K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chàng dế nọ nhảy tót sang lồng tôi. Ái chà, vẻ ta đây. Hắn bé hơn tôi một chút.Nhưng hắn ngạo mạn và xấc xược làm sao! Bé loắt choắt thế mà đã bắt chước đâu đượcbộ mặt hờm hợm, khinh khỉnh từ cái dáng chân đi khụng khiệng, vẻ coi thiên hạ như rác.Thoáng thấy đã lộn tiết. Vừa ngó tôi, hắn vuốt rung hai sợi râu, nói:- Ờ ờ, chú mày đờ mặt ra thế kia thì liệu có mấy hơi sức, chịu nổi nửa cái...
Đọc tiếp

Chàng dế nọ nhảy tót sang lồng tôi. Ái chà, vẻ ta đây. Hắn bé hơn tôi một chút.
Nhưng hắn ngạo mạn và xấc xược làm sao! Bé loắt choắt thế mà đã bắt chước đâu được
bộ mặt hờm hợm, khinh khỉnh từ cái dáng chân đi khụng khiệng, vẻ coi thiên hạ như rác.
Thoáng thấy đã lộn tiết. Vừa ngó tôi, hắn vuốt rung hai sợi râu, nói:
- Ờ ờ, chú mày đờ mặt ra thế kia thì liệu có mấy hơi sức, chịu nổi nửa cái đá song
phi của ta không?
Rõ chối tai! Tôi đã cáu lắm. Nhưng lạ sao lúc ấy tôi vẫn tỏ ra dịu dàng được. Có lẽ
vì lòng quá khinh bỉ.
- Này anh kia! Làm chi mà ầm lên. Đứa khôn ngoan ở đời thì không nên nói trước.
Hắn nhe răng ra, hầm hè:
- Mặc kệ! Có giỏi thì ra đây chơi nhau chứ đứng nói xỏ đấy à?
Máu nóng trong người tôi sôi sùng sục, tưởng nghe tiếng được. Biết quân này không
phải quân ăn lời, tôi bèn nhảy phắt đến. Chúng tôi bắt đầu đánh nhau giữa những tiếng
cười reo, vỗ tay của ba đứa trẻ. Mới quần thảo vài hiệp, tôi đã rõ sức anh dế lếu láo kia,
chọi với tôi, không được mấy nả sức. Đúng thế, tôi chỉ thọc mạnh một cái, đạp càng, hắn
ngã bổ ngửa ra. Tôi bồi thêm chiếc đá nữa, hắn gãy một cẳng, lăn quay. Tôi chẳng thèm
đánh thêm, chỉ ghé xuống tận tai hắn, lạnh lùng bảo:
- Cho mày bài học thuộc lòng về sự hống hách nhé! Từ giờ chừa đi con ạ.
Hắn chỉ còn biết có việc run rẩy, chắp chân, lạy rối rít.
Nhưng nếu từ đây chàng dế kia có thể biết chừa cái thói ngông nghênh thì tôi lại ăn
phải đũa của hắn. Bệnh ngông nghênh của hắn lây sang tôi. Thế mới kì quặc cho tôi.
(Theo Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí, NXB Kim Đồng, 2017)

Chọn câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 9):
Câu 1 - Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất số ít B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất số nhiều
Câu 2 - Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? Nội dung chính
của đoạn trích trên là gì?
A. Miêu tả; tả lại cảnh “tôi” và “chàng dế nọ” đánh nhau.
B. Miêu tả, tả lại những hành động ngông nghênh của “chàng dế nọ”.
C. Tự sự; kể lại việc “tôi” và “chàng dế nọ” đánh nhau.
D. Tự sự; kể lại những hành động ngông nghênh của “chàng dế nọ”.
Câu 3 - Nhân vật “tôi” trong đoạn trích có những đặc điểm nào?
A. Yếu đuối, tự ti, không muốn gây gổ, đánh nhau.
B. Hèn nhát, sợ hãi trước những người có sức mạnh hơn mình.
C. Hống hách, kiêu ngạo, coi thiên hạ như rác.
D. Mạnh mẽ, tự tin, có sức mạnh.
Câu 4 - Để xây dựng nhân vật trong văn bản, tác giả đã không dùng cách nào?
A. Kết hợp kể chuyện với miêu tả, sử dụng những từ láy đặc sắcB. Sử dụng nhiều chi tiết kì ảo, hoang đường.
C. Khắc họa nhân vật qua cử chỉ, điệu bộ, hành động.
D. Khắc họa nhân vật qua lời nói, suy nghĩ.
Câu 5 - Trong câu : “Bé loắt choắt thế mà đã bắt chước đâu được bộ mặt hờm hợm,
khinh khỉnh từ cái dáng chân đi khụng khiệng, vẻ coi thiên hạ như rác.”, có mấy từ
láy?
A. 2 từ B. 3 từ
C. 4 từ D. 5 từ
Câu 6 - Một trong những đặc điểm cơ bản cho thấy văn bản trên thuộc kiểu truyện
đồng thoại là:
A. Viết về những câu chuyện có thật trong thế giới tự nhiên.
B. Viết về những con vật được nhân hóa, gần gũi với trẻ em.
C. Viết về họ hàng nhà dế với những trận chiến hấp dẫn.
D. Cốt truyện ngắn gọn và được kể bằng ngôi thứ nhất.
Câu 7 - Dựa vào phần cuối đoạn trích (“Nhưng nếu từ đây ... kì quặc cho tôi”), hãy
dự đoán xem điều gì sẽ xảy ra?
A. “Chàng dế nọ” lại gây gổ và chọc tức “tôi” một lần nữa.
B. “Chàng dế nọ” và “tôi” lại đánh nhau một lần nữa.
C. “Tôi” không trở nên hung hăng, ngông nghênh thêm nữa.
D. “Tôi” lại trở nên hung hăng, ngông nghênh.
Câu 8 - Điều gì đã khiến nhân vật “tôi” quyết định dạy cho “chàng dế nọ” một “bài
học thuộc lòng về sự hống hách”?
A. Dáng vẻ ngạo mạn và xấc xược.
B. Cử chỉ “run rẩy chắp chân, lạy rối rít”.
C. Lời nói, hành động hống hách.
D. Cả A và C.
E. Cả A,B và C
Câu 9 - Xác định thành phần chủ ngữ được mở rộng trong câu sau:
“Máu nóng trong người tôi sôi sùng sục, tưởng nghe tiếng được.”
A. Máu nóng trong người tôi
B. Máu nóng
C. người tôi
D. Máu nóng trong người tôi sôi sùng sục
Câu 10 - Viết lại câu sau theo hướng mở rộng chủ ngữ là một cụm danh từ.

Chàng dế ngạo mạn và xấc xược làm sao!

2
19 tháng 3 2022

Vừa nãy bn vừa hỏi cái này xong, lần này bn chỉ xóa chữ đề ktr thoi đúng ko:)))?

19 tháng 3 2022

uk vì tui đang luyện đề để thi giữa học kì mè mai thi rồi

Chàng dế nọ nhảy tót sang lồng tôi. Ái chà, vẻ ta đây. Hắn bé hơn tôi một chút.Nhưng hắn ngạo mạn và xấc xược làm sao! Bé loắt choắt thế mà đã bắt chước đâu đượcbộ mặt hờm hợm, khinh khỉnh từ cái dáng chân đi khụng khiệng, vẻ coi thiên hạ như rác.Thoáng thấy đã lộn tiết. Vừa ngó tôi, hắn vuốt rung hai sợi râu, nói:- Ờ ờ, chú mày đờ mặt ra thế kia thì liệu có mấy hơi sức, chịu nổi nửa cái...
Đọc tiếp

Chàng dế nọ nhảy tót sang lồng tôi. Ái chà, vẻ ta đây. Hắn bé hơn tôi một chút.
Nhưng hắn ngạo mạn và xấc xược làm sao! Bé loắt choắt thế mà đã bắt chước đâu được
bộ mặt hờm hợm, khinh khỉnh từ cái dáng chân đi khụng khiệng, vẻ coi thiên hạ như rác.
Thoáng thấy đã lộn tiết. Vừa ngó tôi, hắn vuốt rung hai sợi râu, nói:
- Ờ ờ, chú mày đờ mặt ra thế kia thì liệu có mấy hơi sức, chịu nổi nửa cái đá song
phi của ta không?
Rõ chối tai! Tôi đã cáu lắm. Nhưng lạ sao lúc ấy tôi vẫn tỏ ra dịu dàng được. Có lẽ
vì lòng quá khinh bỉ.
- Này anh kia! Làm chi mà ầm lên. Đứa khôn ngoan ở đời thì không nên nói trước.
Hắn nhe răng ra, hầm hè:
- Mặc kệ! Có giỏi thì ra đây chơi nhau chứ đứng nói xỏ đấy à?
Máu nóng trong người tôi sôi sùng sục, tưởng nghe tiếng được. Biết quân này không
phải quân ăn lời, tôi bèn nhảy phắt đến. Chúng tôi bắt đầu đánh nhau giữa những tiếng
cười reo, vỗ tay của ba đứa trẻ. Mới quần thảo vài hiệp, tôi đã rõ sức anh dế lếu láo kia,
chọi với tôi, không được mấy nả sức. Đúng thế, tôi chỉ thọc mạnh một cái, đạp càng, hắn
ngã bổ ngửa ra. Tôi bồi thêm chiếc đá nữa, hắn gãy một cẳng, lăn quay. Tôi chẳng thèm
đánh thêm, chỉ ghé xuống tận tai hắn, lạnh lùng bảo:
- Cho mày bài học thuộc lòng về sự hống hách nhé! Từ giờ chừa đi con ạ.
Hắn chỉ còn biết có việc run rẩy, chắp chân, lạy rối rít.
Nhưng nếu từ đây chàng dế kia có thể biết chừa cái thói ngông nghênh thì tôi lại ăn
phải đũa của hắn. Bệnh ngông nghênh của hắn lây sang tôi. Thế mới kì quặc cho tôi.
(Theo Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí, NXB Kim Đồng, 2017)

Chọn câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 9):
Câu 1 - Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất số ít B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất số nhiều
Câu 2 - Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? Nội dung chính
của đoạn trích trên là gì?
A. Miêu tả; tả lại cảnh “tôi” và “chàng dế nọ” đánh nhau.
B. Miêu tả, tả lại những hành động ngông nghênh của “chàng dế nọ”.
C. Tự sự; kể lại việc “tôi” và “chàng dế nọ” đánh nhau.
D. Tự sự; kể lại những hành động ngông nghênh của “chàng dế nọ”.

1
19 tháng 3 2022

1. A, 2. C

Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt. Dế Choắt là tên tôi đã đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thế. Choắt nọ có lẽ cũng trạc tuổi tôi. Nhưng vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên tôi coi thường và gã cũng sợ tôi lắm. Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi...
Đọc tiếp

Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt. Dế Choắt là tên tôi đã đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thế. Choắt nọ có lẽ cũng trạc tuổi tôi. Nhưng vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên tôi coi thường và gã cũng sợ tôi lắm. Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Đã vậy tính nết lại ăn xổi ở thì (thật chỉ vì ốm đau luôn, không làm được), có một cái hang ở cũng chỉ bới nông sát mặt đất, không biết đào sâu rồi khoét ra nhiều ngách như hang tôi.

     Bài học mà nhân vật “Tôi” học được trong đoạn trích là gì?

3
22 tháng 2 2022

Bài học: Không nên kiêu căng, coi thường người khác. 

22 tháng 2 2022

bài học đường đời đầu tiên sách cánh diều

Tìm các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích sau. Mỗi câu ấy thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật như thế nào?Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:- Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa […]. Hay bây giờ em nghĩ thế này… Song anh cho phép em mới dám nói…Rồi...
Đọc tiếp

Tìm các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích sau. Mỗi câu ấy thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật như thế nào?

Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:

- Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa […]. Hay bây giờ em nghĩ thế này… Song anh cho phép em mới dám nói…

Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phán bảo:

- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:

- Anh đã nghĩ thương em như thế này thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…

Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:

- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

Tôi về, không một chút bận tâm.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

1
29 tháng 4 2019

Các câu cầu khiến thể hiện mối quan hệ giữa Dế Mèn và Dế Choắt:

    - Song, anh cho phép em mới dám nói.

    ( Lời nói khiêm nhường, nhã nhặn)

    - Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

    ( Lời nói bề trên, hách dịch)

    - Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh…

    ( Lời đề nghị nhờ giúp đỡ nhã nhặn, khiêm nhường)

    - Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

    ( Lời mắng nhiếc vô tình, hống hách)

“Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt. Dế Choắt là tên tôi đặt cho nó một cách chế diễu và trịch thượng thế. Choắt nọ cũng chắc trạc tuổi tôi. Nhưng vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên tôi coi thường và gã cũng sợ tôi lắm. Cái chàng Dế Choắt, người gày gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng, hở cả hai mạng sườn như người cởi...
Đọc tiếp

“Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt. Dế Choắt là tên tôi đặt cho nó một cách chế diễu và trịch thượng thế. Choắt nọ cũng chắc trạc tuổi tôi. Nhưng vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên tôi coi thường và gã cũng sợ tôi lắm. Cái chàng Dế Choắt, người gày gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng, hở cả hai mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu, mà mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Đã vậy tính nết lại ăn sổi, ở thì ( thật chỉ vì ốm đau luôn luôn không làm được ) một cái hang ở cũng chỉ bới nông sát mặt đất, không biết đào sâu rồi khoét ra nhiều ngách như hang tôi.”

  1.Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào?Của ai?Trình bày hiểu biết của em về tác giả đó.

2.Ngôi kể được sử dụng trong đoạn văn?

3.Chỉ ra từ láy tronng đoạn văn?

4.Trong câu văn: ''Cái chàng Dế Choắt,người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.''tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?Nêu tác dụng?

5.Từ hành động của Dế Mèn với Dế Choắt em có suy nghĩ gì về những người bạn cùng lứa tuổi?

Giúp mk nha, mk cần câu trả lời gấp.

1
5 tháng 12 2021

1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản Dế Mèn phiêu lưu kí của tác giả Tô Hoài , ông có vốn sống phong phú, năng lực quan sát miêu tả tinh tế, lối văn giàu hình ảnh, ngôn ngữ chân thực, gần gũi với đời sống.

2. Đoạn văn trên sử dụng ngôi kể thứ ba

3. Các từ láy: gày gò, ngắn ngủn, bè bè, nặng nề, ngẩn ngẩn, ngơ ngơ

 

 

“Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt. Dế Choắt là tên tôi đặt cho nó một cách chế diễu và trịch thượng thế. Choắt nọ cũng chắc trạc tuổi tôi. Nhưng vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên tôi coi thường và gã cũng sợ tôi lắm. Cái chàng Dế Choắt, người gày gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng, hở cả hai mạng sườn như người cởi...
Đọc tiếp

“Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt. Dế Choắt là tên tôi đặt cho nó một cách chế diễu và trịch thượng thế. Choắt nọ cũng chắc trạc tuổi tôi. Nhưng vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên tôi coi thường và gã cũng sợ tôi lắm. Cái chàng Dế Choắt, người gày gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng, hở cả hai mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu, mà mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Đã vậy tính nết lại ăn sổi, ở thì ( thật chỉ vì ốm đau luôn luôn không làm được ) một cái hang ở cũng chỉ bới nông sát mặt đất, không biết đào sâu rồi khoét ra nhiều ngách như hang tôi.”

Phần II:

Câu 1: Viết đoạn văn 5 đến 7 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật Kiều Phương hoặc nhân vật người anh trong đoạn văn có sử dụng cụm động từ.

0
1. “...Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt. Dế Choắt là tên tôi đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thế. Choắt nọ có lẽ cũng trạc tuổi tôi. Nhưng vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên tôi coi thường và gã cũng sợ tôi lắm.  Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi...
Đọc tiếp

1. “...Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt. Dế Choắt là tên tôi đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thế. Choắt nọ có lẽ cũng trạc tuổi tôi. Nhưng vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên tôi coi thường và gã cũng sợ tôi lắm. 

 Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu, mà mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Đã vậy, tính nết lại ăn xổi ở thì (thật chỉ vì ốm đau luôn không làm được), có một cái hang ở cũng chỉ bới nông sát mặt đất, không biết đào sâu rồi khoét ra nhiều ngách như hang tôi...” 

2.“Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại. Bởi vì quanh quẩn, ai cũng quen thuộc mình cả. Không nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho he. Ấy vậy, tôi cho là tôi giỏi. Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba. Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi….” 

 hai đoạn văn là ngôi thứ mấy

2
4 tháng 1 2022

Hai đoạn văn là ngôi kể thứ nhất.

Chúc bạn học tốt nha !

4 tháng 1 2022

Hai đoạn văn này là ngôi kể thứ nhất nhé.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Rồi dế choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phải bảo :- Ðược, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào :Dế choắt nhìn tôi mà rằng :- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang...Chưa nghe hết câu tôi đã hếch răng, xì một hơi rõ dài rồi, với...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

 Rồi dế choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phải bảo :

- Ðược, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào :

Dế choắt nhìn tôi mà rằng :

- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang...

Chưa nghe hết câu tôi đã hếch răng, xì một hơi rõ dài rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng :

- Hức ! Thông ngách sang nhà ta ? Dễ nghe nhỉ ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta làm sao chịu được. Thôi im cái điệu hát mưa dầm sụt sùi ấy đi. Ðào tổ nông thì cho chết !

Tôi về không một chút bận tâm.

a. Khái quát nội dung đoạn văn trên

b. Đoạn văn trên giúp em hiểu đc điều j về t/cách của NV Dế Choắt? qua đoạn văn em rút ra điều j về cách ứng sử trong cuộc sống

1
12 tháng 4 2019

a) DC muốn DM cho mik thông ngách sang nhà của DM

DM không những ko cho mà còn mắng mỏ DC.

b) Tính cách của Dế Choắt: Nhút nhát, ốm yếu..

Đoạn văn trên đã giúp e rút ra được một điều trong cách ứng xử trong cuộc sống đó là phải biết yêu thương, gắn bó lẫn nhau. Không nên chỉ bết nghĩ cho bản than của mik

k cho mik nha

HỌC TÔT