K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3 2021

Mn cố gắng giúp mik nha

Những nét chính trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế:

- Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế:

+ Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.

+ Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.

- Diễn biến: 3 giai đoạn

+ Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Sau khi Đề Nắm mất (4/1892), Đề Thám trở thành lãnh tụ của phong trào.

+ Giai đoạn 1893-1908: Thời kì này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.

+ Giai đoạn 1909-1913: Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội , phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, Thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.

Đến ngày 10/2/1913 khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã.

- Nguyên nhân thất bại:

+ Lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch

+ Phong trào mang tính chất tự phát, chưa có sự liên két với các phong trào yêu nước khác cùng thời.

- Ý nghĩa: Chứng tỏ khả năng lớn lao của nông dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.

Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời đó là:

- Mục tiêu: bảo vệ xóm làng, cuộc sống của mình, không phải là khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời.

- Lãnh đạo: không phải các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.

- Lực lượng tham gia: đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.

- Địa bàn hoạt động: khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng rừng núi trung du Bắc Kì.

- Về cách đánh: nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động, giảng hòa khi cần thiết,...

- Thời gian tồn tại: cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.

- Ý nghĩa: khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.

- Tính chất: là một phong trào yêu nước, không nằm trong phong trào Cần Vương.

8 tháng 3 2021

Những khởi nghĩa đó thất bại vì

-Ko đủ lực lượng 

-Một số cuộc khởi nghĩa chưa có sự đoàn kết

 -Một số cuộc khởi nghĩa còn bị  bọn quan lại uy hiếp,âm mưu giết chủ tướng

8 tháng 3 2021

Những khởi nghĩa đó thất bại vì-Ko đủ lực lượng -Một số cuộc khởi nghĩa chưa có sự đoàn kết -Một số cuộc khởi nghĩa còn bị  bọn quan lại uy hiếp,âm mưu giết chủ tướng

12 tháng 3 2017

Nêu nguyên nhân diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân đằng ngoài thế kỷ XVIII:
- Giữa thế kỉ XVIII, vua Lê - chúa Trịnh ăn chơi xa xỉ, quanh năm hội hè yến tiệc.
- Quan lại, binh lính ra sức đục khoét nhân dân.
Kể tên một số cuộc khởi nghĩa nông dân đằng ngoài tiêu biểu trong thế kỷ XVIII và xác định địa bàn diễn ra các cuộc khởi nghĩa đó trên lược đồ

Cuộc khởi nghĩa Địa bàn
khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng
(năm 1737)
Sơn Tây
khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738-1770) vùng Thanh Hóa và vùng Nghệ An
khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740-1751) Tam Đảo, Sơn Tây, Tuyên Quang
khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741-1751) Hải Phòng, Kinh Bắc, Sơn Nam, Nghệ An.
khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739-1769) Điện Biên
khởi nghĩa Vũ Đình Dung Sơn Nam
khởi nghĩa Nguyễn Tuyển - Nguyễn Cừ

Nhận xét về phong trào nông dân Đàng Ngoài the lở XVIII
Dựa vào diễn biến các cuộc khởi nghĩa (các địa phương nổ ra khởi nghĩa, các địa phương có hoạt động của nghĩa quân, thời gian tồn tại các cuộc khởi nghĩa, khẩu hiệu đấu tranh của nghĩa quân) để nêu lên tính chất chống phonq kiến (chính quyền Lê — Trịnh, địa chủ, quan lại) quyết liệt và quy mô rộng lớn của phong trào.

25 tháng 3 2017

Nguyên nhân diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII:

- Chính quyền phong kiến Đàng Ngoài suy sụp. Vua Lê chỉ là bù nhìn. phủ chúa nắm mọi quyền hành , cai trị độc đoán , quanh năm tổ chức hội hè, yến tiệc, phung phí tiền của . Quan lại , địa chủ và cả binh lính ra sức hoành hành , đục khoét nhân dân. Ruộng đất của nông dân bị quan lại, địa chủ lấn chiếm. Sản xuất nông nghiệp bị đình đốn . Hạn hán , lũ lụt , mất mùa liên tiếp xảy ra .Gánh nặng của các loại thuế khóa làm cho công thương nghiệp sa sút , phố chợ điêu tàn . Nạn đói khủng khiếp đã xảy ra làm cho hàng chục vạn người nông dân chết đói , người sống thì lìa bỏ quê hương, phiêu tán khắp nơi => Thảm cảnh đó đã thúc đẩy nông dân Đàng Ngoài nổi dậy chống lại chính quyền phong kiến.

Kể tên một số cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài tiểu biểu và xác định địa bàn diễn ra các cuộc khởi nghĩa đó:

- Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng ( 1737) nổ ra ở Tây Sơn.

- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu ( 1741 - 1751) : Nghệ An, Hải Dương, Hải Phòng, Kinh Bắc.

- Khởi nghĩa Hoàng Công Chất ( 1739 - 1769) : Tây Bắc.

- Khởi nghĩa Nguyên Danh Phương ( 1740 - 1751) : VĨnh Phúc sau phát triển ra Sơn Tây , Tuyên Quang.

- Khởi nghĩa Lê Duy Mật ( 1738 - 1770) : Thanh Hóa, Nghệ An.

Nhận xét về phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII:

- Các cuộc khởi nghĩa này đều thất bại vì diễn ra rời rạc, không liên kết thành một phong trào lớn , do đó, họ Trịnh đã lợi dụng để tiêu diệt từng cuộc khởi nghĩa một cách khốc liệt . Tuy nhiên, các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVIII với ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền đã làm cho chính quyền phong kiến Đàng Ngoài lung lay.

 

 

25 tháng 4 2016

Nhận xét:

- Tính chất: quyết liệt, kéo dài.

- Quy mô: rộng lớn.

8 tháng 5 2021

nội dung nào dưới đây là ý nghĩa của phong trào nông dân yên thế 1884-1913

A là cuộc kn tiêu biểu trg phongtrào cần vương

B phong trào yêu nc đại diện cho khuynh hượng dân chủ tư sản

C chứng tỏ sức mạnh của giai cấp nông dân VN

D là ptrào yêu nc đại diện cho khuynh hướng vô sản

8 tháng 5 2021

c.chứng tỏ sức mạnh của giai cấp nông dân việt nam

 

18 tháng 6 2020

3. Vì

- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương, 10 năm từ năm 1885 đến năm 1896.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.

18 tháng 6 2020

2.

-Thái độ và hành động của triều đình Huế trong việc để mất 3 tỉnh miền Tây Nam Kì:
+ Ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì và ra lệnh bãi binh.
+ Do thái độ cầu hòa của triều đình --> Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì mà không tốn một viên đạn nào( t6.1867).
-Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân diễn ra sôi nổi với những hình thức phong phú:
+ Bất hợp tác với giặc, một số bộ phận nhân dân kiên quyết đấu tranh vũ trang --> nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập ( Đồng Tháp Mười , Tây Ninh , Bến Tre..).
+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nuóc như Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu.