K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2022

Tuổi trẻ là lực lượng những con người đang ở độ tuổi đẹp nhất của đời người, thời gian cống hiến cho xã hội lâu dài. Đúng vậy chúng ta có sức khoẻ, có khát vọng hoài bão, có lý tưởng, dám nghĩ dám làm, không ngại khó khăn hay lùi bước trước gian khổ. Nói một cách khác, họ là nguồn tài nguyên vô giá của mỗi dân tộc. Còn tương lai đất nước là để chỉ con đường phía trước của một dân tộc. Nó có thể tươi đẹp hoặc có thể ảm đạm. Còn tương lai của em thì sao?.Nó do em quyết định , nó sẽ không phụ thuộc vào bất cứ một thứ gì khác cả . Tương lai của em sẽ làm một người biết cống hiến tài năng của mình cho đời, cho xã hội và cho đất nước của em . Tương lai em sẽ làm một công việc mà em yêu thích. Em chắc chắn rằng với mọi người rằng em có một ước mơ chân chính  . Em sẽ là một con người  lao động có trí tuệ và có tay nghề cao, có đạo đức và lối sống trong sáng, có sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần cường tráng để đưa Việt Nam “sánh vai với các cường quốc năm châu” như mong muốn của chủ tịch Hồ Chí Minh.

10 tháng 3 2022

- đọc nhiều sách hơn

- không phụ thuộc quá nhiều vào văn tham khảo, sách tham khảo

- lúc học thì thoải mái, không quá gượng ép bản thân

10 tháng 3 2022

em thường xuyên đọc sách 

+ em làm bài tập nhỏ 

+ em lên mạng tra thêm những câu từ hay dùng trong đoạn văn 

+ em rủ bạn cùng học

+ trong giờ văn em chăm chú nghe bài và luyện chữ viết đẹp

17 tháng 11 2021

Tham khảo:

(1)Vậy tìm hứng thú học văn ở đâu?

Trước hết, cần tìm ngay ở môn Ngữ văn, một môn học rất hay. Văn chính là môn học chứa đựng và truyền tải đi những thông điệp của tình cảm, cảm xúc đẹp ở con người. Học văn sẽ giúp các em hiểu hơn về những điều đáng quý, đáng yêu trong cuộc sống, biết yêu những con người bình dị xung quanh.

(2) Môn Văn ở bất cứ nước nào cũng được coi là môn học làm người. Tôi nhớ khi còn đi học, vào ngày tựu trường, mẹ tôi cũng dắt tay tôi đến trường, lúc đó tôi không biết gọi cảm xúc lòng mình đang có là gì, chỉ đến khi cô giáo của tôi đọc một đoạn trong bài “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, tôi mới hiểu được cái hơi thu se lạnh, cái siết tay nắm chặt của mẹ và cảm giác vừa hân hoan vừa lo sợ của tôi,… Nếu không có áng văn đó chắc phải lâu lắm tôi mới hiểu được những tình cảm và cảm xúc tốt đẹp ngây thơ khi còn nhỏ dại.

(3) Cùng những tình cảm đẹp mà các em học được từ những áng văn hay, kết hợp với suy nghĩ trong sáng, học Văn sẽ kích thích trí tưởng tượng của các em, khiến các em biết ước mơ, biết hi vọng. Có ước mơ các em sẽ lớn lên và trưởng thành. Chính sự lớn lên và trưởng thành đó sẽ tặng các em hứng thú học Văn.

 

17 tháng 11 2021

Tham khảo!

- Dĩ nhiên là môn Anh sẽ luôn bổ ích cho tất cả các mặt, về giao tiếp, hay dễ có công việc làm ăn. Còn được việc nhẹ lương cao chỉ với vốn kiến thức Anh văn trong đầu không hề nhỏ
- Còn môn Văn giúp cho con người có cuộc sống đầy đủ hơn, cảm thấy cuộc đời đẹp hơn và cóý nghĩa hơn. giúp con người tự nhận thức chính bản thân mình,giúp ta sống đầy đủ, phong phú hơn cuộc sống của chính mình.

