K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2022

tham khảo

Đồng cảm và chia sẻ trong xã hội thể hiện tình cảm yêu thương con người với con người, nó đồng thời giúp sự liên kết gắn bó, đoàn kết, để thể hiện sức mạnh của đất nước.

Đồng cảm là có chung một cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, là sự hiểu nhau giữa hai con người. Còn chia sẻ là cùng chia với nhau để cùng hưởng hoặc cùng chịu, "có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu". Người đồng cảm là người có trái tim biết rung cảm trước hoàn cảnh của người khác, hiểu được cảm xúc, tâm trạng, tâm lý của họ – những niềm vui, nỗi buồn những đau thương mất mát, hy sinh mà họ đang phải gánh chịu.

Từ xưa, nhân dân ta đã có những biểu hiện chia sẻ và đồng cảm, tình cảm ấy được khái quát bằng những câu ca như: "thương người như thể thương thân"; "Lá lành đùm lá rách"; "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ".

Trong xã hội hiện đại, những tình cảm, truyền thống thiêng liêng đó không hề mất đi mà vẫn phát huy. Thông qua các phong trào như: Quỹ vì người nghèo, Quỹ vì người nghèo, Ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, hạn hán, thiên tai và nhiều các phong trào từ thiện khác… Đó chính là những việc làm cụ thể của đồng cảm và chia sẻ.

Bên cạnh những tình cảm tốt đẹp của người biết đồng cảm và chia sẻ thì còn tồn tại nhiều thói vô cảm trong một số người sống chỉ biết mình, thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại, trước những hoàn cảnh khó khăn…Đó là lối sống ích kỷ, vô lương tâm, "đèn nhà ai nhà nấy rạng".

Đồng cảm và chia sẻ là đức tính tốt đẹp, là nhân cách của con người, là truyền thống đạo lý của dân tộc. Cần phát huy truyền thống cao đẹp đó.

13 tháng 3 2022

tham khảo

Đồng cảm và chia sẻ trong xã hội thể hiện tình cảm yêu thương con người với con người, nó đồng thời giúp sự liên kết gắn bó, đoàn kết, để thể hiện sức mạnh của đất nước.

Đồng cảm là có chung một cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, là sự hiểu nhau giữa hai con người. Còn chia sẻ là cùng chia với nhau để cùng hưởng hoặc cùng chịu, "có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu". Người đồng cảm là người có trái tim biết rung cảm trước hoàn cảnh của người khác, hiểu được cảm xúc, tâm trạng, tâm lý của họ – những niềm vui, nỗi buồn những đau thương mất mát, hy sinh mà họ đang phải gánh chịu.

Từ xưa, nhân dân ta đã có những biểu hiện chia sẻ và đồng cảm, tình cảm ấy được khái quát bằng những câu ca như: "thương người như thể thương thân"; "Lá lành đùm lá rách"; "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ".

Trong xã hội hiện đại, những tình cảm, truyền thống thiêng liêng đó không hề mất đi mà vẫn phát huy. Thông qua các phong trào như: Quỹ vì người nghèo, Quỹ vì người nghèo, Ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, hạn hán, thiên tai và nhiều các phong trào từ thiện khác… Đó chính là những việc làm cụ thể của đồng cảm và chia sẻ.

Bên cạnh những tình cảm tốt đẹp của người biết đồng cảm và chia sẻ thì còn tồn tại nhiều thói vô cảm trong một số người sống chỉ biết mình, thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại, trước những hoàn cảnh khó khăn…Đó là lối sống ích kỷ, vô lương tâm, "đèn nhà ai nhà nấy rạng".

Đồng cảm và chia sẻ là đức tính tốt đẹp, là nhân cách của con người, là truyền thống đạo lý của dân tộc. Cần phát huy truyền thống cao đẹp đó.

1 tháng 1 2022

Tham khảo !!!

