K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hình ảnh màu xuân đất nước hiện lên thật đẹp trong những vần thơ của Thanh Hải;" Mùa xuân người cầm súngLộc giắt đầy trên lưngMùa xuân người ra đồngLộc trải dài nương mạTất cả như hối hảTất cả như xôn xao."Câu 1: hãy trình bày mạch cảm xúc của bài thơCâu 2: trong khổ thơ trên, từ "lao xao" có thể thay thế cho từ "xôn xao" được không? Vì sao?Câu 3: bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" cho ta thấy niềm mong muốn...
Đọc tiếp

Hình ảnh màu xuân đất nước hiện lên thật đẹp trong những vần thơ của Thanh Hải;

" Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao."

Câu 1: hãy trình bày mạch cảm xúc của bài thơ

Câu 2: trong khổ thơ trên, từ "lao xao" có thể thay thế cho từ "xôn xao" được không? Vì sao?

Câu 3: bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" cho ta thấy niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bỗng hóa tảo hương sắc cho đời của Thanh Hải. Trong bài "Một khúc ca xuân", Tố Hữu cũng có những suy ngẫm tương tự. "Sống là cho đâu chỉ nhân riêng mình"

Bằng đoạn văn quy nạp khoảng 12-15 câu, trình bày ý kiến của em về quan niệm sống nói trên của Tố Hữu.

0
1 tháng 8 2019

Mùa xuân thiên nhiên, đất trời xứ Huế:

   + Hoa tím biếc, dòng sông xanh, chim chiền chiện hót vang trời

   + Không gian rộng lớn, bao la, màu sắc đặc trưng của Huế (tím, xanh), hòa với âm thanh sự sống

- Cảm xúc bồi hồi, rộn ràng của tác giả trước cảnh vật thiên nhiên xứ Huế

   + Tác giả trân trọng sự sống (tôi đưa tay tôi hứng)

   + Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, các yếu tố hữu hình, cảm nhận bởi nhiều giác quan

- Hai câu thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và sự sống tha thiết của nhà thơ

- Khổ thơ thứ hai thể hiện tình yêu với mùa xuân đất nước:

   + Mùa xuân đất nước cụ thể hóa bằng hình ảnh người cầm súng, người ra đồng

   + Suy ngẫm và chiêm nghiệm của tác giả khi nhìn thấy "lộc" từ mùa xuân đất nước

   + Từ láy "hối hả" và "xôn xao" thể hiện nhịp phát triển, thời kì mới của đất nước

   + So sánh đất nước với vì sao: sự trường tồn vững bền của đất nước

⇒ Hình ảnh mùa xuân tự nhiên và đất nước đối sánh với nhau qua lăng kính yêu cuộc đời, khao khát sống của tác giả

7 tháng 4 2022

Tham Khảo:

 

Trước mùa xuân lớn của đất nước, nhà thơ tâm niệm về mùa xuân riêng mỗi cuộc đời và dạt dào một khát vọng hiến dâng.

                                                      Ta làm con chim hót  

                                                      Ta làm một cành hoa

                                                      Ta nhập vào hòa ca

                                                      Một nốt trầm xao xuyến

                                                      Một mùa xuân nho nhỏ

                                                      Lặng lẽ dâng cho đời

                                                      Dù là tuổi hai mươi

                                                      Dù là khi tóc bạc.

Nhà thơ nguyện ước làm con chim hót trong giọng hót của muôn chim dâng cho đời tiếng ca vui, làm bông hoa trong hương sắc của muôn hoa, làm nốt trầm xao xuyến trong bản hòa tấu muôn điệu, muôn lời ca, làm một mùa xuân nho nhỏ đế hòa góp vào mùa xuân chung lớn lao của đất nước. Đó là khát vọng sống hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung - một quan niệm sống đẹp và đầy trách nhiệm. Điều tâm niệm ấy lại được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh đẹp của tự nhiên và đến một cách tự nhiên trong mạch cảm xúc của bài thơ. Trước mùa xuân, nhà thơ muốn biến cuộc đời mình thành hương sắc, tiếng ca để hòa góp cùng mùa xuân. Những hình ảnh của mùa xuân (chim, hoa) lặp lại nhưng đã chuyển nghĩa để nói về mùa xuân của lí tưởng, khát vọng, gợi ấn tượng đậm nét và còn mang ý nghĩa: niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời cũng là lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa cho sắc hương, như Tố Hữu từng viết:

                                                   Nếu là con chim, chiếc lá

                                                   Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

                                                   Lẽ nào vay mà không có trả

                                                   Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.

Nhà thơ ý thức được vai trò, trách nhiệm của cá nhân trong xã hội. Sự đóng góp của mỗi người chỉ là một nét nhỏ, một chi tiết nhỏ giữa cuộc đời lớn lao. Nhưng đó là những gì cao đẹp, tinh túy nhất của chính mình cho cuộc đời. Đất nước là một bản hòa ca và nhà thơ nguyện là một nốt trầm xao xuyến” trong hòa ca. Ý tưởng của nhà thơ kết đọng nhất trong hình ảnh

      “Một mùa xuân nho nhỏ

  Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”.

“Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo bất ngờ, độc đáo mà rất hợp lí, tự nhiên của nhà thơ. Nhiều người đã gắn mùa xuân với những định ngữ khác nhau như: mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử), mùa xuân xanh (Nguyễn Bính), xuân hồng (Xuân Diệu),... Còn Thanh Hải lại nói "mùa xuân nho nhỏ”. “Mùa xuân” vốn là khái niệm thời gian, lại “nho nhỏ”. Nó gợi một mùa xuân cụ thề trong hình ảnh bông hoa, tiếng chim, nhưng chủ yếu là một ẩn dụ nói về một khát vọng, một lẽ sống cao đẹp, một ý thức khiêm nhường. Làm một mùa xuân là sống đẹp, giữ mãi sức xuân để cống hiến, cống hiến khi ở tuổi thanh xuân - tuổi hai mươi và cả khi không còn ở tuổi thanh xuân nữa, khi tóc bạc, bất chấp thời gian, tuổi tác. Mỗi người chỉ là “mùa xuân nho nhỏ” thôi, mùa xuân lớn thuộc về đất trời, đất nước. Đây không chỉ là khát vọng của mỗi con người mà còn là khát vọng của mọi lớp người, mọi lứa tuổi, tất cả đều phấn đấu không mệt mỏi cho đất nước. Điệp ngữ “Dù là”.khẳng định mạnh mẽ khát vọng ấy. Và cống hiến với tất cả sự khiêm tốn, thiết tha, trân trọng “Lặng lẽ dâng”. Chủ thể trữ tình từ chỗ “hứng” từng giọt long lanh (đón nhận), đến chỗ “nhập” vào hòa ca “một nốt trầm xao xuyến” (hoà nhập) đến “dâng cho đời” (cống hiến). Đó là sự phát triển tự nhiên, hợp lí của cảm xúc. Từ chỗ xưng “tôi” khi bộc lộ cảm hứng trữ tình trước mùa xuân giờ chuyển sang xưng “ta” và ẩn đi trong hình ảnh thơ ("Một mùa xuân nho nhỏ...”) cũng là phù hợp để nói lên ước nguyện cao đẹp chung của nhiều người, mọi người những con người chân chính và nó mang sắc thái trang trọng, thiêng liêng của một lời nguyện ước. Các điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tạo nên nhịp thơ liền mạch, sôi nổi, trẻ trung diễn tả những tình cảm, khát vọng dâng trào, mãnh liệt.

Những câu thơ này không chỉ là lời tự dặn mình mà còn như một sự tổng kết, đánh giá của tác giả về cuộc đời mình - một cuộc đời đã hiến dâng trọn vẹn cho đất nước. Trong những năm chiến tranh ác liệt, Thanh Hải bám trụ ở quê hương, cầm súng, cầm bút, trọn đời cống hiến cho cách mạng và thơ ca. Đến khi kề bên cái chết, ông vẫn khát khao cống hiến và chỉ nói đến cống hiến. Vượt lên đau đớn của bệnh tật, Thanh Hải vẫn sáng lên một bản lĩnh, một tình yêu cuộc sống mãnh liệt, một khát vọng đẹp đẽ được cống hiến cả cuộc đời mình, được hóa thân vào mùa xuân đất nước. Đây là những câu thơ giản dị và dạt dào xúc động - những câu thơ hay nhất của bài, vừa chứa chan cảm xúc vừa đậm đà ý vị triết lí.

7 tháng 4 2022

Nếu là con chim, chiếc lá,

Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?

                 [ ………]

Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?

