K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 2 2022

Viết bài viết ngắn trang 35 là sao e =')

21 tháng 2 2022

Trong 35 câu;))

7 tháng 3 2022

Bài kiểm tra em nên tự làm nha, viết dù hay hay không cũng là bài của em, em phải viết thì mới biết mình viết được đến đâu được em ạ!

7 tháng 3 2022

KT mik ko giúp đc bn đâu

Trong cuộc đời, kiến thức rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. Nhưng trong chúng ta không phải ai ai cũng đều được đi học cả đâu mà có rất nhiều người nghèo khó không có đủ điều kiện để đi học. Nhưng em cảm thấy may mắn vì là là người có thể đi học. Vì vậy, những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học đối với em là những giây phút tuyệt vời, ấn tượng và khó phai.

Giờ đây tuy em đã là học sinh lớp Sáu rồi nhưng em luôn nhớ về mái trường thân yêu hồi Tiểu học. Vào hôm trước khi ngày khai trường diễn ra, em lấy làm hồi hộp và trong đầu cứ suy nghĩ về nhiều thứ liên quan đến trường lớp nào là “mình sẽ vào học ngôi trường như thế nào đây?”, “bạn bè có tốt không?”, “thầy cô có dữ không?”. Và những ngày này, ba mẹ em đều rất bận rộn. Không phải bận rộn vì công việc mà vì lo cho ngày khai trường đầu tiên của em. Ba thì đi mua giấy bao vở, dán nhãn, tập vở. Mẹ thì đi mua sách giáo khoa, đồng phục... Khi ngồi cùng mẹ bao tập, tôi cứ nói thầm trong lòng không được làm dơ bất cứ cuốn tập nào nhưng suy nghĩ đó không được thực hiện tốt. Tôi đã làm rách bìa giấy bao tập. Tôi liền òa khóc lên nhưng nhờ mẹ tôi dỗ dành, an ủi nên tôi mới thôi không khóc nữa. Ba thì chỉ cho tôi bao vở làm sao cho đúng cách và cẩn thận, dán nhãn ra sao cho đẹp và dính chặt. Mẹ thì  viết tên của em lên các giấy nhãn đó. Ôi! Những con chữ như rồng bay phượng múa thật tuyệt đẹp. Tập vở, sách giáo khoa, bút viết, cặp táp đều đã sẵn sàng. Đến tối, em không tài nào ngủ được, phải một lúc sau tôi mới thiếp đi vì em nghĩ mãi đến ngày vào lớp Một đặc biệt của em. Đến sáng, sau khi đã thức dậy làm vệ sinh cá nhân xong thì mẹ chở tôi đến trường trên chiếc xe đạp, Trên đường em thấy có rất nhiều bạn mặc đồng phục mới, khuôn mặt của các bạn ấy vừa có chút lo sợ vừa có chút hào hứng. Em cảm cũng có cảm giác giống như vậy, lo sợ vì em không biết các bạn có thân thiện không? Thầy cô có yêu quý em không? và vui vẻ vì được mặc đồng phục mới được học kiến thức mới...Sau khi bước vào trường, thì em thấy trường em vừa rộng rãi mà vừa đẹp đẽ nữa. Những cái cây cao cao có màu sắc đỏ thắm. Tôi giật thót tim khi nghe thấy tiếng trống khai trường vang lên “Tùng... Tùng... Tùng”. Cả trường bắt đầu xếp hàng ngay ngắn trên sân, sau khi xếp xong thì các bạn liền chuyền ghế cho nhau và bắt đầu ngồi xuống. Buổi lễ khai giảng bắt đầu với lời kính chúc các bạn học sinh lớp Một khi bước vào khôi trường mới từ cô hiệu trưởng và các tiết mục văn nghệ đặc sắc và thú vị. Cuối buối lễ cô hiệu trưởng thay mặt tất cả thầy cô đánh tiếng trống trường đặc biệt. Đến giờ ra chơi dường như chỉ có khoảng mười lăm phút. Em ngồi trong lớp, không biết chơi với ai. và chơi trò gì nhưng có một đám bạn đến rủ em chơi cùng. Em cảm thấy xúc động làm sao! Khi ra về, em vẫy tay chào tạm biệt các bạn mới của mình và lên xe. Bóng các bạn xa dần và tôi cảm thấy trong lòng mình dâng lên một cảm xúc xao xuyến lạ thường với ngồi trường tiểu học vừa mới lạ vừa gần gũi.

Ngày đầu tiên đi học của em thật thú vị. Những kỉ niệm tuyệt vời ấy luôn đọng lại trong trí óc của tôi và cũng những kỉ niệm ấy thúc giục tôi vào việc học tốt hơn. Đó cũng là hành trang cho em vững bước trên con đường dẫn đến sự thành công trong xã hội.

13 tháng 11 2017

     Trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài cha mẹ là những bậc sinh thành, Thầy Cô giáo cũng có công lao rất lớn. Đặc biệt, đối với những học sinh đang thời cắp sách tới trường như chúng em thì Thầy Cô giáo chính là những người cha, người mẹ thứ hai.

