K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

BA CÔ TIÊN  Ngày xửa ngày xưa, có một chú bé mặc dầu tuổi đã lên sáu nhưng chú vẫn bé tí ti, chú chỉ bé vỏn vẹn bằng ngón tay cái của mọi người. Chính vì vậy ai cũng gọi chú bé là chú bé Tí Hon.        Nhà Tí Hon rất nghèo, bố mẹ chú phải đi làm thuê làm mướn cho nhà địa chủ, họ phải làm quần quật từ sáng sớm đến tối mịt mà vẫn không có tiền để có một cuộc sống no đủ. Tí Hon nhìn thấy bố mẹ vất vả...
Đọc tiếp

BA CÔ TIÊN

  Ngày xửa ngày xưa, có một chú bé mặc dầu tuổi đã lên sáu nhưng chú vẫn bé tí ti, chú chỉ bé vỏn vẹn bằng ngón tay cái của mọi người. Chính vì vậy ai cũng gọi chú bé là chú bé Tí Hon.

        Nhà Tí Hon rất nghèo, bố mẹ chú phải đi làm thuê làm mướn cho nhà địa chủ, họ phải làm quần quật từ sáng sớm đến tối mịt mà vẫn không có tiền để có một cuộc sống no đủ. Tí Hon nhìn thấy bố mẹ vất vả nên chú rất thương, chỉ muốn đi làm kiếm tiền để đỡ gánh nặng cho bố mẹ.

        Một hôm, Tí Hon nói với bố mẹ rằng chú muốn đi chăn trâu để phụ giúp gia đình. Bố mẹ chú thì thấy chú còn quá nhỏ, trong khi đó đàn trâu con nào cũng to lớn hơn chú gấp nhiều lần nên bố mẹ Tí Hon không cho chú đi. Nhưng với sự năn nỉ kiên trì của Tí Hon thì bố mẹ chú cũng đành bằng lòng cho chú đi chăn thử. Tí Hon mặc dù nhỏ bé nhưng chăn trâu rất giỏi, chú không để con trâu nào ăn hại lúa ngô của bà con trong vùng, con nào con nấy cũng ăn no căng cả bụng. Cả làng ai nấy cũng đều khen Tí Hon. Nhà địa chủ cũng rất ưng Tí Hon chăn trâu. Một hôm, cánh đồng làng không còn cỏ, Tí Hon phải dắt trâu lên trên núi để cho trâu kiếm cỏ ăn. Đang chăn trâu thì Tí Hon thấy có một bông hoa hồng to bằng chiếc nón nở trên cành cây. Tí Hon dắt trâu tới gần cây đó, cậu leo lên tai trâu rồi khẽ chuyển sang cành cây vào leo vào giữa bông hoa. Vào bông hoa Tí Hon thấy rất ngạc nhiên và thích thú vì bên trong bông hoa có ba cô tiên người cũng bé tí hon như cậu, một cô áo xanh, một cô áo vàng còn cô còn lại thì mặc áo đỏ. Ba cô tiên thấy tí hon thì vui mừng hỏi han rồi đem bánh kẹo ngon cho Tí Hon ăn. Tí Hon chưa ăn ngay mà lại bỏ số bánh kẹo các cô cho vào túi, thấy lạ nên ba cô tiên hỏi:

    - Kẹo chúng tôi cho, sao Tí Hon không ăn?

Tí hon đáp:

    - Tôi không ăn, tôi mang về cho bố mẹ tôi ăn, nhà tôi nghèo lắm, bố mẹ tôi thì vất vả, tôi thương bố mẹ tôi lắm.

Ba cô tiên cùng nói:

    - Tí Hon cứ ăn đi, chúng tôi còn nhiều kẹo bánh mà. Ăn xong chúng tôi sẽ giúp Tí Hon .

       Một lát sau, đợi trâu ăn no cỏ. Tí Hon và ba cô tiên nhỏ bé leo lên ngồi trên sừng trâu và cùng đàn trâu đi về. Về đến nhà Tí Hon, ba cô tiên thấy đúng như Tí Hon kể, nhà của cậu rất nghèo, gian nhà thì xác xơ, ba cô tiên bảo Tí Hon đi tìm bố mẹ của chú về.

      Ba cô tiên cầm bút thần vẽ một đám ruộng to, trên ruộng là những bông lúa nở chín vàng ươm như màu nắng, cô tiên áo xanh thì vẽ rất nhiều quần áo thật đẹp. Vừa vẽ xong thì tất cả ruộng, lúa và quần áo đều biến thành thật. Vừa lúc ấy Tí Hon và bố mẹ về đến nơi.

    - Ồ, nhà đẹp thế? Ruộng của ai tốt thế ? Áo quần ai nhiều thế ?

    Ba cô Tiên ở trong nhà bước ra chào bố mẹ Tí Hon và nói :

    - Chúng cháu làm giúp hai bác và Tí Hon đấy. Từ nay hai bác không còn nghèo nữa. Có ruộng cày, có nhà ở, có quần áo mặc. Rồi cô Tiên áo xanh lại cho Tí Hon một chiếc áo, mặc áo vào là lớn bổng lên.

    Bố mẹ Tí Hon mừng quá, quay lại định cám ơn thì ba cô Tiên đã biến thành ba con bồ câu trắng bay vù lên mây. Từ đấy, không ai trông thấy ba cô Tiên đâu nữa. Còn Tí Hon lúc này rất to lớn, khoẻ mạnh làm việc rất chăm chỉ, khéo léo chẳng kém gì ba cô Tiên hoa hồng.      (Theo NXB Kim Đồng)

1.     Văn bản Ba cô tiên thuộc thể loại truyện gì? Căn cứ vào dấu hiệu nào em xác định được như vậy? 

2.     Vì sao ba cô tiên trong truyện lại giúp đỡ cậu bé Tí Hon? 

3.     Em hãy suy đoán và giải nghĩa từ “năn nỉ” “vất vả”. 

4.     Câu văn in đậm sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng. 

5.     Em hãy chỉ ra một chi tiết kì ảo có trong truyện. Viết một đoạn văn khoảng 7 câu nêu cảm nhận của em về chi tiết kì ảo đó. 

6.     Qua câu chuyện trên, nhân dân ta muốn gửi gắm chúng ta lời khuyên gì? Trong gia đình, em đã (sẽ) thực hiện lời khuyên đó như thế nào?

