính mang tội, bị đuổi ra khỏi chùa. Suốt mấy năm ròng, Thị Kính bồng bế đứa con Thị Mầu đi xin từng giọt sữa và chịu bao tai tiếng nhục nhã. Cho đến khi nàng chết, sự thật mới sáng rõ. Dẫu rằng, nàng được về cõi Niết bàn, nhưng nỗi oan của nàng là một cái gì đó quá nặng nề với người đời.

"Oan Thị Kính" là thành ngữ được dùng để so sánh với những nỗi oan khuất cùng cực mà không giãy bày được.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

     Quan Âm Thị Kính là vở chèo cổ có sức sống lâu bền trong dân gian, vớ chèo trụ vững với thời gian là tác giả đã xây dựng thành công chân dung người phụ nữ với những tính cách trái ngược với xã hội phong kiến bấy giờ. Bởi vậy khi đọc hay xem vở chèo này: Có ý kiến cho rằng nhân vật Thị Mầu trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa (“Quan Âm Thị Kính”) là người lẳng lơ, xấu tính. Ý kiến khác lại khẳng định Thị Mầu là người dám sống thực với mình, đáng thương hơn đáng trách.

     Thị Mầu là một cô gái trẻ đẹp được thể hiện bằng một thứ ngôn ngữ Chèo rất đặc trưng, đa dạng, phong phú. Thị Mầu là biểu tượng của khát vọng tình yêu, là sự phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt của tình yêu đối với những trói buộc khắt khe, vô nhân đạo của lễ giáo phong kiến khác với số đông nhân vật nữ chính khi ra trò đều mang những nét chung của tính cách được giáo dục trong nếp lễ giáo gia đình phong kiến với nền luân lý Nho gia. Nhân vật Mầu xuất hiện đã thu hút người nghe, người xem qua lời giới thiệu độc đáo. Thị Mầu là hình tượng khiến người tiếp nhận có ấn tượng đậm nét với vẻ ngoài của nhân vật. Vẻ đẹp ngoại hình của Mầu có sự cộng hưởng của cái yếm thắm trong đó thổn thức bộ ngực con gái thèm khát yêu đương, chiếc áo tứ thân mớ ba mớ bảy, với con mắt sắc như dao cau, với nụ cười tươi nở ra trên đôi môi đỏ mọng, và với cái thân hình uốn éo luôn để lộ những đường cong khêu gợi…Thị Mầu từ kịch bản văn học bước ra sân khấu đã hút hồn người xem bởi chính ánh mắt đong đưa, lúng liếng, lời nói ngọt ngào, sóng sánh như mật, nụ cười môi thắm, răng trắng ngọc ngà mời mọc, năm ngón tay búp măng nõn nà xòe, phẩy quạt, váy áo bay tung, dải thắt lưng xanh phấp phới, quấn quyện ngay trên đầu chú tiểu trẻ đang ngồi gõ mõ, niệm kinh, chịu trận như hóa đá... những bước đi vòng rộng nhún nhẩy, dáng dấp phóng túng bay bướm đầy ắp sinh khí như muốn phá tung mọi ràng buộc của lễ nghi phong kiến. Rõ ràng vẻ bên ngoài của Thị Mầu đã toát lên tính cách, việc làm, tâm tư của Thị. Nguyên tắc đối lập trong xây dựng nhân vật chèo cổ đã làm nổi bật hai hình tượng. Thị Kính – áo nâu sồng, miệng tụng kinh, tay gõ mõ, ngồi bất động, Thị Mầu áo mớ ba mớ bảy sặc sỡ, tay cầm quạt, thoắt gập, thoắt xòe…Thị Kính trần tư bao nhiêu thì Thị Mầu cuồng nhiệt bấy nhiêu. Thị Kính dịu dàng, kín đáo, đoan trang, Thị Mầu lại mạnh mẽ, lẳng lơ, táo bạo. Thị Kính càng né tránh thì Thị Mầu càng lăn xả để thỏa mãn dục tình. Không chỉ bộc lộ cảm thức về thân phận, tính cách bản năng. Họ khao khát được yêu – một tình yêu chân thành, và ở một chừng mực nhất định, chèo đã hé lộ những khát khao tính dục từ phía người phụ nữ - một dục vọng hết sức con người. Nhân vật Thị Mầu trong chèo cổ biểu hiện cho một phẩm chất khác của người phụ nữ Việt Nam đó là khát khao yêu đương. Đây là quyền cơ bản của người phụ nữ nói riêng và con người nói chung. Khi lớn lên phải được tự do tìm hiểu, yêu đương và phải lấy người mình yêu. Nhưng đối lập với quyền ấy trong xã hội phong kiến là một lớp sơn đạo đức giả tạo của chế độ hà khắc để trói buộc bao người phụ nữ phải tuân theo “tam tòng”, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” chứ không được lựa chọn tình yêu và hạnh phúc của riêng mình. Ý thức tự do trong tình yêu bộc lộ ở lời nhủ mình và khuyên chị em chớ nghe họ hàng. Sự thật có biết bao người con gái đau khổ, bất hạnh vì hôn nhân không tình yêu bởi hệ luật ép duyên. Nên lời Thị Mầu thể hiện sự phản kháng với lễ giáo vô lý trong xã hội mà quyền yêu và lấy người mình yêu không được ủng hộ, chấp thuận. Thị Mầu trong chèo cũng là một tấm gương điển hình về sự phá phách, chống lại những trói buộc của chế độ phong kiến hà khắc, khát khao hướng tới hạnh phúc của người phụ nữ thời bấy giờ. Người phụ nữ này dám bộc lộ hết mình, biết sống, biết khao khát tận hưởng với đời. Dám yêu, dám lên tiếng vì tình yêu - giữa xã hội phong kiến chỉ duy nhất một Thị Mầu.Thị cất lên tiếng nói nữ quyền để lật đổ thành trì lễ giáo cũ kĩ đã trở thành giáo điều, đạp đổ những lệ làng, những đạo đức giả, những quan niệm cổ hủ chà đạp lên thân phận và tước đoạt hạnh phúc con người. Mầu ở đây thật mới. Cô chấp nhận, van lơn thứ tình “ở trọ”, “qua đường” và chính trong cái quyết liệt đó đã mai phục sẵn một tâm thế liều lĩnh: “mai sau dù có ra sao cũng đành” sẽ được bùng lên ở những chặng sau trong cuộc đời cô. Sự nổi loạn của Thị Mầu là thách thức xã hội:

                                                            “Lẳng lơ cũng chẳng hao mòn

                                                     Chính chuyên chẳng để sơn son mà thờ”

     Thị Mầu đã dám nghĩ, dám yêu, dám bày tỏ và sẵn sàng chấp nhận hậu quả cuối cùng. Đam mê của Thị mang tính bản năng và xuất phát từ trái tim không toan tính vụ lợi, không ràng buộc. Khi bị từ chối, tình yêu càng trở nên mãnh liệt. Không đạt được mong muốn, khát khao của Thị Mầu càng cháy bỏng. Thị Mầu đã đi ngược quan niệm nam nữ thụ thụ bất thân để tiến đến sát sạt tiểu Kính mà ghẹo, mà quyến rũ bởi Thị Mầu đã say đắm vẻ đẹp của thầy Tiểu và khát khao có được tình yêu của Kính Tâm. Xét ở phương diện yêu thì Thị Mầu đúng là một cô gái hiện đại. Thị đã dám yêu, dám bày tỏ, dám vượt qua lễ giáo của xã hội phong kiến, những mong có được tình yêu của mình. Có bao nhiêu cô gái thời đại ấy đã dám làm thế như Thị Mầu. Đến ngay cả Thúy Kiều, được coi là táo bạo, bị các nhà Nho thời đó cho là “dâm” khi dám “ xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” đi tìm Kim Trọng thì cũng chỉ mới dừng lại ở ranh giới nhất định. Kiều vẫn không dám phá bỏ lễ giáo phong kiến khi nói “Nên chăng là cũng tại lòng mẹ cha” để lúc sa chân vào cuộc đời gió bụi cũng chỉ dám thốt lên một câu tiếc nuối “Nhị đào thà bẻ cho người tình chung”. Nói như vậy, không có nghĩa là chúng ta “tán thưởng” Thị Mầu về cách hành xử trong tình yêu, mà chỉ để thấy rõ hơn lý do lỗi lầm của Thị để tha thứ cho một cô gái mang cái “án lẳng lơ” theo suốt chiều dài văn hóa dân tộc. Lỗi lầm của Thị Mầu là ở chỗ yêu say đắm nhưng không hiểu rằng tình yêu cần phải có từ hai phía. Vì thế, Thị đã biến tình yêu của mình thành sự si mê mù quáng, dẫn đến bi kịch cho mình và người mình yêu. Thị Mầu là con người của nghệ thuật. Và nghệ thuật dân gian mang hơi thở của cuộc sống. Nên con người của nghệ thuật phải chăng chính là con người của cuộc đời. Và khát vọng của Thị Mầu là của bao cô gái trong xã hội phong kiến. Qua những phân tích trên thì mọi người có thể thấy rõ là em nghiêng về quan niệm thứ hai nhiều hơn.

     Tóm lại Thị Mầu là nhân vật dám sống thật với bản thân, dám vượt qua những lễ giáo phong kiến, sắc thái nữ quyền trong Mầu cũng hiện lên rất rõ nét hơn ở khao khát tự do yêu đương, bản năng tính dục trong Thị Mầu điều mà người phụ nữa xưa không dám làm.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Việc Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu được thuật lại theo ngôi kể thứ 3, qua điểm nhìn của tác giả.

- Dựa vào nội dung văn bản, người kể giấu mình không xưng (tôi) chỉ kín đáo gọi sự vật theo ngôi thứ ba: gọi tên nhân vật theo nhận xét của mình và kể sao cho sự việc diễn ra theo trình tự.

30 tháng 4 2016

Quan Âm Thị Kính là một tích chèo quen thuộc với đông đảo công chúng độc giả Việt Nam. Câu chuyện xoay quanh cuộc đời Thị Kính, một người con gái đức hạnh nhưng lại trải qua bao nỗi trái ngang. Ngay ở phần đầu vở diễn, chúng ta đã thấy "nhân vật Thị Kính không chỉ chịu khổ vì bị ngờ oan mà còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu sang, tàn ác khinh bỉ”.

Cuộc đời của Thị Kính là cuộc đời của những nỗi oan không có cách nào giải được. Những oan khiên ấy có lẽ bắt đầu từ cái ngày mà Thị Kính đặt chân về nhà chồng. Thị Kính là con gái Mãng ông, gia đình cô là một gia đình nông dân nghèo thực sự. Thế nhưng cô lại lấy Thiện Sĩ, con của một gia đình giàu có trong vùng. Cuộc hôn nhân không "môn đăng hậu đối" ấy dường như là điềm báo trước những nỗi oan khiên và là căn nguyên bắt đầu mọi việc.
Mối oan "hại chồng” của Thị Kính bắt đầu từ một hành động tình ngay nhưng lý gian. Nàng bị bắt gặp khi đang cầm dao kề lên cổ của chồng. Dù đã hết mực ra sức biện minh, thế nhưng không một ai trong gia đình của Sùng Ông, Sùng Bà muốn tin rằng: Thị Kính đang dùng đao để cắt Sợi râu mọc của chồng. Câu chuyện cứ thế được đẩy lên khiến Thị Kính bị rơi vào một nỗi oan không sao giải được

Nỗi oan của Thị Kính được kết thành từ sự hiểu lầm cố ý của gia đình Thiện Sĩ, nhất là của Sùng Bà. Thế nhưng ẩn đằng sau cái hình thức ấy, thực sự có một lý do khác lớn hơn. Đọc những lời độc thoại mà Sùng Bà nói với Thị Kính (những quy kết có tính chất một chiều), chúng ta thấy có nhiều câu thể hiện rõ sự phân chia đẳng cấp. Sùng Bà (gắt Sùng Ông):

"… Lấy vợ cho con thì phải kén họ. Tôi đã bảo là phải kén những nơi công hầu kia mà !
Giống phượng giống công
Giống nhà bà đây giống phượng giống công
Còn tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ…"