 Thầy Cô - hai chữ thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng em. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh. Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến. Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị. Thầy Cô dạy cho chúng em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn,  thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ. Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển, lèo lái chuyến đò đó nên chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn, để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui, niềm không chỉ riêng của chúng em, mà còn của thầy cô nữa. Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng, cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em.

      Con người chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường. Đó là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng em, uốn nắn chúng em từng chút một trên con đường học vấn. Từ khi chúng ta còn bi bô tập nói đã đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó, thầy cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa, là biết cách cư xử cho phải phép. Rồi từng ngày, chúng ta bước lên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức. Thầy cô luôn dõi theo chúng ta. Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ, một lần không thuộc bài, thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở. Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức, cho chúng em một tương lai tươi đẹp.  

       Chúng em luôn tự hào vì là học sinh của trường Hà Nội - Amsterdam, tự hào không chỉ vì được học tập trong một môi trường tốt, mà còn vì chúng em đã được những thầy cô giáo giỏi tận tình dạy dỗ. Ở đây, thầy cô giáo không chỉ đơn thuần là một người thầy, người cô mà còn là người cha, người mẹ. Thầy cô sẵn sàng dành thời gian lắng nghe những thắc mắc, những tâm sự của chúng em. Thầy cô có thể tạo cho chúng em những trận cười sảng khoái trong giờ học khi chúng em cảm thấy căng thẳng. Thầy cô có thể kiên nhẫn lắng nghe và thông cảm với chúng em. Thầy cô khẽ cười và gật đầu khi chúng em cúi chào lễ phép. Phải chăng thầy cô đã luôn không cho phép mình được khóc mỗi khi học trò hư, để giữ lòng mãi cứng rắn dạy bảo chúng em. Tất cả, từ những gì nhỏ nhặt nhất đến những điều cao cả nhất chúng em đều coi trọng, vì đó là tình thương mênh mông như trời biển của thầy cô dành cho chúng em.

       Trên cuộc đời này, có biết bao tình cảm vô cùng thiêng liêng và sâu sắc. Tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em và cả tình thầy trò. Mọi tình cảm đều có ý nghĩa khác nhau. Thầy cô đã cho chúng em hiểu thế nào là tình thầy trò, một tình thầy trò thực thụ. Chúng em sẽ mãi biết ơn thầy cô. Chúng em sẽ cố gắng dành tặng cho thầy cô những đóa hoa điểm mười chứa đựng sự biết ơn sâu sắc nhất của chúng em vào những ngày 20-11. Chúng em biết rằng tình cảm đó sẽ không bằng những gì thầy cô dành cho chúng em. Nhưng chúng em sẽ cố gắng làm cho thầy cô cảm thấy tự hào về chúng em,để thầy cô có thể mỉm cười mãn nguyện. Thầy cô ơi, thầy cô sẽ mãi là người dìu dắt chúng em trên đường đời. Chúng em sẽ luôn chăm chỉ học hành để không phụ lòng thầy cô. Xin hãy tin vào chúng em!

13 tháng 11 2017

Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, đến cái ngày mà cả một năm mới có một lần để nhắc học trò nhớ về thầy cô của mình, nhắc đến ngày Nhà Giáo Việt Nam thì mọi ký ức của thời học sinh lại ùa về. Nhớ những lời căn dặn, những cái vỗ vai, hay cả những lời răn đe nghiêm khắc của thầy cô khi học trò mắc phải lỗi.

Thầy cô là người luôn dành tất cả mọi yêu thương cho đứa học trò của mình, kể cả những đứa học trò mà luôn làm mình phát bực la lớn lên và mời đi ra khỏi lớp. Thậm chí có thể là đình chỉ học môn đó một tuần cũng có.

Thầy cô là người luôn phải chịu đựng bởi bao trò tai quá mà những đứa học trò gây ra, hay thường là những vị cứu tinh của những học sinh bị bắt nạt. Có thể nói thầy cô như là những thần tượng của học trò, hay là người cha, người mẹ thứ hai vậy.

Thầy cô là người đã dạy con nét chữ đầu tiên để rồi sau này, khi con lớn hơn một chút, con mới hiểu sự ân cần của cô, khi cầm tay con uốn từng nét chữ không chỉ đơn thuần là dạy con biết viết, mà nết người của con cũng bắt đầu từ những nét chữ A,B,C. Là người mà phải thức cả đêm để viết lại và cảm nhận bài văn thầy phê “cảm nhận còn hời hợt” bằng tất cả tình cảm, vốn sống của mình. Tất cả những gì thầy cô làm là chỉ mong học sinh của mình sẽ tốt hơn, trưởng thành hơn.

Nhớ ngày 20/11 năm xưa chắc ai cũng trải qua cái thời mà đòi mẹ phải mua quà để đi tặng thầy cô cho bằng được nhưng nỗi khổ là không dám đi một mình, lần nào cũng phải mẹ kè kè đi ,lúc đó nhỏ có biết nói gì đâu thấy bạn đi mình cũng đi cho bằng được. Quà 20/11 lúc xưa cũng chỉ là dầu gội, bột ngọt, sữa hay cuốn sổ và cái bút, nhà có điều kiện hơn thì xấp vải cho thầy cô may đồ để đi dạy. Lớn lên chút thì đã biết đường đi mua quà cho thầy cô, nhưng đến lúc tặng thì run cầm cập, gặp thầy cô ở trường suốt không sao cả nhưng mà gặp riêng thầy cô thì không dám đến. Nhớ lúc đi tặng quà thì vừa vào phòng, thấy thầy cô là tặng cho thầy cô rồi nói một câu ngắn gọn: "Mừng Cô (Thầy) 20 tháng 11" rồi chạy cái vèo ra ngoài, để thầy cô phải chạy ra gọi học trò quay trở lại ngồi chơi, nhưng cũng chỉ ngồi được 5 phút rồi "Cô (Thầy) cho em xin phép". Đến hôm sau vẫn còn không dám gặp thầy cô.