1
19 tháng 3 2022

1. Truyện cổ tích.Em xác định được căn cứ vào những chi tiết kì ảo không có thật và các loại nhân vật trong câu chuyện.

2. Bởi vì cậu là một đứa con hiếu thảo,một người chăm chỉ và có trách nhiệm với công việc của mình.

3. Năn nỉ: xin xỏ ai đó về một điều gì đó

  Vất vả: chỉ làm việc nhiều, liên tục, mệt mỏi.

4. Điệp từ (từ có). Làm cho người đọc thấy rõ những thứ tuyệt vời mà ba cô tiên đã tặng cho Tí Hon.

5. Chi tiết kì ảo: xuất hiện các cô tiên 

6. Nhân dân ta muốn nói rằng bản thân chúng ta phải luôn ngoan ngoãn, biết ơn , hiếu thảo với bố mẹ.

Đọc kĩ câu chuyện “Quả bầu tiên” và trả lời các câu hỏi.     Ngày xửa, ngày xưa có một chú bé con nhà nghèo, nhưng vô cùng tốt bụng. Chú luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ, chăm sóc mọi người, mọi vật xung quanh mình. Vì thế cứ mỗi độ xuân về, chim chóc lại ríu rít kéo nhau tới làm tổ, hót vang quanh nhà chú bé.     Một hôm có một con Cáo ở đâu mà tới bắt chim Én ở đầu nhà chú bé. Con Én non nớt bị rơi xuống đất gãy...
Đọc tiếp

Đọc kĩ câu chuyện “Quả bầu tiên” và trả lời các câu hỏi.

     Ngày xửa, ngày xưa có một chú bé con nhà nghèo, nhưng vô cùng tốt bụng. Chú luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ, chăm sóc mọi người, mọi vật xung quanh mình. Vì thế cứ mỗi độ xuân về, chim chóc lại ríu rít kéo nhau tới làm tổ, hót vang quanh nhà chú bé.

     Một hôm có một con Cáo ở đâu mà tới bắt chim Én ở đầu nhà chú bé. Con Én non nớt bị rơi xuống đất gãy cánh. Chú bé vội lao ra cứu con chim. Chú ôm ấp, vỗ về con Én nhỏ. Chú quyết định mang chú chim Én tội nghiệp về nhà chăm sóc và làm cho nó một cái tổ khác, hàng ngày chăm cho con Én ăn, hết mực yêu thương và quan tâm đến Én nhỏ. Nhờ sự chăm sóc tận tình của chú bé, con Én đã dần lành vết thương.

    Cuối thu, trời lạnh dần. Hằng ngày, khi nhìn lên trời thấy từng đàn Én hối hả bay đi tránh rét ở phương Nam, con Én nhỏ phân vân nửa muốn bay theo đàn, nửa lại lưu luyến không nỡ rời chú bé. Hiểu được lòng Én, chú bé âu yếm bảo: “Én cứ bay theo đàn đi kẻo mùa đông lạnh lắm. Đến mùa xuân ấm áp thì Én lại trở về với anh.” Nói xong chú bé tung con Én nhỏ lên trời. Con Én chấp chới bay lên nền trời xanh biếc của mùa thu. Nó nhập vào một đàn Én lớn đang trên đường di cư về những xứ sở ấm áp ở phương Nam. Con Én  mau chóng tìm được niềm vui giữa bạn bè, nhưng nó không thể nào quên được chú bé.

        Mùa xuân tươi đẹp đã tới. Con Én nhỏ tìm về ngôi nhà đơn sơ nhưng đầm ấm tình thương của chú bé. Nó kêu lên thành tiếng mừng vui khi thấy chú bé đang ngồi đan sọt giữa sân. Đôi cánh Én chao liệng sà xuống và Én thả trước mặt chú bé một hạt bầu. Chú bé vùi hạt bầu xuống đất. Chẳng bao lâu hạt bầu đã nảy mầm thành cây. Cây bầu lớn nhanh như thổi, ra hoa, kết quả. Nhưng lạ thay, cây bầu rất tươi tốt nhưng chỉ có mỗi một quả. Hàng ngày, chú bé vẫn yêu quý, chăm sóc cây bầu.

       Đến mùa thu hoạch, chú bé muốn đem quả bầu về nhà. Nhưng quả bầu to quá, cả nhà chú bé phải cùng nhau khiêng mới đưa được về nhà. Ai nấy đều vui.  Khi bổ quả bầu ra… Ôi! Thật kì diệu! Trong quả bầu đầy vàng bạc, châu báu nhiều không kể xiết. Gia đình chú bé vui mừng gọi bà con hàng xóm sang và chia sẻ cùng họ số vàng bạc, châu báu có trong ruột quả bầu tiên.

       Trong làng, có một tên địa chủ tham lam, độc ác. Hắn nghe được chuyện ấy. Hắn cũng muốn được chim Én cho nhiều hạt bầu tiên. Hắn bèn tìm cách bắt một con chim Én con rồi bẻ gãy cánh. Sau đó hắn giả vờ thương xót con Én rồi đem về nuôi.

       Đến mùa thu, khi nhìn lên trời thấy đàn Én đầu tiên xuất hiện, hắn vội vàng ném con Én lên trời và bảo:

– Bay đi Én con! Mau đi kiếm hạt bầu tiên về đây cho ta!

     Con Én khốn khổ bay đi. Kì diệu thay, mùa xuân năm sau nó cũng trở về và đem theo một hạt bầu. Tên địa chủ hí hửng đem gieo và ngày đêm canh giữ. Hắn bắt người hầu trong nhà ngày đêm chăm sóc quả bầu, không được lơi lỏng. Quả bầu cũng lớn nhanh như thổi, to dần, to dần…

      Khi quả bầu đã già, hắn bảo mọi người khiêng về rồi đuổi tất cả ra ngoài. Hắn đóng cửa lại rồi một mình hắn bổ quả bầu tiên, hí hửng với số vàng bạc châu báu sắp có. Quả bầu vừa được bổ ra, vàng bạc châu báu chẳng thấy đâu, chỉ có rắn rết. Rắn rết từ trong quả bầu xông ra khiến lão hoảng sợ, ngã ngửa người ra và bị rắn rết cắn chết. Thật đáng đời kẻ tham lam độc ác.
Câu Hỏi:

Câu 1. Câu chuyện trên thuộc thể loại văn học dân gian nào? Kể tên một văn bản có cùng thể loại như vậy.

 

Câu 2. Việc làm của chim Én với chú bé có đáng khen không? Nó nhắc nhở con điều gì trong cuộc sống?

Câu 3. Con sẽ làm gì khi thấy một người nào đó hay một con vật rơi vào hoàn cảnh éo le cần được giúp đỡ? Hãy viết khoảng ba câu văn lý giải vì sao con làm như vậy.

Giúp mik với. mik cảm ơn 

 

3
13 tháng 3 2022

ét o ét

13 tháng 3 2022

Câu 1

Thể loại : Truyện cổ tích 

Cùng thể loại với " quả bầu tiên " là cây tre trăm đốt

 

Có một người diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hạ năm ấy ông tìm về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em là giáo viên cấp I trường làng.Mỗi buổi chiều, ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây, chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua thung lũng, trước khi rẽ vào những vách đá đến phía ga...
Đọc tiếp

Có một người diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hạ năm ấy ông tìm về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em là giáo viên cấp I trường làng.

Mỗi buổi chiều, ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây, chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua thung lũng, trước khi rẽ vào những vách đá đến phía ga trên.

Chú bé hồi hộp đợi. Đoàn tàu phủ đầy bụi đường với những toa đông đúc hành khách như một thế giới khác lạ, ầm ầm lướt qua thung lũng. Chú bé vụt đứng dậy, háo hức đưa tay vẫy, chỉ mong có một hành khách nào đó vẫy lại chú. Nhưng hành khách - mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường- chẳng ai để ý vẫy lại chú bé không quen biết. 

Hôm sau, rồi hôm sau, hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng thấy chú bé ra vẫy và vẫn không một hành khách nào vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của chú bé, tim người diễn viên già như thắt lại. Ông nghĩ: "Không gì đau lòng bằng việc thấy một em bé thất vọng, đừng để trẻ con mất lòng tin ở đời sống, ở con người."

Hôm sau, người em thấy ông giở chiếc vali hoá trang ra. Ông dán lên mép một bộ râu giả, đeo kính, mượn ở đâu một chiếc áo veston cũ, mặc vào rồi chống gậy đi. Ông đi nhờ chuyến xe ngựa của trạm, lên tàu đi ngược lên ga trên. Ngồi sát cửa sổ toa tàu, ông thầm nghĩ: " Đây là vai kịch cuối cùng của mình, cũng như nhiều lần nhà hát thường phân cho mình, một vai phụ, một vai rất bình thường, một hành khách giữa bao hành khách đi tàu..."

Qua cái thung lũng có chú bé đang đứng vẫy, người diễn viên già nhoài người ra, cười, đưa tay vẫy lại chú bé. Ông thấy chú bé mừng cuống quít, nhẩy cẫng lên, đưa cả hai tay vẫy mãi.

Con tàu đi xa. Người diễn viên già trào nước mắt cảm động hơn bất cứ một đêm diễn huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai kịch cuối cùng của ông, một vai phụ, một vai không có lời, một vai không đáng kể nhưng đã làm cho chú bé kia vui sướng, đã đáp lại tâm hồn chú bé và chú sẽ không mất lòng tin ở cuộc đời.

 

3
17 tháng 4 2016

chuyện j thế nhỉ ?

17 tháng 4 2016

thật là cảm xúc

Bốn anh tài   Ngày xưa, ở bản kia có một chú bé tuy nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi. Dân bản đặt tên cho chú là Cẩu Khây. Cẩu Khây lên mười tuổi, sức đã bằng trai mười tám; mười lăm tuổi đã tinh thông võ nghệ.   Hồi ấy, trong vùng xuất hiện một con yêu tinh chuyên bắt người và súc vật. Chẳng mấy chốc, làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót. Thương dân bản, Cẩu Khây quyết chí lên...
Đọc tiếp

Bốn anh tài

   Ngày xưa, ở bản kia có một chú bé tuy nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi. Dân bản đặt tên cho chú là Cẩu Khây. Cẩu Khây lên mười tuổi, sức đã bằng trai mười tám; mười lăm tuổi đã tinh thông võ nghệ.

   Hồi ấy, trong vùng xuất hiện một con yêu tinh chuyên bắt người và súc vật. Chẳng mấy chốc, làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót. Thương dân bản, Cẩu Khây quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh.

   Đến một cánh đồng khô cạn, Cẩu Khây thấy một cậu bé vạm vỡ đang dùng tay làm vồ đóng cọc để đắp đập dẫn nước vào ruộng. Mỗi quả đấm của cậu giáng xuống, cọc tre thụt sâu hàng gang tay. Hỏi chuyện, Cẩu Khây biết tên cậu là Nắm Tay Đóng Cọc. Nắm Tay Đóng Cọc sốt sắng xin được cùng Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh.

   Đến một vùng khác, hai người nghe có tiếng tát nước ầm ầm. Họ ngạc nhiên thấy một cậu bé đang lấy vành tai tát nước suối lên một thửa ruộng cao bằng mái nhà. Nghe Cẩu Khây nói chuyện, Lấy Tai Tát Nước hăm hở cùng hai bạn lên đường.

   Đi được ít lâu, ba người lại gặp một cậu bé đang ngồi dưới gốc cây, lấy móng tay đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng. Cẩu Khây cùng các bạn đến làm quen và nói rõ chí hướng của ba người. Móng Tay Đục Máng hăng hái xin được làm em út đi theo.

(còn nữa)

TRUYỆN CỔ DÂN TỘC TÀY

Chú thích:

- Cẩu Khây (tiếng Tày): chín chõ xôi.

- Tinh thông: hiểu biết thấu đáo, có khả năng vận dụng thành thạo.

- Yêu tinh: con vật tưởng tượng, có nhiều phép thuật và rất độc ác.

1. Cẩu Khây đã quyết định làm gì để cứu quê hương?

 Cậu quyết gây dựng lại làng mạc quê hương.
 Cậu quyết định lên đường diệt trừ yêu tinh.
 Cậu quyết vận động dân làng sinh sống tại quê hương.
 Cậu giúp đỡ người dân trồng trọ, xây cất nhà cửa.

2. Đến cánh đồng khô hạn, Cẩu Khây đã gặp ai?

 Lấy Tai Tát Nước
 Nắm Tay Đóng Cọc
 Móng Tay Đục Máng
 Đầu Cua Tai Nheo

3. Đến vùng nghe có tiếng tát nước ầm ầm, Cẩu Khây đã gặp ai?

 Lấy Tai Tát Nước
 Móng Tay Đục Máng
 Nắm Tay Đóng Cọc
 Đầu Cua Tai Nheo

4. Đến một vùng khác, Cẩu Khây đã gặp ai đang ngồi dưới gốc cây?

 Nắm Tay Đóng Cọc
 Lấy Tai Tát Nước
 Móng Tay Đục Máng
 Đầu Cua Tai Nheo

5. Cẩu Khây đã cùng những người bạn của mình đi đâu?

 Cứu giúp người dân.
 Diệt trừ yêu tinh.
 Xây dựng làng mạc.
 Đánh giặc cứu nước.

0
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới. Ghi lại chữ cái đứng đầu đáp án đúngQUẢ BẦU TIÊNNgày xửa, ngày xưa có một chú bé con nhà nghèo, nhưng vô cùng tốt bụng. Chú luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ, chăm sóc mọi người, mọi vật xung quanh mình. Vì thế cứ mỗi độ xuân về, chim chóc lại ríu rít kéo nhau tới làm tổ, hót vang quanh nhà chú bé.Một hôm có một con Cáo ở đâu mà tới...
Đọc tiếp

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới. Ghi lại chữ cái đứng đầu đáp án đúng

QUẢ BẦU TIÊN

Ngày xửa, ngày xưa có một chú bé con nhà nghèo, nhưng vô cùng tốt bụng. Chú luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ, chăm sóc mọi người, mọi vật xung quanh mình. Vì thế cứ mỗi độ xuân về, chim chóc lại ríu rít kéo nhau tới làm tổ, hót vang quanh nhà chú bé.

Một hôm có một con Cáo ở đâu mà tới bắt chim Én ở đầu nhà chú bé. Con Én non nớt bị rơi xuống đất gãy cánh. Chú bé vội lao ra cứu con chim. Chú ôm ấp vỗ về con Én nhỏ, làm cho nó một cái tổ khác và chăm cho con Én ăn. Nhờ sự chăm sóc tận tình của chú bé, con Én đã khỏi đau. Mùa thu đến khi nhìn lên trời thấy từng đàn Én hối hả bay đi tránh rét ở phương Nam, con Én nhỏ phân vân nửa muốn bay theo đàn, nửa lại lưu luyến không nỡ rời chú bé.

Hiểu được lòng Én, chú bé âu yếm bảo:

– Én cứ bay theo đàn đi kẻo mùa đông lạnh lắm. Đến mùa xuân ấm áp thì Én lại trở về với anh.

Nói xong chú bé tung con Én nhỏ lên trời. Con Én đang chấp chới bay lên nền trời xanh biếc của mùa thu. Nó nhập vào một đàn Én lớn đang trên đường di cư về những xứ sở ấm áp ở phương Nam. Con Én nhỏ mau chóng tìm được niềm vui giữa bạn bè, nhưng nó không thể nào quên chú bé.

Mùa xuân tươi đẹp đã tới. Con Én nhỏ tìm về ngôi nhà đơn sơ nhưng đầm ấm tình thương của chú bé. Nó kêu lên thành tiếng mừng vui khi thấy chú bé đang ngồi đan sọt giữa sân. Đôi cánh Én chao liệng sà xuống và Én thả trước mặt chú bé một hạt bầu.

Chú bé vùi hạt bầu xuống đất. Chẳng bao lâu hạt bầu đã nảy mầm thành cây. Cây bầu lớn nhanh như thổi, ra hoa, kết quả. Nhưng lạ chưa, quả bầu to khổng lồ, cả nhà chú bé mới khiêng về được một quả, khi bổ ra… Ôi! Thật kì diệu! Trong quả bầu đầy vàng bạc, châu báu và thức ăn ngon!

Tên địa chủ trong vùng nghe được chuyện ấy. Hắn cũng muốn được chim Én cho nhiều quả bầu tiên. Hắn bèn tìm cách bắt một con chim Én con rồi bẻ gãy cánh. Sau đó hắn giả vờ thương xót con Én rồi đem về nuôi.

Đến mùa thu, khi nhìn lên trời thấy đàn Én đầu tiên xuất hiện, hắn vội vàng ném con Én lên trời và bảo:

– Bay đi Én con! Mau đi kiếm hạt bầu tiên về đây cho ta!

Con Én khốn khổ bay đi. Mùa xuân năm sau nó cũng trở về và đem theo một hạt bầu. Tên địa chủ hí hửng đem gieo và ngày đêm canh giữ. Khi quả bầu đã già, hắn bảo mọi người khiêng về rồi đuổi tất cả ra. Hắn đóng cửa lại rồi một mình hắn bổ quả bầu tiên. Quả bầu vừa được bổ ra, vàng bạc chẳng có, chỉ có rắn rết. Rắn rết từ trong quả bầu xông ra cắn chết tên địa chủ tham lam độc ác.

Nguồn: Internet

1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Truyền thuyết. B. Cổ tích. C. Truyện đồng thoại.

2. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Thuyết minh.

3. Nhân vật chính trong truyện trên là ai?

A. Chú bé. B. Chú bé, chim én.

C. Chú bé, tên địa chủ. D. Chú bé, tên địa chủ, chim én.

4. Kết cấu trong của văn bản trên gợi em liên tưởng đến văn bản nào đã học?

A. Thạch Sanh. B. Cây khế.

C. Thánh Gióng. D. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

5. Chi tiết kì ảo trong văn bản Quả bầu tiên là chi tiết nào? (nhiều đáp án)

A. Con chim bị thương được cậu bé chăm sóc.

B. Đến mùa đông, con chim bay về miền Nam tránh rét cùng đồng loại của mình.

C. Con chim tặng cho chú bé và tên địa chủ mỗi người một hạt bầu.

D. Quả bầu của cậu bé có rất nhiều vàng bạc châu báu còn của tên địa chủ thì toàn rắn rết.

6. Trong đoạn văn sau có từ láy nào:

“Chú ôm ấp vỗ về con Én nhỏ, làm cho nó một cái tổ khác và chăm cho con Én ăn. Nhờ sự chăm sóc tận tình của chú bé, con Én đã khỏi đau. Mùa thu đến khi nhìn lên trời thấy từng đàn Én hối hả bay đi tránh rét ở phương Nam, con Én nhỏ phân vân nửa muốn bay theo đàn, nửa lại lưu luyến không nỡ rời chú bé.”

