K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 4 2022

:V

Lửa đã tắt, làm sao cháy lại.
Chia tay rồi, mãi mãi là xa.
Trời hết mưa, chưa hẳn đã nắng.
Kết thúc rồi, chưa hẳn là hết yêu!

12 tháng 10 2017

Đoạn thơ được trích trong "Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi" của Hải Như. Đoạn thơ chỉ có 4 câu ngắn nhưng có nghệ thuật đặc sắc và gửi gắm những tình cảm sâu nặng, yêu thương của tác giả dành cho Bác Hồ kính yêu.

+ Nhân hóa: trăng được gọi như người (trăng ơi trăng), trăng cũng "bước nhẹ chân, nhẹ nữa", "yên lặng cúi đầu", "canh giấc ngủ" Trăng cũng như con người, cùng nhà thơ và dòng người vào lăng viếng Bác. Đọc thơ Bắc, ta thấy trăng là người bạn thuỷ chung suốt chặng đường cuộc đời của Người, đến khi Người về với cõi vĩnh hằng, trăng cũng đồng hành, sẻ chia, gắn bó.
+ Điệp ngữ: "nhẹ", "trăng"
- "Nhẹ": nhấn mạnh, thể hiện sự xúc động, tình cảm tha thiết của mọi người muốn giữ yên giấc ngủ cho Bác.
- "Trăng": trăng trở thành người bạn, người đồng hành. Lời nhà thơ nói như lời nhắn nhủ làm cho trăng trở nên gần gũi với người
+ ẩn dụ: "ngủ" (trong câu thơ thứ ba) --> Tấm lòng lo lắng cho dân cho nước suốt cuộc đời của Bác --> Ca ngợi sự hi sinh quên mình của Bác.
+ Nói giảm nói tránh: "ngủ" (trong câu thơ thứ tư) --> làm giảm sự đau thương khi nói về việc Bác đã mất --> Ca ngợi sự bất tử, Bác còn sống mãi.
* Đoạn thơ là cách nói rất riêng và giàu cảm xúc về tình cảm của nhà thơ nói riêng và về của nhân dân ta nói chung đối với Bác Hồ

12 tháng 10 2017

hay đấy có nhận ra tôi không

8 tháng 3 2022

/???????????????????What

bài làmĐêm nay, tôi không ngủ được. Nhìn ánh trăng lung linh, huyền ảo, tôi nhớ lại bài thơ Cảnh khuya của Bác Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Bởi lẽ mỗi khi tôi ngâm bài thơ, một cảnh khuya tuyệt đẹp lại hiện lên trong tâm trí, nhưng đẹp nhất vẫn là hình ảnh của một vị Cha già kính yêu, luôn lo cho "con", luôn lo cho vận mệnh của đất nước.Bài thơ...
Đọc tiếp

bài làm

Đêm nay, tôi không ngủ được. Nhìn ánh trăng lung linh, huyền ảo, tôi nhớ lại bài thơ Cảnh khuya của Bác Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Bởi lẽ mỗi khi tôi ngâm bài thơ, một cảnh khuya tuyệt đẹp lại hiện lên trong tâm trí, nhưng đẹp nhất vẫn là hình ảnh của một vị Cha già kính yêu, luôn lo cho "con", luôn lo cho vận mệnh của đất nước.
Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đã cho ta thấy được một cảnh trăng khuya thơ mộng và cũng giúp ta hiểu rõ hơn về con người của Bác.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Mở đầu bài thơ là một tiếng hát làm say mê lòng người và ngân vang khắp núi rừng. Tôi nhớ đến tiếng hát ru dịu dàng, ngọt ngào của mẹ. Hình ảnh của một người phụ nữ thân quen hát dân ca bên dòng suối quê hương.... Ta có thể thấy được tâm hồn của đại thi hào Nguyễn Trãi trong người Bác (Tiếng suối trong như tiếng đàn cầm). Nhưng ta cảm nhận được phong thái của Bác trẻ trung, ung dung và lạc quan hơn.
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Tiếp đến là một ánh trăng sáng tỏ vùng trời lung linh, huyền ảo. Ánh trăng khuất sau cây cổ thụ, rọi sắc sáng xuống hoa lá. Hoa lá nghiêng bóng trên mặt đất. Bóng của hoa lá, cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cây cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Màu đen của bóng vật đan xen vào sắc trắng của ánh trăng tạo nên một bức tranh lấp lóa, lúc ẩn lúc hiện. Tiếng suối chảy nghe nhẹ nhàng, trong trẻo hơn dưới cảnh răng khuya. Một phong cảnh hữu tình, thơ mộng.
Ta có thể thấy được Bác Hồ và Lí Bạch đều rung động trước ánh trăng. Nhưng tình yêu thiên nhiên của Bác lại có vẻ đằm thắm và tha thiết hơn Lí Bạch. Bác đã xem ánh trăng như người bạn tri kỉ, như làn suối mát làm tan đi nỗi ưu phiền....Thiên nhiên cũng như hiểu được tâm sự của Bác, giúp tâm hồn Bác thanh thản, quên đi những khó khăn, vất vả của cuộc kháng chiến đang diễn ra gay go, quyết liệt
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Hai câu thơ cuối đã cho ta thấy được nỗi lòng khiến Bác Hồ không ngủ được. "Có phải Bác chưa ngủ vì cảnh trăng khuya quá đẹp? Hay thực sự Bác chỉ thao thức vì lo nỗi nước nhà?"- Theo tôi là vì cả hai. Bác rung cảm trước thiên nhiên nhưng lại không thể hưởng thụ trọn vẹn một cảnh khuya lung linh, tuyệt đẹp mà phải lo cho vận mệnh của dân tộc. CHính vì Bác quá yêu thiên nhiên nên phải đứng lên đấu tranh để bảo vệ đất nước; để ngày ngày mọi người được sống tự do, hạnh phúc, thỏa sức ngám trăng; để những cảnh đẹp luôn tồn tại mãi mãi.... Ta có thể thấy được sự hài hòa giữa người thi sĩ và người chiến sĩ vĩ đại. QUa đó cảm nhận được tình yêu thiên nhiên tha thiết hòa vào trong lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ. Một vị lãnh tụ cao cả và vĩ đại.
Sự hi sinh của Bác đã được đền đáp. Đất nước của chúng ta đã dược hòa bình và tự do. Chúng ta có thể thỏa sức ngắm trăng. Dòng chảy thời gian sẽ không bao giờ ngừng lại, nhưng ánh trăng ánh trăng và bài thơ Cảnh khuya sẽ luôn mang theo hình ảnh đẹp nhất của Bác đang thanh thản, mỉm cười dưới ánh trăng. "Người sẽ mãi là vị Cha già kính yêu của dân tộc."

4
16 tháng 11 2016

kém quá

chép mạng nàyhiha

17 tháng 11 2016

a hi hi

 Bài này mình hoàn toàn tự viết tự cảm nhận nên bạn yên tâm nhé!

Bài làm:

Đã khi nào bạn ngẩn đầu lên bầu trời xanh thời bình ngày hôm nay và tự hỏi"Ai là người làm cho đất nước Việt Nam hòa bình như ngày hôm nay?". Và hôm nay, tôi lấy cảm xúc từ đoạn thơ Hải Như đã viết trong bài "Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi". "Chúng ta hãy bước nhẹ chân nhẹ nữa/Trăng ơi trăng hãy lặng yên cúi đầu", chính câu thơ mở đầu đó đã cho tôi và các bạn một sự nghiêm trang trong phút giây kính viếng Bác Hồ kính yêu. Là một trong những học sinh thế hệ trẻ, hãy biết ơn Người-Người chính là ánh Mặt Trời soi sáng đất nước, dẹp bóng quân thù. "Trăng"- một sự vật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ. Đó là một sự vật gần gũi, thân thuộc, gắn liền không chỉ người chiến sĩ mà trong những năm chiến đấu chống thực dân Pháp trong Việt Bắc, trăng như người bạn hiền thắp ấm lên sự heo quạnh tối tăm trong màn đêm giá lạnh. Và khi Bác ra đi, "trăng" cũng mất đi vị Cha già kính yêu của dân tộc. Bên cạnh đó, sang câu thứ 3, câu thơ làm tôi nghẹn ngào xúc động, nói khác đi mắt tôi đã rơi lệ:"Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâu". Bạn ơi! Hãy tưởng tượng xem nếu một vài ngày chúng ta mất đi giấc ngủ, không là gì đâu vì hãy nghĩ đến Bác, Bác suốt cuộc đời không hề chợp mắt nghỉ ngơi, chỉ nghĩ về dân, về nước. Ngày tháng trăm năm Bác chiến đấu vì quê hương, làm bạn với núi rừng, làm bạn với suối trăng mà chính khi đó, chúng ta vẫn còn ngủ ngon trong chiếc nôi xinh cùng lời ru ngọt ngào, dịu hiền của mẹ. Chính vì súng đạn, vì hy sinh to lớn mà cả đời người không ai dám dũng cảm chiến đấu như Bác. Trải qua những năm tháng đó, đến một ngày nhân dân đột ngột nghe tin Bác qua đời, và đó chính là khi đất nước dẹp sạch bóng quân thù, để lại một bầu trời xanh hòa bình, không bom súng. "Nay Bác ngủ chúng ta canh giấc ngủ", vậy là Bác đã "ngủ" rồi Bác ơi, để cho chúng con trong niềm hạnh phúc bao la, vô tận mà chúng con hằng mong ước. Nay khi lớn lên, tôi đã được nghe những câu chuyện của bà, của mẹ kể về Bác- Người cha anh hùng của cả non sông Việt Nam. Ngủ ngon Bac ơi! Chúng cháu sẽ cố gắng học tập thật tốt, thật giỏi, chăm ngoan nghe lời bố mẹ để rồi đưa đất nước chúng ta đi lên một tầm cao mới. Và kết lời tôi xin trích một đoạn thơ của Minh Huệ để bày tỏ lòng mình trước công ơn của Bác: "Đêm nay Bác ngồi đó/Đêm nay Bác không ngủ/Vì một lẽ thường tình/Bác là Hồ Chí Minh."

25 tháng 11 2018

- Câu thơ thứ nhất: sử dụng điệp ngữ “ nhẹ”: Nhấn mạnh , thể hiện sự xúc động, tình cảm tha thiết của nhà thơ và dòng người vào lăng viếng Bác.
- Câu thơ thứ 2: Sử dụng nghệ thuật nhân hoá: trăng được gọi như người ( trăng ơi trăng); điệp ngữ trăng được nhắc lại 2 lần như muốn nhấn mạnh lời nhắn nhủ :, hãy yên lặng cúi đầu để bày tỏ lòng thành kính, lòng biết ơn vô hạn đối với Bác - Trăng là người bạn thuỷ chung suốt chặng đường dài bất tử của Người.
-Câu thơ thứ 3: nghệ thuật ẩn dụ “ngủ” ( có ngủ yên đâu) ca ngợi sự hi sinh quên mình của Bác, suốt cuộc đời Người chỉ lo cho dân tộc cho vận mệnh của dân tộc,của đất nước.
- Câu thơ thứ 4: Nghệ thuật nói giảm, nói tránh “ngủ” ( nay Bác ngủ) làm giảm đi sự đau thương khi nói về việc Bác mất. Trong lòng mỗi người dân Việt Nam Bác còn sống mãi.
=> Ngôn ngữ thơ giản dị, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc đã diễn tả tình cảm, tấm lòng của nhà thơ và của nhân dân đối với Bác

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
26 tháng 3 2019

a. Khổ thơ sử dụng phép nhân hóa  hình ảnh trăng. Gọi và dặn dò trăng như một người bạn. Bởi lúc sinh thời, trăng là người bạn buồn vui, gắn bó với Bác trong suốt chặng đường cách mạng từ lúc tự do đến khi bị cầm tù. => Trăng được coi như người bạn 

b.

Ngủ (1) được hiểu theo nghĩa đen: sự nghỉ ngơi của con người sau 1 ngày dài hoạt động.

Ngủ (2) được hiểu theo nghĩa bóng: chỉ giấc ngủ ngàn thu (ý chỉ Bác đã mất). Phép nói giảm nói tránh khiến cái chết hiện lên chỉ như một giấc ngủ say.

c. Đoạn thơ thể hiện lòng thành kính, biết ơn và sự xót xa thương tiếc trước sự ra đi của Bác. Tác giả sử dụng hình ảnh nhân hóa qua hình ảnh trăng để thể hiện sự tôn kính. Nhà thơ mong muốn trăng hãy tỏa ánh sáng dịu nhẹ vĩnh hằng để đưa tiễn cho giấc ngủ ngàn thu của Bác. Đặc biệt, phép nói giảm nói tranh qua từ "ngủ" ở câu thơ cuối cho thấy sự biết ơn, lòng thành kính của tác giả đối với Bác. Nhà thơ ghi nhận và biết ơn sự hi sinh cống hiến của Bác trong 79 tuổi xuân của cuộc đời. Và dặn dò trăng hãy tỏa thứ ánh sáng dịu nhẹ để canh giữ cho giấc ngủ của người.

 Bài này mình hoàn toàn tự viết tự cảm nhận nên bạn yên tâm nhé!

Bài làm:

Đã khi nào bạn ngẩn đầu lên bầu trời xanh thời bình ngày hôm nay và tự hỏi"Ai là người làm cho đất nước Việt Nam hòa bình như ngày hôm nay?". Và hôm nay, tôi lấy cảm xúc từ đoạn thơ Hải Như đã viết trong bài "Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi". "Chúng ta hãy bước nhẹ chân nhẹ nữa/Trăng ơi trăng hãy lặng yên cúi đầu", chính câu thơ mở đầu đó đã cho tôi và các bạn một sự nghiêm trang trong phút giây kính viếng Bác Hồ kính yêu. Là một trong những học sinh thế hệ trẻ, hãy biết ơn Người-Người chính là ánh Mặt Trời soi sáng đất nước, dẹp bóng quân thù. "Trăng"- một sự vật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ. Đó là một sự vật gần gũi, thân thuộc, gắn liền không chỉ người chiến sĩ mà trong những năm chiến đấu chống thực dân Pháp trong Việt Bắc, trăng như người bạn hiền thắp ấm lên sự heo quạnh tối tăm trong màn đêm giá lạnh. Và khi Bác ra đi, "trăng" cũng mất đi vị Cha già kính yêu của dân tộc. Bên cạnh đó, sang câu thứ 3, câu thơ làm tôi nghẹn ngào xúc động, nói khác đi mắt tôi đã rơi lệ:"Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâu". Bạn ơi! Hãy tưởng tượng xem nếu một vài ngày chúng ta mất đi giấc ngủ, không là gì đâu vì hãy nghĩ đến Bác, Bác suốt cuộc đời không hề chợp mắt nghỉ ngơi, chỉ nghĩ về dân, về nước. Ngày tháng trăm năm Bác chiến đấu vì quê hương, làm bạn với núi rừng, làm bạn với suối trăng mà chính khi đó, chúng ta vẫn còn ngủ ngon trong chiếc nôi xinh cùng lời ru ngọt ngào, dịu hiền của mẹ. Chính vì súng đạn, vì hy sinh to lớn mà cả đời người không ai dám dũng cảm chiến đấu như Bác. Trải qua những năm tháng đó, đến một ngày nhân dân đột ngột nghe tin Bác qua đời, và đó chính là khi đất nước dẹp sạch bóng quân thù, để lại một bầu trời xanh hòa bình, không bom súng. "Nay Bác ngủ chúng ta canh giấc ngủ", vậy là Bác đã "ngủ" rồi Bác ơi, để cho chúng con trong niềm hạnh phúc bao la, vô tận mà chúng con hằng mong ước. Nay khi lớn lên, tôi đã được nghe những câu chuyện của bà, của mẹ kể về Bác- Người cha anh hùng của cả non sông Việt Nam. Ngủ ngon Bac ơi! Chúng cháu sẽ cố gắng học tập thật tốt, thật giỏi, chăm ngoan nghe lời bố mẹ để rồi đưa đất nước chúng ta đi lên một tầm cao mới. Và kết lời tôi xin trích một đoạn thơ của Minh Huệ để bày tỏ lòng mình trước công ơn của Bác: "Đêm nay Bác ngồi đó/Đêm nay Bác không ngủ/Vì một lẽ thường tình/Bác là Hồ Chí Minh."

25 tháng 11 2018

- Câu thơ thứ nhất: sử dụng điệp ngữ “ nhẹ”: Nhấn mạnh , thể hiện sự xúc động, tình cảm tha thiết của nhà thơ và dòng người vào lăng viếng Bác.
- Câu thơ thứ 2: Sử dụng nghệ thuật nhân hoá: trăng được gọi như người ( trăng ơi trăng); điệp ngữ trăng được nhắc lại 2 lần như muốn nhấn mạnh lời nhắn nhủ :, hãy yên lặng cúi đầu để bày tỏ lòng thành kính, lòng biết ơn vô hạn đối với Bác - Trăng là người bạn thuỷ chung suốt chặng đường dài bất tử của Người.
-Câu thơ thứ 3: nghệ thuật ẩn dụ “ngủ” ( có ngủ yên đâu) ca ngợi sự hi sinh quên mình của Bác, suốt cuộc đời Người chỉ lo cho dân tộc cho vận mệnh của dân tộc,của đất nước.
- Câu thơ thứ 4: Nghệ thuật nói giảm, nói tránh “ngủ” ( nay Bác ngủ) làm giảm đi sự đau thương khi nói về việc Bác mất. Trong lòng mỗi người dân Việt Nam Bác còn sống mãi.
=> Ngôn ngữ thơ giản dị, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc đã diễn tả tình cảm, tấm lòng của nhà thơ và của nhân dân đối với Bác

Dừng lại một chút thôiNgười ngủ say anh đang tìm kiếmChẳng còn điều gì khó khănđể cản ngăn anh tới bên emDù ở đâu anh củng sẽ trở vềđừng buồn nhé emĐể gặp được chính emLà điều đầu tiên khiến anh trở về nhàAnh đã cố gắng cất giấu yêu thươngMà sao nước mắt không ngừng đượcEm như cơn gió thấp thoáng đâu đâyNỗi nhớ mang em về bên cạnhQuá khứ ấy rất khó để quên...
Đọc tiếp

Dừng lại một chút thôiNgười ngủ say anh đang tìm kiếmChẳng còn điều gì khó khănđể cản ngăn anh tới bên emDù ở đâu anh củng sẽ trở vềđừng buồn nhé emĐể gặp được chính emLà điều đầu tiên khiến anh trở về nhàAnh đã cố gắng cất giấu yêu thươngMà sao nước mắt không ngừng đượcEm như cơn gió thấp thoáng đâu đâyNỗi nhớ mang em về bên cạnhQuá khứ ấy rất khó để quên điCòn nguyên vẹn như lúc trướcGiữa con đường tìm người mà anh yêuKý ức quay về trong vô vọngTự dặn lòng là mình phải quên điđể rồi càng muốn xóa đi càng in hằnDừng chân phía cuối con đườngMà sao anh không thể tìm thấyDừng lại, dừng lạiChậm lại một chút thôiNgười ngủ say anh đang tìm kiếmChẳng còn điều gì khó khănđể cản ngăn anh tới bên emDù ở đâu anh củng sẽ trở vềđừng buồn nhé emĐể gặp được chính emLà điều đầu tiên khiến anh trở về nhàRồi bỗng không gian tĩnh lặng ở nơi anhKý ức vô tình quay trở lạiChạm vào màn đêm anh say hay mơMà hình bóng em luôn luôn hiện vềChặng đường phía trước thiếu emBuồn đau em có hiểu thấuĐừng mà, đừng điDừng lại một chút thôiNgười ngủ say anh đang tìm kiếmChẳng còn điều gì khó khănđể cản ngăn anh tới bên emDù ở đâu anh củng sẽ trở vềđừng buồn nhé emĐể gặp được chính emLà điều đầu tiên khiến anh trở về nhàMột mình ôm những vấn vươngEm giờ ở đâuHãy để anh cứ nhớ nhungđể gặp được em màAnh đã mất đi tất cảGiờ một người một thế giớiKhi ánh sáng đi khỏi nơi nàyXin hãy ôm lấy anhChậm lại từng phút giâyThời gian ơi có thể dừng mãiĐể được nhìn thấy emChẳng thể chia xa nhau được màNgười anh yêu ở trên thế gian nàyChỉ một mình em thôiHãy trở về với anhAnh vẫn luôn nơi đây đợi ngư

1
22 tháng 6 2019

_Way back home , e thuộc nguyên bản

10 tháng 5 2018

Cả nhà em ai cũng quý bà. Riêng em, em lại càng quý bà hơn. Bà đã chăm sóc em từ lúc mới lọt lòng, đã ru em bằng những lời ru êm dịu.

Bà em năm nay đã ngoài tám mươi tuổi. Dáng bà hơi nhỏ nhưng khỏe mạnh. Nước da đã chuyển sang màu hơi nâu, có điểm những chấm đồi mồi. Mái tóc trắng như cước. Tóc bà rụng nhiều không còn dày nặng như xưa nhưng em vẫn thấy bà vấn tóc trong một vành khăn nhung đen rất gọn gàng. Bàn tay, bàn chân nổi rõ những đường gân xanh dưới lớp da mỏng. Khuôn mặt rất nhiều nếp nhăn. Mỗi khi bà cười, những nếp nhăn đó lại hằn lên thành nếp rất rõ. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước. Khách quen đến nhà, bà nhận ra tiếng trước lúc nhìn rõ người. Tuy thế, hàm răng bà vẫn còn chắc, bà vẫn ăn trầu như xưa.

Tính bà hiền từ, bà thường nói chậm rãi. Tuy tuổi đã cao, bà vẫn còn đỡ đần những công việc vặt trong gia đình. Bố mẹ em thường dặn chúng em, không được để cho bà một việc gì dù nhỏ, bà làm nhiều rồi, để cho bà nghỉ. Tuy vậy, bà vẫn hay quét nhà, nhặt rau và có khi còn thổi cơm. Mỗi khi bà làm, bà thường bảo chúng em: “Còn làm được, bà làm cho vui, ở không bà không chịu được”.

Bà luôn luôn chăm sóc chúng em. Thấy chúng em làm sai, nói chưa đúng, bà bảo ban, khuyên nhủ. Tối tối, bà thường nhắc chúng em rửa chân tay sạch rồi mới lên giường ngủ. Bà khuyên bảo kĩ từng điều, nhắc nhở chúng em phải ngoan ngoãn, chăm học để làm vui lòng bố mẹ và thầy cô. Thỉnh thoảng, chúng em lại vòi bà kể chuyện ngày xưa. Bà kể chẳng bao giờ hết chuyện. Ngồi bên bà, chúng em lắng nghe bà kể chuyện rành rọt từng lời…

Em yêu bà lắm. Em mong bà sống lâu để dạy bảo con cháu nhiều điều hay và kể cho chúng em nghe hết cái kho chuyện “ngày xửa ngày xưa”.



 

10 tháng 5 2018

Phần 1 : Đối với em, tình bà cháu là không thể thiếu được. Bà – dù chỉ là một tiếng đơn sơ ấy thôi, nhưng rất thân thương gần gũi với em ngay từ khi em bắt dầu tập nói. Hình ảnh bà luôn in sâu vào trong trí nhớ của cháu, trong tim của cháu. Một người bà hiền từ, nhân hậu.

Bà năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi, dáng người nhỏ nhắn hơi gầy với mái tóc pha sương nay đã bạc màu tiều tụy. Lưng bà hơi còng xuống, nước da bà bị nắng cháy xạm màu và đã trổ đồi mồi có lẽ vì bà phải bươn chải tảo tần buôn bán để nuôi mẹ, các cậu các dì của em. Mắt bà không còn tinh tường, con ngươi hơi đùng đục nhưng cái nhìn của bà hiền hậu đầy yêu thương tnu mến. Hai gò má của bà nhô lên, rám nắng, đôi môi của bà khô lại theo năm tháng. Khuôn mặt của bà xuất hiện nhiều nếp nhàn ở đuôi mắt, khóe môi. Trên vầng trán của bà dường như mỗi nếp nhăn thể hiện cho một nỗi đau khổ, cho những khó khăn bà đã trải qua. Mỗi khi bà cười, những nếp nhân ấy lại hằn lên sâu hơn, đôi mắt của bà như cũng cười theo rất hiền từ. Những lúc buồn, đôi mắt của bà đăm chiêu, nó như phản chiếu được những ngày bà vất vả lặn lội kiếm tiền, lo cho con, cho cháu.                                                      

Những ngày thơ ấu, em được sống trong vòng tay yêu thương của bà. Bà bao giờ cũng quý cũng yêu và hết lòng săn sóc cho em. Những bài hát ru êm dịu của bà đã đưa em vào những giấc ngủ say nồng. Bằng chất giọng trầm ấm, bà kể chuyện rất hấp dẫn làm cho em đã bao lần lạc vào xử sở cổ tỉch với nàng tiên, cô Tấm dịu hiền với cây đa, giếng nưức, xóm làng đơn sơ.

Những lúc em dồi hờn, khóc lóc bà dỗ dành, chiều ý cháu. Khi lớn hơn, bà đã cho em những lời khuyên qua những bài ca dao, những câu tục ngữ mà em vẫn nhớ… Bà vẫn thường dành những thức ăn ngon cho em: khi thì bánh, kẹo, khi thì trái cây… Những dịp đi đâu xa, bà không quên mang về bao nhiêu là những món ngon thức lạ.

Hình ảnh của bà thật thiêng liêng, cao quý. Bà già nua, ốm yếu nhưng tình cảm bao la, nhân hậu. Em rất hạnh phúc khi có được người bà như thế. Suốt đời em sẽ ghi nhớ những tháng năm được sống gần bà, được bà yêu mến. Bà ơi! Cháu sẽ khắc ghi những lời khuyên mà bà cho cháu, khắc ghi mãi bóng hình bà trong tim. Cháu sẽ luôn cố gắng phấn đấu tốt để xứng đáng làm cháu của bà