Muốn đạt được kết quả học tập tốt, mỗi học sinh cần xác định được mục đích trong học tập. Mục đích học tập của học sinh ngày nay không gì khác là nỗ lực học tập để trở thành con ngoan trò giỏi, người công dân tốt, phát triển toàn diện, trở thành người hữu ích, góp phần xây dựng gia đình, xã hội và đất nước. Việc xác định được mục đích học tập đúng đắn sẽ giúp học sinh có định hướng, ra sức say mê học tập đạt được kết quả cao nhất. Để thực hiện được mục đích ấy, mỗi học sinh phải tích cực xây dựng kế hoạch học tập đúng đắn, phù hợp với bản thân và kiên trì thực hiện kế ấy. Tích cực tu dưỡng đạo đức, siêng năng tập tốt ở lớp, ở trường và tự học ở nhà. Phải năng động, sáng tạo, tích cực đổi mới phương pháp học tập. Học từ sách vở và học trong cuộc sống. Học phải đi đôi với hành, tránh lối học tủ, học vẹt, học lệch các môn Có ước mơ, khát khao, hoài bão lớn lao ở tương lai. Xây dựng cuộc sống trong sạch, vững mạnh, tránh xa các thói xấu và tệ nạn xã hội. Học sinh không có mục đích trong học tập chẳng khắc nào mũi tên không có đích đến, không những không có động lực học tập mà sẽ sớm chán nản và bỏ dở việc học. Bởi vậy, muốn học tập tốt nhất định phải xác định rõ mục đích trong học tập và kiên trì học tập để đạt đến mục đích ấy. Con đường phía trước do mỗi chúng ta lựa chọn. Hãy là người có lựa chọn thông minh và đúng đắn để đi đến thành công.

23 tháng 9 2022

Muốn đạt được kết quả học tập tốt, mỗi học sinh cần xác định được mục đích trong học tập. Mục đích học tập của học sinh ngày nay không gì khác là nỗ lực học tập để trở thành con ngoan trò giỏi, người công dân tốt, phát triển toàn diện, trở thành người hữu ích, góp phần xây dựng gia đình, xã hội và đất nước. Việc xác định được mục đích học tập đúng đắn sẽ giúp học sinh có định hướng, ra sức say mê học tập đạt được kết quả cao nhất. Để thực hiện được mục đích ấy, mỗi học sinh phải tích cực xây dựng kế hoạch học tập đúng đắn, phù hợp với bản thân và kiên trì thực hiện kế ấy. Tích cực tu dưỡng đạo đức, siêng năng tập tốt ở lớp, ở trường và tự học ở nhà. Phải năng động, sáng tạo, tích cực đổi mới phương pháp học tập. Học từ sách vở và học trong cuộc sống. Học phải đi đôi với hành, tránh lối học tủ, học vẹt, học lệch các môn Có ước mơ, khát khao, hoài bão lớn lao ở tương lai. Xây dựng cuộc sống trong sạch, vững mạnh, tránh xa các thói xấu và tệ nạn xã hội. Học sinh không có mục đích trong học tập chẳng khắc nào mũi tên không có đích đến, không những không có động lực học tập mà sẽ sớm chán nản và bỏ dở việc học. Bởi vậy, muốn học tập tốt nhất định phải xác định rõ mục đích trong học tập và kiên trì học tập để đạt đến mục đích ấy. Con đường phía trước do mỗi chúng ta lựa chọn. Hãy là người có lựa chọn thông minh và đúng đắn để đi đến thành công.

17 tháng 1 2022

tham khảo :

Có lẽ trong các trường học đều có câu khẩu hiệu là: ''Học, học nữa, học mãi'' để khẳng định cho việc học hành. Học hay tự học không phải là 10 năm hay 20 năm là xong mà là mãi mãi, là cả đời. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nhiệm vụ cao cả của các em là chăm ngoan, cố gắng học giỏi. Bởi vì sao? Vì học sẽ mang lại hiểu biết cho chúng ta, là cả một bầu trời kiến thức đang đợi ta tiếp thu, là phương tiện sẽ giúp ta vững bước trong cuộc sống và còn là bàn đạp cho bước tiến thành công tốt đẹp về mai sau. Và quan trọng là các bạn phải học làm sao cho đúng cách, hợp lí để mang lại sự hữu ích từ đó. Và đừng ngồi ngay người ra mà dùng từ ''Học'' cho có, hãy học thật chăm chú và quyết tâm. Tự học là tốt cho bản thân. Học tập để tốt cho bản thân mình và còn giúp cho gia đình, xã hội ngày sau. Mỗi kiến thức, sự hiểu biết mà ta có được sẽ giúp cho mình hoàn thiện, thông minh và giỏi giang hơn. Khi đó, tự ta sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và tự hào về bản thân. Càng có thể giúp ích cho đời, cho người qua những hiểu biết sâu xa, cần thiết. Mọi người xung quanh sẽ yêu mến và muốn học hỏi theo. Tóm lại, ngay bây giờ và mãi về sau này, mỗi người nên tự ý thức về việc tự học của mình. Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích cả.

23 tháng 2 2018

“Các bạn thân mến! Tiếng Việt của chúng ta rất giàu đẹp. Với một hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú, người Việt có thể sử dụng để tạo từ ngữ, đặt câu, viết đoạn văn và tạo lập văn bản một cách linh hoạt. Tiếng Việt rất giàu thanh điệu, ngữ pháp uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng; tiếng Việt dồi dào về giá trị thơ, nhạc. Những câu thơ đọc lên như có nhạc điệu của một bài hát, những âm thanh trầm bổng, cao thấp như lời ca, như bản nhạc du dương réo rắt. Ngày nay, chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng vào tương lai vững chắc cua tiếng Việt. Do vậy, mọi người phải cùng nhau nỗ lực để’ giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng tiếng nói của dân tộc vì đó là nguồn tài sản vô giá cua một quốc gia”.

23 tháng 2 2018

Trong những bài thơ, bài văn hay của nền văn học nước ta, chúng ta càng thấy rõ cái tinh hoa đặc sắc và độc đáo của tiếng Việt; nhiều câu thơ vừa là họa, lại vừa là nhạc, ví dụ câu thơ Nguyễn Du tả Từ Hải... Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo. Câu thơ tám chữ đã miêu tả một đấng anh hùng, một nhân sinh quan đồng thời là một bức tranh tuyệt đẹp. (Phạm Văn Đồng- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt- 1966) Trạng ngữ Trong những bài thơ, bài văn hay của nền văn học nước ta xác định xuất xứ diễn ra sự việc (ta thấy...; nhiều câu thơ..)

17 tháng 1 2022

Mỗi năm, chúng ta sử dụng hàng triệu bao ni lông. Những cái bao ni lông dùng đó sẽ đi đâu? Trong khi nó không phân hủy được, do đó chúng ta phải thiêu huỷ chúng. Và khi đó chúng ta sẽ tạo ra 1 lượng lớn khí thải độc hại ảnh hưởng đến môi trường và con người. Ngoài ra chung ta còn ứt bao ni lông xuống cống thoát nước, việc nay sẽ gây tắc nghẽn ống thoát nước, vứt xuống biển sẽ làm chết những con cá nuốt phải nó. Rồi nó còn làm mất mỹ quan của đô thị, của thành phố. Chúng ta cần có một số biện pháp nhằm khắc phục việc sử dụng bao bì ni lông như: Coi túi ni-lông là một sản phẩm huỷ hoại môi trường nghiêm trọng cần quản lý nghiêm ngặt. Nghiên cứu sản xuất các loại bao bì khác, vừa tiện lợi, dễ phân huỷ, vừa có có giá cả hợp lý. Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng xã hội về tác hại của túi ni-lông. Vận động cộng đồng xã hội hạn chế sử dụng túi ni-lông, bảo vệ môi trường. Hạn chế và kiểm soát tác hại của rác thải túi ni-lông không dễ, nhưng với sự cương quyết của các cơ quan quản lý nhà nước và sự đồng lòng của người dân trong việc thực hiện 5 đề xuất nêu trên, môi trường Việt Nam sớm sẽ không còn bị huỷ hoại bởi rác thải túi ni-lông.

 

Tham khảo

16 tháng 3 2022

tham khảo

Yêu nước - một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Thế trẻ hôm nay đã kế thừa ông cha đi trước, bảo vệ và phát huy truyền thống đó. Lòng yêu nước khi đất nước trong thời đại hòa bình đến từ những hành động rất đơn giản. Thế hệ trẻ khi tiếp thu văn minh hiện đại của nước ngoài dựa trên nguyên tắc “hòa nhập chứ không hòa tan”. Nhiều thanh niên tài năng với những phát minh khoa học được thế giới công nhận lại nguyện trở về Việt Nam xây dựng sự nghiệp. Nhiều sinh viên vừa mới tốt nghiệp, tình nguyện trở về quê hương để xây dựng cho quê hương mình. Vậy mà có nhiều bạn trẻ lại sẵn sàng chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức… Họ quên đi nguồn cội của mình, rời bỏ quê hương hoặc thậm chí là tìm cách chống phá đất nước (để lộ bí mật quốc gia, hiện tượng chảy máu chất xám…). Đó là những hành vi đáng phê phán. Tóm lại, mỗi cá nhân hãy biết bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước và có những hành động cụ thể để bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước ngày một phát triển hơn.

