K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phần I: Đọc, hiểu văn bảnCâu 1. (3,0 điểm)                             Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu:                                                    Ta nghe hè dậy bên lòng                                           Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!                                                   Ngột làm sao, chết uất thôi                                            Con chim tu hú ngoài trời cứ...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc, hiểu văn bản

Câu 1. (3,0 điểm)

                            Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu:

                                                    Ta nghe hè dậy bên lòng

                                           Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

                                                   Ngột làm sao, chết uất thôi

                                            Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

                                                 (Tố Hữu, Từ ấy, NXB Văn học, Hà Nội, 1971)

a. Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? (1đ)

b. Khi nhà thơ viết: Ta nghe hè dậy bên lòng, em hiểu nhà thơ đã đón nhận cảnh tươi đẹp của mùa hè bằng thính giác hay bằng sức mạnh của tâm hồn?

Từ đó có thể hình dung tâm trạng của tác giả như thế nào? (2đ)

0
I. Đọc-hiểu văn bảnCâu 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu bên dưới:Lòng yêu nước có thể hiểu là tình cảm yêu thương, trân trọng của một cá nhân, một cộng đồng dành cho quốc gia, dân tộc mình. Lòng yêu nước nói chung xuất phát từ tình yêu đối với những điều nhỏ nhặt, giản dị, dần dần đến những điều lớn lao. Hay nói như nhà văn I-li-a Ê-ren-bua: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải...
Đọc tiếp

I. Đọc-hiểu văn bản

Câu 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu bên dưới:Lòng yêu nước có thể hiểu là tình cảm yêu thương, trân trọng của một cá nhân, một cộng đồng dành cho quốc gia, dân tộc mình. Lòng yêu nước nói chung xuất phát từ tình yêu đối với những điều nhỏ nhặt, giản dị, dần dần đến những điều lớn lao. Hay nói như nhà văn I-li-a Ê-ren-bua: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc có truyền thống yêu nước. Chúng ta có truyền thống lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Chủ nghĩa yêu nước trở thành một dòng chảy xuyên suốt qua lịch sử dân tộc và ngày càng lớn mạnh hơn.

( Những đoạn văn nghị luận lớp 8- NXB Đại học quốc gia Hà Nội)

1.1 Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? Tên tác giả?

1.2 Xác định kiểu câu và kiểu hành động nói cho câu sau: Lòng yêu nước có thể hiểu là tình cảm yêu thương, trân trọng của một cá nhân, một cộng đồng dành cho quốc gia, dân tộc mình?

1.3 Từ đoạn trích trên, theo em, cội nguồn của tình yêu nước là gì? Là học sinh em sẽ làm gì để thể hiện lòng yêu nước?

II. Tập làm văn

Câu 1: Từ gợi ú trong đoạn trích, em hãy viết ( khoảng 5 - 7 câu) về tinh thần yêu nước của lớp trẻ hiện nay

0
PHẦN I:  ĐỌC – HIỂU(3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:“ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng...
Đọc tiếp

PHẦN I:  ĐỌC – HIỂU(3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

“ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.

Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay…”

Câu 1(1,0 điểm): Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào? Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Câu 2(1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích?

Câu 3(1,0 điểm): Em hãy viết từ 3 đến 4 câu nêu cảm nhận của em về đoạn trích?

PHẦN II. LÀM VĂN(7,0 điểm)

Câu 4( 2,0 điểm): “Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ, không nên vì bất kì lí do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy.”

                                                                                                (Theo Ngữ văn 7, tập 1)

Từ ý kiến trên, hãy trình bày suy nghĩ về vai trò của tổ ấm gia đình với cuộc đời mỗi con người, trong đoạn văn đó có sử dụng 1 câu đặc biệt, 1 câu bị động và gạch 

1
24 tháng 3 2022

giúp mink ik

pleassss

Phần I : Đọc - hiểu            Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :                        Hay đâu thần tiên đi lấy vợ                        Sơn Tinh , Thủy Tinh lòng tơ vương                         Không quản rừng cao sông cách trở                         Cùng đến Phong Châu xin Mị Nương                        Sơn Tinh có một mắt ở trán                         Thủy Tinh râu ria quăn xanh rì                        ...
Đọc tiếp

Phần I : Đọc - hiểu 

           Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

                        Hay đâu thần tiên đi lấy vợ

                        Sơn Tinh , Thủy Tinh lòng tơ vương 

                        Không quản rừng cao sông cách trở 

                        Cùng đến Phong Châu xin Mị Nương

                        Sơn Tinh có một mắt ở trán 

                        Thủy Tinh râu ria quăn xanh rì 

                         Một thần phi bạch hổ trên cạn 

                         Một thần cưỡi lưng rồng y nghi 

Câu 1: Đoạn thơ cho em liên tưởng tới văn bản nào đã học trong chương trình ngữ văn 6 ? Văn bản đó thuộc thể loại nào ?

