K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 3 2022

Tham khảo

Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có. Đúng là như vậy. Văn chương là thế giới của tâm hồn, tình cảm, văn chương không xa lạ mà là những gì luôn ở bên ta, gần gũi và quen thuộc. Tình cảm sẵn có ấy có thể là tình yêu thương, tình mẫu tử, lòng vị tha, khoan dung, đồng cảm, nhân ái...Chúng luôn tiềm tàng bên trong mỗi con người. Nhưng đặc biệt, khi gặp văn chương, khi thấy một nhân vật, chứng kiến một câu chuyện, ta thêm cảm động và thêm hiểu về thế giới tâm hồn, tình cảm. Từ đó, lòng ta thêm rộng mở và trái tim ta thêm ấm nồng. Luyện những tình cảm ta sẵn có ấy sẽ giúp thế giới tâm hồn, tình cảm của chún ta trở nên bao la hơn, ấm áp hơn. Không phải ngẫu nhiên lại có thể luyện những tình cảm sẵn có từ câu chữ văn chương. Ấy là vì văn chương đến từ đời sống, đến từ chính những gì bình dị nhất quanh ta. Vì thế, hãy học cách trân trọng, học cách cảm nhận và đặt lòng mình vào câu chữ văn chương thêm xúc động.

22 tháng 4 2022

refer

Đạo đức, nhân cách là những điều vô cùng quan trọng, nó được thể hiện trong thói quen, lối sống, nó là giá trị cao quý nhất của con người để người khác đánh giá về bản thân mình. Một trong số đó chính là lòng biết ơn. Đất nước chúng ta có 4000 truyền thống văn hóa, ông cha ta đã đúc kết những bài học, những đạo lý mà nhân dân đời đời gìn giữ để truyền lại cho con cháu đời sau. Và bài học về lòng biết ơn từ xưa của nhân dân ta đã thể hiện ở câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn. Đó là một đạo lý mà nhân dân ta luôn sống và làm theo nó.

Quả thực như vậy, nhân dân Việt Nam ta luôn coi đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và uống nước nhớ nguồn là một nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người, và luôn phải giữ gìn và phát huy. Nhưng trước hết, chúng ta cần phải hiểu về câu tục ngữ này. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và Uống nước nhớ nguồn” là hai câu tục ngữ rất phổ biến trong đời sống của nhân dân ta. Nó thường được ông bà, cha mẹ dùng để dạy bảo, khuyên răn cho con cháu.

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Về nghĩa đen, câu tục ngữ này khuyên con người ta khi được hưởng một quả thơm, trái ngọt thì phải nhớ đến công lao tiêu tưới, chăm bón, một nắng hai sương của những người nông dân, của “Kẻ trồng cây”. Nhờ có phép ẩn dụ qua hình ảnh Ăn quả- kẻ trồng cây, câu tục ngữ đã đưa ra một bài học về đạo đức, lối sống đó là khi ta hưởng một thành quả tốt của người khác, thì ta cần phải biết ơn và phải biết cách báo đáp, nhớ đến người đã có công ơn với mình. Đây là một bài học về nhân cách, là một phần không thể thiếu để xây đắp nên đạo đức của con người.

Ngoài ra, cha ông ta còn để lại một câu tục ngữ để khuyên răn chúng ta bài học về lòng biết ơn này: Uống nước nhớ nguồn

“Uống nước” ở đây là những thành quả mà chúng ta được hưởng thụ về cả vật chất và tinh thần. “Nguồn” chỉ nguồn gốc, cội nguồn và tất cả những thành quả về cả con người, lịch sử và truyền thống. Cụm từ “Nhớ nguồn” là một hành động đạo đức về sự báo đáp, nhớ ơn đến những người làm ra nó. Lòng biết ơn là nhớ ơn những người đã làm ra thành quả cho chúng ta, sâu xa hơn, nó được nâng lên thành sự tri ân, nhớ ơn đến tổ tiên, cội nguồn của chúng ta. Hai câu tục ngữ rất ngắn gọn, giản dị, mang tính toàn diện dạy cho con người những lời khuyên nhủ, khẳng định ý nghĩa cao quý của mình, và nó cũng là một lời răn dạy, lời cảnh tỉnh của thế hệ trước với những con người đời sau mà đang dần đánh mất đi nhân cách, lòng biết ơn quý báu.

