K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2022

tham khảo

Đồng cảm và chia sẻ trong xã hội thể hiện tình cảm yêu thương con người với con người, nó đồng thời giúp sự liên kết gắn bó, đoàn kết, để thể hiện sức mạnh của đất nước.

Đồng cảm là có chung một cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, là sự hiểu nhau giữa hai con người. Còn chia sẻ là cùng chia với nhau để cùng hưởng hoặc cùng chịu, "có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu". Người đồng cảm là người có trái tim biết rung cảm trước hoàn cảnh của người khác, hiểu được cảm xúc, tâm trạng, tâm lý của họ – những niềm vui, nỗi buồn những đau thương mất mát, hy sinh mà họ đang phải gánh chịu.

Từ xưa, nhân dân ta đã có những biểu hiện chia sẻ và đồng cảm, tình cảm ấy được khái quát bằng những câu ca như: "thương người như thể thương thân"; "Lá lành đùm lá rách"; "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ".

Trong xã hội hiện đại, những tình cảm, truyền thống thiêng liêng đó không hề mất đi mà vẫn phát huy. Thông qua các phong trào như: Quỹ vì người nghèo, Quỹ vì người nghèo, Ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, hạn hán, thiên tai và nhiều các phong trào từ thiện khác… Đó chính là những việc làm cụ thể của đồng cảm và chia sẻ.

Bên cạnh những tình cảm tốt đẹp của người biết đồng cảm và chia sẻ thì còn tồn tại nhiều thói vô cảm trong một số người sống chỉ biết mình, thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại, trước những hoàn cảnh khó khăn…Đó là lối sống ích kỷ, vô lương tâm, "đèn nhà ai nhà nấy rạng".

Đồng cảm và chia sẻ là đức tính tốt đẹp, là nhân cách của con người, là truyền thống đạo lý của dân tộc. Cần phát huy truyền thống cao đẹp đó.

13 tháng 3 2022

tham khảo

Đồng cảm và chia sẻ trong xã hội thể hiện tình cảm yêu thương con người với con người, nó đồng thời giúp sự liên kết gắn bó, đoàn kết, để thể hiện sức mạnh của đất nước.

Đồng cảm là có chung một cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, là sự hiểu nhau giữa hai con người. Còn chia sẻ là cùng chia với nhau để cùng hưởng hoặc cùng chịu, "có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu". Người đồng cảm là người có trái tim biết rung cảm trước hoàn cảnh của người khác, hiểu được cảm xúc, tâm trạng, tâm lý của họ – những niềm vui, nỗi buồn những đau thương mất mát, hy sinh mà họ đang phải gánh chịu.

Từ xưa, nhân dân ta đã có những biểu hiện chia sẻ và đồng cảm, tình cảm ấy được khái quát bằng những câu ca như: "thương người như thể thương thân"; "Lá lành đùm lá rách"; "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ".

Trong xã hội hiện đại, những tình cảm, truyền thống thiêng liêng đó không hề mất đi mà vẫn phát huy. Thông qua các phong trào như: Quỹ vì người nghèo, Quỹ vì người nghèo, Ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, hạn hán, thiên tai và nhiều các phong trào từ thiện khác… Đó chính là những việc làm cụ thể của đồng cảm và chia sẻ.

Bên cạnh những tình cảm tốt đẹp của người biết đồng cảm và chia sẻ thì còn tồn tại nhiều thói vô cảm trong một số người sống chỉ biết mình, thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại, trước những hoàn cảnh khó khăn…Đó là lối sống ích kỷ, vô lương tâm, "đèn nhà ai nhà nấy rạng".

Đồng cảm và chia sẻ là đức tính tốt đẹp, là nhân cách của con người, là truyền thống đạo lý của dân tộc. Cần phát huy truyền thống cao đẹp đó.

23 tháng 9 2021

Tham khảo:

Để đứng vững và phát triển xuyên suốt quá trình dựng nước và giữ nước, bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, mỗi một quốc gia đều phải coi trọng việc gìn giữ bản sắc văn hóa. Vai trò, ý nghĩa to lớn của bản sắc văn hóa đối với sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của mỗi một dân tộc đã đặt ra vấn đề về vai trò của giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước đối với việc gìn giữ bản sắc văn hóa.Như chúng ta đã biết, bản sắc văn hóa là điều cốt lõi mang tính đặc trưng, màu sắc riêng của mỗi một quốc gia, dân tộc; được hình thành và được vun đắp song song với quá trình dựng nước và giữ nước theo cả chiều đồng đại và lịch đại. Đó có thể là những giá trị về vật chất, cũng có thể là những giá trị văn hóa về tinh thần như phong tục tập quán, truyền thống văn hóa,.... Đối với dân tộc Việt Nam, những giá trị đó luôn bền vững, trường tồn theo thời gian như nền văn minh lúa nước, trống đồng Đông Sơn, tinh thần yêu nước mạnh mẽ, bền bỉ như sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc, tinh thần "tương thân tương ái" giàu giá trị nhân văn, hay truyền thống đạo lí "uống nước nhớ nguồn", "ân nghĩa thủy chung",....Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc để nâng cao tinh thần gìn giữ những giá trị tốt đẹp này. Đồng thời, cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực phù hợp với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, bảo lưu, phát huy những giá trị riêng đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta còn cần lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc, và có thái độ đấu tranh mạnh mẽ để bài trừ và tẩy chay những hoạt động văn hóa không lành mạnh đang lan truyền với tốc độ chóng mặt trong xã hội hiện nay.Như vậy, thế hệ trẻ là tầng lớp có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Là những học sinh được sinh ra và lớn lên trong cái nôi của bản sắc dân tộc, chúng ta cần nỗ lực, cố gắng trong học tập, lao động để trở thành những công dân tốt, góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.

