K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 3 2021

tham khảo

Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm.
– Khí hậu lạnh chủ yếu do núi cao. Tác động của gió mùa Đông Bắc đã giảm
– Mùa hạ đến sớn, gió Tây Nam khô nóng
– Bắc trung Bộ : Mưa chuyển dần về Thu Đông

29 tháng 4 2023

sorry I can 't answer your question

27 tháng 12 2020

2.

Nhận xét: 

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nhiệt độ trung bình tháng I, nhiệt độ trung bình tháng VII và nhiệt độ trung bình năm đều có sự thay đổi từ Bắc vào Nam.

 + Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (Hà Nội: 23,50C, Huế: 25,10C, TP.Hồ Chí Minh: 27,10C).

 + Nhiệt độ trung bình tháng I: cũng tăng dần từ Bắc vào Nam (Lạng Sơn: 13,30C, Huế: 19,70C, TP. Hồ Chí Minh: 25,80C)

 + Nhiệt độ trung bình tháng VII: cao nhất ở khu vực miền Trung (Huế: 29,4; Quy Nhơn: 29,70C), khu vực miền Nam và Bắc Bộ có nhiệt độ thấp hơn tuy nhiên vẫn ở mức cao trên 270C (Lạng Sơn: 270C, Hà Nội: 28,90C, TP. Hồ Chí Minh: 27,10C).

- Giải thích:

 + Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam vì càng về phía Nam góc nhập xạ càng lớn nên lượng nhiệt nhận được càng lớn, nhiệt độ tăng dần.

 + Tháng I, chênh lệch nhiệt độ giữa 2 miền Bắc Nam rõ rệt do miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh, nhiệt độ giảm sâu; miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nóng quanh năm.

 + Tháng VII, không còn tác động của gió mùa Đông Bắc nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm từ Bắc vào Nam không rõ rệt.

Nhiệt độ trung bình tháng VII cao nhất ở miền Trung vì vào thời điểm này miền Trung chịu tác động mạnh mẽ của hiệu ứng phơn khô nóng. Ở TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ tháng VII thấp hơn các địa điểm khác vì đây là tháng có mưa lớn (tháng nóng nhất ở TP.Hồ Chí Minh là tháng IV: 28,90C).

27 tháng 12 2020

3.

Nguyên nhân miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh giá nhất cả nước là do:

- Thứ nhất miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là một vùng núi thấp, hướng vòng cung, mở rộng về phía bắc và đông bắc tạo hành lang hút gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu rộng.

- Thứ hai miền nằm ở vị phía Bắc - là nơi đầu tiên và trực tiếp chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc (miền đón những đợt gió mùa đầu tiên và cuối cùng) với một mùa đông kéo dài nhất cả nước (đến sớm và kết thúc muộn).

- Thứ ba là do vị trí tiếp giáp khu vực ngoại chí tuyến nên ít nhận được bức xạ Mặt Trời nhất so với hai miền còn lại.

 
12 tháng 5 2019

HƯỚNG DẪN

a) Vào mùa đông ở vùng khí hậu Nam Bộ khô nóng, còn ở vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ lạnh và có mưa phùn.

- Mùa đông ở Nam Bộ chịu tác động của gió Tín phong Bán cầu Bắc thổi từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương đến; đây là khối khí khô, nóng và ổn định nên gây ra thời tiết khô nóng.

- Trung và Nam Bắc Bộ về mùa đông chịu tác động của gió mùa Đông Bắc thối từ áp cao phương Bắc về nên lạnh, sang nửa sau mùa đông gió này lệch về biển nên tăng độ ẩm và gây mưa phùn khi vào Bắc Bộ.

b) Mùa mưa ở Nam Bộ kéo dài hơn ở Bắc Bộ, trong mùa đông ở Bắc Bộ vẫn có những ngày nhiệt độ khá cao, nóng như mùa hạ:

- Mùa mưa ở Bắc Bộ và Nam Bộ trùng với thời gian hoạt động của gió mùa mùa hạ; do tác động kéo dài của gió mùa Tây Nam ở Nam Bộ nên mùa mưa ở đây kéo dài hơn ở Bắc Bộ.

- Mùa đông ở Bắc Bộ có gió mùa Đông Bắc thổi theo từng đợt gây lạnh. Giữa những đợt thổi của gió mùa Đông Bắc, Tín phong Bán cầu Bắc mạnh lên, làm nhiệt độ tăng khá cao

c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh như ở hai miền địa lí tự nhiên khác.

- Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ vào khoảng thời gian từ tháng IX - IV chịu tác động của Tín phong Bán cầu Bắc từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương thổi đến. Khối khí này khô, nóng, tương đối ổn định nên làm chế độ nhiệt ở đây ít biến động.

- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ về mùa đông (từ tháng XI - IV) chịu tác động của gió mùa Đông Bắc từ cao áp phương Bắc tràn về nên lạnh và có nhiều biến động. Tín phong Bán cầu Bắc thổi từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương cũng hoạt động mạnh lên ở hai miền này vào những lúc gió mùa Đông Bắc suy yếu, góp phần làm biến động chế độ nhiệt.

d) Tuy có mưa phùn vào mùa đông, nhưng lượng mưa trung bình năm của vùng khí hậu Đông Bắc Bắc Bộ vẫn nhỏ hơn ở vùng khí hậu Nam Bộ:

- Nam Bộ có lượng mưa lớn trong suốt cả các tháng về mùa mưa do chịu tác động mạnh của gió Tây Nam từ cao áp Bắc Ấn Độ Dương đến vào đầu hạ và gió mùa Tây Nam có nguồn gốc từ Bán cầu Nam lên vào giữa và cuối mùa hạ.