Dải đất hình chữ S hòa bình ngày nay được hình thành là nhờ có công dựng nước và giữ nước của một lớp anh hùng đi trước đã hi sinh đời mình để bảo vệ đất nước. Hồ chủ tịch đã nói: Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải giữ lấy nước.” Các Vua Hùng đã có công tạo dựng nên đất nước Văn Lang, Việt Nam ngày này. Chính vì vậy, con cháu đời đời luôn nhớ ơn đến những vị anh hùng này, và ngày giỗ tổ Hùng Vương chính là ngày để tất cả con dân Việt Nam nhớ ơn và thể hiện lòng biết ơn của mình. Nhân dân ta xưa đã truyền miệng nhau rằng:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Dù ai buôn bán gần xa

Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.

Cứ đến ngày giỗ tổ Hùng Vương là khắp con dân Việt Nam từ mọi nơi trên thế giới lại tụ hội về đền Hùng để thắp nén nhang tỏ lòng biết ơn của mình đến. Người đến dự hội đông như kiến, trên tay là những lễ vật để cúng bái tạo nên một nét văn hóa, truyền thống ngàn đời của cha ông ta mà con cháu đời sau cần phải giữ gìn và tiếp nối nó. Đất nước Văn Lang và Việt Nam ngày nay đã thay đổi rất nhiều. Nước ta từ một tiểu quốc đã trở thành một đất nước xã hội chủ nghĩa sánh vai cùng cường quốc năm châu văn minh hiện đại. Đã có rất nhiều thứ thay đổi, nhưng truyền thống về ngày giỗ tổ Hùng Vương luôn được giữ gìn và phát huy. Xưa cũng vậy, nay cũng thế, cứ vào ngày giỗ tổ là người người lại đổ về, trên tay là những lễ vật với lòng thành tâm của mình.

Ngày nay, đời sống vật chất đã hiện đại, nhưng những nét đẹp thời xưa thì luôn được giữ gìn và càng ngày càng được tô điểm thêm. Bạn thử tưởng tượng xem, tuy thời nay phát triển rất khác xưa, nhưng trong mỗi gia đình điều không thể thiếu chính là ban thờ trang trọng với bát hương gia hương gia tiên để nhớ đến ông bà tổ tiên của chúng ta.

Chúng ta cũng có những cách rất độc đáo và cần thiết để thể hiện lòng biết ơn và giúp cho những người khác hiểu về các anh hùng lịch sử, người có công với đất nước. Đó là đặt tên phố theo tên các vị anh hùng lịch sử và có những dòng chữ giải thích bên dưới ví dụ như: Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Lý Thái Tổ. Và chính phủ đã đặt tên một thành phố lớn và phát triển nhất đất nước bằng tên của một vị anh hùng dân tộc- một con người đã bôn ba khắp nơi để giành lại độc lập tự do cho tổ quốc: Hồ Chủ tịch. Đây là một cách rất hay để đưa sự biết ơn vào bộ phận giới trẻ và một phần tử nhỏ của xã hội đang bị cuốn vào nhịp sống hiện đại mà quên đi những truyền thống của dân tộc.

Giới trẻ ngày nay luôn tiếp thu và tiếp nối truyền thống đạo lý thời xưa. Đối với học sinh chúng tôi, điều thể hiện sự biết ơn rõ ràng và gần gũi nhất đó chính là lòng biết ơn thầy cô giáo. Vào ngày 20-11, mỗi học sinh trên tay đều có những bó hoa tươi thắm, theo những lời chúc tự đáy lòng mình gửi đến những thầy cô giáo đã có công dạy dỗ chúng ta nên người. Nhà trường và xã hội cũng tạo điều kiện để giới trẻ ngày nay thể hiện lòng biết ơn bằng cách có những cuộc thi tìm hiểu những vị anh hùng dân tộc, hay làm tập san, viết thơ vào những ngày như thương binh liệt sĩ 27-7,…. Những thế hệ học sinh ngày nay sẽ có sự hiểu biết về lịch sử và sẽ biết ơn đến họ. Và nếu như thế hệ trẻ đã biết giữ gìn những truyền thống đạo đức này thì đất nước sẽ không bao giờ để những nét đẹp này bị mai một mà sẽ ngày càng được phát huy.

 

Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây- những đạo lý, lối sống, đạo đức này sẽ luôn hiện hữu trong bản chất và cách sống của nhân dân Việt Nam. Và tôi, một học sinh, một chủ nhân của thế hệ tương lai sau, cùng tất cả những con dân Việt Nam khác sẽ luôn tiếp bước, noi theo, phát huy những nét đẹp trong tâm hồn người Việt Nam.

17 tháng 2 2019

Ngay từ nhỏ, chúng, ta đã được nghe ông bà kể chuyện cổ tích, nghe mẹ hát ru những bài ca dao – dân ca. Lớn lên, chúng ta được đọc, được học những bài thơ, những truyện ngắn và một vài cuốn tiểu thuyết,… cổ tích, ca dao, những bài thơ, các tác phẩm truyện ấy chính là những áng văn chương. Chúng ta đến với văn chương một cách hồn nhiên, theo sự rung động của tình cảm. Mấy ai đã suy ngẫm về ý nghĩa của văn chương đối với bản thân ta cũng như với mọi người. Vậy văn chương có ý nghĩa gì ? Đọc văn thơ, học văn thơ, chúng ta thu lượm được những gì ? Muốn giải đáp nhũng câu hỏi mang tính lí luận sâu rộng rất thú vị ấy, chúng ta hãy đọc bài Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh – một nhà phê bình văn học có uy tín lớn. Văn bản được viết năm 1936 (in trong sách Văn chương và hành động). Đây là tác phẩm thuộc thể nghị luận văn chương, bàn về những vấn đề thuộc văn chương, khác bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là văn chính luận bàn về vấn đề chính trị xã hội… Vì là đoạn trích trong một bài nghị luận dài nên văn bản chúng ta được học không gồm ba phần hoàn chỉnh : đặt, giải quyết và kết thúc vấn đề. Nổi bật trong văn bản là ba nội dung quan trọng mà tác giả Hoài Thanh gọi chung là Ý nghĩa văn chương: nguồn gốc, nhiệm vụ của văn chương nói chung, của các tác phẩm thơ, văn, kịch nói riêng.

Đi vào văn bản, chúng ta bắt gặp ngay ở phần đầu một câu chuyện đời xưa thú vị. Từ câu chuyện ấy, tác giả giải thích nguồn gốc của văn chương. Theo Hoài Thanh, “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài”. Quan niệm ấy đúng không ? Rất đúng, nhưng không phải là duy nhất. Có nhiều nhà lí luận giải thích : Văn chương bắt nguồn từ lao động, hoặc văn chương bắt nguồn từ những nỗi đau, những khát vọng cao cả của con người… Tuy ý kiến của Hoài Thanh khác với các quan niệm trên, nhưng không đối lập, không loại trừ nhau. Ngược lại, ý kiến của ông đã bổ sung, làm giàu thêm cho một vấn đề quan trọng trong lí luận về nguồn gốc của văn chương. Do đó, tác giả dùng từ cốt yếu sau từ nguồn gốc để chỉ rõ nguồn gốc chính, nguồn gốc quan trọng của văn chương là lòng thương.,. Đây là một cách nói mềm dẻo, khéo léo, không áp đặt, cũng không khẳng định quan niệm của mình là bao quát mọi quan niệm khác. Từ ý kiến của Hoài Thanh, tiếp tục suy nghĩ và học tập, lên các lớp trên, chắc chúng ta sẽ được biết sâu thêm về vấn đề này.

