K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2022

tham khảo

1.

Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử". Ở Việt Nam, một di tích khi đủ các điều kiện sẽ được công nhận theo thứ tự gồm: di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt.

Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như đền Hùng, Cổ Loa, Cố đô Hoa Lư, Bãi cọc Bạch Đằng, Cột cờ,... Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước.

2,

1. Thứ nhất, quyền được khai sinh và có quốc tịch

Mọi trẻ em khi sinh ra đều có quyền được khai sinh. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Giấy khai sinh có giá trị toàn cầu. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân sau này mà có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh.

2. Thứ hai, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội, theo đó:

- Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

- Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con.

- Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động xã hội của con.

 

- Khi con gặp khó khăn không thể tự giải quyết được, cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con.

- Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

 

- Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra.

Cha mẹ Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

3. Thứ ba, quyền được sống chung với cha mẹ

Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ. Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ em. Các trường hợp trẻ em buộc phải cách ly cha mẹ được pháp luật quy định, gồm:

- Cha và mẹ đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù.

 

- Cha mẹ bị Tòa án quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyết định không cho cha mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

- Trẻ em bị quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục…

Khi phải sống cách ly cha mẹ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ em được bảo đảm như sau:

- Trong trường hợp, cha và mẹ đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù, thì trẻ em phải sống cách ly cha, mẹ và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức chính trị - xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế, trừ trẻ em dưới ba mươi sáu tháng tuổi.

- Trong trường hợp bị Tòa án quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên, thì trong thời gian thi hành quyết định của Tòa án, trẻ em được giúp đỡ, bảo vệ lợi ích; Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con, thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự.

- Trong các trường hợp này, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức việc chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế cho trẻ em phải sống cách ly cha mẹ theo các hình thức giao cho người thân thích của trẻ em, giao cho gia đình thay thế hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em tại địa phương để chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế.

- Cơ quan có chức năng bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp có trách nhiệm xác minh điều kiện, hoàn cảnh sống, khả năng kinh tế của người thân thích, gia đình thay thế, cơ sở trợ giúp trẻ em để đề xuất người chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế đối với trẻ em phải sống cách ly cha mẹ; liên hệ và thực hiện quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế; thường xuyên kiểm tra điều kiện sống của trẻ em phải sống cách ly cha mẹ sau khi giao cho người chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế.

- Trong thời gian trẻ em ở trường giáo dưỡng hoặc cơ sở cai nghiện, cha mẹ, người giám hộ của trẻ em này có trách nhiệm thường xuyên thăm hỏi, động viên, giúp đỡ; trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện phải tạo điều kiện để trẻ em giữ mối liên hệ với gia đình, gia đình thay thế; Ủy ban nhân dân, các cơ quan, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội cấp xã, nơi có trẻ em vào trường giáo dưỡng hoặc cơ sở cai nghiện, có biện pháp cụ thể để giúp đỡ trẻ em tiến bộ và tái hòa nhập gia đình, cộng đồng khi trở về.

4. Thứ tư, quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể nhân phẩm và danh dự

Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

5. Thứ năm, quyền được chăm sóc sức khỏe

Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ. Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.

6. Thứ sáu, quyền được học tập

Trẻ em có quyền được học tập, đối với bậc tiểu học trẻ em không phải đóng học phí, theo đó:

- Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập. Gia đình, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập; học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn.

- Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm thực hiện giáo dục toàn diện về đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động hướng nghiệp cho trẻ em; chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông phải có điều kiện cần thiết về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để bảo đảm chất lượng giáo dục.

- Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng, trợ cấp xã hội để thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

7. Thứ bảy, quyền được vui chơi giải trí hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch

Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi, theo đó:

- Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi.

- Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quy hoạch, đầu tư xây dựng điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao cho trẻ em thuộc phạm vi địa phương. Không được sử dụng cơ sở vật chất dành cho việc học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí của trẻ em vào mục đích khác làm ảnh hưởng đến lợi ích của trẻ em.

- Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ trẻ em vui chơi, giải trí.

- Xuất bản phẩm, đồ chơi, chương trình phát thanh, truyền hình, nghệ thuật, điện ảnh nếu có nội dung không phù hợp với trẻ em thì phải thông báo hoặc ghi rõ trẻ em ở lứa tuổi nào không được sử dụng.

8. Thứ tám, quyền được phát triển năng khiếu

Trẻ em có quyền được phát triển năng khiếu. Mọi năng khiếu của trẻ em đều được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, theo đó:

- Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm phát hiện, khuyến khích, bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em.

- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em; tạo điều kiện cho nhà văn hoá thiếu nhi, nhà trường và tổ chức, cá nhân thực hiện việc bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em.

