K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 2 2022

Tham khảo:

Có lẽ các bạn cũng đã biết xưa nay tình mẫu tử luôn là đề tài phong phú cho thơ ca. Những bài thơ nói về tình cảm cha con thì rất là ít. Riêng bài thơ "Nói với con" của tác giả Y Phương là một trong những tác phẩm rất hiếm hoi đó. Bài thơ Nói với con thể hiện tình cảm êm ấm của gia đình, tình yêu quê hương da diết, ngọt ngào và ngợi ca giá trị truyền thống tình nghĩa, sức sống mạnh mẽ của người dân miền núi.

Cội nguồn sinh dưỡng của con trước hết là cái nôi gia đình con lớn lên trong mái ấm có cha có mẹ trong vòng tay yêu thương. Cha mẹ thấy hạnh phúc sung sướng, từ bước chập chững từ tiếng nói tiếng cười đầu tiên của con. Cách nói mộc mạc, nghệ thuật liệt kê điệp ngữ, gợi ra không khí gia đình đầm ấm tràn ngập yêu thương.

"Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng"

Hơn thế, cái nôi nhỏ bé ấy, còn được đùm bọc bởi cái nôi rộng lớn đó là quê hương. Con lớn lên trưởng thành trong cuộc sống lao động trong thiên nhiên thơ mộng nghĩa tình quê hương. Tác giả vận dụng cách nói của người miền núi để sáng tạo những hình ảnh cụ thể vừa mang tính khái quát cao. Người đồng mình, vùng núi, dân tộc mình yêu lắm con ơi. Đan lờ, ken vách cần cù lao động, cần cù lao động đùm bọc sẻ chia gắn bó với nhau.

"Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng"

Thiên nhiên đẹp đẽ thơ mộng trở qua nghệ thuật nhân hóa. Điều đó khẳng định một quê hương nghĩa tình. Người cha muốn nói với con vẻ đẹp ấy của người đồng mình mà để yêu, gắn bó. Do đó, khi sung sướng ôm con thơ vào lòng nhìn con khôn lớn, suy nghĩ về nghĩa tình làng bận quê nhà người cha nghĩ về kỉ niệm hạnh phúc.

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời"

Những đức tính cao đẹp của người đồng mình và mong ước ở bên con. Vẫn cách diễn đạt mộc mạc độc đáo. Nhà thơ tiếp tục thể hiện, nét đẹp của người đồng mình qua những hình ảnh đặc sắc.

"Người đồng mình…

...

không lo cực nhọc"

Điệp ngữ "người đồng mình" lặp lại ba lần, đó là cảm xúc trào dâng trong tâm trạng nhà thơ. Biết bao nỗi niềm thiêng liêng da diết với quê hương với con người nơi đây mà thổn thức thành lời gọi "Yêu lắm, thương lắm, con ơi". Đứng trước hoàn cảnh quê hương đất nước lúc bấy giờ điểm tựa tinh thần và củng cố niềm tin duy nhất là cách tin vào sức mạnh truyền thống dân tộc lòng thủy chung với quê hương. Dù hôm nay quê hương, người đồng mình còn nghèo gian nan vất vả." Sống trên đá, trong thung lên thác, xuống ghềnh" thì cũng đừng " chê đá ghập ghềnh, chê thung nghèo đói". Lạc quan " như sông, như suối". Trong ý thơ có nét đặc sắc, nhà thơ lấy cái cao xa của trời đất để đo tầm kích của nỗi buồn và ý trí người đồng mình, tác giả muốn nhắn nhủ khuyên dăn truyền cho con cách nhìn và nghị lực, nỗi buồn dẫu cao to như núi thì ý chí tâm hồn con người, sẽ càng xa càng dài như sông suối, lớn lao như biển rộng. Phải biết chân trọng yêu thương nơi mình sinh ra và lớn lên. Dù gian nan đến đến đâu cũng đừng chê đừng bỏ, đừng làm việc trái lòng mình. Phải biết cần cù lạc quan để vượt qua để sống cho xứng đáng.

Người đồng mình tuy mộc mạc thô sơ nhưng giàu bản lĩnh và lòng tự trọng

"Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì là phong tục"

Ý thơ cụ thể mà hàm ý sâu xa, nhà thơ nhắc lại hai lần người đồng mình thô sơ da thịt, mộc mạc. Về lời ăn tiếng nói nhưng chẳng mấy ai nhỏ bé về ý chí nghị lực lòng tự trọng mà ngược lại rất mạnh mẽ, khoáng đạt giàu niềm tin và tinh thần lạc quan, bền bỉ gắn bó với quê hương. Câu thơ độc đáo mang cách nói đặc trưng sâu sắc của người miền núi.

"Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương"

Đục đá kê cao là hành động thục người miền núi thường đục quá kê cao nhà kê nối đi, từ hình ảnh đó lời thơ chuyển nghĩa khái quát " kê cao quê hương" đó là ý thức bảo vệ và tinh thần xây dựng quê hương ngày càng tiến bộ giàu đẹp hơn là tôn vinh giữ gìn truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương.

Những câu cuối, nhà thơ khẳng định muốn truyền cho con sức mạnh vào truyền thống quê hương, người đồng mình tuy thế nhưng sống cao đẹp, mong con sau này lớn khôn trưởng thành trên cuộc đời phải sống cao thượng để xứng đáng truyền thống tốt đẹp đó. Bài thơ sử dụng thể thơ tự do, số câu số chữ không khuôn chỉnh phù hợp mạch cảm xúc tự nhiên, linh hoạt nhịp điệu bay bổng nhẹ nhàng.

Qua những lời tâm sự của cha đối với con. Ta thấy tình cảm cha con thật thân thích, trìu mến, người cha luôn muốn truyền dạy cho con những điều tốt đẹp nhất. Chính vì vậy, mỗi người con như chúng ta hãy chân trọng cố gắng giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta.

Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con - Mẫu 3

Ca dao từng có câu: "Công cha như núi Thái Sơn". Có phải vì vậy mà người cha luôn khao khát những đứa con có được sự vững vàng, rắn rỏi mạnh mẽ trên đường đời. Qua bài thơ Nói với con của Y Phương, người đọc nhận thấy tình cảm và mong ước của một người cha như vậy dành cho con, một thứ tình cảm nồng ấm và thiêng liêng, giản dị. Bài thơ đồng thời cũng gợi cho người đọc những suy nghĩ sâu sắc về trách nhiệm của người làm con.

Mượn lời một người cha nói với con, bài thơ gợi về cội nguồn của mỗi con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào trước sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Nhà thơ đã mở rộng từ tình cảm gia đình đến tình cảm quê hương, từ những kỷ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống.

Mở đầu bài thơ bằng những hình ảnh cụ thể, Y Phương đã tạo được không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Từng bước đi, từng tiếng nói tiếng cười của con được cha mẹ mừng vui đón nhận:

"Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười"

Những câu thơ có cách diễn đạt thật độc đáọ đã cho thấy tình yêu thương của cha mẹ đối với con. Con lớn lên hàng ngày trong tình yêu thương ấy, trong sự nâng niu, mong chờ của cha mẹ.

Không chỉ có tình yêu thương của cha mẹ, thời gian trôi qua, con trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Đó là cuộc sống của những "người đồng mình", rất cần cù và tươi vui:

"Người đồng mình thương lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa, vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ nhớ mãi về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trong đời".

Những từ ngữ giàu sắc thái biểu hiện: Cài nan hoa, ken câu hát,... đã miêu tả cụ thể cuộc sống ấy đồng thời thể hiện tình cảm gắn bó, quấn quýt của con người quê hương. Rừng núi quê hương thơ mộng và trữ tình cũng là một trong những yếu tố nuôi con khôn lớn, nâng đỡ tâm hồn con. Thiên nhiên với những sông, suối, ghềnh, thác... đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống: "Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng". Cách gọi "người đồng mình" đặc biệt gần gũi, thân thiết và gắn bó như gợi niềm ruột thịt yêu thương.

Không chỉ gợi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình". Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ, mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ:

"Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn".