Từ một câu văn ngắn gọn giải thích nguồn gốc văn chương, nhà văn giải thích tiếp : “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”. Hai câu văn cô đọng nêu ra nhiệm vụ, chức năng cơ bản của văn chương, tập trung trong hai cụm từ “hình dung của sự sống”, “sáng tạo ra sự sống”. Điều đó nghĩa là gì ? Phải chăng tác giả muốn nói : Văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống ? ở đây, hình dung là danh từ, nó có nghĩa như hình ảnh, kết quả của sự phản ánh, sự miêu tả trong văn chương. Hai câu thơ của Bác Hồ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa – Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” (Cảnh khuya) đã hình dung, phản ánh, tái hiện bức tranh phong cảnh đêm rừng Việt Bắc tuyệt đẹp. Hay qua bài Sài Gòn tôi yêu, tác giả Minh Hương cũng đã hình dung cảnh và người, sự sống rất đáng yếu của mảnh đất Sài Gòn ngọc ngà xưa và nay. Cách hình dung, cách tái hiện, phản ánh cuộc sống của văn chương vô cùng phong phú, muôn hình vạn trạng đúng như Hoài Thanh nói. Mỗi nhà văn, nhà thơ có cách phản ánh, cách hình dung lại sự sống riêng tuỳ thuộc vốn sống, tài năng và tâm hồn của mình. Tâm hồn của con người thì bao la, vô tận. Do đó, Hoài Thanh viết : “Vũ trụ này tầm thường, chật hẹp, không đủ thoả mãn mối tình cảm dồi dào của nhà văn. Nhà văn sẽ sáng tạo ra những thế giới khác”. Đó cũng là nhiệm vụ của văn chương : nhiệm vụ sáng tạo. Điều ấy nghĩa là gì ? Nghĩa là : qua các áng văn chương, bằng trí tưởng tượng bay bổng, bằng khát vọng tốt lành, nhà văn dựng nên bức tranh thiên nhiên, bức tranh đời sống vượt trên thực tế, đẹp hơn cuộc đời thực tại. Nguyễn Trãi chẳng hạn. Sau khi đất nước thanh bình, đời ông gặp nhiều ẩn ức. ông đã cáo quan, về Côn Sơn. Rừng núi nơi đây vẫn như xưa, có suối chảy, có đá rêu phong, có thông, có trúc… lặng im, vô cảm. Vậy mà, trong Bài ca Côn Sơn, tất cả đã sống dậy, có đàn cầm tấu nhạc, có chiếu êm, giường phẳng, mái nhà râm mát và… ngân nga tiếng thơ nhàn tản, thảnh thơi của con người. Nguyễn Trãi đã sáng tạo ra sự sống khác hẳn cuộc sống mà ông vừa đối mặt. Không chỉ sáng tạo ra sự sống cho riêng mình để giải toả những ẩn ức, bế tắc, nhà văn còn gửi gắm những thông điệp, những mong muốn, khát vọng tới bạn đọc để nhắc nhở chúng ta hãy yêu, ghét đúng đắn, hãy chia sẻ, cộng hưởng niềm vui, nỗi buồn, những ước mơ, khát vọng với nhà văn để quyết tâm làm những điều thiện, điều có ích, để cuộc sống mà nhà văn hình dung được ngày càng tốt đẹp hơn, mới mẻ hơn, thậm chí khác hẳn sự sống trong áng văn chương. Miêu tả cảnh đêm rừng Việt Bắc trong bài Cảnh khuya, nhà thơ Hồ Chí Minh mong muốn cuộc kháng chiến lúc bấy giờ sớm thành công để núi rừng Việt Bắc, Tổ quốc Việt Nam sẽ đẹp hơn, cuộc sống của nhân dân sẽ hạnh phúc hơn. Ca ngợi mảnh đất và con người Sài Gòn trong bài Sài Gòn tôi yêu, nhà văn Minh Hương mong muốn “mọi người đều yêu Sài Gòn như tôi”. Tình yêu sẽ thúc đẩy con người làm được nhiều điều tốt đẹp. Yêu Sài Gòn, “mọi người” – trong đó có nhà văn – và bạn đọc sẽ góp phần tích cực tạo ra một Sài Gòn đẹp hơn, đáng yêu hơn. Sau những áng văn chương, sự sống bao giờ cũng được nối dài, được phát triển trong tâm hồn, ý chí, khát vọng và hành động của bạn đọc… Phải chăng đấy chính là nhiệm vụ “sáng tạo sự sống” của văn chương như Hoài Thanh quan niệm.

Nói tới nhiệm vụ hình dung lại, sáng tạo ra sự sống, cũng là đề cập tới một ý nghĩa quan trọng nữa của văn chương. “Và vì thế – Hoài Thanh viết – Công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha”. Phần hai của văn bản Ý nghĩa văn chương tập trung giảng giải, bình luận về công dụng của văn chương. Chúng ta hiểu nghĩa từ công dụng là : tác dụng, là hiệu quả, là sự bồi đắp trí tuệ, sự truyền cảm… của văn chương đối với bạn đọc nói riêng, con người nói chung. Vậy, qua ý kiến của Hoài Thanh, chúng ta hiểu công dụng của văn chương như thế nào ? Hoài Thanh viết : “Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình… khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu,…”. Nghĩa là văn chương có khả năng lay động tâm hồn, giúp ta biết chia sẻ buồn, vui, đau khổ, hạnh phúc… với mọi người, dắt chúng ta sống gần với nhau hơn trong tình nhân ái, tình thương yêu, đoàn kết giữa con người với con người… “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Rõ ràng, văn chương đã bồi đắp tình cảm tốt đẹp cho người đọc, làm giàu thêm thế giới tâm hồn của chúng ta. Không những thế, văn chương còn góp phần tô điểm biết bao sắc màu, âm thanh làm cho thế giới, con người, cuộc sống được tốt đẹp hơn, đáng yêu hơn. Từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cổ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay…Hoài Thanh Viết như thế, đã nhấn mạnh thêm công dụng của văn chương. Hiểu và suy ngẫm những ý kiến ấy, rồi liên tưởng tới các áng văn chương đã được đọc, được học, ta thấy quả đúng như vậy. Đọc những bài ca dao tình nghĩa con người, ta càng thêm yêu ông bà, cha mẹ ta hơn.