- Bắc Bộ vào đầu mùa hạ chỉ có mưa dông nhiệt, lượng mưa không lớn; đến khoảng tháng VIII lượng mưa mới lớn do tác động của dải hội tụ và gió mùa Đông Nam (gió mùa Tây Nam). Cuối mùa mưa, vào khoảng tháng X, những đợt gió mùa Đông Bắc tràn về sớm làm giảm lượng mưa.

Do chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén, sau chịu ảnh hưởng của không khí lạnh, 

Tham Khảo:

Lời giảiKhông giống nhau: miền Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của mùa đông bắc tạo nên mùa đông lạnh, có mưa phùn. Từ Đà Nẵng trở vào, gió Tín Phong bán cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa lớn cho vùng duyên hải Trung Bộ và là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô hạn  Nam Bộ và Tây Nguyên.

27 tháng 4 2022

Tham khảo

Lời giảiKhông giống nhau: miền Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của mùa đông bắc tạo nên mùa đông lạnh, có mưa phùn. Từ Đà Nẵng trở vào, gió Tín Phong bán cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa lớn cho vùng duyên hải Trung Bộ và là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô hạn  Nam Bộ và Tây Nguyên.

5 tháng 2 2016

a) Nguyên nhân chủ yếu gây ra thời tiết lạnh về mùa đông ở vùng Tây bắc

- Do gió mùa đông bắc và độ cao địa hình

- Vùng Tây bắc bị khuất sau dãy Hoàng Liên Sơn nên ít bị ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc; khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao địa hình bởi vì phần lớn lãnh thổ của vùng có nhiều khối núi cao trên 2.000m, nhiều đỉnh vượt trên 3.000m tạo nên sự phân hóa khí hậu theo độ cao.

b) Duyên hải Nam Trung Bộ có mưa vào thu đông (khoảng tháng 8 đên tháng 1) : do đón nhận trực tiếp của các luồng gió thổi hướng đông bắc từ biển vào  (gió mùa đông bắc, Tín phong nửa cầu Bắc), bão, áp thấp nhiệt đớ từ biển Đông dải hội tụ nội chí tuyến.

c) MIền Nam Trung Bộ và Nam Bộ lại không có đai ôn đới : vì đai ôn đới chỉ xuất hiện ở độ cao trên 2.600mm, trong khi đó đỉnh núi cao nhất của miền mới đạt 2.598m (đỉnh Ngọc Lĩnh)

15 tháng 4 2019

b, duyên hải miền trung có mưa về thu đông là vì :

mùa đông có gió mùa đông đi qua biển bị biến tính vào đất liền thổi vuông góc với dãy trường sơn bắc gây ra mưa lớn vào thu đông

5 tháng 2 2016

a) Hà Nội có một mùa đông lạnh không quá khô : do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nửa sau mùa đông, gió này di chuyển lệch về phía đông qua biển vào nước ta mang theo nhiều hơi nước, gây ra hiện tượng mưa phùn ở đồng  bằng Bắc Bộ,.

b) Huế có mưa vào thu đông (tháng 8 đến tháng 11) : là do bức chắn của dãy Trường Sơn và Bạch mã đối với các luồng gió thổi hướng đông bắc (Gió mùa đông bắc, Tín phong nửa cầu Bắc), bão, dải hội tu nội chí tuyến....

c) Thành phố Hồ Chí Minh nóng quanh năm do nằm ở vĩ độ thấp, hằng năm nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn và hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Mùa khô rất rõ rệt là do sự thống trị của khối khí Tín  phong nửa cầu bắc trong điều kiện ổn định.

24 tháng 5 2016

Câu 1:

Thực chất, Hà Nội thuộc á đới nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, khô trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Song, xét về tính chất lạnh và khô so với các địa phương thuộc vùng Đông Bắc thì Hà Nội có mùa đông không quá khô hay không khô bằng. Sở dĩ như vậy vì: Từ tháng 2 đến đầu tháng 4 là thời kì NPc biển hoạt động. Bản chất của NPc biển là lạnh, ẩm, trời âm u và gây mưa phùn. Đồng thời chịu tác động của các đợt Frond cực cuối mùa nên ẩm hơn.

Câu 2:

Mùa mưa của Huế là vào thu đông (tháng 8-tháng 1) chậm hơn mùa mưa của nước ta (tháng 5-tháng 10) do:

-Chịu tác động của gió Fơn đầu mùa nên mùa mưa bị chậm hơn.

- Khi các luồng gió TBg và Em hoạt động mạnh, phơn bị yếu đi và các luồng gió này cùng với sự hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới hướng kinh tuyến, gây mưa cho miền Trung.

Câu 3:

Do vị trí của TPHCM và các luồng gió hoạt động theo mùa.

NG
26 tháng 10 2023

Mùa lũ trên các sông ở Trung Bộ thường đến muộn hơn các vùng khác ở Việt Nam từ tháng 9-12 do một số nguyên nhân sau:

- Địa hình: Trung Bộ có địa hình phức tạp, nhiều dốc đứng và đồi núi, dẫn đến việc nước mưa chảy nhanh xuống sông, không được lưu giữ và thấm vào đất nhiều như các vùng khác.

- Khí hậu: Trung Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa đều quanh năm, nhưng mưa lớn thường tập trung vào cuối năm, từ tháng 9-12. Do đó, lượng nước lớn chảy vào sông cũng đến muộn hơn so với các vùng khác.

- Các công trình thủy điện: Các công trình thủy điện trên các sông ở Trung Bộ thường giữ lại nước để sử dụng cho việc phát điện, dẫn đến việc lượng nước chảy vào sông bị giảm, và mùa lũ đến muộn hơn.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng mùa lũ cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như mưa, gió, nhiệt độ, v.v. và có thể thay đổi từ năm này sang năm khác.