K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 8 2018

Ngắm trăng là đề tài quen thuộc của thi ca phương Đông. Đó là một thú vui tao nhã của các tao nhân mặc khách. Không biết tự bao giờ, trăng đã trở thành người bạn thơ, trở thành nguồn cảm hứng dồi dào cho tâm hồn nhiều xúc cảm. Nhưng người ta chỉ ngắm trăng trong những lúc thanh nhàn, tâm hồn thư thái. Vậy mà trong những tháng ngày bị giam cầm, mất tự do, Bác Hồ của chúng ta vẫn ngắm trăng và làm thơ. Tìm đến với trăng, Hồ Chí Minh tìm đến với vẻ đẹp vĩnh hằng của tạo hóa nhưng cũng là tìm đến với người bạn tri âm, đối ảnh của mình trong những tháng ngày gian khổ. Điều đó đã tạo nên một hoàn cảnh giao tiếp đặc biệt và một giọng thơ độc đáo cho thi phẩm. Câu thơ mở đầu đã mở ra một cảnh sống trong tù: “Trong tù không rượu cũng không hoa” Câu thơ mở ra một hiện thực trần trụi. Hai từ “không” xuất hiện như một sự khẳng định tuyệt đối sự vắng mặt của “rượu” và “hoa”. Giữa bao nhiêu thiếu thốn, đắng cay của kiếp sống trong tù vậy mà nhà thơ lại đưa ra sự thiếu thốn về “rượu” và “hoa” - những đối tượng phục vụ cho đời sống tinh thần, thuộc về những thú vui tao nhã. Đó có thể coi là những thứ xa xỉ của kiếp sống tù đày. Nhưng không phải ngẫu nhiên, nhà thơ đề cập đến rượu và hoa. Bởi tâm hồn nhà thơ đang hướng ra một thế giới khác. Thế giới đó đối lập với cuộc sống trong tù. Thế giới đó đang tràn ngập trong tâm hồn nhà thơ: “Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ” Câu thơ thứ hai chính là lí do của câu thơ thứ nhất, làm điểm tựa cho câu thơ đầu. Thì ra trước cảnh đẹp của buổi đêm làm Người nhớ tới rượu và hoa thấp thoáng một nỗi băn khoăn, đầy thơ mộng. Tất cả giúp người đọc nhận ra một người tù đặc biệt, với một tâm hồn thanh cao, khao khát hòa nhập với thiên nhiên, đất trời. Cụm từ “nại nhược hà” (làm thế nào bây giờ?) nghĩa là có cái lúng túng, băn khoăn của con người trước cảnh đẹp. Cảnh đẹp hiện ra trước mắt thi nhân trong khi bên mình chẳng có những thứ vốn thuộc thú vui thanh cao, tao nhã để cùng thưởng thức: đó là rượu và hoa. Một niềm băn khoăn rất nghệ sĩ đi bên cạnh cái trơ trụi, khắc nghiệt của nhà tù. Hai câu thơ đầu làm bộc lộ nên cái thiếu thốn của chốn lao tù nhưng câu thơ không hề có chút bi lụy. Một giọng điệu thơ hóm hỉnh, có chút bông đùa trong cách vào đề đầy bất ngờ: “Trong tù không rượu cũng không hoa” vẫn chưa có một từ ngữ cụ thể nào chỉ con người nhà thơ nhưng thi nhân đã hiện lên với một bản lĩnh vững vàng của một con người biết vượt lên trên những gian khổ của đời sông tù ngục để giữ nguyên vẹn một tâm hồn thanh tao, nhạy cảm, tinh tế, biết rung động trước mọi vẻ đẹp của đất trời.

Nguon : học tốt NV

2 tháng 4 2022

Cậu tham khảo:

Ít thấy ai thương trăng trong cái tư thế lạ kỳ này. Đọc lại nguyên văn chữ Hán để thấy rõ hơn vị trí của ba "nhân vật": người, trăng và cái song sắt nhà tù. "Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia". Nhân, nguyệt rồi nguyệt, thi gia ở hai đầu câu thơ, cái song sắt chắn giữa. Trong mối tương giao tri kỷ tri âm giữa con người và vầng trăng, cái song sắt hiện lên thật thô bạo và bất lực. Hồ Chí Minh ngắm trăng rất giống người xưa trong niềm say mê cái đẹp thiên nhiên nhưng cũng khác người xưa trong sự phát hiện vẻ đẹp của cõi người. Người xưa ngắm trăng thấy trăng đẹp trăng trong càng ngậm ngùi cho cõi đời trầm luân cát bụi. Với Hồ Chí Minh, người ngắm trăng, mê trăng thì trăng cũng mê người. Đây không chỉ là cái hay của bút pháp mà chính là vẻ đẹp của một nhân sinh quan. Cũng cần chú ý thêm: để biểu hiện con người, ở đầu câu thơ trên tác giả dùng chữ nhân, ở cuối câu thơ dưới tác giả dùng thi gia. Hai chữ ấy, cố nhiên, vẫn chỉ là một đối tượng, nhưng đã có sự biến đổi: trước cuộc ngắm trăng, đấy là người tù, sau cuộc ngắm trăng người tù biến mất và xuất hiện nhà thơ. Rõ ràng đã có một cuộc "vượt ngục", và như đã nói trên: cuộc "vượt ngục" đã hoàn thành một cách thần kỳ.

12 tháng 10 2021

  Những câu hát than thân ngoài ý nghĩa than thân trách phận còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo sự thối nát, bất công của xã hội phong kiến đương thời. Điều đó được thể hiện chân thực và sinh động qua hệ thống hình ảnh, ngôn ngữ đa dạng, phong phú.Bốn câu ca dao là bốn nỗi xót thương. Sự lặp đi lặp lại ấy tô đậm mối cảm thông và xót xa cho những cuộc đời cay đắng nhiều bề của người dân nghèo trong xã hội cũ. Sự lặp lại còn có ý nghĩa kết nối, mở ra những niềm thương xót khác nhau và mỗi lần lặp lại, tình ý của bài ca lại được phát triển và nâng cao thêm.

____________________________________________________________________________________________________________

7 tháng 5 2023

Cuộc sống là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, có những màu sắc tươi tắn, rạng rỡ khiến ai cũng yêu quý, thích thú, có những gam màu trầm tối, u buồn làm nền cho những khoảng sắc sáng màu kia. Tuy nhiên, một bức tranh hoàn hảo chỉ khi mang đủ những sắc màu cần thiết, dung hòa và bổ trợ lẫn nhau, cũng như cuộc sống phải có niềm vui, có nỗi buồn để con người ta biết trân trọng, yêu quý. Bolke từng nói: "Con người không cảm nhận được bóng tối sẽ không bao giờ tìm thấy ánh sáng". Câu nói đặt ra bài học về nhận thức giá trị cuộc đời đúng đắn, khách quan, có giá trị đến tận ngày nay, khiến người đọc phải suy ngẫm, nghĩ ngợi.

Hình ảnh "ánh sáng - bóng tối" được sử dụng ẩn dụ cho những định nghĩa đối lập. Nếu "ánh sáng" là khát vọng sống mãnh liệt, là thành công, là bến bờ thắng lợi, thì "bóng tối" là khổ đau, mất mát, khó khăn thất bại mà ta gặp phải trên đường đời. "Con người không cảm nhận được bóng tối sẽ không bao giờ thấy được ánh sáng", nếu con người chưa từng trải qua những gian nan, trắc trở, chưa từng trải qua những ngày tháng u tối thì không thể có đủ kinh nghiệm, nhận thức để đi tới ánh sáng, không thể thấy hiểu được tầm quan trọng của ánh sáng.

Hai khái niệm tưởng chừng đối lập nhau mà lại song hành tồn tại. Phải trải qua những ngày tháng khó khăn thì bản thân mỗi người mới rèn luyện được ý chí quyết tâm vươn tới mục đích cao cả, hay phải sống trong bóng tối, con người ta mới có động lực đứng lên, thay đổi bản thân, phải ở trong bóng tối mới thu nạp được những bài học đáng quý, lấy đó làm những bước thang vững chắc để chạm tay tới được "ánh sáng" ngoài kia.

Phải trải qua gian lao thử thách, con người mới có đủ bản lĩnh tiếng tới tương lai. Một doanh nhân thành công ắt hẳn phải trải qua những lần thất bại, thậm chí là thất bại thảm hại. Nhưng sợi dây kinh nghiệm càng được kéo dài, con người càng có đủ kiến thức uyên thâm về chuyên môn và tinh thần cứng rắn, sắt thép, như một cây đại thụ đứng chống chọi với bão giông cuộc đời. Đằng sau chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh lớn thứ hai thế giới với hơn 20.000 chi nhánh toàn thế giới KFC là người đàn ông 65 tuổi thất nghiệp với số vốn vỏn vẹn hơn 100 đô la. Sống một cuộc đời nghèo khổ, cho đến khi tuổi đã xế chiều, ông mới có cơ hội được tìm đến ánh sáng. Nếu không có những ngày tháng chôn vùi tìm ra công thức thử nghiệm, không có khát vọng làm giàu, không đứng lên từ bùn lầy, liệu rằng người đàn ông ấy có thể sở hữu doanh nghiệp cá nhân trị giá nửa tỉ đô này hay không?

Con người cảm nhận được bóng tối là con người có thế giới quan toàn vẹn, hiểu được giá trị của ánh sáng. Và chỉ khi gặp thử thách thì mới có kinh nghiệm, có sống trong bùn lầy mới có nghị lực vươn lên. Nữ bác học Marie Curie tuổi trẻ sống trong một căn hộ tồi tàn không có nổi bộ bàn ghế tiếp khách, hàng trăm lần thí nghiệm thất bại, trải qua nỗi đau mất chồng, một mình nuôi con nhỏ, tất cả những khó khăn ấy trở thành động lực để bà không từ bỏ nghiên cứu, tìm ra khi Uranium cực hiếm làm nền tảng khoa học cho nhân loại. Những khó khăn ấy chính là động lực, là cơ hội để bà có thêm kinh nghiệm, thêm kĩ năng, thêm động lực thực hiện ước mơ dang dở của người chồng quá cố. Nữ văn sĩ Helen Keller, sau trận viêm não năm một tuổi, bà trở thành người khiếm thị, khiếm thính và không thể nói. Sống trong bóng tối, không thể giao tiếp với thế giới, nhưng bằng sự cố gắng, nỗ lực của bản thân và được cô giáo dìu dắt, Helen Keller đã chạm tay được tới "ánh sáng", tốt nghiệp đại học Havard, thành lập và duy trì Hội người mù thế giới, trở thành chính trị gia trẻ tuổi, nhận lời khen của tổng thống Hoa Kì và là nguồn cảm hứng cho nhiều người khuyết tật trên toàn thế giới. Những vĩ nhân từng phải sống trong cực khổ, cảm nhận rõ nét nhất những thử thách, vất vả để có được tương lai thành công, đạt được những ước mơ trong cuộc đời. Chỉ khi ấy, con người mới biết trân quý, nâng niu những gì mình đang có, và chỉ những người đã được tôi rèn trong gian khổ mới có đủ dũng khí để bước tới thành công.

Từ câu nói của Bolke, bản thân chúng ta cần tạo ra mục tiêu để cố gắng, lấy những hạn chế và khó khăn ta đang gặp phải để làm mục tiêu. Con đường nhiều ghềnh thác thường là con đường dẫn tới đỉnh cao. Vì vậy, khi gặp thử thách, ta không nên nản chí, chùn bước để rồi mãi mãi ở trong bóng tối thấp kém mà phải không ngừng phấn đấu, trau dồi bản thân cả về kiến thức và kĩ năng, trở thành một người toàn diện, sẵn sàng đối đầu với cuộc đời. Bên cạnh những tấm gương tiêu biểu, xã hội đồng thời tồn tại không ít những kẻ lười biếng, không có chí cầu tiến, luôn tự hài lòng với cuộc sống hiện tại, dễ nhụt chí khi chỉ mới gặp khó khăn bước đầu. Ngoài ra, còn có những trường hợp sinh ra trong điều kiện khá giả, chưa bao giờ thiếu thốn, khó khăn nên không biết quý trọng những gì mình đang được hưởng, thái độ khinh thường, ngạo mạn. Tất cả những thành phần đó sẽ mãi núp dưới ánh hào quang mà bố mẹ, người khác mang lại, cả đời mãi mãi chỉ là ếch ngồi đáy giếng hoặc sớm trở thành kẻ coi thường người khác, bị xã hội ruồng bỏ, kì thị.Là người học sinh, còn đang ngồi trên ghế nhà trường, chưa trải qua nhiều biến cố trong cuộc đời nhưng bản thân chúng ta cần không ngừng nỗ lực và phấn đấu, không được vì chút khó khăn mà bỏ dở tương lai rạng ngời phía trước. Học tập, đúc rút kinh nghiệm để làm hành trang vững chắc vào đời, đặt ra mục tiêu, lấy đó làm câu hỏi cho những lần ta sắp bỏ cuộc. Có như vậy, chúng ta mới trở thành những công dân toàn cầu, phù hợp với sự biến đổi không ngừng và quy tắc đào thải khắc nghiệt của xã hội hiện thời.

Câu nói ngắn gọn mang nhiều tầng triết lý nhân sinh sâu sắc, đưa ra quan điểm về nhận thức của con người chỉ hoàn thiện khi nhìn ra được mặt tích cực trong tình huống tiêu cực, biến nó thành động lực để theo đuổi ước mơ. Đồng thời, tác giả cũng muốn nhắn nhủ con người về tầm quan trọng của sự biết ơn, trân trọng cả những điều khó khăn trong cuộc đời vì đó chính là hành trang vững chắc, giúp ta luôn đứng vững và trường tồn ngay cả trong bão giông, gian khổ.

Bạn tham khảo nhé.Người đến từ năm 2023 trl bạn:)

27 tháng 2 2022

- Giới thiệu chung

- Bài thơ "Ngắm trăng" ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt: giữa chốn lao tù tăm tối của chế độ Tưởng Giới Thạch, thi sĩ - người tù tay bị xích, chân bị cùm. thân thể đọa đày nơi ngục lạnh mà lòng thanh thản thưởng thức vẻ đẹp của một đêm trăng sáng.

+ Trong hoàn cảnh lao tù này, cái "không rượu" chồng lên cái "không hoa"... Hiện thực xám ngắt và lạnh lẽo phủ định tất cả.

+ Nhưng trong trái tim yêu đời bao la của Người cảm hứng vẫn dạt dào, nồng đượm khiến Người phải thốt lên: "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ".

- Con người đang bị giam hãm, cho nên việc thưởng ngoạn chỉ thu gọn trong một cử chỉ âm thầm, lặng lẽ. Bác lặng lẽ, say mê ngắm ánh trăng sáng ngoài cửa sổ. Bốn bức tường giam chật hẹp không ngăn được cảm xúc mênh mông, Bác thả hồn theo ánh trăng và gửi gắm vào đó khát vọng tự do khôn cùng của mình.

- Trước sự hiện diện của trăng đẹp, cái hiện thực tối tăm u ám của nhà tù dường như bị xoá tan, nhường chỗ cho mối giao hòa thiêng liêng giữa nhà thơ tự do và thiên nhiên vĩnh cửu. Bác hướng cái nhìn vào ánh trăng sáng trong đêm lao ngục cũng như bao lần khác; trong hoàn cảnh sống gian nan, Người luôn hướng tới cái đẹp của cuộc dời.

- Tổng kết

(Ngôn ngữ thơ hiện đại, giản dị mà cũng hết sức tinh tế, hàm súc. "Cảnh khuya" đã cho ta thấy một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, sâu nặng. Cùng với đó là tấm lòng luôn lo nghĩ cho vận mệnh đất nước, dân tộc. Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại, tạo nên nét đặc sắc cho tác phẩm.)=> đoạn văn tham khảo một phần nhe.

7 tháng 11 2023

Tk nhe 😊:

Bức tranh thứ hai (III, IV, V): Màu đỏ phai mờ, mực đọng như giọt lệ, thay vào giấy đỏ là lá vàng rơi; và như sương mờ bao phủ, bâng khuâng và mờ mịt, là câu thơ Ngoài giời mưa bụi bay, và một câu hỏi xót thương thấm vào không gian vô cùng và thời gian vô tận, đến nay (và chắc là mãi mãi) còn vang dội trong lòng người. Nhịp thơ ba đoạn cuối này là nhịp ngập ngừng, tái tê. Luôn luôn nó dừng lại, luôn luôn nó điệp trùng, day dứt, những câu thơ như quẩn quanh, ngơ ngẩn.

Thứ nhất, nó điệp trùng ở cấu trúc các đoạn thơ. Mỗi đoạn thơ bốn câu, bao gồm hai câu đầu nói đến ông đồ (gián tiếp hay trực tiếp), và hai câu sau, tình cảm của nhà thơ (hay cái nhìn của ông đồ? Giấy đỏ... mực đọng... lá vàng... mưa bụi). Nếu ta ghép lại thành hai bài thơ riêng, bài 1 gồm các câu thơ 9, 10 - 13, 14 - 17, 18 và bài 2 gồm các câu thơ 11, 12 - 15, 16 - 19, 20, ta sẽ có một hình ảnh toàn vẹn về ông đồ, mờ dần rồi biến hẳn (Nhưng mỗi năm mỗi vắng - Người thuê viết nay đâu? / Ông đồ vẫn ngồi đấy - Qua đường không ai hay,/ Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa), và ta sẽ có một bài thơ về biến diễn tình cảm của nhà thơ (Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu, / Lá vàng rơi trẽn giấy, Ngoài giời mưa bụi bay,/ Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ?). Bóng dáng ông đồ chìm dần và tình cảm của nhà thơ tăng dần về nỗi cô đơn. Đó là những xung đột giữa các nhịp mạnh và các nhịp nhẹ, tạo nên sức sống động của bài thơ.

Thứ hai, trùng điệp của nhịp thơ (2+3) trong sáu câu tả tình:

Giấy đỏ / buồn không thắm

Lá vàng/ rơi trên giấy

Ngoài giời mưa bụi bay v.v…

Những trùng điệp diễn đạt nỗi luyến tiếc buồn thương mênh mông, nỗi buồn tan vào không gian mờ mịt (mưa bụi ngoài giời, hồn ở đâu), vào thời gian thăm thẳm (muôn năm cũ).

Thứ ba, trùng điệp đối xứng từng cặp sóng đôi, tha thiết, không thôi: Cùng những câu thơ trên còn gây nên điệu nhạc một khúc ngâm, một bi ca cổ điển:

Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu.

Lá vàng rơi trên giấy - Ngoài giời mưu bụi bay.

Tất cả trùng điệp trên tạo cho ông đồ chất thơ tuyệt đối, tính nhạc thuần túy, thơ là trùng điệp.

Một số nhà bình luận nói đến “chủ đề hoài cổ” của thơ Vũ Đình Liên, có lẽ chưa đủ, và có lẽ ông đồ còn là một triết lí về thời gian.

Thời gian khách quan: Mỗi năm hoa đào nở và năm nay đào lại nở: Hoa đào, biểu tượng của thời gian vần vũ, đi rồi trở về, mãi mãi, vô tình, vui tươi và nghiệt ngã.

Thời gian con người, thời gian văn hóa: Ông đồ bày mực tàu giấy đỏ và không thấy ông đồ xưa. Ông đồ đến và ông đồ biến đi vĩnh viễn, nay chỉ còn là nỗi nhớ (ông đồ xưa) buồn man mác.