Dùng những từ ngữ rất mạnh mẽ như "cao", "xa", "lớn", tác giả muốn nhấn mạnh cuộc sống khoáng đạt, mạnh mẽ của những "người đồng mình". Dù khó khăn, đói nghèo còn nhiều nhưng họ không nhụt chí, ý chí của họ vẫn rất vững chắc, kiên cường:

"Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì là phong tục"

Những "người đồng mình" vượt qua vất vả để bám trụ lấy quê hương. Bằng cuộc sống lao động không mệt mỏi, họ xây dựng quê hương với những truyền thống cao đẹp. Những "người đồng mình" mộc mạc, thẳng thắn nhưng giàu chí khí, niềm tin...Người cha đã kể với con về quê hương với cảm xúc rất tự hào.

Tình cảm của người cha dành cho con rất thiết tha, trìu mến. Tình cảm này bộc lộ tự nhiên, chân thực qua những lời nhắn gửi của cha cho cọn. Người cha muốn con sống phải có nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương, biết chấp nhận những khó khăn, vất vả để có thể:

"Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc"

Người cha mong cho con mình sống ngay thẳng, trong sạch, sống với ý chí, niềm tin để vững vàng vượt qua mọi thử thách khó khăn. Người cha mong cho con sống phải luôn tin vào khả năng của mình, tin tưởng vào bản thân. Có như vậy, con mới có thể thành công, mới không thua kém ai cả Người cha đã nói với con bằng tất cả lòng yêu thương của mình, nói với con những điều từ đáy lòng mình. Điều lớn nhất người cha đã truyền dạy cho con chính là niềm tự tin vào bản thân và lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống của quê hương.

Qua những lời người cha nói với con, có thể thấy tình cảm của người cha đối với con thật trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con chính là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm tin khi bước vào đời.

Bài thơ đã gợi cho người đọc những niềm cảm động sâu xa và những suy nghĩ sâu sắc. Thì ra, đằng sau những lặng lẽ, thâm trầm của cha là biết bao yêu thương, biết bao mong mỏi, biết bao hi vọng, biết bao đợi chờ ... Con lớn lên như hôm nay không chỉ nhờ vào cơm ăn và áo mặc mà còn mang nặng ân tình của những lời dạy dỗ ân cần thấm thía. Quả là:

"Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".

Vậy thì, là người làm con, con xin nguyện:

"Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con".

Chẳng những vậy, con sẽ bước theo những bước chân vững chắc mà cha để lại trên con đường cha bước đến đỉnh Thái Sơn - nguyện "sống như sông như suối", nguyện ngẩng cao đầu "lên đường" mà không "thô sơ da thịt". Và trên con đường ấy, con sẽ mang theo hình ảnh quê hương để tiếp tục nối tiếp cha anh "tự đục đá kê cao quê hương" thân thiết của mình.

Bài thơ có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật, tuy nhiên, độc đáo nhất và đặc sắc nhất là cách thể hiện, diễn tả tình cảm. Những từ ngữ, hình ảnh trong bài rất mộc mạc nhưng đồng thời cũng rất giàu hình ảnh gợi tả vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao.

Bài thơ nhắc nhở chúng ta về tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương, của dân tộc. Qua lời nói với con, ta phần nào hiểu rõ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm của người cha dành cho con. Những bài học mà người cha trong bài thơ Nói với con có lẽ là những bài học mà bất kỳ người cha nào cũng muốn dạy cho con mình. Và những bài học giản dị, mộc mạc đó có lẽ sẽ theo con suốt trên chặng đường đời, bài học của cha - bài học đầy ý nghĩa sâu sắc.

ngắn gọn theo kiểu ngược lại của bn đây!!!