Lớn lên rồi học cấp 3, ngày 20/11 được xem như là một ngày học nhẹ nhõm của học sinh thì phải - theo tôi nghĩ như thế. Vì ngày 20/11 thường thì thầy cô khuyến mãi không dò bài, học sinh cũng không phải thấp thỏm vì cái giờ dò bài như thường ngày. Đôi khi thì còn được nói chuyện phiếm và nghỉ học luôn môn đó, thường thì lớp trường đại diện lớp tặng hoa cho thầy cô rồi thôi, xong cái ngày 20/11.

Nhưng cái ngày 20/11 không phải thầy cô vui vì được nhận hoa và quà của học trò thôi, thầy cô vui vì thấy rằng những đứa học trò của mình đã lớn khôn hơn, thầy cô khi thấy những thành quả của mình tốn bao công sức tâm huyết đạt được thành quả, đó là điều mà làm cho thầy cô tự hào nhất trong đời làm nhà giáo của mình.

Không biết ngày 20/11 của bạn như thế nào nhưng của tôi là một ngày đầy cảm xúc, tuy đi làm xa không thể tới thăm thầy cô được, nhưng không khi nào thầy cô không nhớ tới tôi. Lúc tôi gọi điện thoại chưa kịp nói tên mình thì thầy cô đã nhận ra tôi trước ,tôi vui mừng và đôi khi là bật khóc, cho dù lúc đi học tôi có phá, có quậy nhất lớp thì thầy cô vẫn nhớ và cười phì nói: "Thằng học trò phá nhất lớp của cô nay làm ở đâu rồi, có khỏe không? Năm nay cho gọi điện thoại nhưng năm sau phải về nhà thăm cô đấy nhé!!!". Trải qua biết bao lứa học trò, bao nhiêu năm nhà giáo mà thầy cô vẫn nhớ học trò của mình chứng minh một điều là thầy cô luôn dành mọi tâm huyết cho những đứa học trò nhỏ bé, dù có hay nghiêm khắc với mình đi chăng nữa thì cũng dễ hiểu là thầy cô chỉ muốn điều tốt nhất cho mình mà thôi. Chắc điều đó ai cũng cảm nhận được như tôi, vì nếu không có những điều như thế thì bạn có thể thành công hay sống tốt hơn như hiện nay để còn ngồi đọc những dòng tốt viết đây.

Lúc ngồi viết những dòng này thì nhớ lại những trò tai quái của mình đã mang đến cho thầy cô... Sao có thể làm những trò ấy nhỉ, nhưng mà thôi "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" mà, nhưng dù gì thì cũng mong ngày 20/11 sắp đến, hãy bỏ một chút thời gian nếu như được hãy đến thăm thầy cô, thầy cô sẽ không quên bạn đâu, nhưng nếu không được thì hãy dành cho một cuộc điện thoại chỉ năm, mười phút thôi. Đừng chỉ gửi một cái hình lên mạng Xã hội cho thầy cô và kèm theo dòng ngắn ngủn: "Mừng 20/11, chúc Thầy (Cô) có ngày lễ vui vẻ" là thôi.

Xin cảm ơn những thầy cô đã dìu dắt con từ những ngày đầu tiên học lễ, hậu học văn. Những yêu thương, trân trọng và thành kính nhất là tất cả những gì con muốn những người cô thầy đã dạy dỗ con nên người. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để mãi mãi vun đắp cho sự nghiệp trồng người.

20 tháng 6 2019

Giết thời gian! Tôi đang nghĩ, liệu có khi nào xuất hiện một tội danh như thế mà phải vào nhà tù  không nhỉ? Lúc đó, có lẽ nhiều người sẽ chạy trốn vì chắc chắn, chúng ta sẽ bị bắt giam!

Đôi khi tôi thấy có chút bất công. Giết người, bị quy về một tội của luân lý. Nhưng giết thời gian lại được coi gần như là một thú vui: “làm chi đâu bay, đang giết thời gian thôi!” Người ta thường chọn đi câu cá, chơi game, nghe nhạc hay làm gì đó với mục đích giết thời gian mà chẳng ai thấy mình có tội lỗi gì!

Thời gian đối với bạn là gì? Phải chăng là một kẻ thù? Cớ chi lại giết hại thời gian?

Trong bài chia sẻ gợi ý tĩnh tâm tháng của chúng tôi với chủ đề: niềm vui thiêng liêng. Vị linh mục đồng hành đã chia sẻ với chúng tôi về thứ niềm vui thiêng liêng trong mầu nhiệm Nhập Thể. Nhập thể là một mầu nhiệm kỳ diệu, lớn lao, nhưng cũng là một bước đi liều lình của Thiên Chúa. Có lẽ vì nó đụng chạm tới khung thời gian vô tận của Ngài, để bước vào cái hữu hạn của thời gian. Vậy nếu thời gian đáng ghét như thế, tại sao Đức Kito đến? Tại sao Ngôi Lời Nhập Thể trong thời gian như một sứ mạng cao quý của chính Thiên Chúa?

“Đi xuống - ra đi- trao ban - dâng hiến - đi tìm” là những động từ ở thế chủ động. Đó như là những chất liệu làm nên nội hàm của Nhập Thể, điều mà mỗi người hiện diện trên thế gian này cần mang lấy cùng với quỹ thời gian của riêng mình.

Với tôi, “trao ban” trong Nhập Thể tựa như một sự năng động thiêng liêng quan trọng trong cuộc đời dâng hiến. Để trao ban, tôi thường suy nghĩ xem mình có gì để trao? Cái tôi có mà tôi thường bỏ quên nó, là THỜI GIAN! Vì quả thực, món quà vô giá Thiên Chúa ban tặng và gửi gắm cho tôi chính là những nén bạc thời gian.

Thời gian cho tôi được thai nghén đủ trong lòng mẹ, cho tôi chào đời với hình hài một sinh linh tròn đầy, xinh đẹp. Thời gian cho tôi lớn dần và nhận diện từng khuôn mặt quen thuộc của cha mẹ, anh chị. Thời gian cho tôi biết bao ngạc nhiên, bất ngờ trong cuộc đời khi tôi có thể gọi “bố ơi, mẹ ơi”, tôi có thể bước đi những bước đầu tiên. Thời gian cưu mang tôi, huấn luyện tôi, cho tôi những cơ hội để sửa mình, vực tôi đứng lên sau những lần vấp ngã. Thời gian chữa lành những vết thương lòng cho tôi và cho tôi cơ hội được bắt đầu lại. Thời gian cho tôi cơ hội để tôi thấy mình thực sụ hiện hữu và có giá trị!

Chúng ta đều được yêu như nhau, cùng được trao ban những quỹ thời gian quý giá trong khung thời gian của vũ trụ. Ấy thế mà tôi thường nghe người ta “giết” thời gian. Nếu không nói đây là một tội ác thì tôi coi đó là một lối sống bị động khờ dại. Cha đồng hành từng chia sẻ với chúng tôi: “chúng ta đừng suy nghĩ về cái vô biên của thời gian, nhưng tốt nhất hãy ngĩ về ‘độ ngắn’ của nó! Vì thời gian vô biên là của Thiên Chúa, chỉ có ‘cái ngắn’ của thời gian mới là thứ chúng ta được sở hữu”. Điều này thực sự đúng. Khi nhìn một bệnh nhân thoi thóp trên giường bệnh, níu giữ từng thời khắc cuối cùng đang qua đi trong cuộc đời; hay một cụ già đáng thương đang hấp hối muốn kéo dài cuộc đời thêm ít ngày nữa để chờ đứa con trai ở nhà tù trở về… Có lẽ khi đó chúng ta mới thấy trân trọng những khoảnh khắc mình đang có. Tôi đã từng nghe có người nói: “thời gian thật tàn nhẫn với tôi!”. Thực sự thì thời gian tàn nhẫn với bạn hay chính bạn đang tàn nhẫn với thời gian? Thời gian chưa bao giớ có sức giết chết một ai đó, còn chúng ta thì có đủ khả năng để giết chết thời gian.

Tại sao thế? Thưa, có lẽ cách nào đó, tôi và bạn cũng đang tạo ra thứ tội “tàn nhẫn” đó. Khi chúng ta sống một cuộc đời thiếu “nhựa”! Sống mà như chẳng phải mình đang hiện hữu! Sống mà như đang ký sinh trong một kiếp phù du không mục đích, không định hướng…

Thời gian đáng quý, thời gian không phải mớ giấy lộn cho chúng ta phung phí. Thời gian là những tấm vé đem lại cho chúng ta vô số những điều bí ẩn, bất ngờ và tuyệt vời trong cuộc sống. Vì vậy, trao ban thời gian là cách để chúng ta sinh lợi, chứ không phải giết đi!

Khi dành cho người khác một cuộc gặp gỡ, viếng thăm hay những phút hiện diện bên nhau,… quỹ thời gian của chúng ta sẽ bị đụng chạm, bị mất mát! Trong đời tu, tôi trao ban, dâng hiến toàn bộ thời gian của cuộc đời mình cho Thiên Chúa, cho lý tưởng sống, cho con người… Tôi không còn thời gian để lo cho sự nghiệp hay hạnh phúc riêng của mình nữa! Trao ban cái quý giá nhất đời mình đối với tôi, có lẽ chính là thời gian của mình! Dấu hiệu cho thấy tôi có đang Nhập Thể? Tôi có đang trân trọng thời gian của cuộc đời này.

Cuộc sống chỉ có ý nghĩa, khi tôi và bạn biết trân trọng thời gian. Đừng quên, Ngôi Lời đã Nhập Thể và bước vào thời gian như một ân sủng cho chúng ta. Ngài chấp nhận “độ ngắn” của nó thay vì đáng ra Ngài có quyền sở hữu cái vô tận của nó!