Qua những bài ca, những câu hát than thân, ta càng hiểu rõ và càng thương cha ông ta, nhất là những người chị, người mẹ Việt Nam ngày xưa. Tương tự như thế, đọc chùm thơ Đường của Lí Bạch, Hạ Tri Chương, Đỗ Phủ, tình yêu quê hương của chúng ta được bồi đắp bởi những cung bậc rung động thật tinh tế. Qua hai bài kí : Một thứ quà của lúa non : Cốm, Mùa xuân của tôi, ta thấm thìa thêm biết bao vẻ đẹp của cây lúa Việt Nam, của mùa xuân Hà Nội, mùa xuân Tổ quốc ta,… Kể sao cho hết, dẫn sao cho cùng những tác dụng, những công dụng kì diệu của văn chương ! Rõ ràng, văn chương đã bồi đắp cho chúng ta biết bao tình cảm trong sáng, hướng ta tới những điều đúng, những điều tốt và những cái đẹp. Văn chương góp phần tôn vinh cuộc sống của con người. Có nhà lí luận nói chức năng của văn chương là đem lại cho con người, hướng con người tới những điều “Chân, Thiện, Mĩ”. Hoài Thanh, tuy không dùng những từ mang tính khái quát như thế, nhưng qua những lí lẽ giản dị, kết hợp những cảm xúc nhẹ nhàng và lời văn giàu hình ảnh, cũng đã nói được khá đầy đủ công dụng, hiệu quả, tác dụng của văn chương. Nói khác đi, bài viết của Hoài Thanh là những lời đẹp, những ý hay ca ngợi văn chương, tôn vinh tài hoa và công lao của các văn nghệ sĩ.

“Nếu pho lịch sử loài người xoá các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xoá hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào… !”. Câu cuối văn bản thật thú vị. Tác giả vừa như muốn khẳng định vai trò kì diệu của văn nghệ sĩ vừa nhấn mạnh ý nghĩa của văn chương. Đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta hãy biết ơn các nhà văn, hãy quý trọng các áng thơ văn nói riêng và văn chương nói chung. Đó là một câu văn hàm nhiều nghĩa, buộc chúng ta phải tiếp tục suy ngẫm…

Tóm lại, với một lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh, Hoài Thanh đã cho rằng : nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình câm, là lòng vi tha. Văn chương là hình dung của sự sống và sáng tạo ra sự sống, góp phần bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho chúng ta. Nếu lịch sử nhân loại xoá bỏ văn chương thì sự sống sẽ nghèo nàn vô cùng. Quan niệm như thế cố thể là chưa đầy đủ, nhưng đã có những điều cơ bản và đúng đắn, giúp cho chúng ta hiểu rõ : nguồn gốc, nhiệm vụ và công dụng của văn chương. Nhờ đó, chúng ta đọc văn, học văn, hiểu và suy ngẫm về văn chương được sáng tỏ và sâu sắc hơn.

11 tháng 3 2019

Các tác phẩm văn chương có nhiệm vụ phản ánh mọi mặt đời sống, bồi đắp thêm tình cảm cho con người, làm cho đời sống tinh thần phong phú đa dạng hơn như lời nhận xét của nhà văn Hoài Thanh : " văn chương luyện cho ta những tỉnh cảm ta sẵn có ". Mỗi tác phẩm văn chương khơi dậy cho người đọc những tình cảm luôn chứa đựng tinh thần nhân văn như tình cảm gia đình; tình yêu quê hương, đất nước; tình bạn bè như bài ca dao: "Công cha như núi ngất trời / Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông / Núi cao, biển rộng mênh mông /  Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi " đã bồi đắp thêm cho mỗi người chúng ta phải biết kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ đã có công nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành. Không chỉ vậy, văn chương còn bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước qua các bài ca dao hay văn bản tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Từ đó, mỗi người chúng ta tự hào về vẻ đẹp quê hương, đất nước và yêu quê hương, đất nước sâu nặng. Cũng từ các tác phẩm văn chương cho chúng ta hiểu biết về lòng vị tha, lòng nhân hậu, độ lượng, tình yêu thương, sự quan tâm lẫn nhau của anh chị em trong gia đình. Vì vậy, văn chương đã bồi đắp cho con người những tình cảm sẵn có, làm cho cuộc đời thêm phong phú và tươi đẹp.