9. Thứ chín, quyền có tài sản

Trẻ em có quyền có tài sản, quyền thừa kế theo quy định của pháp luật. Tài sản riêng của trẻ em bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của trẻ em, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của trẻ em và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của trẻ em cũng là tài sản riêng của trẻ em. Cha mẹ có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo quản lý, bảo vệ, định đoạt tài sản riêng của trẻ em và đảm bảo quyền dân sự của trẻ em về tài sản, theo đó:

- Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em; đại diện cho trẻ em trong các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật.

- Cha mẹ, người giám hộ hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan phải giữ gìn, quản lý tài sản của trẻ em và giao lại cho trẻ em theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp trẻ em gây ra thiệt hại cho người khác thì cha mẹ, người giám hộ phải bồi thường thiệt hại do hành vi của trẻ em đó gây ra theo quy định.

 
1 tháng 4 2022

Câu 1: Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học

5 di tích lịch sử, văn hóa ở Việt Nam: Đền Hùng, Hồ Gươm, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Điện Biên Phủ, đền Ngọc Sơn

Câu 2: Quyền được chăm sóc:

- Trẻ em được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khỏe, được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.

- Trẻ em tàn tật, khuyết tật được Nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc điều trị, phục hồi chức năng

- Trẻ em không nơi nương tựa được Nhà nước, xã hội, tổ chức chăm sóc, nuôi dạy.

2 việc cụ thể thể hiện quyền được chăm sóc từ gia đình: 

- Khi con cái bị ốm đau, cha mẹ có trách nhiệm đưa con đi khám, quan tâm, chăm sóc cho con để hết bị ốm

- Gia đình tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ để được phát triển bản thân

Câu 3: 

a, Em không đồng ý. Vì ở đâu cũng có nội quy riêng của nó, ở viện bảo tàng cũng thế, khi đi chúng ta phải giữ trật tự, không nên cười. Đặc biệt, nếu muốn cầm thứ gì đó thì phải có sự đồng ý, cho phép của người lớn, chớ nên tự ý, thích làm gì thì làm. Như thế thì sẽ gây mất trật tự trong bảo tàng đó.

b, Nếu là em thì em sẽ:

- Khuyên bạn nên " cười nhẹ, nói khẽ "

- Muốn cầm vật gì thì phải xin phép người lớn

- Đọc rõ nội quy của bảo tàng để nắm chắc, không vi phạm những quy định đó....

( Tất cả các khái niệm đều có trong SGK GDCD 7, bạn có thể xem. )

20 tháng 4 2022

LUẬT

BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM CỦA QUỐC HỘI SỐ 57-LCT/HĐNN8 

Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để nâng cao trách nhiệm của gia đình, cơ quan Nhà nước, nhà trường, tổ chức xã hội và công dân trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhằm bồi dưỡng các em trở thành công dân tốt của đất nước theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh;
Căn cứ vào các Điều 41, 64, 65 và 83 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Luật này quy định các quyền cơ bản, bổn phận của trẻ em và việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi.

Điều 2

Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con riêng, con chung; không phân biệt dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc của người nuôi dưỡng, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 3

Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân.

Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Điều 4

Các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện.

Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em, đều bị nghiêm trị.

Chương 2:

CÁC QUYỀN CƠ BẢN VÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM

Điều 5

1- Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch.

2- Trẻ em không rõ cha, mẹ, khi có yêu cầu, được cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ xác định cha, mẹ cho mình.

Điều 6

1- Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển thể chất, trí tuệ và đạo đức.

2- Trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em ở vùng cao, hải đảo, vùng xa xôi hẻo lánh, được Nhà nước tạo điều kiện trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.

3- Trẻ em tàn tật, trẻ em có khuyết tật, được Nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc điều trị, phục hồi chức năng để hoà nhập vào cuộc sống xã hội; được thu nhận vào các trường, lớp đặc biệt.

4- Trẻ em không nơi nương tựa, được Nhà nước và xã hội tổ chức chăm sóc, nuôi dạy.

Điều 7

Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ. Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của đứa trẻ.

Việc giao, nhận trẻ em làm con nuôi phải theo quy định của pháp luật, bảo đảm cho đứa trẻ được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tốt.

Mọi trường hợp đưa trẻ em ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào, phải theo quy định của pháp luật.

Điều 8

1- Trẻ em được Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về những vấn đề có liên quan.

2- Nghiêm cấm việc ngược đãi, làm nhục, hành hạ, ruồng bỏ trẻ em; bắt trộm, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; kích động, lôi kéo, ép buộc trẻ em thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật hoặc làm những việc có hại đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em.

Điều 9

1- Trẻ em được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ. Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế của Nhà nước theo quy định của Hội đồng bộ trưởng.

2- Cơ quan y tế Nhà nước có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc phòng bệnh và khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ em.

3- Nghiêm cấm việc sử dụng lao động trẻ em trái quy định của pháp luật, có hại cho sự phát triển bình thường của trẻ em.

Điều 10

1- Trẻ em có quyền được học tập và có bổn phận học hết chương trình giáo dục phổ cập. Trẻ em học bậc tiểu học trong các trường, lớp quốc lập không phải trả học phí.

2- Cha mẹ, người đỡ đầu có trách nhiệm tạo điều kiện tốt cho con em học tập.

3- Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền học tập của trẻ em, khuyến khích trẻ em học tập tốt và tạo điều kiện để trẻ em phát triển năng khiếu.

Điều 11

1- Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi.

2- Nhà nước khuyến khích và bảo trợ việc xây dựng, bảo vệ, sử dụng tốt những cơ sở vật chất, kỹ thuật và phương tiện phục vụ trẻ em học tập, sinh hoạt và vui chơi.

3- Nghiêm cấm việc sử dụng những cơ sở vật chất, phương tiện công cộng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí của trẻ em vào mục đích khác.

Điều 12

Trẻ em có quyền có tài sản, quyền thừa kế, quyền hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Cha mẹ, người đỡ đầu hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan phải giữ gìn, quản lý tài sản của trẻ em và giao lại cho trẻ em khi đến tuổi thành niên.

Điều 13

Trẻ em có bổn phận:

1- Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ người già yếu, tàn tật, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình;

2- Chăm chỉ học tập, rèn luyện thân thể; tuân theo nội quy của nhà trường;

3- Tôn trọng pháp luật; thực hiện nếp sống văn minh, trật tự công cộng và an toàn giao thông; giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác;

4- Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Điều 14

1- Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng các chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ.

2- Nghiêm cấm việc lôi kéo trẻ em đánh bạc, cho trẻ em uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích có hại cho sức khoẻ.

3- Nghiêm cấm việc dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm, bán hoặc cho trẻ em sử dụng những văn hoá phẩm đồi truỵ, đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em.

Điều 15

Việc truy cứu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự đối với trẻ em vi phạm pháp luật, phải theo quy định của pháp luật đối với người chưa thành niên.

Chương 3:

TRÁCH NHIỆM CỦA GIA ĐÌNH, NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI

Điều 16

1- Cha mẹ hoặc người đỡ đầu là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ em, dành điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em.

2- Cha mẹ, các thành viên lớn tuổi khác trong gia đình, người đỡ đầu phải làm gương tốt về mọi mặt cho trẻ em noi theo; khi gặp khó khăn tự mình không giải quyết được, có thể yêu cầu cơ quan hoặc tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện tốt nghĩa vụ của mình.

3- Trong trường hợp ly hôn hoặc trong các trường hợp khác, người cha hoặc người mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên có nghĩa vụ đóng góp để nuôi dưỡng, giáo dục con; có quyền và nghĩa vụ thăm nom, chăm sóc con theo quy định của pháp luật.

Nghiêm cấm hành vi xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, gia đình hoặc người đỡ đầu.

Điều 17

Cha mẹ, người đỡ đầu phải chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự về những thiệt hại do hành vi của đứa trẻ mình nuôi dạy gây ra.

Điều 18

1- Nhà trẻ, trường, lớp mẫu giáo, trường phổ thông phải có những điều kiện cần thiết để bảo đảm chất lượng nuôi dạy trẻ em, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của Nhà nước.

2- Cô nuôi dạy trẻ, giáo viên, tổng phụ trách Đội phải được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, phải có sức khoẻ, có phẩm chất, đạo đức tốt, yêu nghề, yêu trẻ, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 19

1- Nhà nước dành một tỷ lệ ngân sách thích đáng trong kế hoạch hàng năm cho việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

2- Các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, theo chức năng, quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện chương trình công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, bảo đảm thực hiện các quyền của trẻ em.

3- Các cơ quan bảo vệ pháp luật, theo chức năng của mình, có trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp thực hiện việc bảo vệ các quyền và lợi ích của trẻ em, phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật của trẻ em, giáo dục trẻ em hư và cải tạo trẻ em vi phạm pháp luật.

Điều 20

Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em có nhiệm vụ giúp Hội đồng bộ trưởng, Uỷ ban nhân dân cùng cấp hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và giám sát việc thực hiện kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; tổ chức sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế có liên quan để thực hiện việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Điều 21

1- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm:

a) Tuyên truyền, giáo dục đoàn viên, hội viên và nhân dân chấp hành tốt pháp luật về trẻ em;

b) Vận động các gia đình thực hiện tốt việc chăm sóc, giáo dục trẻ em;

c) Chăm lo, bảo vệ quyền lợi của trẻ em, giám sát việc chấp hành pháp luật về trẻ em, đưa ra những kiến nghị cần thiết đối với các cơ quan Nhà nước hữu quan để thực hiện những nhiệm vụ đó; ngăn ngừa những hành vi và kháng nghị đối với những quyết định xâm phạm quyền, lợi ích của trẻ em.

2- Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, ngoài trách nhiệm quy định tại khoản 1, Điều này, có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan để tổ chức, hướng dẫn việc nuôi con khoẻ, dạy con ngoan.

3- Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, ngoài trách nhiệm quy định tại khoản 1, Điều này, có nhiệm vụ phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, tổ chức, hướng dẫn hoạt động của thiếu nhi.

Điều 22

1- Nhà nước bảo trợ các công trình khoa học và công nghệ, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, mọi sáng kiến, việc làm có lợi cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; khuyến khích các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần dành một phần quỹ phúc lợi hoặc lợi nhuận vào việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

2- Quỹ bảo trợ trẻ em được thành lập bằng sự đóng góp của các cơ quan Nhà nước, đoàn thể nhân dân, tổ chức kinh tế, văn hoá, tổ chức từ thiện, tổ chức nhân đạo và các tổ chức xã hội khác, của các cá nhân ở trong nước, ngoài nước, viện trợ quốc tế cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

3- Nghiêm cấm việc sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em và các nguồn tài chính khác dành cho việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em vào mục đích khác.

Chương 4:

KHEN THƯỞNG VÀ XỦ LÝ VI PHẠM

Điều 23

Cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước.

Điều 24

Người xâm phạm quyền của trẻ em, ngược đãi, làm nhục, hành hạ, ruồng bỏ trẻ em; kích động, lôi kéo, ép buộc trẻ em thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em làm hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em hoặc vi phạm các quy định khác của Luật này, thì tuỳ theo mức độ mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chương 5:

ĐIỀU KHỎAN CUỐI CÙNG

Điều 25

Những quy định trước đây trái Luật này đều bãi bỏ.

Điều 26

Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Luật này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 9, thông qua ngày 12 tháng 8 năm 1991.

19 tháng 4 2022

Tham 

- Mỗi gia đình đều có những truyền thống tốt đẹp cần phải gìn giữ và phát huy. Chúng ta cần biết tự hào và trân trọng, làm rạng danh dòng họ tổ tiên.

- Giữ gìn truyền thống gia đình là tiếp nối phát triển, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của thế hệ sau đối với thế hệ trước.

- Giữ gìn truyền thống gia đình giúp mọi người có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú bản sắc dân tộc Việt Nam.


 

19 tháng 4 2022

gộp các ý lại bạn

 

24 tháng 3 2021

tham khảo

1. Quyền được bảo vệ 

 

  + Được khai sinh và có quốc tịch.

  + Được Nhà nước tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm.

 

2. Quyền được chăm sóc

+ Trẻ em được chăm sóc, nuôi dạy, được bảo vệ sức khoẻ.

+ Được sống chung với cha mẹ và hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.

+ Trẻ em tàn tật, khuyết tật được Nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc điều chỉnh phục hồi chức năng.

+ Trẻ em không nơi nương tựa được Nhà nước, xã hội tổ chức chăm sóc, nuôi dạy.

+tiêm chủng miễn phí

3. Quyền được giáo dục

  + Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ.

+ Được vui chơi giải trí, tham gia hoạt động văn hoá thể thao. 

 

24 tháng 3 2021

 quyền đc bv chăm sóc và giáo dục

cho ý kiến về bài văn mình vừa làm mọi người cho ý kiến k hay chỗ nào mk sửa"trẻ em hôm nay thế giới ngày mai" là thông điệp mà mọi người luôn nhắc đến trong các hội nghị về quyền của trẻ em nhằn nhấn mạnh tầm quan trọng thiết yếu trong cong tác chăm sóc,bảo vệ,giáo dục trẻ em,nhất là đối vs trẻ em nghèo trẻ em có hoàn cảnh đắc biệt khó khăn.Những việc làm thiết thực và cụ...
Đọc tiếp