Đừng bao giờ giết thời gian. Trái lại, hãy làm cho nó “sống” tròn đầy, để chúng ta cũng thực sự tròn đầy trong thời gian…

Ngày nay Internet trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống cũng như đối với công việc của hầu hết mọi người. Cùng với sự phát triển của Internet, các trang mạng xã hội (social networks) ra đời như Yahoo, Twitter, Facebook… đem lại nhiều lợi ích, nhưng cũng gây ra nhiều tác hại cho cuộc sống của người sử dụng.

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, Facebook được xem là một trong những trang mạng được nhiều người sử dụng nhất, đặc biệt là giới trẻ. Facebook đã đem lại một giá trị to lớn, chẳng hạn như, nó là một công cụ kết nối mọi người rất tiện lợi và miễn phí hay để chúng ta tìm kiếm những người bạn cũ, cũng như chia sẻ các thông tin về cuộc sống, công việc.

Ngoài ra, người sử dụng Facebook có thể tạo ra các nhóm, trang riêng để chia sẻ, trao đổi những vấn đề về học tập, công việc, cuộc sống với những người trong nhóm…sinh viên có thể sử dụng Facebook cho việc học nhóm, thông tin bài tập về nhà, hạn nộp bài kiểm tra…

Hơn nữa, Facebook tạo ra một môi trường để mọi người thảo luận, bàn luận, đưa ra các ý kiến về các vấn đề xảy ra trong xã hội. Từ đó, có thể giúp người sử dụng cập nhật các thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Nhiều người cũng nhờ Facebook để kinh doanh, buôn bán. Với số lượng người sử dụng rất lớn đến từ mọi nơi trên toàn cầu, Facebook là một kênh hiệu quả để nhiều tập đoàn, công ty quảng bá hình ảnh, sản phẩm đến người tiêu dùng. Cũng như, những người nổi tiếng, các câu lạc bộ bóng đá… quảng bá hình ảnh, gần gũi hơn với người hâm mộ thông qua việc cập nhật hàng ngày các tin tức.

Mặc dù việc sử dụng Facebook đem lại nhiều lợi ích đáng kể, nhưng khi chúng ta lãng phí quá nhiều thời gian quý giá thì nó trở nên có hại. Và có lẽ, điều có hại nhất của Facebook là nó khiến chúng ta bị “nghiện”. Ở Việt Nam, việc dành thời gian quá nhiều cho Facebook được nhìn thấy dễ dàng ở giới trẻ. Có thể nói, nhiều bạn trẻ đang “ăn Facebook, uống Facebook, và ngủ cũng Facebook”.

Tất nhiên, thật khó để đưa ra khái niệm thế nào là “dành thời gian quá nhiều” nhưng buổi sáng ngủ dậy cố chụp một bức ảnh, rồi photoshop và đưa lên facebook, ngồi “canh” xem có bao nhiêu người thích (), bình luận (comment). Hay cứ tới bữa ăn chụp ảnh các món ăn và với các việc tương tự như vậy, cũng như vào giờ học, khi thầy giáo ngoảnh lên bảng thì cố lướt Facebook xem có gì mới trên Facebook không, hay mở một cuốn sách, mới được 2 phút thì ngó Facebook một lần thì quả thực đó là thời gian đang bị lãng phí cho Facebook.

Mặc dù, vẫn chưa có thống kê con số cụ thể nhưng tôi nhận thấy rằng chúng ta, đặc biệt là các bạn trẻ, sử dụng Facebook chỉ với mục đích đăng ảnh, chát chít hoặc chia sẻ việc ăn uống…là chủ yếu.

Facebook là một kênh mang lại cho chúng ta giá trị giải trí. Việc đăng ảnh, chia sẻ ăn uống cũng được coi là tốt để giải trí nhưng như đã phân tích ở trên, việc dành thời gian quá nhiều dẫn đến nghiện là có hại. Có thể, gián tiếp ảnh hưởng tới học hành, công việc và cuộc sống của người sử dụng.

Ngoài ra, có một số tác hại không hề nhỏ khác từ việc sử dụng không đúng Facebook, ví dụ như: Việc chia sẻ thông tin cá nhân quá nhiều dẫn đến việc bị đánh cắp thông tin cá nhân, mà nhiều đối tượng sử dụng cho hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hay một số người lập các trang nhóm để chỉ trích, mạt sát hay bình luận tiêu cực về người khác.

Ở một khía cạnh nào đó, Facebook là một trang mạng ảo. Chúng ta không nên “sống” trên thế giới ảo quá nhiều, chẳng hạn như, lạm dụng việc trò chuyện qua Facebook sẽ ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp trực tiếp…

Để khắc phục những hạn chế này, có thể nói nhận thức của người sử dụng đóng vai trò quyết định nên có câu “Tự mình cứu lấy mình”. Tuy nhiên, mỗi người một hoàn cảnh, một nhận thức, một suy nghĩ khác nhau, đặc biệt là các bạn trẻ, với nhận thức, kiến thức còn hạn chế. Do vậy, giáo dục có vai trò rất quan trọng trong việc sử dụng internet nói chung, hay đối với Facebook nói riêng. Giáo dục về việc sử dụng Facebook không chỉ là trách nhiệm của riêng nhà trường, mà còn là trách nhiệm của các bậc phụ huynh, hay các cơ quan, công sở. Chẳng hạn như, các trường học, gia đình, công ty, công sở có thể khóa trang Facebook vào những giờ nhất định (có thể là giờ hành chính). Điều này hạn chế học sinh, sinh viên vào Facebook vào các giờ học, hạn chế nhân viên, công chức “lấy” giờ cơ quan để vào Facebook.

Có thể nói, Facebook là sự thống nhất của hai mặt đối lập, lợi và hại. Nếu chúng ta biết khai thác các giá trị của nó để sử dụng đúng mục đích thì nó mang lại các giá trị rất đáng kể.

17 tháng 5 2022

Trong ngôi nhà nhỏ bé và xinh xinh của gia đình em. Em yêu tất cả mọi thành viên trong gia đình. Nhưng người mà em yêu quý nhất đó chính là mẹ, mẹ là người gắn bó với em, yêu thương em nhất và là người sống mãi trong lòng em.

      Từ khi mới sinh ra em đã được mẹ chăm sóc và nuông chiều như một bông hoa nhỏ. Mỗi lần em bị điểm kém mẹ không la rầy mà chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo. Khi em được điểm cao, mẹ nhẹ nhàng vuốt tóc và khen: “Con gái của mẹ giỏi lắm, mẹ rất tự hào về con”. Đôi mắt mẹ ánh lên niềm vui và niềm hạnh phúc.

      Mẹ là một người phụ nữ đảm đang và hết lòng vì gia đình, mẹ không quản ngại chuyện thức khuya dậy sớm để lo cho con cái. Em vẫn nhớ như in tuổi thơ của mình với mẹ, những ngày đầu chập chững tập đi mỗi lần em ngã mẹ lại ôm em vào lòng. Như một chú chim non tập bay, mẹ khích lệ em: “Con giỏi lắm”. Rồi những trưa hè nắng nôi bên chiếc võng đung đưa mẹ ru em ngủ, câu hát ngày nào sao mà trầm ấm và ngọt ngào như thế. Mẹ tranh thủ những buổi chiều giúp em luyện chữ và dạy em học, mẹ thường ra những câu đố để hai mẹ con cùng giải. Để em dễ thuộc bài mẹ đọc thơ: “O tròn như quả trứng gà, Ô thì đội nón, Ơ thì mang râu” cách học của mẹ đã giúp em dễ thuộc bài. Khi em lớn lên và bước vào lớp một mẹ vẫn luôn sát cánh bên em, dù ngày mưa hay ngày nắng mẹ vẫn đưa em đến trường.

      Mặc dù được cưng chiều nhưng mẹ vẫn rèn cho em nếp sống tự giác, gọn gàng, ngăn nắp. Mẹ bảo con gái phải biết giữ ý giữ tứ, phải biết trông trước trông sau, mẹ còn dạy em phải biết yeu thương người khác, biết giúp đỡ nhưng người có hoàn cảnh khó khăn. Lời mẹ dạy em luôn ghi nhớ và không bao giờ quên.

      Mẹ dạy em rất nhiều việc: rửa được chén, quét được nhà, nấu được cơm. Nếu ai đã được thưởng thức những món ăn mẹ nấu thì phải thốt lên rằng: “Thật tuyệt vời!”. Nhưng những món ăn đó không chỉ ngon đơn thuần mà nó còn chứa đựng những tình cảm mà mẹ đã dành cho em và cho gia đình.

      Em đã từng thắc mắc tại sao mẹ lại giỏi như vậy. Một đêm em đã hỏi bố điều đó, bố nói rằng mẹ đã từng là một học sinh giỏi của trường. Nhưng vì công việc của bố tiến triển nên mọi việc do bố đảm nhiệm còn mẹ thì ở nhà để lo cho gia đình. Em xúc động khi nghe thấy điều đó, mẹ đã từ bỏ ước mơ của mình để lo cho gia đình êm ấm. Em thấy thương mẹ quá.

      Em nhớ nhất là kỉ niệm mẹ chăm sóc em những ngày đau ốm. Một buổi chiều em đi học về, mưa ào ào đổ xuống làm người em ướt hết tối hôm đó cơn sốt ập đến, người em thì nóng bừng bừng còn chân tay thì lạnh run. Em nói với mẹ: “Mẹ ơi con lạnh lắm”. Mẹ sờ trán em và bảo: “Không sao đâu con bị sốt đấy”. Rồi mẹ lấy nước mát đắp vào chiếc khăn bông và đắp lên trán em. Mẹ ghé ly nước vào miệng và cho em uống thuốc: “Ngày mai con sẽ khỏi ngay ấy mà”. Ngày hôm sau, em thấy mẹ vẫn ngồi cạnh và nắm chặt lấy tay em, em thấy thương mẹ quá.

      Em rất yêu quý mẹ, em xin hứa sẽ học thật tốt để làm mẹ vui và không phụ lòng của mẹ. Mẹ kính yêu ơi! Con rất cảm ơn mẹ vì đã sinh ra con và nuôi nấng con thành người. Con sẽ nhớ hình ảnh và nụ cười dịu dạng của mẹ. Mẹ là người sống mãi trong lòng con.

tui sao chép đấy

4 tháng 11 2016

Quê hương..!

Trong trái tim mỗi người Việt Nam, tình yêu quê hương có lẽ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Mỗi người sinh ra, ai mà không có cội nguồn gốc gác, ai mà không có quê hương. Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi chôn rau cắt rốn của ta. Quê hương cho ta những kỷ niệm ngọt ngào, cho ta tuổi thơ tươi đẹp. Quê hương dạy ta những bài học làm người đầy ý nghĩa, để cho ta lớn khôn và trưởng thành. Với tôi, quê hương có một vị trí vô cùng đặc biệt, chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim tôi.

 

Bài văn cảm nghĩ của em về quê hương

Bài văn cảm nghĩ của em về quê hương - Ảnh minh họa


Vùng quê tôi nghèo lắm. Con người sống chủ yếu bằng nghề nông, ngày ngày làm việc trên cánh đồng, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Cuộc sống cơ cực, vất vả, đầy khó khăn, thiếu thốn, có những lúc còn không đủ ăn, đủ no. Mặc dù sống trong cảnh bần hàn, khó khăn là thế, nhưng con người nơi đây sống có tình có nghĩa. Xóm làng yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Họ sống với một tình cảm chân thành, chất phác, trong sáng, một thứ tình cảm chỉ có ở những người nông dân nghèo. Quê hương Hưng Yên chính là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời, đó cũng là nơi đã cho tôi tuổi thơ tươi đẹp, ngọt ngào. Có thể nói, tôi sinh ra trong sự yêu thương của gia đình và lớn lên trong sự đùm bọc, ấm áp tình làng nghĩa xóm.

Xa quê hương từ bé. Cho nên, nhiều kỷ niệm thời thơ ấu, tôi đã khóa chặt trong ký ức. Những lần từ HN trở lại quê hương thường gắn liền với những mất mát vô cùng to lớn đối với tôi và gia đình. Vì vậy, có nhiều ký ức vẫn nằm sâu trong ngăn kéo trái tim. Giờ đây mới có dịp trở về thăm quê hương, ký ức bỗng nhiên tràn về. Những cảm xúc khó diễn ta tràn ngập trong cõi lòng. Tôi sanh ra vào một ngày hè oi bức trên quê hương. Ngày ấy, gia đình tôi cũng nghèo lắm. Tuổi thơ tôi 4 năm sống trên quê hương. Quãng thời gian ấy đủ cho tôi có những ký ức, kỷ niệm ngọt ngào. Khi mới sanh ra đời, tôi bụ bẫm, đáng yêu lắm (Chứ không đáng ghét như bây giờ đâu). Xóm làng, ai cũng yêu quí và thích bế tôi. Dòng sữa ngọt ngào, mát lành đã nuôi tôi lớn suốt thời thơ ấu không chỉ của mẹ tôi. Tôi ở quê với mẹ và anh trai. Cha tôi một mình trên HN cực nhọc kiếm từng đồng tiền gửi về quê, không có điều kiện về thăm mẹ con thường xuyên. Một mình mẹ tôi với hai anh em nơi quê nghèo xoay sở hết sức khó khăn. Chính những lúc khó khăn ấy, sự cưu mang, đùm bọc của làng xóm đã cho mẹ con tôi động lực để vượt qua tất cả, cho tôi những kỷ niệm ngọt ngào. Tôi nhớ thời bé thơ được mọi người bồng bé, âu yếm, hát cho tôi nghe những lời hát ru đưa tôi vào giấc ngủ, nhớ những dòng sữa mát lành nuôi tôi lớn khôn. Tôi nhớ cả những lần ngôi trên thúng được mẹ gồng gồng gánh gánh theo ra đồng; nhớ mùi thơm béo ngậy của những con muôm muỗm, mẹ bắt ngoài đồng, dùng đóm nướng cho ăn. ( Đóm là những cây que rất mỏng, vót từ cây tre, rồi phơi khô, dùng để hút điếu cầy và thắp đèn ngày xưa). Tôi nhớ cả những lần lễ tết, xóm làng mổ lợn đêm, mình thức trắng đêm xem mổ lợn chỉ để xin cái đuôi. Tôi nhớ mùi thơm của hương lúa, rơm rạ, mùi hương dịu nhẹ của hoa nhài, hoa bưởi; nhớ những cánh đồng mênh mông, bát ngát; nhớ ao nước bầy vịt; nhớ cây gạo đầu đình; nhớ bụi tre xanh; nhớ mỗi tối hàng xóm quây quần ngồi hát, mình ngủ trong lòng mẹ lúc nào không hay; nhớ cây kẹo kéo, kẹo mút, nhớ hạt bỏng ngô; nhớ hòn bi ve; nhớ cả những hàng vải um tùm, chi chít quả; nhớ trẻ dắt trâu ăn cỏ ngoài đồng, dắt bò về nhà mỗi tối, nhớ bãi phân trâu; nhớ những mái nhà lợp ngói, câu cau hoa rụng sân nhà, ***** con mèo nằm sưởi nắng; nhớ tiếng ếch nhái kêu ồm ộp… Giờ đây đứng trên đất quê hương, nhìn trên bầu trời đêm sao sáng, tôi lại nhớ những đêm cùng nhau đùa rỡn dưới trăng, rồi khi mệt nhoài, nằm lăn ra sân ngắm sao trời lung linh. Tôi nhớ cảnh thanh bình nơi quê hương. Tôi nhớ ông nội tôi. Tôi là đứa cháu được ông cưng chiều nhất. Ông nội là người thường cõng tôi đi chợ và mua cho tôi rất nhiều quà bánh. Ông nội thường xuyên dắt tôi đi chơi, thăm làng thăm xóm. Tên của tôi do chính ông đặt. Và ông nội cũng chính là người dạy tôi học ăn, học nói, dạy cho tôi những bài học đạo đức đầu tiên. Nhiều ký ức đẹp tôi có được từ ông. Tuổi thơ tôi ấm áp tình cảm ông nội dành cho tôi. Mặc dù ông nội đã mất từ khi tôi còn rất nhỏ, nhưng tình cảm ông nội dành cho tôi suốt đời không quên. Có thể nói, tình làng nghĩa xóm, cảnh vật thanh bình nơi quê hương đã in dấu trong tôi những ký ức thật đẹp đẽ, ngọt ngào, khiến cho tình yêu quê hương đối với tôi trở lên thiêng liêng.