ĐỀ THI HỌC KỲ I MÔN VĂN CỦA MÌNH NÈ ( các bạn tham khảo nhé ) :Câu 1: Cho câu thơ sau và hãy trả lời những yêu cầu bên dưới :"Thân em vừa trắng lại vừa tròn"a) Viết tiếp ba câu còn lại và cho biết đây là bài gì ? Tác giả là ai ?b) Bài thơ thuộc thể thơ gì ? tìm những cặp từ trái nghĩa có trong bài thơ em vừa chép ?c) Trong bài thơ có thành ngữ nào ? Câu thành ngữ đó có mấy lớp nghĩa ?...
Đọc tiếp

ĐỀ THI HỌC KỲ I MÔN VĂN CỦA MÌNH NÈ ( các bạn tham khảo nhé ) :

Câu 1: Cho câu thơ sau và hãy trả lời những yêu cầu bên dưới :

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn"

a) Viết tiếp ba câu còn lại và cho biết đây là bài gì ? Tác giả là ai ?

b) Bài thơ thuộc thể thơ gì ? tìm những cặp từ trái nghĩa có trong bài thơ em vừa chép ?

c) Trong bài thơ có thành ngữ nào ? Câu thành ngữ đó có mấy lớp nghĩa ? Giải thích ngắn gọn các lớp nghĩa đó ?

d) Viết một đoạn văn ( từ 5 - 7 câu ) nếu cảm nghĩ của em về người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

e) Tìm một số câu bắt đầu bằng từ " thân em " đã học và nếu sự giống nhau giữa bài thơ em đã chép ở phần (a) và câu ca dao trên.

Câu 2: Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về ngôi trường em đang học.

2
14 tháng 12 2016

có đáp án ko bạn mk tham khảo với mai mk thi r

 

14 tháng 12 2016

tự làm được mà hoặc bạn có thể tìm trên google

12 tháng 6 2019

a, Chủ đề truyện:

- Biểu dương sự trung thực, thẳng thắn không ham của cải vàng bạc của người lao động

- Phê phán, chế giễu thói tham lam, ích kỉ của bọn quan lại trong triều

- Sự việc tập trung làm nổi bật chủ đề:

     + Biểu dương việc: Một người nông dân tìm được viên ngọc quý muốn dâng nhà vua”

     + Người nông dân tố cáo sự tham lam của viên quan cận thần

- Phê phán: “ Được, tôi sẽ đưa anh vào gặp nhà vua với điều kiện… nếu không thì thôi!”

b, Ba phần của truyện:

- Mở bài : Câu đầu tiên

- Thân bài : từ “Ông ta” đến “hai mươi nhăm roi”

- Kết bài : phần còn lại

c, Truyện “Phần thưởng” giống với truyện “Tuệ Tĩnh” ở phần cấu tạo ba phần.

- Khác nhau ở chủ đề:

     + Chủ đề truyện Tuệ Tĩnh: Tấm lòng nhân từ của bậc lương y

     + Chủ đề truyện Phần Thưởng: Sự trung thực

d, Sự việc Thân bài thú vị ở chỗ:

- Phần thưởng mà người nông dân đề nghị “thưởng cho hạ thần năm mươi roi”

- Việc chia phần thưởng bất ngờ hơn, ngoài dự kiến của viên quan

2 tháng 2 2023

- Mình không được tỉ mẩn, nhưng được cái ham học hỏi, yêu nước và nền văn hoá Việt Nam, nên là các làng nghề truyền thống khiến mình cảm giác rất thích thú, hào hứng tìm hiểu.

- Qua tìm hiểu mình nhận thấy làng nón Tây Hồ ở Thừa Thiên - Huế làm mình thấy cực kì thú vị và muốn được tìm hiểu nhiều hơn.

31 tháng 5 2023

- Hiền đã khám phá bản thân bằng cách:

+ Hiền tự suy ngẫm và viết ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

+ Hiền thường xuyên hỏi bạn bè, người thân những điều Hiền còn băn khoăn về bản thân và lắng nghe ý kiến của mọi người để điều chỉnh bản thân 

+ Hiền hăng hái tham gia nhiều hoạt động tập thể ở trường, lớp để khám phá các khả năng của bản thân

+ Hiền lập và thực hiện kế hoạch để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân

- Các cách để khám phá bản thân:

+ Luôn lắng nghe nhận xét của người khác về mình 

1 tháng 10 2018

a. Mở bài

- Nêu hoàn cảnh kể câu chuyện cho bố mẹ nghe: sau bữa cơm, mọi người ngồi trò chuyện …

- Giới thiệu chung về câu chuyện mà mình kể: là loại chuyện gì? (Cảm động hay buồn cười)

b. Thân bài

- Thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện em đang kể (bao giờ, ở đâu?)