A. Ôm ấp. B. Chăm sóc. C. Tận tình. D. Hối hả.

7. Con chim én trong truyện có chức năng chính là:

A. Thể hiện đạo lí đền ơn, đáp nghĩa của nhân dân ta.

B. Thể hiện quan điểm cứu vật, vật tất sẽ trả ơn.

C. Thưởng/ phạt nhân vật, thể hiện ước mơ về xã hội công bằng của nhân dân ta.

D. Có chức năng phụ trong truyện, thử thách tấm lòng, sức mạnh, phẩm chất của hai nhân vật.

8. Kết thúc của truyện đã gửi gắm đến chúng ta bài học nào?

A. Hãy biết yêu thương mọi thứ xung quanh ta, nhất định ta sẽ được báo đáp.

B. Phải biết chăm chỉ lao động, trung thực thật thà.

C. Hãy biết lắng nghe thế giới tự nhiên, phải biết đền ơn đáp nghĩa.

D. Phải có tấm lòng nhân ái, yêu thương, không được tham lam nếu không sẽ gặp quả báo.

2
22 tháng 3 2022

1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Truyền thuyết. B. Cổ tích. C. Truyện đồng thoại.

2. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Thuyết minh.

3. Nhân vật chính trong truyện trên là ai?

A. Chú bé. B. Chú bé, chim én.

C. Chú bé, tên địa chủ. D. Chú bé, tên địa chủ, chim én.

4. Kết cấu trong của văn bản trên gợi em liên tưởng đến văn bản nào đã học?

A. Thạch Sanh. B. Cây khế.

C. Thánh Gióng. D. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

5. Chi tiết kì ảo trong văn bản Quả bầu tiên là chi tiết nào? (nhiều đáp án)

A. Con chim bị thương được cậu bé chăm sóc.

B. Đến mùa đông, con chim bay về miền Nam tránh rét cùng đồng loại của mình.

C. Con chim tặng cho chú bé và tên địa chủ mỗi người một hạt bầu.

D. Quả bầu của cậu bé có rất nhiều vàng bạc châu báu còn của tên địa chủ thì toàn rắn rết.

6. Trong đoạn văn sau có từ láy nào:

“Chú ôm ấp vỗ về con Én nhỏ, làm cho nó một cái tổ khác và chăm cho con Én ăn. Nhờ sự chăm sóc tận tình của chú bé, con Én đã khỏi đau. Mùa thu đến khi nhìn lên trời thấy từng đàn Én hối hả bay đi tránh rét ở phương Nam, con Én nhỏ phân vân nửa muốn bay theo đàn, nửa lại lưu luyến không nỡ rời chú bé.”

A. Ôm ấp. B. Chăm sóc. C. Tận tình. D. Hối hả.

7. Con chim én trong truyện có chức năng chính là:

A. Thể hiện đạo lí đền ơn, đáp nghĩa của nhân dân ta.

B. Thể hiện quan điểm cứu vật, vật tất sẽ trả ơn.

C. Thưởng/ phạt nhân vật, thể hiện ước mơ về xã hội công bằng của nhân dân ta.

D. Có chức năng phụ trong truyện, thử thách tấm lòng, sức mạnh, phẩm chất của hai nhân vật.

8. Kết thúc của truyện đã gửi gắm đến chúng ta bài học nào?

A. Hãy biết yêu thương mọi thứ xung quanh ta, nhất định ta sẽ được báo đáp.

B. Phải biết chăm chỉ lao động, trung thực thật thà.

C. Hãy biết lắng nghe thế giới tự nhiên, phải biết đền ơn đáp nghĩa.

D. Phải có tấm lòng nhân ái, yêu thương, không được tham lam nếu không sẽ gặp

22 tháng 3 2022

1. B, 2. A, 3. D, 4. B, 5. C &D, 6. D, 7. C, 8. D

Ông Trạng thả diều   Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi...
Đọc tiếp

Ông Trạng thả diều

   Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi điều. 

   Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp học nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.

   Thế rồi, vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

(theo TRINH ĐƯỜNG)

Câu 1

Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?

Câu 2

Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?

Câu 3

Vì sao chủ bé Hiền được gọi là "ông Trạng thả diều"?

3 bạn nhanh nhất mik tick :P

3
29 tháng 12 2021

Câu 1

Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?

Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi điều. 

Câu 2

Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?

Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp học nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học.

Câu 3

Vì sao chủ bé Hiền được gọi là "ông Trạng thả diều"?

Vì cho dù chú bận làm, bận học mà cánh diều vẫn bay cao. Hơn nữa, đã thế lại còn đỗ Trạng Nguyên.

29 tháng 12 2021

1.Những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền: còn bé tí đã biết làm diều để chơi, lên 6 tuổi đi học, học đến đâu nhớ và hiểu đến đó, mỗi ngày có thế học thuộc 20 trang sách; nổi tiếng văn hay chữ tốt, mới 13 tuổi đã đỗ Trạng nguyên.

2.Nguyễn Hiền rất ham học và chịu khó. Nhà nghèo phải nghỉ học nhưng cậu vẫn chịu khó và tìm mọi cách để học tập. Cậu xin thầy đứng ngoài lớp nghe giảng; mượn vở về học; sách vở của chú là lưng trâu, nền cát; bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn học là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Chú làm bài thi vào Lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ.

3.Chú bé Hiền được gọi là "ông Trạng thả diều" vì chú rất ham thả diều, còn bé tí đã biết làm lấy diều để chơi, vừa chăn trâu vừa thả diều, vừa đi học vừa chơi diều, trước khi đi thi còn chơi diều. Chú đỗ Trạng nguyên năm 13 tuổi - cái tuổi còn chơi diều.