27 tháng 2 2022

Cuộc sống con người có rất nhiều tình cảm thiêng liêng đáng quý, đáng trân trọng nhưng có lẽ tình cảm đẹp đẽ nhất không gì sánh bằng chính là tình phụ tử. Tình phụ tử là tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc của người cha đối với con và sự đền ơn đáp nghĩa, sự yêu quý, kính trọng của con cái dành cho người cha của mình. Cha là những người sinh thành, nuôi dưỡng giáo dục, bao bọc chúng ta nên việc hiếu nghĩa là việc chúng ta phải làm để báo đáp công ơn đó. Mỗi người con khi yêu thương cha sẽ tạo nên những đức tính tốt đẹp khác đồng thời tạo giúp cho gia đình luôn tràn ngập tình yêu thương. Việc đối xử, thể hiện tình cảm với cha mình thể hiện phẩm chất, nhân cách của người đó. Tình phụ tử của người cha được biểu hiện bằng tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc đến người con của mình, ân cần dạy bảo để con thành người, nghiêm khắc trước những lỗi sai của con mình. Tình cảm cha dành cho con không được thể hiện rõ như tình mẫu tử nhưng nó luôn thường trực. Còn người con chính là việc yêu thương, tôn trọng, hiếu thảo với cha mình; nghe theo những lời khuyên bảo của cha; có những hành động đền ơn đáp nghĩa với cha mình. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều người con tuy mang ơn nghĩa to lớn của cha nhưng lại có hành động không đúng đắn như: cãi lời cha mẹ, bất hiếu (không phụng dưỡng lúc về già, thậm chí là có hành động chửi bới, đánh đập,…) những người này đáng bị xã hội lên án, phê phán. Không gì thay thế được tình cha, không gì quý giá hơn tình cha. Là một người con, cũng ta hãy trở thành những người con có hiếu, yêu thương và báo đáp cha của mình.

7 tháng 12 2016

3)

Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó.
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.
Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.
Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời. 4)

Bạn đã bao giờ từng nghĩ quê hương mãi là kí ức sâu sắc nhất trong lòng bạn không ? Riêng tôi thì chắc chắn đấy, vì chỉ mỗi khi nghĩ đến quê hương, lòng tôi mới như tràn bao cảm xúc bồi hồi, nhung nhớ. Tôi yêu quê hương, tôi nhớ quê hương tôi lắm, nhớ đến từng hàng cau (dừa cũng được ^^) thẳng tắp, nhớ đến cả bãi cát vàng ấm áp. Nhưng yêu nhất, nhớ nhất đối với tôi vẫn mãi là cái bãi biển, cái tâm trạng của quê hương. Sáng sớm, biển đục ngầu như chưa thức dậy. Trưa về, biển lại như đang buồn khi trời còn quá gắt nắng làm không ai ra chơi với mình. Chiều rồi tối thì may ra mới có người. Nhưng lúc đó thì biển đã choàng lên mình cái chăn đen ấm áp để đi ngủ sau lãng mạn ngắm ánh hoàng hôn tàn dần. Ôi! Biển ơi, biển có biết là nhờ có biển mà quê hương tôi ngày càng đẹp hơn, thật tình rất cảm ơn biển! Vì vậy, biển hãy mãi là niềm tự hào, hãy mãi là kí ức của tôi, biển nhé !

wink

 

16 tháng 11 2018

5)Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.
Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.Đồng lúa! Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia.

11 tháng 3 2022

viết để tham khảo hay để chép?

11 tháng 3 2022

chép đc k bạn

 

24 tháng 11 2017

hãy nhập vai bé thu trong chuyện chiếc lược nhà của nhà văn Nguyễn Quang Sang kể lại cuộc gặp gỡ cảm động của hai cha con sau tám năm xa cách .Từ đó ,hãy nêu ngắn gọn một vài cảm nghĩ của em về tình cảm cha con trong cuộc sống mỗi con người