Câu 2: kể tên các từ ngữ miêu tả đặc điểm của Sơn Tinh , Thủy Tinh ?

Câu 3: Râu ria trong câu '' Thủy Tinh râu ria quăn xanh rì '' thuộc loại từ nào theo cấu tạo hãy giải thích lựa chọn của em ? 

Câu 4: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của hai câu thơ sau và cho biết chúng thuộc kiểu câu nào ?

                        Sơn Tinh có một mắt ở trán 

                        Thủy Tinh râu ria quăn xanh rì 

Phần II : Làm văn 

Câu 1 : Hãy tưởng tượng em được gặp Thánh Gióng ngoài đời thật và kể lại câu chuyện ?

3
19 tháng 4 2022

Câu 1 : đọc đoạn thơ làm em kiên tưởng tới : Sơn Tinh Thủy Tinh 

Thể loại : Truyền thuyết

19 tháng 4 2022

Câu 2 

Sơn Tinh :

+ có một mắt ở trán

 + một thần phi bạch hổ ở trên cạn

Thủy Tinh      

+ râu ria quăn xanh rì

+ một thần cưỡi lưng rồng y nghi

Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:           “Hãy hiểu những người yêu thương con; tình yêu thương là món quà đẹp nhất và nhận được chỉ khi đã được cho đi. Hãy thương mến những ai thật lòng yêu quý con; vì chỉ có ít người như thế trong cuộc đời. Rồi hãy đáp trả tình yêu đó gấp mười lần, hãy làm tràn đầy cuộc sống của họ bằng tình yêu xuất phát từ trái...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

          “Hãy hiểu những người yêu thương con; tình yêu thương là món quà đẹp nhất và nhận được chỉ khi đã được cho đi. Hãy thương mến những ai thật lòng yêu quý con; vì chỉ có ít người như thế trong cuộc đời. Rồi hãy đáp trả tình yêu đó gấp mười lần, hãy làm tràn đầy cuộc sống của họ bằng tình yêu xuất phát từ trái tim con, như ánh nắng mặt trời chiếu rọi những góc tối trên trái đất. Tình yêu là một hành trình, chứ không phải là một đích đến, hãy đi theo con đường đó mỗi ngày.”

(Trích “Con có biêt” - Nhã Nam tuyển chọn)

Câu 1.  Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu sau:

“Rồi hãy đáp trả tình yêu đó gấp mười lần, hãy làm tràn đầy cuộc sống của họ bằng tình yêu xuất phát từ trái tim con, như ánh nắng mặt trời chiếu rọi những góc tối trên trái đất.”

Câu 4. Thông điệp tác giả gửi gắm qua đoạn trích trên là gì?

1
12 tháng 3 2023

1. nghị luận.

2. Nội dung chính:

- Truyền tải thông điệp cần biết yêu thương mọi người xung quanh và yêu thương lại người quan tâm mình nhiều lần.

- Cần đi theo con đường tình yêu mỗi ngày.

3. Chỉ "như"

Tác dụng: 

- giúp cho câu văn thêm giá trị gợi hình từ các hình ảnh liên quan đến tình yêu: mặt trời, chiếu rọi xuống những góc tối.

- giúp lời văn thêm hay, hấp dẫn, tính nghị luận được thể hiện sâu sắc hơn.

4. Thông điệp:

- Cần yêu thương mọi người xung quanh bởi tình yêu là bất diệt, vô giá.

- Tình yêu thương luôn là món quà đẹp đẽ nhất và chúng ta cần đi theo con đường đó mỗi ngày.

(Hè 2023)Đề 4.Phần I. Đọc – hiểu (3đ)Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi Nhà em vẫn tiếng ạ ời Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt...
Đọc tiếp

(Hè 2023)Đề 4.Phần I. Đọc – hiểu (3đ)Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi Nhà em vẫn tiếng ạ ời Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Theo Quốc Ninh, Mẹ) Câu 1. (0.5 điểm) Chỉ thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2.(0.5 điểm) Đoạn trích được viết theo thể thơ nào? Trong bài thơ, những âm thanh nào được tác gỉa nhắn đến? Câu 3. ( 1 đ)Nội dung của bài thơ. Câu 4. (1 điểm ) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau : Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Câu 5 (1 điểm ) Nội dung của bài thơ. Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm Từ phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận ( từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo. Câu 2: : Phân tích nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau: ...Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ qua đời, con vừa học nói. Chàng hỏi mồ mẹ, rồi bế đứa con nhỏ đi thăm; đứa trẻ không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc. Sinh dỗ dành: - Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi. Đứa con ngây thơ nói: - Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít. Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói: - Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả. Tính chàng hay ghen, nghe con nói vậy, đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được. Về đến nhà, chàng la um cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng: - Thiếp vốn con nhà kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp. Chàng vẫn không tin. Nhưng nàng hỏi chuyện kia do ai nói ra, thì lại giấu không kể lời con nói; chỉ lấy chuyện bóng gió này nọ mà mắng nhiếc nàng, và đánh đuổi đi. Họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng, cũng chẳng ăn thua gì cả. Nàng bất đắc dĩ nói: - Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa. Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng: - Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ. Nói xong nàng gieo mình xuống sông mà chết...” (“Chuyện người con gái Nam Xương” - Nguyễn Dữ, Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục Viết Nam, 2019)

1

Bạn có thể tách nhỏ câu hỏi ra được không ạ

11 tháng 8 2023

Được a:33

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (06 điểm)Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Sáng ra trời rộng đến đâuTrời xanh như mới lần đầu biết xanhTiếng chim lay động lá cànhTiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùngTiếng chim vỗ cánh bầy ongTiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơmGọi bông lúa chín về thônTiếng chim nhuộm óng cây rơm trước nhàTiếng chim cùng bé tưới hoaMát trong từng giọt nước hoà tiếng chimVòm...
Đọc tiếp

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (06 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Sáng ra trời rộng đến đâu
Trời xanh như mới lần đầu biết xanh
Tiếng chim lay động lá cành
Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng
Tiếng chim vỗ cánh bầy ong
Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm
Gọi bông lúa chín về thôn
Tiếng chim nhuộm óng cây rơm trước nhà
Tiếng chim cùng bé tưới hoa
Mát trong từng giọt nước hoà tiếng chim
Vòm cây xanh, đố bé tìm
Tiếng nào riêng giữa trăm nghìn tiếng chung
Mà vườn hoa cũng lạ lùng
Nghiêng tai nghe đến không cùng tiếng chim
                             Định Hải, Thơ thiếu nhi chọn lọc, NXB Văn học, 2017

Câu 1: (1 điểm) Xác định từ loại của của từ “tiếng chim” và từ “vỗ” trong câu thơ “Tiếng chim vỗ cánh bầy ong”

Câu 2: (1 điểm) Phát triển từ tiếng chim thành 1 cụm từ: danh từ

Câu 3: (2 điểm)  Cho các từ: kéo, mang, đội, gọi, rủ, em hãy thử thay thế từ “tha” trong câu thơ sau xem có được không? Giair thích tại sao?

“Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm”

Câu 4: (2 điểm)  Phân tích tác dụng của biện pháp nhân hóa có trong những dòng thơ sau:

Tiếng chim lay động lá cành
Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng
Tiếng chim vỗ cánh bầy ong
Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm.

mọi người giúp tui nha . tui thấy khó 

0
 Phần I: Đọc – hiểu (4 điểm): Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu:“Cảm ơn mẹ vì luôn bên conLúc đau buồn và khi sóng gióGiữa giông tố cuộc đờiVòng tay mẹ chở che, khẽ vỗ về. Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yênMẹ dành hết tuổi xuân vì conMẹ dành những chăm lo tháng ngàyMẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ Mẹ là ánh sáng của đời conLà vầng trăng khi con lạc lốiDẫu đi trọn cả một...
Đọc tiếp

 

Phần I: Đọc – hiểu (4 điểm): Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu:

“Cảm ơn mẹ vì luôn bên con

Lúc đau buồn và khi sóng gió

Giữa giông tố cuộc đời

Vòng tay mẹ chở che, khẽ vỗ về.

 

Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên

Mẹ dành hết tuổi xuân vì con

Mẹ dành những chăm lo tháng ngày

Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ

 

Mẹ là ánh sáng của đời con

Là vầng trăng khi con lạc lối

Dẫu đi trọn cả một kiếp người

Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru”

                                              (Trích lời bài hát “Con nợ mẹ”- Nguyễn Văn Chung)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2: Xác định phép tu từ được sử dụng trong phần in đậm?

Câu 3:  Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong phần in đậm?

Câu 4: Nêu nội dung của đoạn trích trên?

0

Không biết do máy anh lỗi hay sao nhưng anh không thấy đoạn văn phần đọc hiểu em ạ!

10 tháng 1 2021

đây nhé 

undefined

ĐỀ 2 Phần I. Đọc - hiểu(3,0 điểm)    Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:      Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau truốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm...
Đọc tiếp

ĐỀ 2

 Phần I. Đọc - hiểu(3,0 điểm)

    Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

      Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau truốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.

 (Trích Ca Huế trên sông Hương, Hà Ánh Minh, Ngữ văn 7, tập hai)

             Câu 1.(0,5 điểm)

                         Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

             Câu 2.(0,5 điểm)

                         Xác định phép liệt kê trong câu văn sau:

                             Nhạc công dùng các ngón đàn trau truốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi.

             Câu 3.(1,0 điểm)

                         Phép liệt kê mà em tìm được ở câu 2 có tác dụng gì?

             Câu 4.(1,0 điểm)

                        Em có nhận xét gì về cách chơi đàn của các nhạc công và âm thanh của các nhạc cụ?

0