Vết sẹo Chú bé đưa cho người mẹ tờ giấy mời họp cha mẹ học sinh của trường. Lạ thay, khi mẹ bảo sẽ tham dự, chú bé lộ vẻ sững sờ. Đây là lần đầu tiên bạn học và cô giáo có dịp gặp mặt mẹ, mà chú thì chẳng muốn chút nào. Chú rất ngượng ngập vì vẻ ngoài của mẹ. Mặc dù khá xinh đẹp nhưng bên má phải của bà có một vết sẹo rất lớn. Chú bé chưa bao giờ hỏi tại sao và...
Đọc tiếp

Vết sẹo

 

Chú bé đưa cho người mẹ tờ giấy mời họp cha mẹ học sinh của trường. Lạ thay, khi mẹ bảo sẽ tham dự, chú bé lộ vẻ sững sờ. Đây là lần đầu tiên bạn học và cô giáo có dịp gặp mặt mẹ, mà chú thì chẳng muốn chút nào. Chú rất ngượng ngập vì vẻ ngoài của mẹ. Mặc dù khá xinh đẹp nhưng bên má phải của bà có một vết sẹo rất lớn. Chú bé chưa bao giờ hỏi tại sao và trong trường hợp nào mà mẹ bị như vậy.

Suốt buổi họp, chẳng ai để ý đến vết sẹo ấy mà chỉ ấn tượng về vẻ duyên dáng và phong cách cư xử ấm áp của bà. Tuy vậy, chú bé vẫn bối rối và lẫn tránh mọi người. Tình cờ, chú nghe lõm được câu chuyện giữa mẹ và cô giáo chủ nhiệm :

 – Dạ, vì sao bà bị vết sẹo trên mặt ạ? – Cô giáo rụt rè hỏi.

 – Khi con trai tôi còn đỏ hỏn, nó kẹt trong căn phòng bị hỏa hoạn. Lửa bén dữ quá nên không ai dám xông vào, thế là tôi liều mình. Vừa lao chạy tới bên nôi của cháu, tôi thấy một thanh xà sắp rơi xuống. Không kịp suy nghĩ, tôi liền ghé thân che cho con rồi bất tỉnh luôn. May mà một anh cứu hỏa đến kịp và cứu hai mẹ con tôi ra. Vết sẹo đã thành vĩnh viễn nhưng tôi không bao giờ hối hận về điều đó.

Nghe xong, chú nhỏ ùa tới ôm chầm lấy mẹ, nước mắt lưng tròng. Người cậu run lên vì xúc động. Đức hy sinh của mẹ thanh cao quá! Cả ngày, chú bé cứ nắm riết lấy mẹ không rời.

Theo Những hạt giống tâm hồn

Em học được điều gì sau khi đọc xong câu chuyện kể trên ?

 

GIÚP MIK VỚI!!!GẤP GẤP!XIN CÁC BN ĐÓ!!AI TRẢ LỜI ĐÚNG MIK TICK CHO!!!

5
23 tháng 5 2018

Em học được :

Dù mẹ có như thế nào thì chúng ta cũng phải yêu thương mẹ vì mẹ đã dành cả nửa cuộc đời để yêu thương , chăm sóc chúng ta.Trong câu chuyện trên mẹ chú bé đã hy sinh khuôn mặt vì chú bé nhưng chú bé lại không hề biết điều này.

Em muốn nhắn nhủ đến các bạn:

Trên đời này không có ai hoàn hảo cả nên đừng cảm thấy xấu hổ vì điều đó.Quan trọng là tính nết bên trong . Cho nên người ta có câu :"Tốt gỗ hơn tốt nước sơn."

22 tháng 5 2018

Sau khi đọc câu chuyện em chợt nhận ra rằng em đang tốn thời gian đọc câu chuyện đó :v

Có một diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hè năm ấy, ông về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em là giáo viên trường làng.Mỗi buổi chiều, ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây, chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua. Khi tàu đến, chú bé vụt đứng dậy, háo hức đưa tay vẫy, chỉ mong có một...
Đọc tiếp

Có một diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hè năm ấy, ông về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em là giáo viên trường làng.

Mỗi buổi chiều, ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây, chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua. Khi tàu đến, chú bé vụt đứng dậy, háo hức đưa tay vẫy, chỉ mong có một hành khách nào đó vẫy lại. Nhưng hành khách mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường, chẳng có ai để ý vẫy lại chú bé không quen biết ấy.

Hôm sau, rồi hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng thấy chú bé ra vẫy và vẫn không một hành khách nào giơ tay vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của chú bé, tim người diễn viên già như thắt lại.

Hôm sau, người diễn viên già giở chiếc va li hóa trang của ông ra. Ông dán lên mép bộ râu giả, đeo kính, đi ngược lên ga trên. Ngồi sát của sổ toa tàu ông thầm nghĩ: “Đây là vai kịch cuối cùng của mình, một vai phụ như nhiều lần nhà hát đã phân vai cho mình – một hành khách giữa bao hành khách đi tàu”.

Qua cái thung lũng có chú bé đang đứng vẫy, người diễn viên già nhoài người ra, cười, đưa tay vẫy lại chú bé. Ông thấy chú bé mừng cuống quýt, nhảy cẫng lên, đưa hai tay vẫy mãi.

Con tàu đi xa dần, người diễn viên già trào nước mắt. Ông thấy cảm động hơn bất cứ một đêm huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai diễn cuối cùng của ông. Tuy chỉ là vai phụ, một vai không có lời, một vai không đáng kể nhưng ông đã làm cho một chú bé vui sướng, ông đã đáp lại tâm hồn chú bé và chú sẽ không mất niềm tin vào cuộc đời.

(Theo Truyện khuyết danh)

 

II. Dựa vào nội dung bài, khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu :

1. Nhân vật chính trong câu chuyện là người có hoàn cảnh như thế nào?

a. Là một diễn viên già về hưu, sống độc thân, đến nghỉ ở làng miền núi.

b. Là một diễn viên già sống với gia đình của mình ở làng miền núi.

c. Là một diễn viên nổi tiếng, công việc bận rộn, không có thời gian nghỉ.

d. Là một diễn viên nghỉ hưu đưa gia đình về sống ở một làng miền núi.

2. Người diễn viên già thấy gì khi dạo chơi ở bãi cỏ?

a. Một chú bé ngồi đợi đoàn tàu chạy đến để lên tàu đi chơi rất xa.

b. Một chú bé chiều nào cũng ngồi đợi để vẫy chào đoàn tàu chạy qua.

c. Một chú bé đang chờ đón người nhà đi tàu về thăm quê hương.

d. Một chú bé chiều nào cũng đợi đoàn tàu chạy qua và người trên tàu vẫy tay.

