K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người vật thực hiện 1 hoạt động hướng vào người , vật khác ( chỉ chủ thể của hoạt động ) .

15 tháng 3 2022

câu chủ đọng là câu có chủ ngữ là người vật thực hiện hành động hướng vào người khác 

Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người vật thực hiện 1 hoạt động hướng vào người , vật khác ( chỉ chủ thể của hoạt động ) .

Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người , vật đc hoạt động , vật khác hướng vào​​

4 tháng 5 2021

câu chủ động là câu có 5 chủ ngữ,câu bị động là câu có 3 vị ngữ,8 động từ, 7 quan hệ từ, 10 trạng ngữ

6 tháng 3 2018

câu chủ đọng là câu có chủ ngữ là người vật thực hiện hành động hướng vào người khác 

6 tháng 3 2018

Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác

12 tháng 4 2019

sgk Ngữ Văn lp 7 tập 2 có đấy bn

21 tháng 4 2022

câu sau là câu nào?

21 tháng 4 2022

ý bạn là đâu là câu  chủ động đâu là bị động à?

7 tháng 4 2019

định nghĩa SGK đó còn BT lên vietjack 

T.i.c.k nha

Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).

Câu bị động là câu mà trong đó chủ từ không thực hiện hành động mà ngược lại bị tác động lên bởi một yếu tố khác 

Nhằm  liên  kết  các câu  trong  trong  đoạn  thành  một  mạch  văn  thống  nhất

26 tháng 2 2018

cách 1:sự khác biệt giã thành thị và nông thôn đã được trào lưu đô thị hóa thu hẹp

cách 2: sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn đã bị trào lưu đô thị hóa thu hẹp

-câu bị động có từ được khác vs câu bị đong có từ bị  ơ sắc thái biểu đạt:câu bị đông có từ được mang hàm ý tích cực, câu bị đông có từ bị mang hàm ý đánh giá tiêu cực

26 tháng 2 2018

câu b(bài 2 trang 65) 

cách 1: ngôi nhà ấy đc người ta phá đi

cách 2: ngôi nhà ấy đã bị người ta phá đi

1. Thế nào là câu chủ động và câu bị động?

a) Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người khác, vật khác.

Ví dụ: Vào năm ngoái, những người công nhân đã xây dựng xong cây cầu này.

Trong ví dụ này:

– Bộ phận chủ ngữ là: những người công nhân. Đây là chủ ngữ chỉ người thực hiện hoạt động.

– Bộ phận vị ngữ là: đã xây dựng xong. Đây là vị ngữ chỉ hoạt động của chủ ngữ hướng vào đối tượng khác.

– Bộ phận bổ ngữ là: cây cầu này. Đây là phụ ngữ chỉ đối tượng hướng tới của hành động thể hiện ở chủ ngữ.

b) Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào.

Ví dụ: Vào năm ngoái, cây cầu này đã được xây dựng xong bởi những người công nhân.

Trong ví dụ này:

– Bộ phận chủ ngữ là: cây cầu này. Đây là chủ ngữ chỉ vật được hoạt động của người khác hướng vào {những người công nhân).

– Bộ phận vị ngữ là: đã được xây dựng xong.

– Bộ phận phụ ngữ là: những người công nhân.

c) Câu chủ động và câu bị động tương ứng (như ở ví dụ nêu trong mục a, b) là hai kiểu câu có quan hệ mật thiết với nhau. Thường thì, chỉ khi nào trong câu chủ động mà vị ngữ là động từ đòi hỏi phải có phụ ngữ để câu được trọn nghĩa thì câu đó mới có câu bị động tương ứng.

2. Về nội dung và cấu tạo của câu chủ động và câu bị động

a) Về mặt nội dung, câu chủ động và câu bị động về cơ bản là giống nhau.

Ví dụ:

Câu chủ động: Thầy Hiệu trưởng khen ngợi Lan.

 Câu bị động: Lan được thầy Hiệu trưởng khen ngợi.

Hai câu này được coi như có sự giống nhau về nghĩa.

Tuy vậy, giữa hai câu này cũng có nét khác biệt tinh tế về nội dung. Nếu câu chủ động có sự tập trung chú ý nhiều vào thầy Hiệu trưởng, thì trong câu bị động lại có sự hướng nhiều vào Lan hơn.

b) Về mặt cấu tạo, câu bị động thường có các từ được, bị như một dấu hiệu hình thức để phân biệt câu bị động với câu chủ động. Tuy vậy, các em cũng cần chú ý có hai loại câu bị động:

Câu bị động có dùng được, bị.

Ví dụ: Chiếc xe máy đã được sửa xong.

Câu bị động không dùng được, bị.

Ví dụ: Ngôi đền xây từ thời Lí.

3. Tác dụng của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Câu bị động thường được dùng trong các trường hợp sau:

– Khi cần nhấn mạnh tình trạng, trạng thái của đối tượng.

– Khi không cần nhấn mạnh chủ thể của hành động.

– Dùng trong văn phong khoa học.

Liên kết câu trong văn bản để văn bản trở nên mạch lạc hơn.

 
16 tháng 4 2019

câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người , vật thực hiện một hoạt động hướng vào người khác , vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động)

câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người vật được hoạt động của người vật khác hướng vào (chỉ đối tượng hoạt động)

mục đích :nhằm liên kết các câu trong đoạn văn thành một mạch văn thống nhất

11 tháng 5 2018

a)Em là học sinh lớp 6A.

   Bố em là công nhân.

  Mẹ em là giáo viên.

  Em trai em là học sinh mẫu giáo.

  Ông em là bộ đội về hưu.\(\)

*chú ý:5 câu trên là câu giới thiệu.

b)Em đang jọc bài.

   Bố em đang đọc báo.

  Em trai em đang chơi đồ chơi.

  Mẹ em đạng nấu cơm.

  Ông em đang tưới cây.

*chú ý:5 câu trên đều là câu kể.

29 tháng 5 2021

Tham khảo

Câu 1:Họ Khúc đã giành lại độc lập cho đất nuớc như thế nào và làm được những j để củng cố quyền tự chủ?

* Quá trình họ Khúc giành độc lập lại cho đất nước:

- Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu. Lợi dụng thời cơ đó, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy.

- Năm 905, nhân lúc Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị cách chức, được nhân dân ủng hộ, Khúc Thừa Dụ đã tổ chức đánh chiếm thành Tống Bình, tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.

- Năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ.

* Những việc làm của Khúc Thừa Dụ để củng cố chính quyền tự chủ bao gồm:

- Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến cấp xã.

- Xem xét và định lại mức thuế.

- Bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc.

- Lập lại sổ hộ khẩu,…

Câu 2:Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở chỗ nào?

Về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động, độc đáo ở chỗ:

- Chủ động: đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng,...

- Độc đáo:

+ Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ở bãi cọc. 

+ Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...

Câu 3: Trình bày tóm tắt diễn biến trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền 

Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng:

- Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

- Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.

- Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.

- Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

- Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

29 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

1.

 

* Quá trình họ Khúc giành độc lập lại cho đất nước:

- Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu. Lợi dụng thời cơ đó, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy.

- Năm 905, nhân lúc Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị cách chức, được nhân dân ủng hộ, Khúc Thừa Dụ đã tổ chức đánh chiếm thành Tống Bình, tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.

- Năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ.

* Những việc làm của Khúc Thừa Dụ để củng cố chính quyền tự chủ bao gồm:

- Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến cấp xã.

- Xem xét và định lại mức thuế.

- Bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc.

- Lập lại sổ hộ khẩu,…

2.

 

Về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động, độc đáo ở chỗ:

- Chủ động: đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng,...

- Độc đáo:

+ Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ở bãi cọc. 

+ Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...

3.

 

Diễn biến: 

- Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến của quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào cử biển nước ta.

- Ngô Quyền cho đoàn thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử địch tiến sâu vào bãi cọc ngầm lúc thủy triều dâng lên.

- Khi nước triều rút, Ngô Quyền dốc toàn lực đánh quật trở lại.