Hoặc:

“Trứng rồng lại nở ra rồng
Liu đìu lại nở ra dòng liu điu
Này Ị Nhà bà đây cao môn lệnh tộc
Mày là con nhà cua ốc
Cho nên chữ tam tòng mày ăn ở đơn sai"…

Lời của Sùng Bà quả là vô cùng độc đoán và cay độc. Nó thể hiện rõ sự tàn ác dã man của những kẻ giàu sang quyền thế. Cái cách mà Sùng Bà đổ tội cho Thị Kính cũng vậy. Nó hoàn toàn chỉ là những phán quyết có tính chất một chiều theo kiểu chủ nhà – con ả ở trong màn ấy Thị Kính cũng bị đẩy từ vị trí một người con dâu xuống thân phận một đứa ở trong nhà. Nàng chỉ biết ngậm đắng cay mà không thể có cách nào cự được.

Sự phân biệt giàu sang – nghèo hèn trong đoạn trích "Nỗi oan hại chồng" đã biến Sùng Bà thành một vị quan tòa đổ lên đầu Thị Kính bao nhiêu tội trọng. Không những thế đến như nhân vật Sùng Ông (một người suốt ngày say rượu) mà còn bày ra trò lừa bịp: mời Mãng Ông sang ăn cữ cháu để cùng với vợ giày vò nổi đau của hai bố con đứa con dâu. Hành động của Sùng Ông với cha con Thị Kính cũng là một chi tiết quan trọng chứng tỏ sự phân biệt sang hèn giữa hai gia đình là vô cùng sâu sắc. Nó như là một điểm nhấn đẩy nỗi oan khiên của Thị Kính càng lúc càng đến chỏ cao hơn.
Như vậy rõ ràng ở đoạn đầu của vở chèo này, nỗi đau của Thị Kính không chỉ là nỗi oan của một cô gái bị ghép vào tội "giết chồng". Nỗi đau ấy còn là nỗi đau câm lặng của thân phận con ong cái kiến. Cái nghèo và sự thấp hèn đã khiến Thị Kính không thể có lời nào để tự minh oan. Nó đẩy Thị Kính đến bên bờ vực và cướp đi toàn bộ cái ước mơ hạnh phúc của người con gái đức hạnh, thủy chung. Nỗi oan của Thị Kính vì thế mà còn tiêu biểu cho bao kiếp người lầm than nhỏ bé khác trong xã hội phong kiến lạc hậu ngày xưa.

30 tháng 4 2016

Trong số bốn vở chèo quen thuộc với nhân dân ta: Quan Âm Thị Kính, Trương Viên, Kim Nham, Chu Mãi Thần, thì vở chèo Quan Âm Thị Kính được xem là vở chèo hay nhất. Nhân vật nữ chính tcong vở chèo này là Thị Kính. Nàng con nhà nghèo, có nhan sắc nên lấy được chồng là Thiện Sĩ con nhà hào phú. Do bị vu là hại chồng, nàng bị hành hạ vùi dập, bị đuổi đi. Không còn con đường nào khác nàng đã chọn quãng đời còn lại cho mình là tu hành.

Thị Kính được sinh ra trong một gia đình nghèo khó, mến mộ nhan sắc của nàng Thiện Sĩ cưới nàng làm vợ. Cuộc sống vợ chồng đang bình thường yên ấm, bỗng chốc nàng bị mang tội tày trời: giết chồng.

Một hôm, vợ ngồi khâu vá, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh. Vốn yêu chồng nàng lân la ngắm nghía khuôn mặt chồng yêu, bất chợt:

Đạo vợ chồng trăm năm kết tóc

Trước đẹp mặt chồng sau đẹp mặt ta

Râu làm sao một chiếc chồi ra ...

Dạ thương chồng lòng thiếp sao an

Âu dao bén, thiếp xén tày một mực.

Nàng vì muốn đẹp cho chồng, thương chồng. Rõ ràng việc nàng lấy dao cắt bỏ cái râu mọc ngược trên mặt chồng là thế hiện tình cảm đó. Nhưng trớ trêu thay chính hành động đó đã khiến cả cuộc đời nàng mang nỗi oan khiên. Và thế là như một quả bom nổ tung trong gia đình Sùng bà, chưa rõ mọi chuyện nhưng qua lời kể của Thiện Sĩ thì đích thị là nàng.

 

Thưa cha mẹ, đêm qua con ngồi học đã khuya

Vừa chợp mắt thấy dao kia kề cổ

Con nói đây có quỷ thần hai vai chứng tỏ

Dẫu thực hư đôi lẽ con chưa tường.

Thật nực cười thay cho Thiện Sĩ, lấy vợ mà chẳng hiểu vợ mình thế nào, và chàng chẳng cần xem xét sự việc thực hư đã khẳng định là vợ muốn giết mình. Đây có lẽ cũng là một trong những điều khiến ta suy nghĩ nhiều. Vợ chàng chàng đâu tìm hiểu, cha mẹ lấy cho là chàng có vợ. Sự việc sẽ bình thường nếu như vị nho sinh kia hiểu vợ, hiểu hành động của vợ. Lẽ dĩ nhiên, câu chuyện rẽ sang ngả khác và bi kịch với Thị Kính diễn ra.

Sùng bà mạt sát Thị Kính thậm tệ, bà quả quyết rằng Thị Kính muốn giết con bà, bằng chứng là con dao kề cổ.

Cái con mặt sứa gan lim này! mày định giết con bà à?

Mụ vừa chửi vừa rủa vừa dúi đầu Thị Kính ngã xuống. Mụ gào lên như chính mình bị ăn hiếp. Mụ chửi Thị Kính là tuồng lẳng lơ, mèo mả gà đồng. Mụ gạt phắt đi những lời kêu oan khẩn cầu của Thị Kính. Nàng muốn giãi bày đầu đuôi sự việc nhưng nào có được. Mụ xỉa xói cho rằng nàng “cả gan” là kẻ hư hỏng say hoa đắm nguyệt, trên dâu dưới Bộc... và “gái say trai lập chí giết chồng và đòi chém bổ băm vằm Thị Kính. Mụ khinh bỉ Thị Kính vì không biết đạo lý vơ chồng, tam tòng tứ đức rồi cầu mong cho Thị Kính bị báo ứng.

Mụ cho rằng Thị Kính không xứng với Thiện Sĩ, quyết đuổi Thị Kính ra khỏi nhà. Mụ vênh váo tự cao cho rằng gia đình mụ là cao môn lệnh tộc, là rồng phượng không thể sống cùng hạng cua ốc, liu điu. Ta thấy rằng trong đoạn trích này hầu như không có một phản ứng nào của chồng mụ và con mụ. Trước sự việc lớn như vậy mà Sùng ông - trụ cột gia đình không dám đứng ra phân giải xem xét dự việc. Sùng ông chỉ là kẻ nát rượu, lèm bèm. Còn Thiện Sĩ thì răm rắp nghe lời mẹ, mặc dù vợ mình đang một mực kêu oan. Dường như mọi quyền hành trong gia đình thuộc về một tay mụ ác (Sùng bà). Như vậy cả chồng của mụ, con trai mụ cũng không dám nói câu nào huống hồ con dâu. Thị Kính chỉ biết khóc và cũng chỉ khóc mà thôi.

Trong sáu lần nàng khóc van xin có đến bốn lần nàng van lạy Sùng bà, nàng càng khóc thì mụ càng chửi mắng thậm tệ hơn. Với nàng nỗi oan chỉ có kêu trời mà thôi.

Bị vu oan là giết chồng, tội ác không thể tha thứ, mẹ chồng nàng không cần biết nàng nói gì, mặc nàng cứ khóc, cứ van xin. Mụ nhất định đuổi Thị Kính về nhà mẹ đẻ. Đó là sự tủi nhục cực khổ vô cùng của Thị Kính, của người phụ nữ nghèo hèn trong xã hội cũ. Sinh ra phải kiếp nhà nghèo tưởng rằng được nương tựa nhà giàu là bớt khổ, tưởng rằng lấy được chồng có học thì cuộc sống gia đình sẽ ấm êm, ai ngờ nhà giàu họ khinh bỉ phận nghèo, coi nàng như cỏ rác, còn chồng thì đần độn... Nàng còn biết nhờ cậy vào ai?

Ngay cả cha đẻ của nàng cũng bị Sùng ông khinh miệt coi thường, mặc dù giữa họ là chỗ thông gia. Cha con ôm nhau cùng khóc, có nỗi đau nào hơn nỗi đau này.

Nếu như sự bế tắc của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ là bị chồng nghi oan là thất tiết, thanh minh không được nàng đành trầm mình xuống bến Hoàng Giang thì ở đây Thị Kính lại khác. Nàng tuy bị gia đình nhà chồng ruồng bỏ, nàng đau khổ về miệng đời cũng không sao tránh khỏi tiếng mỉa mai. Nàng xót xa cho số phận hẩm hiu, trách cuộc đời oan trái, nàng trách gia đình nhà Thiện Sĩ đang tay nỡ bẻ phận hồng làm đôi. Nàng cũng chẳng cầu mong nhật nguyệt rạng soi. Điều này, cho ta thấy chính trong lúc bề tắc tột nàng đã vượt lên chính mình làm chủ được mình.

Không, không phải sống ở đời mới mong tỏ rõ người đoan chính

Và nàng xuống tóc đi tu.

Những kẻ nghèo hèn trong xã hội luôn bị vùi dập, Thị Kính là một ví dụ. Nàng đức hạnh thuỷ chung nhưng không được sống cuộc đời hạnh phúc. Chính gia đình nàng đã đẩy nàng vào chân tường, nàng đã không chọn cái chết, nàng không chịu ngậm oan nơi chín suối. Nàng đã nhận thức rằng phải sống, sống để minh oan cho mình. Không phải riêng nàng mà dường như trong nhận thức của nhân dân ta khi quá khổ cực, quá cay đắng họ thường tìm đến thế giới siêu nhiên để tự an ủi mình, đế tìm lối thoát. Họ quan niệm chỉ có đến cửa phật mới mong rũ bỏ bụi trần, khiến cho con người ta thiện hơn, nhân ái với nhau hơn. Và cũng chỉ có đức phật mới chứng giám cho lòng nhân lòng thiện của con người. Với Thị Kính có lẽ chỉ có con đường tu hành là duy nhất, nhưng thực tế oan khiên với nàng còn đeo đẳng nàng ngay lúc nàng đã đi tu. Nỗi oan chồng chất đeo đẳng theo nàng mãi.

Sự bế tắc không chỉ của Thị Kính mà là của cả một lớp người, giai tầng xã hội. Cả cuộc đời họ chuỗi ngày oan trái không lối thoát. Tiếng nói của họ là sự lên án mạnh mẽ xã hội thối nát đồng thời mơ ước một xã hội tốt đẹp hơn như cõi tu chẳng hạn. Đây chính là sự bế tắc, có thể nói rằng là sự buông xuôi phó mặc cho số phận của cả một xã hội chưa có cách mạng dẫn đường.

Nỗi oan hại chồng là tiếng kêu thương, đau khổ của người phụ nữ nghèo hèn trong xã hội cũ. Bị vu oan, bị vùi dập, bị xua đuổi, sống trong bế tắc. Song dù trong hoàn cảnh như vậy thì Thị Kính nói riêng và dân ta nói chung có chăng lối thoát duy nhất:

Tu là cõi phúc, tình là dây oan

8 tháng 8 2019

Nhân vật Thị Kính trong đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” (trích vở chèo "Quan Âm Thị Kính") là một trong số đó. Nàng không chỉ chịu khổ vì bị oan mà còn mang nồi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu có, tàn ác khinh rẻ.
 
Thị Kính sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo nhưng lại về làm dâu một gia đình địa chủ, nhà Thiện Sĩ. Trong đêm thanh vắng, nàng ngồi may vá để thức cùng chồng giúp người đọc sách. Khi Thiện Sĩ ngủ quên, nàng âu yếm nhìn chồng rồi phát hiện ra cái râu mọc ngược. Hành động cầm dao cắt cái râu ấy cho chồng hoàn toàn xuất phát từ thiện ý giúp chồng đẹp hơn. Nhưng bất hạnh cho nàng, Thiện Sĩ bất ngờ tỉnh dậy hiểu nhầm hành động ấy rồi hô hoán cha mẹ. Sùng bà, Sùng ông coi việc làm của Thị Kính là mưu sát chồng.
 
Trước tình hình ấy, Thị Kính chỉ còn biết một mực kêu oan. Nàng kêu oan đến năm lần, trong đó bốn lần đầu hướng đến mẹ chồng và chồng:
 
- "Mẹ ơi, oan cho con lắm mẹ ơi!",
- “Oan cho con lắm mẹ ơi!”,
- “Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi!,
- “Oan thiếp lắm chàng ơi!”.
 
Nhưng cả bốn lần, lời kêu oan của Thị Kính chỉ như đổ thêm dầu vào lửa. Bởi Sùng bà trước sau là một kẻ độc ác, tàn nhẫn không chấp nhận vị trí của Thị Kính trong nhà mụ. Còn Thiện Sĩ chỉ là một kẻ ngu muội, bạc nhược, đớn hèn. Chỉ đến lần thứ năm, lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông, đó là của Mãng ông, cha nàng: "Oan cho con lắm à?" nhưng cay đắng thay: “Dù oan dù nhẫn chẳng oan. Xa xôi cha biết nỗi con nhường nào?”. Đó lại là một sự cảm thông đau khổ và bất lực. Mãng ông biết con gái bị oan nhưng chỉ là một người nông dân nghèo, không có vị thế trong xã hội, ông không thể làm gì để giúp đỡ con gái. Người phụ nữ ấy gặp phải cái án hàm oan tình ngay lí gian không sao tự minh oan chiếu tuyết được. Từ đó, nàng rơi vào bi kịch với cái án oan nghiệt: giết chồng.
 
Nhưng đó chưa phải bi kịch lớn nhất của người phụ nữ bất hạnh này. Xã hội phong kiến đương thời tồn tại một tư tưởng bảo thu, lạc hậu đáng kinh sợ: phân biệt sang hèn rạch ròi; kẻ nghèo khó bị khinh miệt, coi rẻ như rơm rác: khi đã nghèo, nhân cách bị đánh đồng với tiền bạc có trong tay. Thị Kính xuất thân nghèo khó lại làm dâu nhà giàu nên nàng còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu có, tàn ác khinh rẻ.
 
Trong chốc lát Thiện Sĩ không hiểu được thiện ý của vợ. Và nhất là Sùng bà thì mụ cố tình không hiểu. Mụ ta áp đặt cho Thị Kính là “mặt sứa gan lim” “mày định giết con bà à?”. Rồi mụ đay nghiến, mắng nhiếc Thị Kính thậm tệ. Điều quan trọng là cách mắng chửi của Sùng bà đối với Thị Kính không phải là của một bà mẹ chồng đối với con dâu của mình mà đó là những lời lẽ của một kẻ tàn nhẫn và độc ác, hợm hĩnh, tự coi mình là tầng lớp trên, coi thường những người khác, nhất là những người lao động. Hãy nghe cách bà ta tự xưng: "giống nhà bà đây giống phượng giống công" để so sánh với cách bà ta gọi Thị Kính: “tuồng bay mèo mả gà đồng”. Rõ ràng bà là đang “bới” ra nguồn gốc gia đình của hai bên chứ không hề quan tâm đến mối quan hệ mà cuộc hôn nhân của con bà với Thi Kính ràng buộc. Không chỉ hạ nhục Thị Kính bằng lời nói, bà ta còn hành hạ nàng bằng những hành động dã man. Bà ta dúi dầu Thị Kính xuống, bắt Thị Kính phải ngửa mặt lên. Rồi không cho nàng phân bua, thanh minh, mụ dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống, nhất quyết trả Thị Kính về cho gia đình. Với người phụ nữ đi làm dâu trong xã hội xưa, bị nhà chồng trả về là một điều sỉ nhục không chỉ cho bản thân họ mà còn cho cả gia đình, nội tộc. Vậy thì khi hành động như vậy, Sùng bà còn cố ý hạ nhục cả gia đình, dòng họ của Thị Kính.
 
Phản ánh bi kịch lên đến tột cùng trong số phận của nhân vật Thị Kính, tác giả dân gian đã lên án những tư tưởng phong kiến bảo thủ, thối nát cướp mất quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc của người dân lao động, đặc biệt là người phụ nữ. Bên cạnh đó, đoạn trích kịch cũng bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc đối với số phận những “dải lụa đào”, “những trái bần trôi”,... bơ vơ, tội nghiệp trong xã hội cũ. Đó là một đặc điểm quan trọng thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc trong văn bản.

8 tháng 8 2019

Nhân vật Thị Kính trong đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” (trích vở chèo "Quan Âm Thị Kính") là một trong số đó. Nàng không chỉ chịu khổ vì bị oan mà còn mang nồi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu có, tàn ác khinh rẻ.
 
Thị Kính sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo nhưng lại về làm dâu một gia đình địa chủ, nhà Thiện Sĩ. Trong đêm thanh vắng, nàng ngồi may vá để thức cùng chồng giúp người đọc sách. Khi Thiện Sĩ ngủ quên, nàng âu yếm nhìn chồng rồi phát hiện ra cái râu mọc ngược. Hành động cầm dao cắt cái râu ấy cho chồng hoàn toàn xuất phát từ thiện ý giúp chồng đẹp hơn. Nhưng bất hạnh cho nàng, Thiện Sĩ bất ngờ tỉnh dậy hiểu nhầm hành động ấy rồi hô hoán cha mẹ. Sùng bà, Sùng ông coi việc làm của Thị Kính là mưu sát chồng.
 
Trước tình hình ấy, Thị Kính chỉ còn biết một mực kêu oan. Nàng kêu oan đến năm lần, trong đó bốn lần đầu hướng đến mẹ chồng và chồng:
 
- "Mẹ ơi, oan cho con lắm mẹ ơi!",
- “Oan cho con lắm mẹ ơi!”,
- “Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi!,
- “Oan thiếp lắm chàng ơi!”.
 
Nhưng cả bốn lần, lời kêu oan của Thị Kính chỉ như đổ thêm dầu vào lửa. Bởi Sùng bà trước sau là một kẻ độc ác, tàn nhẫn không chấp nhận vị trí của Thị Kính trong nhà mụ. Còn Thiện Sĩ chỉ là một kẻ ngu muội, bạc nhược, đớn hèn. Chỉ đến lần thứ năm, lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông, đó là của Mãng ông, cha nàng: "Oan cho con lắm à?" nhưng cay đắng thay: “Dù oan dù nhẫn chẳng oan. Xa xôi cha biết nỗi con nhường nào?”. Đó lại là một sự cảm thông đau khổ và bất lực. Mãng ông biết con gái bị oan nhưng chỉ là một người nông dân nghèo, không có vị thế trong xã hội, ông không thể làm gì để giúp đỡ con gái. Người phụ nữ ấy gặp phải cái án hàm oan tình ngay lí gian không sao tự minh oan chiếu tuyết được. Từ đó, nàng rơi vào bi kịch với cái án oan nghiệt: giết chồng.
 
Nhưng đó chưa phải bi kịch lớn nhất của người phụ nữ bất hạnh này. Xã hội phong kiến đương thời tồn tại một tư tưởng bảo thu, lạc hậu đáng kinh sợ: phân biệt sang hèn rạch ròi; kẻ nghèo khó bị khinh miệt, coi rẻ như rơm rác: khi đã nghèo, nhân cách bị đánh đồng với tiền bạc có trong tay. Thị Kính xuất thân nghèo khó lại làm dâu nhà giàu nên nàng còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu có, tàn ác khinh rẻ.
 
Trong chốc lát Thiện Sĩ không hiểu được thiện ý của vợ. Và nhất là Sùng bà thì mụ cố tình không hiểu. Mụ ta áp đặt cho Thị Kính là “mặt sứa gan lim” “mày định giết con bà à?”. Rồi mụ đay nghiến, mắng nhiếc Thị Kính thậm tệ. Điều quan trọng là cách mắng chửi của Sùng bà đối với Thị Kính không phải là của một bà mẹ chồng đối với con dâu của mình mà đó là những lời lẽ của một kẻ tàn nhẫn và độc ác, hợm hĩnh, tự coi mình là tầng lớp trên, coi thường những người khác, nhất là những người lao động. Hãy nghe cách bà ta tự xưng: "giống nhà bà đây giống phượng giống công" để so sánh với cách bà ta gọi Thị Kính: “tuồng bay mèo mả gà đồng”. Rõ ràng bà là đang “bới” ra nguồn gốc gia đình của hai bên chứ không hề quan tâm đến mối quan hệ mà cuộc hôn nhân của con bà với Thi Kính ràng buộc. Không chỉ hạ nhục Thị Kính bằng lời nói, bà ta còn hành hạ nàng bằng những hành động dã man. Bà ta dúi dầu Thị Kính xuống, bắt Thị Kính phải ngửa mặt lên. Rồi không cho nàng phân bua, thanh minh, mụ dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống, nhất quyết trả Thị Kính về cho gia đình. Với người phụ nữ đi làm dâu trong xã hội xưa, bị nhà chồng trả về là một điều sỉ nhục không chỉ cho bản thân họ mà còn cho cả gia đình, nội tộc. Vậy thì khi hành động như vậy, Sùng bà còn cố ý hạ nhục cả gia đình, dòng họ của Thị Kính.
 
Phản ánh bi kịch lên đến tột cùng trong số phận của nhân vật Thị Kính, tác giả dân gian đã lên án những tư tưởng phong kiến bảo thủ, thối nát cướp mất quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc của người dân lao động, đặc biệt là người phụ nữ. Bên cạnh đó, đoạn trích kịch cũng bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc đối với số phận những “dải lụa đào”, “những trái bần trôi”,... bơ vơ, tội nghiệp trong xã hội cũ. Đó là một đặc điểm quan trọng thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc trong văn bản.

25 tháng 3 2016

Trong đó Thị Kính và Sùng bà là hai nhân vật chính, thể hiện xung đột cơ bản của vở chèo:

- Sùng bà thuộc kiểu nhân vật mụ ác, đại diện cho giai cấp thống trị, thuộc tầng lớp địa chủ phong kiến.

- Thị Kính thuộc loại nhân vật nữ chính (mụ ác và nữ chính là hai loại nhân vật rất tiêu biểu, thường xuất hiện trong chèo). Thị Kính tiêu biểu cho người dân thường, nhất là cho người phụ nữ vốn phải chịu nhiều thua thiệt trong xã hội cũ.

16 tháng 5 2021

là 1 người hiền lành có tấm lòng nhân hậu 

6 tháng 3 2023

a) Chuẩn bị (ví dụ với vấn đề 1)

- Xác định đối tượng, nội dung và yêu cầu của cuộc thảo luận.

- Xem lại văn bản Thị Mầu lên chùa và tìm hiểu thêm các tài liệu tham khảo về vấn đề thảo luận.

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài thảo luận bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi:

+ Ý kiến của em như thế nào trước hai nhận xét nêu trên (Tán thành ý kiến nào hay tán thành cả hai; hoặc đồng ý với những điểm hợp lí nào của mỗi ý kiến mà mình cho là đúng,...)?

→ Em tán thành với cả hai ý kiến nhưng nghiêng nhiều vào ý kiến thứ hai. Thị Mầu là nhân vật dám sống thật với bản thân, dám vượt qua những lễ giáo phong kiến, sắc thái nữ quyền trong Mầu cũng hiện lên rất rõ nét hơn ở khao khát tự do yêu đương, bản năng tính dục trong Thị Mầu điều mà người phụ nữa xưa không dám làm.

+ Vì sao em lại có ý kiến như vậy (Vì sao em tán thành hoặc không tán thành ý kiến đánh giá Thị Mầu lẳng lơ, xấu tính và vì sao đồng ý hoặc không đồng ý với nhận xét Thị Mầu dám sống thực với mình, đáng thương hơn đáng trách?) ?

→ Thị Mầu đã dám nghĩ, dám yêu, dám bày tỏ và sẵn sàng chấp nhận hậu quả cuối cùng. Đam mê của Thị mang tính bản năng và xuất phát từ trái tim không toan tính vụ lợi, không ràng buộc. Khi bị từ chối, tình yêu càng trở nên mãnh liệt. Không đạt được mong muốn, khát khao của Thị Mầu càng cháy bỏng. Thị Mầu đã đi ngược quan niệm nam nữ thụ thụ bất thân để tiến đến sát sạt tiểu Kính mà ghẹo, mà quyến rũ bởi Thị Mầu đã say đắm vẻ đẹp của thầy Tiểu và khát khao có được tình yêu của Kính Tâm. Xét ở phương diện yêu thì Thị Mầu đúng là một cô gái hiện đại. Thị đã dám yêu, dám bày tỏ, dám vượt qua lễ giáo của xã hội phong kiến, những mong có được tình yêu của mình. 

+ Em sẽ sử dụng những dẫn chứng nào trong đoạn trích để làm rõ và thuyết phục mọi người về ý kiến của mình?

→ Thúy Kiều, được coi là táo bạo, bị các nhà Nho thời đó cho là “dâm” khi dám “ xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” đi tìm Kim Trọng thì cũng chỉ mới dừng lại ở ranh giới nhất định. Kiều vẫn không dám phá bỏ lễ giáo phong kiến khi nói “Nên chăng là cũng tại lòng mẹ cha” để lúc sa chân vào cuộc đời gió bụi cũng chỉ dám thốt lên một câu tiếc nuối “Nhị đào thà bẻ cho người tình chung”. Nói như vậy, không có nghĩa là chúng ta “tán thưởng” Thị Mầu về cách hành xử trong tình yêu, mà chỉ để thấy rõ hơn lý do lỗi lầm của Thị để tha thứ cho một cô gái mang cái “án lẳng lơ” theo suốt chiều dài văn hóa dân tộc. Lỗi lầm của Thị Mầu là ở chỗ yêu say đắm nhưng không hiểu rằng tình yêu cần phải có từ hai phía. Vì thế, Thị đã biến tình yêu của mình thành sự si mê mù quáng, dẫn đến bi kịch cho mình và người mình yêu. Thị Mầu là con người của nghệ thuật. 

 

- Lập dàn ý cho bài thảo luận:

Mở đầu

Nêu vấn đề cần thảo luận: Nên đánh giá nhân vật Thị Mầu như thế nào?

Nội dung chính

+ Nêu ý kiến của em về vấn đề thảo luận (ví dụ: không đồng tình với ý kiến thứ nhất, ủng hộ ý kiến thứ hai hoặc có điểm đồng tình, có điểm không đồng tình với cả hai ý kiến,...).

+ Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục mọi người về ý kiến của mình.

Kết thúc

Khẳng định lại ý kiến của em và đề nghị mọi người trao đổi, thảo luận.

 

c) Thực hành nói và nghe Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 37).

 

* Bài nói mẫu tham khảo:

Quan Âm Thị Kính là vở chèo cổ có sức sống lâu bền trong dân gian, vớ chèo trụ vững với thời gian là tác giả đã xây dựng thành công chân dung người phụ nữ với những tính cách trái ngược với xã hội phong kiến bấy giờ. Bởi vậy khi đọc hay xem vở chèo này: Có ý kiến cho rằng nhân vật Thị Mầu trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa (Quan Âm Thị Kính) là người lẳng lơ, xấu tính. Ý kiến khác lại khẳng định Thị Mầu là người dám sống thực với mình, đáng thương hơn đáng trách.

     Thị Mầu là một cô gái trẻ đẹp được thể hiện bằng một thứ ngôn ngữ Chèo rất đặc trưng, đa dạng, phong phú. Thị Mầu là biểu tượng của khát vọng tình yêu, là sự phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt của tình yêu đối với những trói buộc khắt khe, vô nhân đạo của lễ giáo phong kiến khác với số đông nhân vật nữ chính khi ra trò đều mang những nét chung của tính cách được giáo dục trong nếp lễ giáo gia đình phong kiến với nền luân lý Nho gia. Nhân vật Mầu xuất hiện đã thu hút người nghe, người xem qua lời giới thiệu độc đáo. Thị Mầu là hình tượng khiến người tiếp nhận có ấn tượng đậm nét với vẻ ngoài của nhân vật. Vẻ đẹp ngoại hình của Mầu có sự cộng hưởng của cái yếm thắm trong đó thổn thức bộ ngực con gái thèm khát yêu đương, chiếc áo tứ thân mớ ba mớ bảy, với con mắt sắc như dao cau, với nụ cười tươi nở ra trên đôi môi đỏ mọng, và với cái thân hình uốn éo luôn để lộ những đường cong khêu gợi…Thị Mầu từ kịch bản văn học bước ra sân khấu đã hút hồn người xem bởi chính ánh mắt đong đưa, lúng liếng, lời nói ngọt ngào, sóng sánh như mật, nụ cười môi thắm, răng trắng ngọc ngà mời mọc, năm ngón tay búp măng nõn nà xòe, phẩy quạt, váy áo bay tung, dải thắt lưng xanh phấp phới, quấn quyện ngay trên đầu chú tiểu trẻ đang ngồi gõ mõ, niệm kinh, chịu trận như hóa đá... những bước đi vòng rộng nhún nhẩy, dáng dấp phóng túng bay bướm đầy ắp sinh khí như muốn phá tung mọi ràng buộc của lễ nghi phong kiến. Rõ ràng vẻ bên ngoài của Thị Mầu đã toát lên tính cách, việc làm, tâm tư của Thị. Nguyên tắc đối lập trong xây dựng nhân vật chèo cổ đã làm nổi bật hai hình tượng. Thị Kính – áo nâu sồng, miệng tụng kinh, tay gõ mõ, ngồi bất động, Thị Mầu áo mớ ba mớ bảy sặc sỡ, tay cầm quạt, thoắt gập, thoắt xòe…Thị Kính trần tư bao nhiêu thì Thị Mầu cuồng nhiệt bấy nhiêu. Thị Kính dịu dàng, kín đáo, đoan trang, Thị Mầu lại mạnh mẽ, lẳng lơ, táo bạo. Thị Kính càng né tránh thì Thị Mầu càng lăn xả để thỏa mãn dục tình. Không chỉ bộc lộ cảm thức về thân phận, tính cách bản năng. Họ khao khát được yêu – một tình yêu chân thành, và ở một chừng mực nhất định, chèo đã hé lộ những khát khao tính dục từ phía người phụ nữ - một dục vọng hết sức con người. Nhân vật Thị Mầu trong chèo cổ biểu hiện cho một phẩm chất khác của người phụ nữ Việt Nam đó là khát khao yêu đương. Đây là quyền cơ bản của người phụ nữ nói riêng và con người nói chung. Khi lớn lên phải được tự do tìm hiểu, yêu đương và phải lấy người mình yêu. Nhưng đối lập với quyền ấy trong xã hội phong kiến là một lớp sơn đạo đức giả tạo của chế độ hà khắc để trói buộc bao người phụ nữ phải tuân theo “tam tòng”, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” chứ không được lựa chọn tình yêu và hạnh phúc của riêng mình. Ý thức tự do trong tình yêu bộc lộ ở lời nhủ mình và khuyên chị em chớ nghe họ hàng. Sự thật có biết bao người con gái đau khổ, bất hạnh vì hôn nhân không tình yêu bởi hệ luật ép duyên. Nên lời Thị Mầu thể hiện sự phản kháng với lễ giáo vô lý trong xã hội mà quyền yêu và lấy người mình yêu không được ủng hộ, chấp thuận. Thị Mầu trong chèo cũng là một tấm gương điển hình về sự phá phách, chống lại những trói buộc của chế độ phong kiến hà khắc, khát khao hướng tới hạnh phúc của người phụ nữ thời bấy giờ. Người phụ nữ này dám bộc lộ hết mình, biết sống, biết khao khát tận hưởng với đời. Dám yêu, dám lên tiếng vì tình yêu - giữa xã hội phong kiến chỉ duy nhất một Thị Mầu.Thị cất lên tiếng nói nữ quyền để lật đổ thành trì lễ giáo cũ kĩ đã trở thành giáo điều, đạp đổ những lệ làng, những đạo đức giả, những quan niệm cổ hủ chà đạp lên thân phận và tước đoạt hạnh phúc con người. Mầu ở đây thật mới. Cô chấp nhận, van lơn thứ tình “ở trọ”, “qua đường” và chính trong cái quyết liệt đó đã mai phục sẵn một tâm thế liều lĩnh: “mai sau dù có ra sao cũng đành” sẽ được bùng lên ở những chặng sau trong cuộc đời cô. Sự nổi loạn của Thị Mầu là thách thức xã hội:

“Lẳng lơ cũng chẳng hao mòn

Chính chuyên chẳng để sơn son mà thờ”

     Thị Mầu đã dám nghĩ, dám yêu, dám bày tỏ và sẵn sàng chấp nhận hậu quả cuối cùng. Đam mê của Thị mang tính bản năng và xuất phát từ trái tim không toan tính vụ lợi, không ràng buộc. Khi bị từ chối, tình yêu càng trở nên mãnh liệt. Không đạt được mong muốn, khát khao của Thị Mầu càng cháy bỏng. Thị Mầu đã đi ngược quan niệm nam nữ thụ thụ bất thân để tiến đến sát sạt tiểu Kính mà ghẹo, mà quyến rũ bởi Thị Mầu đã say đắm vẻ đẹp của thầy Tiểu và khát khao có được tình yêu của Kính Tâm. Xét ở phương diện yêu thì Thị Mầu đúng là một cô gái hiện đại. Thị đã dám yêu, dám bày tỏ, dám vượt qua lễ giáo của xã hội phong kiến, những mong có được tình yêu của mình. Có bao nhiêu cô gái thời đại ấy đã dám làm thế như Thị Mầu. Đến ngay cả Thúy Kiều, được coi là táo bạo, bị các nhà Nho thời đó cho là “dâm” khi dám “ xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” đi tìm Kim Trọng thì cũng chỉ mới dừng lại ở ranh giới nhất định. Kiều vẫn không dám phá bỏ lễ giáo phong kiến khi nói “Nên chăng là cũng tại lòng mẹ cha” để lúc sa chân vào cuộc đời gió bụi cũng chỉ dám thốt lên một câu tiếc nuối “Nhị đào thà bẻ cho người tình chung”. Nói như vậy, không có nghĩa là chúng ta “tán thưởng” Thị Mầu về cách hành xử trong tình yêu, mà chỉ để thấy rõ hơn lý do lỗi lầm của Thị để tha thứ cho một cô gái mang cái “án lẳng lơ” theo suốt chiều dài văn hóa dân tộc. Lỗi lầm của Thị Mầu là ở chỗ yêu say đắm nhưng không hiểu rằng tình yêu cần phải có từ hai phía. Vì thế, Thị đã biến tình yêu của mình thành sự si mê mù quáng, dẫn đến bi kịch cho mình và người mình yêu. Thị Mầu là con người của nghệ thuật. Và nghệ thuật dân gian mang hơi thở của cuộc sống. Nên con người của nghệ thuật phải chăng chính là con người của cuộc đời. Và khát vọng của Thị Mầu là của bao cô gái trong xã hội phong kiến. Qua những phân tích trên thì mọi người có thể thấy rõ là em nghiêng về quan niệm thứ hai nhiều hơn.

     Tóm lại Thị Mầu là nhân vật dám sống thật với bản thân, dám vượt qua những lễ giáo phong kiến, sắc thái nữ quyền trong Mầu cũng hiện lên rất rõ nét hơn ở khao khát tự do yêu đương, bản năng tính dục trong Thị Mầu điều mà người phụ nữa xưa không dám làm.

 

d) Kiểm tra và chỉnh sửa Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 37).