Hai thời gian này va chạm nhau và gây nên những bi kịch. Ông đồ là một bi kịch.

7 tháng 11 2023

Umm< hơi dài bn đừng cop vào bài mà lấy ý viết vào bài thoi nhe !!

28 tháng 3 2022

Tham khảo : Bài thơ Ngắm trăng nằm trong tập “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh sáng tác trong thời gian bị tù đầy, giam lỏng và cuộc sống khó khăn. Bài thơ đã ghi lại cảnh ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt, tác giả bị giam trong nhà tù, tận hưởng cuộc sống thiên nhiên qua ô cửa nhà tù.
Mở đầu bài thơ là những câu thơ miêu tả chân thực cuộc sống trong tù nghịch cảnh, “Trong tù không rượu cũng không hoa”, cuộc sống khó khăn, vất vả trong tù con người không có thú vui nào ngoài thiên nhiên. Hình ảnh trăng, đẹp và lãng mạn. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối trước đêm trăng xuất hiện ngay cửa nhà tù.
Thông thường người ta ngắm trăng để thư giãn, thư thái thế nhưng Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt đó là bị giam cầm ở trong tù. Với đêm trăng đẹp như vậy Bác không thể “hững hỡ” mà vẫn muốn thưởng thức trăng một cách trọn vẹn, trong hoàn cảnh đó người tù vẫn ung dung, thả hồn mình cùng với thiên nhiên tươi đẹp.
Trong hai câu thơ tiếp theo chúng ta thấy sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người, giữa chất hiện thực và sự lãng mạn.
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Hình ảnh tác giả Hồ Chí Minh hiện lên nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút vướng bận về nghịch cảnh trong nhà tù như gông cùm, đói rét,…Trước hoàn cảnh đó Bác quên đi hiện thực để thưởng nguyệt, Bác Hồ vẫn giữ được cho mình phong thái ung dung, tự tại, hiên ngang của người chiến sĩ cách mạng. Bài thơ còn giúp người đọc hiểu hơn về Bác một con người giao hàa và yêu thiên nhiên tha thiết.
Thi nhân xưa ngắm trăng và thưởng thức đêm trăng không hiếm, nhưng ít ai ngắm trăng trong hoàn cảnh như Bác mà vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại, khí chất hiên ngang. Bài thơ Ngắm trăng cũng cho chúng ta thấy được nét đẹp trong tâm hồn Bác yeu thiên nhiên và khát khao tự do.

28 tháng 3 2022

Tham khảo

Bài thơ “ Ngắm trăng” đã thể tình yêu thiên nhiên đến say mê và khát vọng tự do mãnh liệt của Bác. Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Thật vậy, hai câu thơ đầu chính là tình yêu thiên nhiên mãng liệt của Người. Trong điều kiện nhà tù "không rượu cũng không hoa", Bác thiếu đi những điều kiện vật chất của những thi nhân xưa để thưởng nguyệt, ngắm trăng. Tuy nhiên, Bác vẫn khẳng định là "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" cho thấy tình yêu thiên nhiên cùng sự hưởng thụ thiên nhiên của Bác. Nếu như hai câu thơ trên là tình yêu thiên nhiên của Bác thì hai câu thơ cuối còn là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn, thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù. Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Dường như nhà tù chỉ giam giữ được thân xác của Bác chứ không hề giam giữ được tinh thần của Bác. Tâm trí của Bác dành trọn cho thiên nhiên, cho vầng trăng tươi đẹp. Phải chăng đây chính là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng? Hai câu thơ với cấu trúc sánh đôi cho thấy sự giao hòa tuyệt đối, song phương của Bác và thiên nhiên, trong đó hình ảnh của Bác hiện lên vĩ đại, không chút sợ hãi và chan chứa tình yêu thiên nhiên. Tóm lại, bài thơ không chỉ là tình yêu thiên nhiên của Bác mà nó còn là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng VN.