28 tháng 2 2017

văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện những tình cảm ta sẵn có vì nếu không có tình yêu thì làm sao chúng ta có thể làm mọi điều để giữ đc nó,không có lòng thương người thì làm sao con người biết yêu thương nhau,tất cả điều đó cho ta thấy văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện những tình cảm ta sẵn có

1 tháng 3 2017

Văn chương là tiếng nói của tình cảm con người. Và văn chương-một bộ phận nhỏ của văn nghệ cũng góp phần làm nên cái tiếng nói chung ấy. Dù bạn là người khô khan, cộc cằn đến đâu thì liệu bạn có chắc rằng mình sẽ không rơi lệ khi chứng kiến cảnh chia tay giữa hai anh em Thành và Thuỷ trong"CUộc chia tay của những con búp bê". Sự chia sẻ, tâm hồn rộng mở chính là quà tặng tinh thần đẹp nhất mà văn chương mang đến cho chúng ta. Bạn có chú ý đến từ "gây" trong đề bài. Từ "gây" ở đây gợi cho người đọc một sự lôi kéo, dường như đó là cái không tốt. Bởi cũng như cuộc sống muôn màu, văn học cũng được tạo nên từ nhiều mảnh ghép khác nhau; có những mảnh ghép làm cho nền văn học thêm đặc sắc, độc đáo nhưng cũng có những thành phần làm văn học trở nên u tối, đầy rẫy những xấu xa. Nói như thế, có nghĩa là, bên cạnh những tình cảm tích cực, văn học còn mang đến cho ta những mặt tiêu cực trogn suy nghĩ và lối sống mà tư tửong yêu đương tuổi học trò là một ví dụ chẳng hạn.
Văn học mang đến cho cuộc sống chúng ta nhiều thứ thật đấy. Nhưng tiếp nhận chúng thế nào, cảm nhận chúng ra sao lại là một vấn đề khác. Hãy để những tình cảm trong văn học mãi luôn là những tình cảm đẹp, thiêng liêng nhất...và còn gì đẹp hơn nếu bạn biến chúng thành tình cảm thật trogn cuộc sống nhỉ ?

1 tháng 3 2017

Văn chương là tiếng nói của tình cảm con người. Và văn chương-một bộ phận nhỏ của văn nghệ cũng góp phần làm nên cái tiếng nói chung ấy. Dù bạn là người khô khan, cộc cằn đến đâu thì liệu bạn có chắc rằng mình sẽ không rơi lệ khi chứng kiến cảnh chia tay giữa hai anh em Thành và Thuỷ trong"CUộc chia tay của những con búp bê". Sự chia sẻ, tâm hồn rộng mở chính là quà tặng tinh thần đẹp nhất mà văn chương mang đến cho chúng ta. Bạn có chú ý đến từ "gây" trong đề bài. Từ "gây" ở đây gợi cho người đọc một sự lôi kéo, dường như đó là cái không tốt. Bởi cũng như cuộc sống muôn màu, văn học cũng được tạo nên từ nhiều mảnh ghép khác nhau; có những mảnh ghép làm cho nền văn học thêm đặc sắc, độc đáo nhưng cũng có những thành phần làm văn học trở nên u tối, đầy rẫy những xấu xa. Nói như thế, có nghĩa là, bên cạnh những tình cảm tích cực, văn học còn mang đến cho ta những mặt tiêu cực trogn suy nghĩ và lối sống mà tư tửong yêu đương tuổi học trò là một ví dụ chẳng hạn.
Văn học mang đến cho cuộc sống chúng ta nhiều thứ thật đấy. Nhưng tiếp nhận chúng thế nào, cảm nhận chúng ra sao lại là một vấn đề khác. Hãy để những tình cảm trong văn học mãi luôn là những tình cảm đẹp, thiêng liêng nhất...và còn gì đẹp hơn nếu bạn biến chúng thành tình cảm thật trogn cuộc sống nhỉ ?