cho ý kiến về bài văn mình vừa làm mọi người cho ý kiến k hay chỗ nào mk sửa
"trẻ em hôm nay thế giới ngày mai" là thông điệp mà mọi người luôn nhắc đến trong các hội nghị về quyền của trẻ em nhằn nhấn mạnh tầm quan trọng thiết yếu trong cong tác chăm sóc,bảo vệ,giáo dục trẻ em,nhất là đối vs trẻ em nghèo trẻ em có hoàn cảnh đắc biệt khó khăn.Những việc làm thiết thực và cụ thể dành cho trẻ sẽ là sự động viên ,tạo môi trường để trẻ phát triển toàn diện.
Như bác hồ đã viết : "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu".Câu nói này của bác đã khẳng định rằng trẻ em sẽ là người quyết định tương lai, vị trí của mỗi dân tộc trên đấu trường quốc tế.Điều này đồng nghĩa vs việc tương lai của mỗi dân tộc và toàn thể nhân loại sẽ phụ thuộc vào sự chăm sóc giáo dục của gia đình,nhà trường và toàn thể xã hội đối vs trẻ em.Hiện nay vấn đề bảo vệ,chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế quan tâm. Năm 1989, Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em ra đời đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em như các nhóm quyền sống còn, nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyên phát triển và nhóm quyền tham gia. Công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm. Năm 1990, Tuyên bố thế giới... đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng với một bản kế hoạch hành động khá chi tiết trên từng mặt cơ bản. Tuyên bố này một lần nữa thể hiện sự quan tâm thích đáng của cộng đồng quốc tế đối với các quyền lợi và tương lai của trẻ em.Còn ở nước ta việc bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em đã đc tăng cường.Công tác bảo vệ, xây dựng môi trường sống an toàn và lành mạnh cho trẻ em đã được chú trọng hơn trc,đời sống văn hóa, tinh thần, vui chơi, giải trí, phúc lợi xã hội và các quyền dành cho trẻ em ngày càng được bảo đảm. Việc huy động, sử dụng nguồn lực để thực hiện các mục tiêu vì trẻ em ngày càng có hiệu quả; chăm sóc sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em được cải thiện đáng kể.Số trường đạt chuẩn quốc gia và tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi ngày càng tăng; số trẻ hoàn thành phổ cập trung học cơ sở tăng cao. Thành tích là như thế nhưng nước ta vẫn có những tiêu cực không tránh khỏi.Tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục, bạo lực, bị lạm dụng sức lao động có xu hướng gia tăng, tính chất ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng trẻ em phạm tội, trẻ em lang thang, bị tai nạn, bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS vẫn là những vấn đề xã hội bức xúc. Trẻ em suy dinh dưỡng còn ở mức cao. Các điểm vui chơi và các hình thức giải trí phù hợp với trẻ em còn thiếu.Tình trạng học sinh bỏ học còn khá phổ biến ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Điều kiện sống và cơ hội phát triển của trẻ em ở các vùng khó khăn, đặc biệt ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ so với trẻ em ở vùng thành phố còn có khoảng cách khá xa. Nguồn lực trong xã hội dành cho sự nghiệp chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em chưa đáp ứng yêu cầu. Huy động cộng đồng vào chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, nhất là ở nông thôn còn yếu.để khác phục tình trạng này đảng và nhà nước cần thực những biện pháp cơ bản sau: Nhà nước phải đầu tư kinh phí thoả đáng cho một số hoạt động chính của công tác trẻ em,công tác trẻ em phải được tổ chức thành phong trào quần chúng sâu rộng và thường xuyên.tăng cường kiểm tra hướng dẫn thực hiện pháp luận,chính sách về bảo vệ chăm sóc tẻ em ở địa phương đặc biệt là ở cấp cơ sở.Chú trọng việc chăm sóc sức khỏe,đảm bảo dinh dưỡng cho tẻ em,tỉ lệ trẻ em đc tiêm chủng phải đạt cơ bản 100%.Còn đối vs gia đình và nhà trường việc chăm sóc trẻ quan trọng hơn cả vì chính họ là người tiếp vs trẻ nhiều nhất, họ hiểu đc mong muốn cá nhân của trẻ để từ đó công tác chăm sóc sẽ tốt hơn.Ngay từ lứa tuổi mầm non, cha mẹ cần phối hợp với nhà trường quan tâm đến các mặt sau đây của trẻ: Chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, việc rèn luyện các giác quan, phát triển ngôn ngữ, việc dạy trẻ cách ứng xử đúng đắn, giáo dục lòng thương yêu đối với sự vật và con người xung quanh mình.Để việc giáo dục gia đình có hiệu quả tốt, các bậc cha mẹ cần quan tâm xây dựng một gia đình đầy đủ toàn vẹn, trong đó mọi thành viên có nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau. Đặc biệt cha mẹ, người lớn phải giữ uy tín vai trò gương mẫu của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhà trường.cụ thể:Tham gia tích cực vào hội phụ huynh của trường, quan tâm giúp đỡ nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học để nhà trường có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục.Phối hợp với địa phương tổ chức cho học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa xã hội như: xóa đói giảm nghèo, dân số kế hoạch hóa gia đình, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng gia đình văn hóa mới,…nhằm góp phần cải tạo môi trường gia đình và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.Tóm lại, việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội đối với việc chăm sóc giáo dục trẻ là một nguyên tắc cơ bản nếu muốn có sự thành công

  • KB:Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em! Đó là thông điệp chung mà nhân loại tiến bộ luôn kỳ vọng, trông đợi và tin tưởng vào thế hệ tương lai. Vì vậy, quan tâm, chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em là trách nhiệm không chỉ của mỗi gia đình mà còn là của toàn xã hội.
  • mong mọi người giúp đỡ
45
7 tháng 10 2017

Bài hay quá luôn ! Bạn làm thế là ổn r đó ^^

7 tháng 10 2017

hay nha

1. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của ai?2.Quyền bảo vệ của trẻ em là gì?3.Trong các di sản văn hóa sau loại nào là di tích lịch sử?A. Vịnh Hạ Long          C. Cồng chiên Tây NguyênB.Hồ Gươm                 D. Ca dao, tục ngữ4. Thế nào là di sản văn hóa? trách nhiệm của em như thế nào trong việc bảo vệ di sản văn hóa?5.Cho tình huống:Chiều thứ bảy được nghỉ học Nam đến nhà rủ Bắc đi bóng đá....
Đọc tiếp

1. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của ai?

2.Quyền bảo vệ của trẻ em là gì?

3.Trong các di sản văn hóa sau loại nào là di tích lịch sử?

A. Vịnh Hạ Long          C. Cồng chiên Tây Nguyên

B.Hồ Gươm                 D. Ca dao, tục ngữ

4. Thế nào là di sản văn hóa? trách nhiệm của em như thế nào trong việc bảo vệ di sản văn hóa?

5.Cho tình huống:

Chiều thứ bảy được nghỉ học Nam đến nhà rủ Bắc đi bóng đá. Sáng đến nơi thấy ở góc bàn học tập của Bắc có dán một thời gian biểu với những việc cần là của mỗi ngày trong tuần rất chi tiết với thời gian rõ ràng cụ thể. Thấy Nam có vẻ hứng thú Bắc liền cười và bảo :"Mình làm thời gian biểu cho có ấy mà vì khi nào có thể thực hiện được đâu lúc lập kế hoạch thì hào hứng làm nhưng khi thực hiện mới thấy khó và cảm thấy bị gò bó rất nhiều"

Qua tình huống trên em rút ra kinh nghiệm gì khi lập và thực hiện kế hoạch đã đề ra

Giúp mik với mik cần gấp!!!

7
10 tháng 3 2022

1 :tham khảo 
Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam ghi rõ trong Điều 6: "Bảo vệ môi trường  sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường".

10 tháng 3 2022

tham khảo 
 

Em đã rút ra được nhữnh kinh nghiệm khi lập và thực hiện kế hoạch cho bản thân.

Điều đầu tiên là ta phải kiên trì. Trong quá trình lập hoặc thực hiện kế hoạch sẽ không tránh khỏi những khó khăn. Và trong trường hợp đó thì đa số chúng ta đều cảm thấy chán nản và sau đó là bỏ luôn ngay cái bảng kế hoạch! Nhưng số khác lại kiên trì. Họ cố gắng để cải thiện những khó khăn mà bản thân gặp phải.

Và một khi đã kiên trì, để vượt qua những trở ngại ban đầu, ta sẽ lại cảm thấy : "Ôi! Thật sự thì khi lập bảng kế hoạch thì thấy rất dễ làm, nhưng sau bây giờ, khi đã thực hiện thì lại gò bó thế không biết!". Phải! Ta sẽ cảm thấy gò bó vì đa phần chúng đều lập cho mình bảng kế hoạch hết sức là... "gương mẫu"! Đại khái như 1 ngày chỉ chơi và xem TV trong 1 tiếng. Còn lại là học tập 10 tiếng. Ăn uống 2 tiếng. Rèn luyện thân thể 30 phút. Lao động, phụ giúp gia đình trong 3 tiếng tất cả. Vệ sinh cá nhân tất cả 30 phút 1 ngày. Ngủ 7 tiếng. Đấy! Học 10 tiếng và thời gian để chơi chỉ 1 tiếng. Nó quá là gò bó nên chỉ thực hiện 2-3 ngày là cảm thấy gò bó! Vậy nên khi lập bảng kế hoạch ta phải biết sắp xếp sao cho thật hợp lí và khả thi.

Thứ ba là ta phải có trách nhiệm với bảng kế hoạch mà mình lập ra là điều rất quan trọng. Lập bảng kế hoạch ra và không thực hiện, chỉ lập ra cho có thì tại sao phải lập làm gì? Một khi đã lập một bảng kế hoạch để tự rèn luyện bản thân mình thì ta phải có trách nhiệm với nó và thực hiện thật nghiêm túc.

16 tháng 3 2021

Câu 1

/Quần thể di tích Cố đô Huế .../Phố cổ Hội An. .../Thánh địa Mỹ Sơn. .../Hoàng thành Thăng Long. .../Thành Nhà Hồ .../Nhã nhạc cung đình Huế .../Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. .../Dân ca Quan họ 
16 tháng 3 2021

Câu 2

Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật thể và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau.