- Nhân vật trong câu chuyện ấy gồm những ai? Em có tham gia vào câu chuyện ấy không?

- Diễn biến câu chuyện như thế nào? Chuyện có gì làm em cảm động hay buồn cười?

- Kết thúc câu chuyện ấy như thế nào? Em có say nghĩ hay rút ra được bài học gì từ câu chuyện ấy hay không?

- Thái độ, cảm xúc của cha mẹ khi nghe em kể câu chuyện đó (xúc động hay buồn cười theo không? Có khuyên nhủ em điều gì không? …)

c. Kết bài

- Không khí gia đình em khi kể chuyện

- Cảm xúc, suy nghĩ của bản thân

Đọc bài văn viết về Tuệ Tĩnh trong SGK - tr.44 và trả lời các câu hỏi:a) Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc?b) Chủ đề của câu chuyện trên có phải là ca ngợi lòng thương người của Tuệ Tĩnh không?Em hãy tìm xem chủ đề của bài văn được thể hiện trực tiếp trong những câu văn nào? Gạch dưới...
Đọc tiếp

Đọc bài văn viết về Tuệ Tĩnh trong SGK - tr.44 và trả lời các câu hỏi:

a) Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc?

b) Chủ đề của câu chuyện trên có phải là ca ngợi lòng thương người của Tuệ Tĩnh không?

Em hãy tìm xem chủ đề của bài văn được thể hiện trực tiếp trong những câu văn nào? Gạch dưới những câu văn đó.

c) Tên (nhân đề) của bài văn thể hiện chủ đề của bài văn. Cho các nhan đề sau, em hãy chọn nhan đề nào thích hợp và nêu lí do:

-  Tuệ Tĩnh và hai người bệnh

-  Tấm lòng thương người của thầy Tuệ Tĩnh

-  Y đức của Tuệ Tĩnh

d) Các phần mở bài, thân bài, kết bài trong bài văn thực hiện những yêu cầu gì của bài vàn tự sự.

1
2 tháng 11 2019

Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé nông dân bị gãy đùi đã thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người làm thầy thuốc

     + Hết lòng cứu chữa người bệnh, bệnh người nào nguy hiểm hơn sẽ được cứu trước

     + Cứu người bất kể người đó nghèo hay giàu.

⇒ Phẩm chất của người thầy thuốc nhân từ, công tâm

b, Chủ đề của câu chuyện Tuệ Tĩnh ca ngợi y đức của người thầy thuốc bản lĩnh, hết lòng yêu thương cứu giúp người bệnh, không vì bạc vàng mà quên đạo đức của người làm thầy.

- Câu văn thể hiện trực tiếp chủ đề:

     + “Anh về thưa với cụ rằng ta sẵn sàng đi, nhưng bây giờ thì phải chữa cho bé này trước vì chú nguy hơn”

     + “Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện cảm ơn”

c, Nhan đề thích hợp

- Y đức của Tuệ Tĩnh: nói tới tấm lòng yêu thương người bệnh và đạo đức của thâỳ Tuệ Tĩnh

- Ngoài ra có thể đặt một số nhan đề:

     + Thầy Tuệ Tĩnh

     + Hết lòng vì người bệnh

     + Người thầy thuốc có tấm lòng nhân hậu

d, Nhiệm vụ các phần trong chuyện:

- Mở bài : Giới thiệu về nhân vật Tuệ Tĩnh

- Thân bài : Kể sự việc thể hiện sự hết lòng của thầy thuốc giỏi, nhân từ

     + Việc người nhà quý tộc và con người nông dân đến nhờ chữa bệnh

     + Tuệ Tĩnh quyết định chữa cho con nông dân vì bệnh của chú nguy hiểm hơn

     + Vợ chồng người nông dân cảm tạ ơn của Tuệ Tĩnh

Kết bài : Nêu việc tiếp theo của Tuệ Tĩnh: Tiếp tục chữa bệnh cho nhà quý tộc