7 tháng 3 2017

Văn chương luyện cho ta tình cảm ta sẵn có. Vì phải có tình yêu thì đọc Romeo và Julyet mới thấy cảm động đến phát khóc lên và có thêm sức mạnh đấu tranh cho tình yêu. Phải có lòng thành kính, ruồng bỏ tội lỗi và đầy tình thương với đồng loại thì mới tôn sùng ra-ma yana. Phải có lòng đấu tranh cho vẻ đẹp hoàn thiện, cho sự siêu thoát thì mới có tâm trí nghĩ về i-li-at và Ô-đi-xê. hay chỉ cần biết khóc để đọc chiếc lá cuối cùng, biết cười để đọc trưởng giả học làm sang, biết yêu nước để đọc Bình Ngô đại cáo, biết đấu tranh để suy xét về Bản án chế độ thức dân Pháp. tất cả là những thể loại văn học khác nhau nhưng chung nhau một điểm là đều thể hiện thái đọ của người viết tới đối tượng và ý tưởng mà mình đang viết. Cuộc đời chúng ta là sự giới hạn của thần thánh còn cuộc đời văn chương là sự giới hạn về tình cảm, biết bao nhiêu những tình cảm ấy chính là văn học, vì vậy mà nó giúp ta hình dung về sự sống, tồn tại là để khám phá bản thân.Hoài Thanh đã nói đúng về ý nghĩa của văn chương nhưng chưa đủ, văn chương còn giúp ta sống, để ta sống và nuôi ta sống bằng nguồn cảm hứng vô tận về tình yêu của con người.Văn chương là tâm hồn và cũng là cuộc sống. Hai thứ ấy quện hòa quấn quýt vào nhau. Cuộc sống là chất liệu của văn chương còn văn chương thì làm đẹp lòng người. Nhưng để lòng người càng thêm yêu thêm đẹp thì văn chương trước hết cũng phải đẹp, phải hay. Nghĩa là nó phải yêu thương đích thực và phải là sản phẩm của những tâm hồn biết yêu thương.

18 tháng 3 2021

Bác Hồ rất yêu thiên nhiên, yêu cỏ cây hoa lá. Nhà thơ Tố Hữu đã khái quát chính xác phẩm chất này của Hồ Chí Minh - nhà nhân văn chủ nghĩa, trong câu thơ: “Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa”. Sinh thời có lần Người đã từng nói Người không tham danh vọng mà muốn sống hòa cùng thiên nhiên nơi có núi cao rừng biếc và làm bạn với các cụ phụ lão và các cháu thiếu niên nhi đồng. 

Đó là cách sống lão thực của các bậc hiền triết phương Đông. Nhưng vì nhiệm vụ cách mạng mà Người phải gánh vác trọng trách việc nước. Là một vị Chủ tịch nước nhưng Người vẫn sống như mọi người dân bình thường khác: “Việc quân việc nước đã bàn/ Xách bương dắt trẻ ra vườn tưới rau” (Không đề). Nơi Người sống và làm việc luôn hòa trong thiên nhiên, cây cối, cỏ hoa. Chúng ta vẫn thường được xem những tấm ảnh quý Bác Hồ trồng cây, tưới cây, chăm sóc cho cây. Chúng ta vẫn thường được nghe các văn nghệ sĩ, các đồng chí của Người kể về tình yêu cây lá, cỏ hoa như Người ngăn lại không

18 tháng 3 2021

Tham khảo nha em:

Bác Hồ người được biết đến là một nhà quân sự , nhà chính trị đại tài , một nhà thơ, nhà văn, nhà báo mượn ngòi bút đánh giặc , suốt cả cuộc đời Người luôn vì  đất nước, vì dân tộc .Tuy nhiên, Bác vẫn luôn dành một góc tâm hồn thả mình vào với thiên nhiên, cây cỏ, Bác có một tình yêu to lớn với thiên nhiên xung quanh Người.

“ Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa “  là những gì nhà thơ Tố Hữu bày tỏ chính xác tình yêu của Bác Hồ với thiên nhiên. Quả vậy, ngay từ sinh thời, mong ước của Bác là cả một đời sống như một lão nông gia ngày ngày quanh quẩn với vườn tược, ao chum, với thiên nhiên bốn bể núi rừng, được sống hòa cùng người già và các cháu nhi đồng. Ấy vậy mà vì nhiệm vụ Cách mạng mà người phải gánh thêm việc quân, việc nước, nhưng không vì thế mà ngăn cản Người đến với thiên nhiên, cây cỏ. Người vẫn luôn giữ lối sống lành mạnh, hòa hợp cùng thiên nhiên, đó là những ngày Bác sống ở Pắc Pó, tuy hoàn cảnh hết sức khó khăn “ Sáng ra bờ suối tối vào hang, cháo bẹ rau măng đã sẵn sáng “ nhưng chính Bác lại cảm thấy thích thú với lối sống đó, lối sống của những bậc hiền triết phương Đông . Hay đến sau này, khi vào viếng thăm nơi Bác ở hay ở quê Bác, đó là một không gian thiên nhiên, cây cối, hoa cỏ như trong những câu thơ miêu tả quê Bác trong bài thơ “ Theo chân Bác “ :