Người dân quê tôi tôn thờ đạo Phật lắm. Ai cũng có Phật ở trong tâm. Vì thế, dù rất nghèo nhưng mọi người luôn tâm niệm: “ Đói cho sạch, rách cho thơm”. Họ sống trong sáng, giản dị. Làng xóm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau: “ Lá lành đùm lá rách”, hay “ Lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Cho nên, dù cho cuộc sống thiếu thốn, nhưng con người nơi đây vẫn luôn vui vẻ, lạc quan. Và nét đẹp tôi thấy được từ người dân quê, cũng như ở mẹ tôi, đó là sự chân thật. Mọi tình cảm mà người dân nơi đây dành cho nhau đều rất chân thành, trong sáng. Tôi nhìn những cụ già và trẻ nhỏ nơi quê nhà, ở họ toát lên một nét gì đó thật an bình. Nhưng người dân quê tôi tôn thờ đạo Phật không chỉ vì đạo Phật dạy cho con người ta cách sống lạc quan trước những khó khăn. Mà điều quan trọng, đạo Phật dạy con người sống phải có hiếu. Có lẽ vì thế, một nét đẹp mà tôi thấy được ở người dân quê, đó là: “ Họ sống có thứ tự trên dưới, kính trên nhường dưới. Mỗi khi có của ngon vật lạ, trước tiên phải mời tổ tiên ông bà trước, sau đó mới nhường con cháu. Mọi người sống trong cùng một gia đình, dòng họ sống đoàn kết, gắn bó, không bao giờ cãi vã hay to tiếng”. Người dân nơi đây sống luôn nhớ về cội nguồn, gốc gác. Vì thế, quê hương tôi có rất nhiều đình chùa, miếu thờ đâu cũng thấy. Mỗi nhà đều có một bàn thờ tổ tiên, quanh năm thắp hương khấn bái. Mỗi dịp cuối năm, tết đến xuân về. Dù cho có bận việc đồng áng đến thế nào, mọi người ai cũng đến mộ tổ tiên, ông bà thắp hương, cho tròn đạo hiếu, tỏ lòng biết ơn tổ tiên. Tất cả đều là những nét văn hóa thật đẹp vẫn còn đọng lại trong ký ức tôi.

Nhân ngày tết ông công ông táo năm nay, tôi có dịp trở về quê nhà cùng với mẹ đi tảo mộ. Tôi trở về quê hương để nhớ về cội nguồn; trở về quê hương để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, ông bà; trở về quê hương để làm sống dậy những ký ức một thời thơ ấu; trở về quê hương để thấy mình khôn lớn và trưởng thành; trở về quê hương để thấy nơi đây đã giàu mạnh và ngày càng đổi mới… Tôi vui lắm khi thấy ông bà ngoại tôi, dù đã gần 80 tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh; vui vì thấy làng xóm, ai cũng nhớ thằng kết bé nhỏ này nào, ai cũng nhận ra mình, tay bắt mặt mừng; vui vì được nhìn thấy cảnh đồng quê, cánh đồng, sống nước ngày xưa; vui vì thấy quê hương đổi mới, mọi người đã có cuộc sống no đủ, nhà cửa khang trang hơn, điện nước đầy đủ, nhà ai cũng có tivi, xe máy…
Nhưng điều làm tôi vui mừng hơn cả, đó là: Tình cảm của làng xóm dành cho tôi vẫn như xưa, không hề thay đổi. Cảnh thanh bình của làng quê mà ngày xưa tôi đã thấy, trong mất tôi giờ đây vẫn còn đấy. Thật đáng tiếc! Vì tôi không có máy ảnh để chia sẻ cho các bạn những cảnh thanh bình đó. Nhưng nếu bạn muốn, sẽ có một ngày, tôi cùng bạn về quê hương, để thấy được cảnh thanh bình tuyệt vời nơi đây. Thật là hạnh phúc! Quê hương tôi…!