Bữa cơm dù dưa muối đầy vơi

Chân lí chẳng bao giờ đổi bán

Tình thương vô hạn để cho đời 

ĐOẠN THƠ NÀY

21 tháng 1 2022

Tham Khảo
Khung cảnh mùa xuân dần dần được hiện ra với một vẻ đẹp thật bình dị, đơn sơ nhưng cũng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Ở đây, mùa xuân của Thanh Hải đến với ta không rực rỡ kiêu sa với cành đào Hà Nội, với những nụ mai vàng đang phô trương sắc thắm, mà chỉ đơn giản là một bông hoa tím đang mọc lên giữa dòng sông nước xanh như lọc. Cành hoa nghiêng mình xuống mặt nước tựa như gương ấy để nổi bật lên trên một khung trời được in bóng dưới lòng sông, với màu sắc thật nhẹ, thật hài hòa mà cũng rất dễ thương, Thanh Hải đã tạo nên cho bức tranh mùa xuân của mình một nét gì đó vô cùng độc đáo. Và bức tranh ấy lại càng được đẹp hơn, có “hồn” khi cái màu tím kia được nhà thơ tô đậm lên thành “tím biếc”. Gam màu ấy đã được tô vẽ vào bức tranh thật khéo léo, tài tình, làm cho người đọc chúng ta có thể hình dung ra ngay trước mắt cả một bông hoa tím biếc, thật nhỏ, thật xinh, nhưng dường như cũng có đủ khả năng để nhuộm tím cả bầu trời, cả không gian mùa xuân đang căng tràn sức sống. Cái màu tím ấy lan ra, chơi vơi, và khẽ lay động theo những ngọn gió xuân đang thổi lên từ lòng sông xanh mát rượi. Cảnh vật mùa xuân trong bài thơ có lẽ cũng bình dị, giản đơn, và thâm trầm, tĩnh lặng như vùng đất miền Trung quê hương tác giả. Xứ Huế vốn nổi tiếng mộng mơ với núi Ngự sông Hương, với những điệu hò mái nhì mái đẩy, giờ lại càng thêm xinh đẹp dưới ngòi bút tô vẽ của nhà thơ...

câu 4: tìm 1 từ láy và 1 từ ghép trong đoạn văn sau Qua bài thơ "Bánh trôi nước" của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên thật rõ ràng trước mắt người đọc. Hai câu thơ đầu nói về sự xinh đẹp của họ. Đó là " trắng " của làn da, " tròn " của vẻ đẹp phúc hậu, đầy đặn. Vẻ đẹp nội tâm của họ cũng được bộc lộ rõ trong cụm từ "tấm lòng son", sự trong...
Đọc tiếp

câu 4: tìm 1 từ láy và 1 từ ghép trong đoạn văn sau 

Qua bài thơ "Bánh trôi nước" của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên thật rõ ràng trước mắt người đọc. Hai câu thơ đầu nói về sự xinh đẹp của họ. Đó là " trắng " của làn da, " tròn " của vẻ đẹp phúc hậu, đầy đặn. Vẻ đẹp nội tâm của họ cũng được bộc lộ rõ trong cụm từ "tấm lòng son", sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ "Ba chìm bảy nổi" được tác giả biến đổi thành "Bảy nổi ba chìm", từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua đây, tác giả Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến, đồng thời khẳng định định vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ xưa, và họ xứng đáng được sống trong một xã hội bình đẳng.

1
1 tháng 11 2021

1 từ láy: tròn trịa

1 từ ghép xinh đẹp

chúc bạn học tốt

nhớ kích đúng cho mk nha

câu 4: tìm 1 từ láy và 1 từ ghép trong đoạn văn sau Qua bài thơ "Bánh trôi nước" của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên thật rõ ràng trước mắt người đọc. Hai câu thơ đầu nói về sự xinh đẹp của họ. Đó là " trắng " của làn da, " tròn " của vẻ đẹp phúc hậu, đầy đặn. Vẻ đẹp nội tâm của họ cũng được bộc lộ rõ trong cụm từ "tấm lòng son", sự trong...
Đọc tiếp

câu 4: tìm 1 từ láy và 1 từ ghép trong đoạn văn sau 

Qua bài thơ "Bánh trôi nước" của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên thật rõ ràng trước mắt người đọc. Hai câu thơ đầu nói về sự xinh đẹp của họ. Đó là " trắng " của làn da, " tròn " của vẻ đẹp phúc hậu, đầy đặn. Vẻ đẹp nội tâm của họ cũng được bộc lộ rõ trong cụm từ "tấm lòng son", sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ "Ba chìm bảy nổi" được tác giả biến đổi thành "Bảy nổi ba chìm", từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua đây, tác giả Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến, đồng thời khẳng định định vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ xưa, và họ xứng đáng được sống trong một xã hội bình đẳng.

1
1 tháng 11 2021

Từ láy: lênh đênh

Từ ghép: chìm nổi

20 tháng 3 2022

Cảm xúc ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân của thiên nhiên, khao khát hòa mình với thiên nhiên đất trời.Những biện pháp tu từ ẩn dụ được tác giả sử dụng nói về giọt long lanh và tiếng chim thực chất là nói về những điều tinh túy, đẹp đẽ của cuộc sống con người.Với nghệ thuật điệp cấu trúc, từ láy. Nhà thơ như reo vui trước tinh thần lao động khẩn trương của con người làm nên mùa xuân của đất nước.Nhà thơ nhắc lại về lịch sử bốn nghìn năm “vất vả và gian lao” của đất nước đầy tự hào, đồng thời tin tưởng vào tương lai tươi đẹp của đất nước mai sau bằng hình ảnh so sánh đẹp mang nhiều ý nghĩa “Đất nước như vì sao…phía trước”. Bài thơ thể hiện lòng yêu thiên nhiên, đất nước con người, sự cống hiến thầm lặng, mối quan hệ cá nhân và cộng đồng.

20 tháng 3 2022

Bạn có thể chú thích gạch chân rõ cho mình 1 câu bị động và 1 phép nối được không ?!