3. Người diễn viên già đã làm gì để đem lại niềm vui cho cậu bé?

a. Hóa trang làm hành khách, ngồi sát cửa toa tàu, đưa tay vẫy cậu bé.

b. Lên tàu ở ga trên, ngồi sát cửa toa tàu để cậu bé dễ nhìn thấy mình.

c. Đến nhà hát xin cho mình được đóng vai diễn cuối cùng.

d. Làm hành khách đi tàu, mỉm cười khi cậu bé vẫy tay chào mọi người.

4. Niềm vui sướng của cậu bé được mêu tả như thế nào?

a. Đứng lặng đi không nói được lời nào.

b. Mừng cuống, nhảy cẫng lên, vẫy cả hai tay.

c. Chạy theo đoàn tàu, reo to lên vì sung sướng.

d. Chạy vội về làng, reo to lên vì sung sướng.

5. Vì sao tuy chỉ là một vai phụ không lời mà người diễn viên già thấy cảm động hơn bất cứ một đêm huy hoàng nào ở nhà hát?

a. Vì đây là vai ông đóng lúc đã về nghỉ hưu, sống độc thân nơi vắng vẻ.

b. Vì khi diễn ở nhà hát chưa có ai tán thưởng ông nhiệt tình như chú bé.

c. Vì đây là vai diễn đóng đạt nhất trong đời biểu diễn nghệ thuật của ông.

d. Vì ông đã làm cho chú bé sung sướng, không mất niềm tin vào cuộc đời.

6. Từ nào đồng nghĩa với từ “ háo hức”?

a. Náo nức

b. Nô nức

c. Hí hửng

d. Tưng bừng

7. Từ “ngon” trong câu nào được dùng theo nghĩa chuyển?

a. Bữa cơm hôm nay rất ngon.

b. Bài toán này Nam giải ngon ơ.

c. Anh ấy nấu ăn rất ngon.

d. Cốm là một thức quà ngon của người Hà Nội.

8. Dòng nào dưới đây có cặp từ in nghiêng là những từ đồng âm?

a. cây bằng lăng/ cây thước kẻ

b. mặt bàn/ mặt trái xoan

c. chỗ nghỉ chân/ cái chân bàn

d. tìm bắt sâu/ moi rất sâu

9. Chọn quan hệ từ trong ngoặc đơn vào chỗ chấm:

a. Bạn Phương rất chan hoà, thân ái……………bạn bè.

b. Chiếc bút màu xanh ……..…em có khắc hình chú mèo máy.

c. Nụ cười của cô bé đẹp ……….một nụ sen vừa nở.

d. Những đám mây sẽ kể cho mọi người …..….cuộc phiêu lưu của nó khắp đó đây.

( về, của, với, như)

10. Đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ mối quan hệ tăng tiến:

ai đúng tich nha 

1
29 tháng 12 2021

Có một diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hè năm ấy, ông về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em là giáo viên trường làng.

Mỗi buổi chiều, ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây, chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua. Khi tàu đến, chú bé vụt đứng dậy, háo hức đưa tay vẫy, chỉ mong có một hành khách nào đó vẫy lại. Nhưng hành khách mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường, chẳng có ai để ý vẫy lại chú bé không quen biết ấy.

Hôm sau, rồi hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng thấy chú bé ra vẫy và vẫn không một hành khách nào giơ tay vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của chú bé, tim người diễn viên già như thắt lại.

Hôm sau, người diễn viên già giở chiếc va li hóa trang của ông ra. Ông dán lên mép bộ râu giả, đeo kính, đi ngược lên ga trên. Ngồi sát của sổ toa tàu ông thầm nghĩ: “Đây là vai kịch cuối cùng của mình, một vai phụ như nhiều lần nhà hát đã phân vai cho mình – một hành khách giữa bao hành khách đi tàu”.

Qua cái thung lũng có chú bé đang đứng vẫy, người diễn viên già nhoài người ra, cười, đưa tay vẫy lại chú bé. Ông thấy chú bé mừng cuống quýt, nhảy cẫng lên, đưa hai tay vẫy mãi.

Con tàu đi xa dần, người diễn viên già trào nước mắt. Ông thấy cảm động hơn bất cứ một đêm huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai diễn cuối cùng của ông. Tuy chỉ là vai phụ, một vai không có lời, một vai không đáng kể nhưng ông đã làm cho một chú bé vui sướng, ông đã đáp lại tâm hồn chú bé và chú sẽ không mất niềm tin vào cuộc đời.

(Theo Truyện khuyết danh)

II. Dựa vào nội dung bài, khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu :

1. Nhân vật chính trong câu chuyện là người có hoàn cảnh như thế nào?

a. Là một diễn viên già về hưu, sống độc thân, đến nghỉ ở làng miền núi.

b. Là một diễn viên già sống với gia đình của mình ở làng miền núi.

c. Là một diễn viên nổi tiếng, công việc bận rộn, không có thời gian nghỉ.

d. Là một diễn viên nghỉ hưu đưa gia đình về sống ở một làng miền núi.

2. Người diễn viên già thấy gì khi dạo chơi ở bãi cỏ?

a. Một chú bé ngồi đợi đoàn tàu chạy đến để lên tàu đi chơi rất xa.

b. Một chú bé chiều nào cũng ngồi đợi để vẫy chào đoàn tàu chạy qua.

c. Một chú bé đang chờ đón người nhà đi tàu về thăm quê hương.

d. Một chú bé chiều nào cũng đợi đoàn tàu chạy qua và người trên tàu vẫy tay.

3. Người diễn viên già đã làm gì để đem lại niềm vui cho cậu bé?

a. Hóa trang làm hành khách, ngồi sát cửa toa tàu, đưa tay vẫy cậu bé.

b. Lên tàu ở ga trên, ngồi sát cửa toa tàu để cậu bé dễ nhìn thấy mình.

c. Đến nhà hát xin cho mình được đóng vai diễn cuối cùng.

d. Làm hành khách đi tàu, mỉm cười khi cậu bé vẫy tay chào mọi người.

4. Niềm vui sướng của cậu bé được mêu tả như thế nào?

a. Đứng lặng đi không nói được lời nào.

b. Mừng cuống, nhảy cẫng lên, vẫy cả hai tay.

c. Chạy theo đoàn tàu, reo to lên vì sung sướng.

d. Chạy vội về làng, reo to lên vì sung sướng.