16 tháng 3 2022

REFER

Một trong những truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam là tinh thần yêu nước. Không chỉ trong quá khứ, mà ngay cả hiện tại, chúng ta vẫn phát huy được tinh thần đó. Lòng yêu nước của thế hệ trẻ hôm nay có thể được thể hiện qua những điều tưởng chừng như vô cùng đơn giản. Chúng ta yêu lời kể chuyện của bà, yêu tiếng hát ru của mẹ. Chúng ta yêu xóm làng thân thuộc, yêu cánh đồng lúa chín thơm. Hoặc cũng có thể là những hành động thật lớn lao như cố gắng học tập tốt để mai này trở về xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp. Ý chí bảo vệ và phát huy những nét văn hóa truyền thống của quê hương. Cả lòng quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy rình rập như chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh…. Dù là nhỏ bé hay lớn lao thì tình yêu đó tin chắc sẽ còn tồn tại mãi với thời gian. Bởi tình yêu đất nước là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

28 tháng 10 2021

Tham khảo:

Càng suy ngẫm, ta càng hiểu rõ quả thực lão Hạc không còn giải pháp nào khác ngoài việc phải lựa chọn cái chết. Cái chết ấy làm ngời lên bao phẩm chất của một con người đáng kính. Tưởng như không còn cần bàn thêm gì cái chết của lão Hạc. Nhưng chúng ta cũng nên đặt thêm một câu hỏi nhỏ: Tại sao lão Hạc không chọn cái chết nhẹ nhàng hơn, lặng lẽ hơn? Phải chăng lão muốn chọn một cái chết đau đớn và dữ dội để tự trừng phạt mình vì đã trót lừa một con chó? Rất có thể như vậy. Thêm một lần nữa ta hiểu thêm về tấm lòng nhân hậu của lão Hạc. Lão Hạc đã chết! Một cuộc đời đã kết thúc, khép lại bao lo buồn, đau khổ! Nhưng trang văn của Nam Cao chẳng bao giờ khép lại, mà cứ mở ra trong tâm hồn bạn đọc bao trăn trở, suy ngẫm về con người, về cuộc đời.

28 tháng 10 2021

tham khảo hoặc dựa vào thôi nhé :)

Cái chết của Lão Hạc không phải là một điều manh động của lão. Lão cũng đã cố gắng rất nhiều để sống: "Luôn mấy hôm, tôi thấy Lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc" mà không được. Nếu lão đã muốn chết thì cũng không bấu víu sự sống như vậy. Bi kịch là thế đấy. Lão hoàn toàn có thể tự sát ngay sau khi ủy thác cho ông Giáo mảnh vườn và tiền làm tang. Nhưng thật sự, lão cố đợi chờ trong mòn mỏi, lão chờ có thể thấy đứa con trai trở về. Tận đến cuối cùng, lão phải chấp nhận một sự thật của chính mình, để lão không vi phạm lẽ sống của lão: muốn sống mà vẫn tự chết. Tại sao lão tự trọng đến "hách dịch" như thế cơ chứ? Lão có thể cậy nhờ để sống qua ngày cơ mà. Đến ngay tiền làm ma cho mình lão còn không động đến nữa là cậy nhờ! Thế mới là Lão Hạc. Lão bán cậu Vàng đi để có thêm 5 đồng vào thành 30 đồng gửi ông Giáo làm tang nếu lão có mệnh hệ nào. "Đâu vào đấy" là cay đắng thế ư? Khi con chó phải chết, Lão Hạc mong hóa kiếp cho nó; đến khi lão chết, con chó còn là 5 đồng để tiễn đưa hương hồn lão. Cơ cực đến thế là cùng. Chẳng gì khác, xã hội thực dân nửa phong kiến đen tối đã đẩy cuộc sống người nông dân đến đường cùng; cái nghèo khó, cùng cực đã đẩy Lão Hạc đến một lựa chọn đau đớn, nghiệt ngã đến thế.