Làm

Hạnh phúc-đó là thứ mà con người ta bấy lâu nay luôn kiếm tìm,nhưng ít ai hiểu được 1 chân lý giản đơn mà sâu sắc:Hạnh phúc ở ngay trước mắt ta.Bản thân tôi-Bé Thu-cũng vậy,ngay từ thuở mới lọt lòng cho đến tận bây giờ vẫn luôn khát khao gặp lại hình bóng ba thân thương,đó là hạnh phúc lớn nhất đời tôi.Song,như cái chân lý ấy,hạnh phúc ngay trước mặt tôi-người ba thân yêu đứng ngay trước mắt tôi...nhưng sao tôi chả nhận ra để giờ đây chỉ còn biết hối hận muộn màng.Hạnh phúc ấy bây giờ chỉ còn là hư vô bởi:Ba tôi đã đi về 1 nơi rất xa rồi...Ký ức về cuộc gặp mặt và chia tay ba Sáu mãi mãi sẽ là hồi ức theo tôi đến cuối đời.Chuyện là thế này...
Theo lời kể của má ,khi tôi vừa tròn 1 tuổi ba đã phải ra chiến trận vì tiếng gọi thiêng liêng của Đảng,của Bác Hồ,lúc ấy tôi còn quá bé nhỏ để khắc ghi hình bóng ba.Suốt tám năm ròng tôi sống trong sự chở che,dưỡng dục của má.Song,như thế đối với tôi vẫn chưa đủ,tôi vẫn cần lắm tình thương bao la của ba như bao đứa trẻ cùng trang lứa khác.Tôi vẫn thường nghe má kể về chuyện của ba nơi chiến trường,tôi tự hào về ba nhiều lắm-người hùng của con.Năm tôi lên tám,1 phép màu đã xảy ra:Ba trở về.Khi nghe mẹ báo tin động trời ấy,lòng tôi nôn nao như lửa đốt,tôi chạy vội ra trước cửa nhà ngóng trông ba.Thấp thoáng đằng xa,tôi thấy 1 người đàn ông mặc áo lính cao to nhưng trên mặt ông ta lại có 1 vết thẹo to trông rất dễ sợ.Ông ta chạy đến,nói to:"Ba đây con!".Quá đỗi ngỡ ngàng,tôi vụt chạy vào nhà kêu má.Lạ lùng thay,má tôi lại vui sướng ôm người đàn ông đó.Ba đi chưa được bao lâu mà lại vui cười với người khác,người lớn là thế sao?Trong tâm tưởng tôi gợi lên những suy nghĩ kì lạ,mang chút vẻ trưởng thành của người lớn.Ông kia cùng với 1 người nữa ở lại nhà tôi.Thời gian ấy,má tôi lúc nào dọa đánh bảo tôi gọi ba,nhưng người dữ tợn kia sao là ba tôi được chớ,muốn tôi nhận người dưng là ba à,đừng hòng!.Tôi chạnh lòng nhìn bức ảnh ba má chụp chung,tôi chỉ có duy nhất 1 người ba thôi,bây giờ là vậy,mãi mãi cũng là vậy.Suốt ba ngày,ông ba"giả" kia cứ quanh quẩn làm phiến tôi mãi,tôi bực mình lắm nhưng chẳng dám thốt ra.Tôi không coi trọng ông ta nên luôn cư xử xấc xược bằng cách nói trổng,chối từ mọi sự quan tâm của ông ta,muốn dụ dỗ tôi à,không dễ đâu!Có 1 hôm,tôi hất văng cái trứng cá ông ta gắp thế là bị ông ta đánh 1 cái rõ đau vào mông còn lớn tiếng mắng chửi:"Sao mày cứng đầu quá vậy hả?".Tôi uất lắm nhưng tôi không phải là 1 con bé nhỏnh nhẽo chỉ biết khóc nhè,tôi cúi gầm mặt,gắp cái trứng bỏ vào chén rôi bỏ sang nhà ngoaị.Nghe má kể khi đó ba tôi hoảng lắm,mặt tái nhợt đi lại thêm vết thẹo đỏ ửng trong tội lắm.Giờ nghĩ lại tôi thấy hận mình,thấy thương ba nhiều quá.Ba chỉ muốn đứa con gái nhỏ gọi 1 tiếng "Ba" thôi mà lại khó khăn thế ...Ôi,sao mà tôi ngu ngốc quá,ngốc nên mới không nhận ra những điệu cười ẩn ý,những cái lắc đầu đầy suy tư và cả đôi mắt ngấn lệ của ba tôi.Ba buồn vì đứa con quá ương ngạnh,bướng bỉnh.Đến đây,tôi đã thấy nhói đau nơi con tim lắm rồi nhưng tất cả giờ đây đâu còn nghĩa lý gì...
Tiếp tục câu chuyện là khi tôi về nhà ngoại,bà kể lại cho tôi nghe về những cái khốc liệt,tàn nhẫn của chiến tranh,những tội ác tày đình của thằng Tây đã làm chia ly hạnh phúc của biết bao gia đình,trong đó có nhà tôi.Tại chúng mà khuôn mặt đôn hậu của ba tôi bị biến dạng...Tôi căm hận chiến tranh hơn bao giờ.Suốt đêm ấy,tôi trằn trọc chả ngủ được,mong trời sáng mau mau để tôi còn về tiễn cha.Hôm sau,tôi theo ngoại về nhà.Tôi chỉ biết đứng trong góc nhà mà nhìn ba tôi nói cười với người khác.Tôi như bị bỏ rơi,lạc lõng,bơ vơ.Những tưởng ba còn giận nên không quan tâm đến đứa con gái hư hỏng nữa,nhưng ba đã nhìn tôi bằng 1 đôi mắt trĩu nặng u buồn cùng lời nói cất lên khe khẽ:"Thôi,ba đi nghe con!"Trong khoảng khắc ấy,tình phụ tử trong tôi bỗng trỗi dậy,tôi thốt lên 1 tiếng:"Ba!"Tiếng gọi thiêng liêng bấy lâu nay tôi giấu nơi tim mình.Mỗi tiếng gọi như làm thời gian ngưng đọng,tất cả mọi người đều sửng sờ.Nhanh như sóc,tôi chạy đến ôm ấp hình hài ba tôi mong nhớ bao lâu nay và hôn khắp người ba.Đau đớn thay,giây phút ba con tôi đoàn tụ cũng lại là phút chia ly,ba lại phải lên đường đi tập kết.Tôi không muốn ba đi 1 chút nào,chỉ ước sao thời gian ngừng lại để tôi được tận hưởng nỗi khao khát tình cha 8 năm qua...Nhờ mọi người khuyên răn tôi mới để ba đi cùng lời hứa mang chiếc lược ngà tặng tôi vào lần thăm sau.Trong tâm trí non nớt của 1 đứa bé 8 tuổi,tôi không hề nghĩ đây lại là lần gặp mặt cuối cùng của cha con tôi.Ba tôi đã đi và không bao giờ trở lại...Đau đớn làm sao...
Giờ đây tôi đã khôn lớn,trưởng thành không còn trẻ nít,bướng bỉnh như xưa nữa mà biết suy nghĩ,biết giúp ích cho đời.Trong tim tôi vẫn tôn thờ hình bóng ba kính yêu và dành 1 khoảng trống để chất chứa tình yêu thương dạt dào ấy,1 khoảng trông khác tôi dành cho Tổ quốc thân yêu.Tiếp bước cha tôi đi theo con đường cách mạng,tôi đã trở thành cô giao liên dũng cảm,kiên cường.Tôi không đơn độc,lẻ loi bởi ba luôn có ba bên cạnh,ba là nguồn sáng soi sáng đường tôi đi,là ánh lửa sưởi ấm cái giá lạnh ở rừng núi...Có ba,tôi có niềm hạnh phúc lớn nhất đời mình...

24 tháng 11 2017

ạnh phúc – đó là thứ mà con người ta bấy lâu nay luôn kiếm tìm, nhưng ít ai hiểu được 1 chân lý giản đơn mà sâu sắc: Hạnh phúc ở ngay trước mắt ta. Bản thân tôi – Bé Thu – cũng vậy, ngay từ thuở mới lọt lòng cho đến tận bây giờ vẫn luôn khát khao gặp lại hình bóng ba thân thương, đó là hạnh phúc lớn nhất đời tôi. Song, như cái chân lý ấy, hạnh phúc ngay trước mặt tôi – người ba thân yêu đứng ngay trước mắt tôi…nhưng sao tôi chả nhận ra để giờ đây chỉ còn biết hối hận muộn màng. Hạnh phúc ấy bây giờ chỉ còn là hư vô bởi: Ba tôi đã đi về 1 nơi rất xa rồi…Ký ức về cuộc gặp mặt và chia tay ba Sáu mãi mãi sẽ là hồi ức theo tôi đến cuối đời. Chuyện là thế này…

Theo lời kể của má, khi tôi vừa tròn 1 tuổi ba đã phải ra chiến trận vì tiếng gọi thiêng liêng của Đảng, của Bác Hồ, lúc ấy tôi còn quá bé nhỏ để khắc ghi hình bóng ba. Suốt tám năm ròng tôi sống trong sự chở che, dưỡng dục của má. Song, như thế đối với tôi vẫn chưa đủ, tôi vẫn cần lắm tình thương bao la của ba như bao đứa trẻ cùng trang lứa khác. Tôi vẫn thường nghe má kể về chuyện của ba nơi chiến trường, tôi tự hào về ba nhiều lắm – người hùng của con. Năm tôi lên tám, 1 phép màu đã xảy ra: Ba trở về.Khi nghe mẹ báo tin động trời ấy, lòng tôi nôn nao như lửa đốt, tôi chạy vội ra trước cửa nhà ngóng trông ba. Thấp thoáng đằng xa, tôi thấy 1 người đàn ông mặc áo lính cao to nhưng trên mặt ông ta lại có 1 vết thẹo to trông rất dễ sợ. Ông ta chạy đến, nói to:"Ba đây con!". Quá đỗi ngỡ ngàng, tôi vụt chạy vào nhà kêu má. Lạ lùng thay, má tôi lại vui sướng ôm người đàn ông đó. Ba đi chưa được bao lâu mà lại vui cười với người khác, người lớn là thế sao? Trong tâm tưởng tôi gợi lên những suy nghĩ kì lạ, mang chút vẻ trưởng thành của người lớn. Ông kia cùng với 1 người nữa ở lại nhà tôi. Thời gian ấy, má tôi lúc nào dọa đánh bảo tôi gọi ba, nhưng người dữ tợn kia sao là ba tôi được chớ, muốn tôi nhận người dưng là ba à, đừng hòng!. Tôi chạnh lòng nhìn bức ảnh ba má chụp chung, tôi chỉ có duy nhất 1 người ba thôi, bây giờ là vậy, mãi mãi cũng là vậy. Suốt ba ngày, ông ba"giả" kia cứ quanh quẩn làm phiến tôi mãi, tôi bực mình lắm nhưng chẳng dám thốt ra. Tôi không coi trọng ông ta nên luôn cư xử xấc xược bằng cách nói trổng, chối từ mọi sự quan tâm của ông ta,muốn dụ dỗ tôi à, không dễ đâu! Có 1 hôm, tôi hất văng cái trứng cá ông ta gắp thế là bị ông ta đánh 1 cái rõ đau vào mông còn lớn tiếng mắng chửi: "Sao mày cứng đầu quá vậy hả?". Tôi uất lắm nhưng tôi không phải là 1 con bé nhỏnh nhẽo chỉ biết khóc nhè, tôi cúi gầm mặt, gắp cái trứng bỏ vào chén rôi bỏ sang nhà ngoaị. Nghe má kể khi đó ba tôi hoảng lắm, mặt tái nhợt đi lại thêm vết thẹo đỏ ửng trong tội lắm. Giờ nghĩ lại tôi thấy hận mình, thấy thương ba nhiều quá. Ba chỉ muốn đứa con gái nhỏ gọi 1 tiếng "Ba" thôi mà lại khó khăn thế …Ôi, sao mà tôi ngu ngốc quá, ngốc nên mới không nhận ra những điệu cười ẩn ý, những cái lắc đầu đầy suy tư và cả đôi mắt ngấn lệ của ba tôi. Ba buồn vì đứa con quá ương ngạnh, bướng bỉnh. Đến đây, tôi đã thấy nhói đau nơi con tim lắm rồi nhưng tất cả giờ đây đâu còn nghĩa lý gì…

Tiếp tục câu chuyện là khi tôi về nhà ngoại, bà kể lại cho tôi nghe về những cái khốc liệt, tàn nhẫn của chiến tranh,những tội ác tày đình của thằng Tây đã làm chia ly hạnh phúc của biết bao gia đình, trong đó có nhà tôi.Tại chúng mà khuôn mặt đôn hậu của ba tôi bị biến dạng…Tôi căm hận chiến tranh hơn bao giờ. Suốt đêm ấy, tôi trằn trọc chả ngủ được, mong trời sáng mau mau để tôi còn về tiễn cha. Hôm sau, tôi theo ngoại về nhà. Tôi chỉ biết đứng trong góc nhà mà nhìn ba tôi nói cười với người khác. Tôi như bị bỏ rơi, lạc lõng, bơ vơ. Những tưởng ba còn giận nên không quan tâm đến đứa con gái hư hỏng nữa, nhưng ba đã nhìn tôi bằng 1 đôi mắt trĩu nặng u buồn cùng lời nói cất lên khe khẽ: "Thôi, ba đi nghe con!" Trong khoảng khắc ấy, tình phụ tử trong tôi bỗng trỗi dậy, tôi thốt lên 1 tiếng: "Ba!" Tiếng gọi thiêng liêng bấy lâu nay tôi giấu nơi tim mình. Mỗi tiếng gọi như làm thời gian ngưng đọng, tất cả mọi người đều sửng sờ. Nhanh như sóc, tôi chạy đến ôm ấp hình hài ba tôi mong nhớ bao lâu nay và hôn khắp người ba. Đau đớn thay, giây phút ba con tôi đoàn tụ cũng lại là phút chia ly, ba lại phải lên đường đi tập kết. Tôi không muốn ba đi 1 chút nào, chỉ ước sao thời gian ngừng lại để tôi được tận hưởng nỗi khao khát tình cha 8 năm qua…Nhờ mọi người khuyên răn tôi mới để ba đi cùng lời hứa mang chiếc lược ngà tặng tôi vào lần thăm sau.Trong tâm trí non nớt của 1 đứa bé 8 tuổi,tôi không hề nghĩ đây lại là lần gặp mặt cuối cùng của cha con tôi.Ba tôi đã đi và không bao giờ trở lại…Đau đớn làm sao…

Giờ đây tôi đã khôn lớn,trưởng thành không còn trẻ nít,bướng bỉnh như xưa nữa mà biết suy nghĩ,biết giúp ích cho đời.Trong tim tôi vẫn tôn thờ hình bóng ba kính yêu và dành 1 khoảng trống để chất chứa tình yêu thương dạt dào ấy, 1 khoảng trông khác tôi dành cho Tổ quốc thân yêu. Tiếp bước cha tôi đi theo con đường cách mạng, tôi đã trở thành cô giao liên dũng cảm, kiên cường. Tôi không đơn độc, lẻ loi bởi ba luôn có ba bên cạnh, ba là nguồn sáng soi sáng đường tôi đi, là ánh lửa sưởi ấm cái giá lạnh ở rừng núi…Có ba, tôi có niềm hạnh phúc lớn nhất đời mình…


 

27 tháng 12 2020

'' Công cha như núi thái sơn            Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra                                   Một lòng thờ mẹ kính cha             Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con ''                                                   Đúng như câu nói trên khi có cha , mẹ , con cái thì mới tạo thành một gia đình . Cha mẹ luôn là người dạy dỗ , nuôi ta khôn lớn , giúp ta sau này sẽ trở thành một người có ích trong xã hội . Nhưng lại có những đứa con không chỉ ko báo hiếu mà lại còn quên đi ơn của cha me , đấng sinh thành của chúng ta . Thông qua văn bản mẹ tôi chúng ta thấy rằng En-ri-cô đã cãi lời mẹ của mình , làm cho người mẹ đâu buồn khiến người bố cảm thấy như có một nhát dao đâm vào tim mình vậy. Chúng ta nếu ai còn có cha mẹ xin hãy trân trọng họ và yêu mến họ , đừng bao giờ làm họ buồn lòng . Mà nếu ai đã phạm sai lầm xin hãy xin lỗi họ , bởi vì cha mẹ ko cần gì hết chỉ cần ta bik yêu thương họ , sau này làm nhiều việc tốt , báo hiếu trả ơn cho họ thế là đủ. Đừng bao giờ tái phạm như En-ri-cô.