Câu 3   Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật, và các hiện vật), văn hóa phi vật thể (như văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức) và di sản tự nhiên (bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học).

Câu 4

Phải giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá vì:

     - Các di sản văn hoá phi vật thể rất dễ bị mai một cùng với thế hệ già, nếu không được bảo tồn, lưu giữ, truyền lại thì sẽ bị lãng quên. Ví dụ: Một nghệ sĩ cao tuổi hát ca Huế, ca trù, tuồng...

     - Các di sản văn hoá vật thể bị xuống cấp trầm trọng, hư hỏng do thời gian chiến tranh, do thiên nhiên, do ý thức của con người.

     - Những cổ vật quý hiếm của quốc gia bị đánh tráo, mất cắp.

Câu 5

-  Phải trông nom, giữ gìn cẩn thận 

- Thường xuyên di tu bảo dưỡng, tôn tạo và nâng cấp 

- Mỗi người, mỗi tổ chức cần phải có ý thức, trách nhiệm và tôn trọng di mọi di sản văn hóa kể cả vật thể hay phi vật thể.

- Như vậy ta mới có thể gìn giữ những di sản văn hóa từ đời này sang đời khác và luôn giữ được vẻ đẹp cùng với sự vững bền mãi với thời gian.

 

Câu 1: Em hãy kể những hành vi gây ô nhiễm, phá hủy môi trường? Câu 2: Em hãy kể những việc lảm góp phần bảo vệ các di sản văn hóa?Câu 3: Nêu khái niệm quyền được giáo dục?Câu 4:Nêu khái niệm quyền được tham gia?Câu 5: Nêu khái niệm quyền được chăm sóc?Câu 6: Nêu khái niệm quyền được bảo vệ?Câu 7:Em hãy nhận xét về ý thức bảo vệ môi trường của các bạn học sinh trường em? Em sẽ làm gì để bảo vệ môi...
Đọc tiếp

Câu 1Em hãy kể những hành vi gây ô nhiễm, phá hủy môi trường?

Câu 2Em hãy kể những việc lảm góp phần bảo vệ các di sản văn hóa?

Câu 3Nêu khái niệm quyền được giáo dục?

Câu 4:Nêu khái niệm quyền được tham gia?

Câu 5: Nêu khái niệm quyền được chăm sóc?

Câu 6: Nêu khái niệm quyền được bảo vệ?

Câu 7:Em hãy nhận xét về ý thức bảo vệ môi trường của các bạn học sinh trường em? Em sẽ làm gì để bảo vệ môi trường mình đang sống?

Câu 8: Di sản văn hóa bao gồm những gì? Hãy kể tên 4 di sản văn hoá phi vật thể ở Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giơí ?

Câu 9: Em hãy giải thích ý nghĩa của di sản văn hóa đối với nước ta?

Câu 10: Vì sao phải sống và làm việc có kế hoạch? Cho ví dụ?

Câu 11. Xem lại tất cả các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập.

                                                                                                                          

4
21 tháng 3 2022

Tham khảo ag

Câu 1Em hãy kể những hành vi gây ô nhiễm, phá hủy môi trường?

- chặt phá cây rừng, đốt rừng, vứt rác bừa bãi, sử dụng lãng phí năng lượng, dùng túi ni-lông,....

Câu 2Em hãy kể những việc lảm góp phần bảo vệ các di sản văn hóa?

- Tuyên truyền mn bảo vệ di sản, ko tự ý đùa nghịch, tuân thủ luật lệ,...

Câu 3Nêu khái niệm quyền được giáo dục?

Quyền được giáo dục là quyền:

+ Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ

+ Được vui chơi giải trí, tham gia hoạt động văn hoá thể thao

Câu 4:Nêu khái niệm quyền được tham gia?

- Quyền tham gia thảo luận công việc chung của đất nước

II) Quyền tham gia thực hiện công việc quản lý nhà nước

Câu 5Nêu khái niệm quyền được chăm sóc?

 + Được vui chơi giải trí, tham gia hoạt động văn hoá thể thao. 

vd: Trẻ em tàn tật, khuyết tật được Nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc điều chỉnh phục hồi chức năng

Câu 6: Nêu khái niệm quyền được bảo vệ?

-Không ai phải chịu can thiệp một cách tùy tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín cá nhân…

Câu 7:Em hãy nhận xét về ý thức bảo vệ môi trường của các bạn học sinh trường em? Em sẽ làm gì để bảo vệ môi trường mình đang sống?

- Các bn hs trường e có ý thức rất tốt về việc bảo vệ môi trường. Em sẽ tiết kiệm năng lượng , hạn chế dùng điều hòa để giảm khí CFC. Trồng nhiều cây xanh, vứt rác đúng nơi quy định, dọn dẹp khu nhà mk đang sống.

