K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 2 2022

Tham khảo: 

Câu chuyện Cây khế gồm có các sự kiện chính sau đây:

Ở một gia đình nọ, có một gia đình gồm bố mẹ, vợ chồng của người anh trai và cậu em trai cùng chung sống.Sau khi bố mẹ chết, người anh chia gia tài đã lấy hết tất cả, người em chỉ được cây khế.Người em lầm lũi dọn ra ở dưới túp lều cạnh cây khế, hằng ngày chăm sóc cho câyKhi cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng, dặn người em may túi ba gang mang theo đựng vàngĐến hẹn, chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có.Người anh biết chuyện, đổi gia tài mình lấy cây khế, người em bằng lòng.Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ nhưng người anh tham lam may cái túi mười hai gang để có thể lấy nhiều vàng hơn.Cuối cùng, do lấy quá nhiều vàng, chim không chở nổi, lại gặp bão nên người anh rơi xuống biển rồi chết.

Nắm được dàn ý và các sự việc chính của câu chuyện cây khế, các em học sinh cùng lên ý tưởng chuẩn bị cho bài kể chuyện trên lớp thông qua các bài văn mẫu sau đây. Các em học sinh tham khảo, tìm ý xây dựng lời văn cho riêng mình và không sao chép toàn bộ bài viết.

18 tháng 2 2022

Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sông qua ngày.

 

Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:

 

 
- Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!

 

Chim lạ liền nói:

 

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

 

Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.

 

Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.

 

Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.

 

Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm".

19 tháng 3 2023

đóng vai nv người anh trong câu chuyện cây khế

Cha mẹ mất sớm, tôi sống cùng với em trai. Hai anh em tôi chăm chỉ làm ăn. Rồi tôi và em trai cũng đến tuổi lấy vợ. Từ đó, tình cảm giữa hai chúng tôi không còn mặn mà như xưa nữa.

Hai vợ chồng tôi tính đến chuyện ở riêng cho hai vợ chồng người em. Tôi bàn với vợ, lấy tài sản và chia cho em trai căn nhà tranh lụp xụp trước nhà có một cây khế. Tuy vậy, hai vợ chồng cậu em không phàn nàn một lời, vẫn chịu khó làm ăn. Cho đến một hôm nghe người ta nói chuyện hiện nay vợ chồng người em đã rất giàu có thì tôi lấy làm tò mò liền sang gặp gỡ hỏi thăm. Em trai tôi thật thà nên đã kể lại mọi chuyện cho tôi nghe.

Hằng ngày, vợ chồng nó vẫn chăm sóc cho cây khế. Đến mùa, cây khế ra hoa kết trái và thu hoạch, em tôi mang ra chợ bán. Bỗng một hôm, có con chim lạ bay đến ăn khế của em. