K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 4 2022

Bạn Bình nói chống không , bạn Chi thì lễ phép chào hỏi. Tôi đồng tình với bạn Chi 

6 tháng 4 2022

Bạn Bình nói cộc lốc, không lễ phép

Bạn Chi chào hỏi người lớn rồi mới nói mong muốn của mình một cách lễ phép

4 tháng 2 2018

Một sớm, thằng Hùng, mới “nhập cư" vào xóm tôi, dắt chiếc xe đạp gần hết hơi ra tiệm sửa xe của bác Hai. Nó hất hàm bảo bác Hai :

Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé, trễ giờ học rồi.

Bác Hai nhìn thằng Hùng rồi nói :

- Tiệm của bác hổng có bơm thuê.

Vậy cho mượn cái bơm, tôi bơm lấy vậy.

Vừa lúc ấy, cái Hoa nhà ở cuối ngõ cũng dắt xe đạp chạy vào ríu rít chào hỏi :

- Cháu chào bác Hai ạ ! Bác ơi, cho cháu mượn cái bơm nhé. Chiều nay cháu đi học về, bác coi giùm cháu nghe, hổng biết sao nó cứ xì hơi hoài.

- Được rồi. Nào để bác bơm cho. Cháu là con gái, biết bơm không mà bơm !

- Cháu cảm ơn bác nhiều

8 tháng 5 2020

 Vào cuối thể kỉ XIX, bánh xe đạp còn làm bằng gỗ, nẹp sắt, do đó đi rất sóc. Người đầu tiên sáng chế ra chiếc lốp xe bằng cao su là Đân-lớp, một học sinh nước Anh. Từ một lần xuýt ngã vì vấp phải ống cao su dẫn nước, Đân-lớp đã nghĩ ra cách cuộn ống cao su cho vừa vành bánh xe dồi bơm hơi căng lên thay tro gỗ và nẹp sắt. Phát minh của Đân-lớp được đăng kí chính thức vào năm 1880. Về sau, lốp xe đạp có thêm chiếc xăm bơm căng hơi nằm bên trong.

sóc=>xóc

xuýt=>suýt

dồi=>rồi

tro=>cho

xăm=>săm

8 tháng 5 2020

                                                                           Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp

   Vào cuối thể kỉ XIX, bánh xe đạp còn làm bằng gỗ, nẹp sắt, do đó đi rất sóc. Người đầu tiên sáng chế ra chiếc lốp xe bằng cao su là Đân-lớp, một học sinh nước Anh. Từ một lần xuýt ngã vì vấp phải ống cao su dẫn nước, Đân-lớp đã nghĩ ra cách cuộn ống cao su cho vừa vành bánh xe dồi bơm hơi căng lên thay tro gỗ và nẹp sắt. Phát minh của Đân-lớp được đăng kí chính thức vào năm 1880. Về sau, lốp xe đạp có thêm chiếc xăm bơm căng hơi nằm bên trong.

                                                                                                                                               Theo VŨ BỘI TUYỀN

Hi các bác.Mình quay trở lại! Hnay miền Bắc gió lạnh, nằm nghe mưa rơi,từng giọt ngắn giọt dài như những lời than thở về một thời dĩ vãng ngày xưa. Như truyện trước mình kể,mình quê Đông Anh. Chính xác là Thôn Hội Phu,Xã Đông Hội,Đông Anh,Hn. Làng mình đối diện làng Tổng bí thư NPT.📷Nếu các bạn đi qua cầu Đông Trù,rẽ phải rồi rẽ trái đi thẳng,tới trước 1 cây cầu bắc qua...
Đọc tiếp

Hi các bác.

Mình quay trở lại! Hnay miền Bắc gió lạnh, nằm nghe mưa rơi,từng giọt ngắn giọt dài như những lời than thở về một thời dĩ vãng ngày xưa. Như truyện trước mình kể,mình quê Đông Anh. Chính xác là Thôn Hội Phu,Xã Đông Hội,Đông Anh,Hn. Làng mình đối diện làng Tổng bí thư NPT.

📷

Nếu các bạn đi qua cầu Đông Trù,rẽ phải rồi rẽ trái đi thẳng,tới trước 1 cây cầu bắc qua sông,rẽ phải vào làng mình,rẽ trái vào làng bác Trọng. Miêu tả hơi loằng ngoằng mì tôm 1 tý bởi vì ở trước cây cầu có 1 trạm bơm nước và có 1 con mương chảy ngầm qua đường,bác nào ở nông thôn thì biết,chứ văn m dốt,vốn từ kém,miêu tả k hết nghĩa. Câu truyện xảy ra ở trạm bơm này năm 1990,lúc đó nta thường bơm nước định kì vào ruộng để canh tác,trẻ e nông thôn hồi đó làm gì có gì chơi ngoài mấy trò chơi bi,chơi quay…và kiếm cỏ gà chọi nhau.

Thằng bé đó tên Tuấn vs với 1 thằng bạn tên Trường lang thang ở đầu kè đá kiếm cỏ gà tới nhá nhem tối mà vẫn k chịu về. Gia đình họ hàng hốt hoảng đi tìm chỉ thấy thằng Trường mặt tái mét ngồi gần trạm bơm,hỏi gì cũng k nói. Nhìn dòng nước xoáy ở kè đá gia đình hốt hoảng kêu người tắt máy bơm,đợi nước rút rồi vào mò xác. Thằng bé chỉ dc cho vào cái quan tài nhỏ rồi đi chôn ngay trong đêm,ko kèn trống.

Điều đáng nói là ở thành kè đá in hằn những vết móng cào chi chít,đó là sự tuyệt vọng của 1 kẻ cầu tìm sự sống khi bị lực nước hút vào trong cống ngầm làm bạn với tử thần. Câu chuyện nhanh chóng qua đi,nhưng cái cống đó trở lên âm khí lạ lùng,những hôm nào bơm nước thì y như rằng người qua đường vào đêm tối đều nghe thấy những tiếng móng tay cào rin rít vào thành bê tông,tiếng nước ọc ọc như tiếng người sặc nước,có kẻ dũng cảm nhìn xuống lại k thấy gì chỉ một màu bọt trắng,nhưng khi quay mặt đi thì những âm thanh đó lại vang lên sau lưng.

Thằng Trường thì bây h đã 35t và nguyên nhân cái chết ko bao h nó nói nửa lời,người ta chỉ cho rằng là trượt chân ngã mà thôi.

Câu chuyện mình kể ko mang yếu tố kinh dị,các bạn đọc thấy nhạt thông cảm,mình ko giỏi văn vốn từ kém nên duễn đạt nhàm chán,các bạn tc

0
Một lần, hai mẹ con tôi đang dắt chiếc xe đạp đi dạo thì trời đổ mưa to. Trên chiếc xe đạp của tôi may mắn lắm vì trong rổ xe có chiếc áo mưa vải dù. Hai mẹ con tôi nói qua nói lại  ‘ Mẹ mặc đi ’ và  ‘ Con mặc đi ’ cuối cùng là tôi mặc và mẹ phải chịu mưa vì ở  đó không có chổ nào để đụt mưa cả.Tối hôm ấy, mẹ lên cơn sốt cao, bố và tôi mời bác sĩ đến nhà khám, bác...
Đọc tiếp

Một lần, hai mẹ con tôi đang dắt chiếc xe đạp đi dạo thì trời đổ mưa to. Trên chiếc xe đạp của tôi may mắn lắm vì trong rổ xe có chiếc áo mưa vải dù. Hai mẹ con tôi nói qua nói lại  ‘ Mẹ mặc đi ’ và  ‘ Con mặc đi ’ cuối cùng là tôi mặc và mẹ phải chịu mưa vì ở  đó không có chổ nào để đụt mưa cả.Tối hôm ấy, mẹ lên cơn sốt cao, bố và tôi mời bác sĩ đến nhà khám, bác sĩ bảo: Chị ấy sốt rất cao, tôi sẽ kê thuốc. Trên giường nhìn mẹ mệt, tôi buồn lắm. Lúc bác sĩ kê ống thủy mẹ sốt tận 39 độ, tôi tự ân hận vì mình mà mẹ như vậy. Tôi ùa vào phòng rồi bật khóc.Một lát sau, khi mẹ đã ngủ, bố vào phòng tôi.Thấy tôi khóc, bố an ủi: ‘ Mẹ sẽ khỏi bệnh thôi, con ạ! ’.Rồi tôi nín dần, nhưng lòng tôi vẫn tự dằn vặt bản thân mình vì đã làm mẹ đau ốm. Yêu Mẹ!

4
15 tháng 5 2018

I.Nội quy tham gia " Giúp tôi giải toán "

1.Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn,chỉ đưa các bài mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn.

2.Không trả lời linh tinh,không phù hợp với nội dung câu hỏi lên diễn đàn.

3.Không " Đúng " vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp,có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

16 tháng 5 2018

cái này là mình làm văn tả lúc mẹ ốm mà

VIẾT CHO MỘT THẾ HỆ CÚI ĐẦU     Đó là thế hệ chúng tôi, một thế hệ mà người ta gọi là “Thế hệ chỉ biết cúi đầu”, chúng tôi chỉ biết cúi đầu vào chiếc smartphone của mình, đến nỗi “Quang Trung là bạn chiến đấu với Nguyễn Huệ, tệ hơn là Bác Hồ sinh năm 1945 và thậm chí đến ngao ngán khi giờ đây những đứa trẻ tin vào câu truyện ngôn tình sử, những kẻ xét lại lịch sử...
Đọc tiếp

VIẾT CHO MỘT THẾ HỆ CÚI ĐẦU

     Đó là thế hệ chúng tôi, một thế hệ mà người ta gọi là “Thế hệ chỉ biết cúi đầu”, chúng tôi chỉ biết cúi đầu vào chiếc smartphone của mình, đến nỗi “Quang Trung là bạn chiến đấu với Nguyễn Huệ, tệ hơn là Bác Hồ sinh năm 1945 và thậm chí đến ngao ngán khi giờ đây những đứa trẻ tin vào câu truyện ngôn tình sử, những kẻ xét lại lịch sử hơn là tin vào những thứ đã được cả thế hệ cùng thời trên thế giới công nhận”. [...]

     Phố tôi có bác bán bánh mỳ bị điên. Hay nói một mình. Thỉnh thoảng lấy tay đấm vào đầu liên tục. Lúc khỏe, bác sẽ bán bánh mỳ, hiền lành, cười với hàm răng chiếc còn chiếc mất. Một bên mắt bị hỏng, hoặc có nhìn được hay không tôi không biết. Nó đục ngầu. Có lẽ chính vì vậy mà bác hay trả nhầm tiền. 15 nghìn cái bánh mỳ, có khi bác trả lại cả 20 nghìn. Có người cứ thế cầm mà đi.

     Lũ trẻ con cũng hay trêu bác, vì bác vừa đi vừa nói nhảm, lại hay đấm tay vào đầu. Chúng nó trêu, hò hét cái câu gì đó mất dạy, sau đó hò nhau chạy. Lần nào bác cũng dậm dậm chân dọa rồi lại thôi. Bởi vì… Bác có mảnh đạn còn găm trong đầu. Biên giới năm 1979. Nó không bao giờ được lấy ra?

     Câu chuyện chỉ được kể khi tôi ngồi đợi vợ bác tráng trứng cho vào bánh mỳ. Vợ bác nói: “Trở trời thế này là đầu đau lắm, nhà phải có người trông, không là đập phá đồ đạc. Đi lang thang, người ta đánh cho thì khổ.”

     Câu chuyện cắt đứt mạch ở đó. Mảnh đạn không lấy ra giống như câu chuyện không bao giờ được kể cho trọn vẹn. Và rồi nó sẽ bị lãng quên. Bác đã mất được 2 năm! Mảnh đạn vẫn nằm ở đó, nhưng giờ bác có lẽ đã “ngon giấc” không còn phải chiến đấu với “nó”.

Từ câu chuyện trên, em hãy viết một bài văn bàn về lòng biết ơn trong cuộc sống hôm nay.

0