23 tháng 9 2021

cảm mơn bạn nhé

14 tháng 9 2021

Hiện nay, tại một số vùng và vị trí có tính chất nhạy cảm và có tranh chấp như: biển Đông, bán đảo Triều Tiên hay Syria,.... đều tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ các cuộc chiến tranh hoặc xung đột. Vũ khí hạt nhân được con người khai thác và sáng chế để phục vụ mục đích quân sự và chính trị của chính quốc gia. Các quốc gia trang bị vũ khí hạt nhân tựa như một cuộc ráo riết trang bị và xây dựng tiềm lực quân sự của chính quốc gia mình. Tại những vùng tranh chấp đó, khả năng xảy ra những cuộc chiến tranh vũ khí hạt nhân là vô cùng lớn. Hậu quả do vũ khí hạt nhân đem đến là không thể tưởng tượng được, tựa như có thể đưa trái đất trở về trạng thái nguyên thủy như 3 tỷ năm về trước vậy. Điều phi lý chính là ở chỗ tiền của dành cho những vũ khí hạt nhân tiềm ẩn sự hủy diệt trái đất đó có thể được dùng để cứu trái đất, làm những việc có ích hơn. Vì vây, để có thể đẩy lùi chiến tranh hạt nhân, cần sự chung tay của nhân loại toàn thế giới. Hơn nữa, những mối hiểm họa của các cuộc nội chiến, hay chạy đua vũ trang cũng đến với cuộc sống người dân. Đó là sự đe dọa từng giây từng phút đến tính mạng, sự an toàn của cuộc sống người dân. Và rồi nó kéo theo biết bao những rối ren về chính trị và dân sinh khác nữa. Ta vẫn chứng kiến biết bao nhiêu làn sóng tị nạn của những người dân ở những vùng chiến tranh liên miên kéo dài. Sự rối ren, bất ổn trong cuộc sống đó đã gây nên nỗi đau, nỗi khổ của người dân vô tội và thậm chí là những cái chết thương tâm. Nạn nhân của những sự bất ổn về nền hòa bình thế giới hiện nay càng tệ hơn nếu là trẻ em, thế hệ mầm xanh của đất nước. Dẫn chứng chính là cậu bé Alan Kurdi 3 tuổi người Syria chết trên bờ biển do làn sóng tị nạn. Rõ ràng, chúng ta đều ý thức được nỗi đau khổ mà chiến tranh hạt nhân, sự bất ổn về hòa bình đem đến cho con người. Một ngày nào đó, con người đứng trước nguy cơ trái đất bị tận diệt bởi vũ khí hạt nhân, mọi sự sống trên trái đất sẽ biến mất không còn chút dấu vết như 3 tỷ năm về trước. Là một công dân, em ý thức được những việc làm của bản thân để giữ gìn được nền hòa bình thế giới. 

10 tháng 10 2021

tham thảo :

Trong những năm gần đây nạn Bạo lực học đường là một vấn nạn lớn, làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Gây bức xúc và gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh. Vậy làm thế nào để giải quyết được tình trạng này. Chỉ cần lên Google đánh cụm từ "Học sinh đánh nhau" thì chỉ cần (0,08 giây) thì kết quả google tìm kiếm là 3.140.000 cụm từ liên quan đến việc học sinh dùng bạo lực để giải quyết những khúc mắc. Đây là một con số thật khủng khiếp và đáng báo động. Hoặc chỉ cần vào Youtube bạn sẽ thấy những hình ảnh, những thước phim bạo lực do học sinh quay lại và tung lên mạng. Những thước phim quay cảnh đấm đá vô nhân tính của các cô cậu mang đồng phục học trò đang đấm đá, xé áo, lột quần, túm tóc… gây ám ảnh cho người xem và nỗi đau về một thế hệ tuổi trẻ với những nhân cách đang bị băng hoại nghiêm trọng. Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường. Theo bản thân người viết: Học sinh cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế để không nổi nóng, biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm. Với học sinh cá biệt, cần có sự quan tâm của gia đình - nhà trường - xã hội. Nếu tiếp tục vi phạm cần xử lý nghiêm bằng cách cho đi cải tạo, giáo dục nhân cách. Vì một môi trường học đường lành mạnh, Học sinh "HÃY NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG". Mỗi người lớn trong gia đình phải là tấm gương lớn cho con em noi theo.