5. Vì sao tuy chỉ là một vai phụ không lời mà người diễn viên già thấy cảm động hơn bất cứ một đêm huy hoàng nào ở nhà hát?

a. Vì đây là vai ông đóng lúc đã về nghỉ hưu, sống độc thân nơi vắng vẻ.

b. Vì khi diễn ở nhà hát chưa có ai tán thưởng ông nhiệt tình như chú bé.

c. Vì đây là vai diễn đóng đạt nhất trong đời biểu diễn nghệ thuật của ông.

d. Vì ông đã làm cho chú bé sung sướng, không mất niềm tin vào cuộc đời.

6. Từ nào đồng nghĩa với từ “ háo hức”?

a. Náo nức

b. Nô nức

c. Hí hửng

d. Tưng bừng

7. Từ “ngon” trong câu nào được dùng theo nghĩa chuyển?

a. Bữa cơm hôm nay rất ngon.

b. Bài toán này Nam giải ngon ơ.

c. Anh ấy nấu ăn rất ngon.

d. Cốm là một thức quà ngon của người Hà Nội.

8. Dòng nào dưới đây có cặp từ in nghiêng là những từ đồng âm?

a. cây bằng lăng/ cây thước kẻ

b. mặt bàn/ mặt trái xoan

c. chỗ nghỉ chân/ cái chân bàn

d. tìm bắt sâu/ moi rất sâu

9. Chọn quan hệ từ trong ngoặc đơn vào chỗ chấm:

a. Bạn Phương rất chan hoà, thân ái…với…………bạn bè.

b. Chiếc bút màu xanh …của…..…em có khắc hình chú mèo máy.

c. Nụ cười của cô bé đẹp …như…….một nụ sen vừa nở.

d. Những đám mây sẽ kể cho mọi người ….về.….cuộc phiêu lưu của nó khắp đó đây.

( về, của, với, như)

10. Đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ mối quan hệ tăng tiến:

Các chiến sĩ không chỉ dũng cảm mà còn là một công dân thực thụ .

MỞ CÁNH CỬA NIỀM VUI Bà nội xin hàng xóm một chú chó con rất đáng yêu. Chú chó con hoạt bát vẫy duôi rối rít trước mặt cô bé, tỏ ra rất vui mừng. Cô bé cũng rất quý chú chó, ngày nào cũng chơi dùa cùng nó và cười thích thú. Bỗng một ngày, chủ chó bị bệnh chết. Cô bé nằm bò trên bậu cửa sổ, nước mắt giàn giụa khi nhìn thấy bà chôn chủ chó nhỏ. Bà nội vô tình quay đầu lại, nhìn thấy nưrớc mắt của cô cháu gái,...
Đọc tiếp

MỞ CÁNH CỬA NIỀM VUI

Bà nội xin hàng xóm một chú chó con rất đáng yêu. Chú chó con hoạt bát vẫy duôi rối rít trước mặt cô bé, tỏ ra rất vui mừng. Cô bé cũng rất quý chú chó, ngày nào cũng chơi dùa cùng nó và cười thích thú. Bỗng một ngày, chủ chó bị bệnh chết. Cô bé nằm bò trên bậu cửa sổ, nước mắt giàn giụa khi nhìn thấy bà chôn chủ chó nhỏ. Bà nội vô tình quay đầu lại, nhìn thấy nưrớc mắt của cô cháu gái, cảm thấy nao lòng, vội chạy vào nhà, ôm cô bé dến trước bậu cửa sổ khác - cửa sổ này đối diện với vườn trồng hoa hồng. Những bông hồng đủ màu sắc dang nở rực rỡ, mùi hương thơm nồng của hoa bay ngào ngạt. Vườn hồng còn có các chú bướm bay dập dờn. Cô bé ngẩn người ngắm nhìn, quên đi chuyện chú chó bị chết, nghĩ đến cảnh mình sainh đuổi bắt bướm trong vườn hoa và ngã nhào vào những khóm hoa. Nghĩ đến đó, cô bé bỗng nhiên mim cười, mọi buồn bã vừa nãy tan biến như bong bóng xà phòng. Bà nội nhẹ nhàng quay mặt cô bé lại, âu yếm nói: "Cháu gái, cháu có thể làm người vui vẻ, chỉ cần cháu mở đúng cánh cửa mà thôi."

Câu hỏi: Em học được điều gì ở cô bé?

1
1 tháng 5 2023

Cô bé học được rằng, dù có điều gì đau buồn và mất mát trong cuộc sống, nhưng nếu mở cửa niềm vui thì sẽ tìm được niềm vui mới. Cô bé đã quên đi nỗi đau chú chó bị chết khi ngắm nhìn vườn hoa và những bướm bay dập dờn. Tin rằng, nếu ta tập trung vào những điều tích cực và mở rộng tầm nhìn của mình, chúng ta có thể tìm ra niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.

 

Nội dung chính của đoạn trích sau:“Thường thì cứ chạy xe xong trở về thành phố, việc đầu tiên cũng dễ hiểu thôi, là tôi vào hiệu giải khát, nhấm nháp chút gì đó và tất nhiên, có uống một li rượu lử người. Phải nói rằng tôi đã quá say mê cái món nguy hại ấy…Thế rồi, tôi thấy chú bé ở cửa hàng giải khát, hôm sau vẫn lại thấy – thằng bé rách bươm xơ mướp…Tức là, ông...
Đọc tiếp

Nội dung chính của đoạn trích sau:

“Thường thì cứ chạy xe xong trở về thành phố, việc đầu tiên cũng dễ hiểu thôi, là tôi vào hiệu giải khát, nhấm nháp chút gì đó và tất nhiên, có uống một li rượu lử người. Phải nói rằng tôi đã quá say mê cái món nguy hại ấy…Thế rồi, tôi thấy chú bé ở cửa hàng giải khát, hôm sau vẫn lại thấy – thằng bé rách bươm xơ mướp…Tức là, ông bố đẻ của nó đã có thời mặc bành tô da, và nó chợt nhớ lại, Đấy, trí nhớ trẻ con cứ như quầng sáng mùa hạ, soi sáng tất cả trong chốc lát rồi vụt tắt. Trí nhớ của chú bé ấy cũng như vậy, như quầng sáng, cứ chợt lóe lên như thế”.

A.   Trước khi Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a gặp nhau

B. Cuộc gặp gỡ giữa Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a


 

C. Số phận hẩm hiu của Xô-cô-lốp và niềm tin vào sức mạnh của con người Nga


 

D. Cuộc sống của Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a


 

1
31 tháng 3 2018

Đáp án cần chọn là: B