Anh dắt em vào cõi Bác xưa

Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa

 Có hồ nước lặng sôi tăm cá

Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa.
Cũng đã có lần, Bác đã nhờ một đồng chí cuộn tròn chiếc rễ đa thành hình tròn đã lìa khỏi cành rồi mang đi chôn xuống đất. Sau này, chiếc rễ đa đó mọc lên thành một cây đa uốn cung hình tròn. Mỗi lần các em thiếu nhi đến đều rất thích chui qua chiếc vòm xinh xắn này. Hay chúng ta cũng được xem lại những hình ảnh Bác trồng cây, tưới cây, chăm sóc cây, những câu chuyện được những người thân cận với Bác kể lại như Bác ngăn lại một nghệ sĩ chụp ảnh bẻ cành cây khi bị vướng góc máy quay,  Người thương tiếc một gốc rễ cây bị thối,.. Đối với Bác, dường như thiên nhiên cây cỏ là những người bạn, đồng chí, tri âm cùng chung sống và tô điểm, làm đẹp cho đời.

Bác yêu cây cỏ bằng cả tấm lòng, Bác xa miền Nam, người dân Nam bộ tặng Bác một cây vú sữa. Bác đã đem cây vú sữa mang về trồng ngay gần nơi Bác ở để ngày nào Bác cũng có thể chăm sóc như để thể hiện tình cảm to lớn của Bác dành cho nửa kia đất nước, một phần trái tim của Người luôn hướng về miền Nam, thương nhớ miền Nam và một lòng mong mỏi miền Nam giải phóng.Không chỉ vậy, việc trồng cây đối với Bác không chỉ là để thỏa cái thú nhàn tản như cổ nhân xưa thường trồng liễu, mai, trúc,… Đối với Bác trồng cây còn để tăng gia sản xuất, khuyến khích người dân chăm chỉ lao động, xây dựng đất nước. Chính Bác khi còn ở vùng núi Việt Bắc đã tự tay trồng những luống rau phát động phong trào cứu đói cho nhân dân ta những năm nạn đói hoành hành ở miền Bắc. Sau này, khi kháng chiến chống Pháp thành công rực rỡ, ngay lập tức Bác liền phát động Tết trồng cây “ Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân “ với ước nguyện đất nước ta ngày càng tươi đẹp, đời sống ấm no , dân giàu nước mạnh.

Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác, ta mới thấy rõ hơn cái tâm, cái tầm của một vị lãnh tụ vĩ đại , vị cha già của dân tộc Việt Nam. Cho đến ngày nay, học sinh chúng em vẫn luôn nghe theo lời dạy của Bác tích cực trồng cây gây rừng, bảo vệ môi trường, thiên nhiên.

11 tháng 3 2019

Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy. Văn chương đưa ta đến những tình huống, những hoàn cảnh, những số phận ta chưa từng gặp trong đòi. Qua các nhân vật, các cảm xúc, thái độ... của nhân vật, văn chương gây ra cho ta những tình cảm, cảm xúc mới mẻ, tạo ra sự đồng cảm giữa bạn đọc và tác giả. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài làm rung động lòng trắc ẩn của mồi chúng ta trước số phận những đứa trẻ tội nghiệp có bố mẹ li dị nhau. Không chỉ thế, người đọc còn thấy đồng cảm với tâm trạng, cảm xúc của những đứa trẻ sắp phải lìa xa người thân. Điều đó cũng xảy ra khi ta đọc nhũng bài Ca dao than thân, “Sài Gòn tôi yêu”, “Xa ngắm thác núi Lư”... Nhò' đó, mỗi chúng ta rút ra cho mình một bài học, gây dựng cho mình một tình cảm đúng đắn đối với nhừng biếu hiện của cái đẹp, cái tốt cũng như cái xấu, cái ác trong cuộc đời này. Bên cạnh đó, văn chương còn “luyện” những tình cảm ta sẵn có. Từ thuở lọt lòng, ai ai cũng đã có những tình cảm nhất định đối với gia đình, bạn bè, thầy cô, quê hương... Văn chương thực hiện nhiệm vụ hình dung sự sống và sáng tạo sự sống chang những phản ánh đầy đủ về những tình cảm ấy mà còn làm đẹp hon, sâu sắc hơn những hiện thực vốn có tồn tại trong đời sống của con người. Nhò' vậy, chúng ta cảm nhận đầy đủ và sâu sắc hon những tình cảm của lòng mình. Đọc ca dao về tình cảm gia đình với những hình ảnh như “núi Thái Sơn, nước trong nguồn”, “Anh em như thể chân tay”... Đọc nhũng bài thơ như “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, những bài ca dao về quê hương đất nước... Ta thêm yêu, thêm trân trọng hạnh phúc gia đình mình đang có, thêm yêu quê hương đất nước tươi đẹp của mình... Chính những công dụng tuyệt vòi đó khiến văn chương trở thành một loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống con người.