Câu 8: Di sản văn hóa bao gồm những gì? Hãy kể tên 4 di sản văn hoá phi vật thể ở Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giơí ?

-Di sản văn hóa gồm vật thể và phi vật thể. Di sản văn hóa phi vật thể ở VN đc UNESCO công nhận là : 

1. Nhã nhạc cung đình Huế

2. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

3. Dân ca Quan họ

4. Ca trù

Câu 9: Em hãy giải thích ý nghĩa của di sản văn hóa đối với nước ta?

-Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị  lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Ví dụ: Vịnh Hạ Long, Tràng An, Cố đô Huế, Hoàng thành Thăng Long, phố cổ Hội An.....

Câu 10: Vì sao phải sống và làm việc có kế hoạch? Cho ví dụ?

- Lý do phải sống và làm việc có kế hoạch là : Phải sống  làm việc  kế hoạch : Giúp ta chủ động tiết kiệm thời gian, công sức. Đạt hiệu quả cao trong công việc. Không cản trở, ảnh hưởng đến người khác. Thành công trong công việc, cuộc sống.

 

21 tháng 3 2022

tham khảo 

Câu 1Em hãy kể những hành vi gây ô nhiễm, phá hủy môi trường?

- chặt phá cây rừng, đốt rừng, vứt rác bừa bãi, sử dụng lãng phí năng lượng, dùng túi ni-lông,....

Câu 2Em hãy kể những việc lảm góp phần bảo vệ các di sản văn hóa?

- Tuyên truyền mn bảo vệ di sản, ko tự ý đùa nghịch, tuân thủ luật lệ,...

Câu 3Nêu khái niệm quyền được giáo dục?

Quyền được giáo dục là quyền:

+ Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ

+ Được vui chơi giải trí, tham gia hoạt động văn hoá thể thao

Câu 4:Nêu khái niệm quyền được tham gia?

- Quyền tham gia thảo luận công việc chung của đất nước

II) Quyền tham gia thực hiện công việc quản lý nhà nước

Câu 5Nêu khái niệm quyền được chăm sóc?

 + Được vui chơi giải trí, tham gia hoạt động văn hoá thể thao. 

vd: Trẻ em tàn tật, khuyết tật được Nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc điều chỉnh phục hồi chức năng

Câu 6: Nêu khái niệm quyền được bảo vệ?

-Không ai phải chịu can thiệp một cách tùy tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín cá nhân…

Câu 7:Em hãy nhận xét về ý thức bảo vệ môi trường của các bạn học sinh trường em? Em sẽ làm gì để bảo vệ môi trường mình đang sống?

- Các bn hs trường e có ý thức rất tốt về việc bảo vệ môi trường. Em sẽ tiết kiệm năng lượng , hạn chế dùng điều hòa để giảm khí CFC. Trồng nhiều cây xanh, vứt rác đúng nơi quy định, dọn dẹp khu nhà mk đang sống.

Câu 8: Di sản văn hóa bao gồm những gì? Hãy kể tên 4 di sản văn hoá phi vật thể ở Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giơí ?

-Di sản văn hóa gồm vật thể và phi vật thể. Di sản văn hóa phi vật thể ở VN đc UNESCO công nhận là : 

1. Nhã nhạc cung đình Huế

2. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

3. Dân ca Quan họ

4. Ca trù

Câu 9: Em hãy giải thích ý nghĩa của di sản văn hóa đối với nước ta?

-Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị  lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Ví dụ: Vịnh Hạ Long, Tràng An, Cố đô Huế, Hoàng thành Thăng Long, phố cổ Hội An.....

Câu 10: Vì sao phải sống và làm việc có kế hoạch? Cho ví dụ?

- Lý do phải sống và làm việc có kế hoạch là : Phải sống  làm việc  kế hoạch : Giúp ta chủ động tiết kiệm thời gian, công sức. Đạt hiệu quả cao trong công việc. Không cản trở, ảnh hưởng đến người khác. Thành công trong công việc, cuộc sống.

 

29 tháng 3 2022

* Một số quyền cơ bản và Bổn phận của trẻ em được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục của trẻ em. 

- Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch.

- Trẻ em không rõ cha, mẹ, khi có yêu cầu, được cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ xác định cha, mẹ cho mình.

- Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển thể chất, trí tuệ và đạo đức.

 * Trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Gia đình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em. - Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

bạn tham khảo nha.

Tham khảo:

1- Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch.

2- Trẻ em không rõ cha, mẹ, khi có yêu cầu, được cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ xác định cha, mẹ cho mình.

3- Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển thể chất, trí tuệ và đạo đức.

- Gia đình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em.

- Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.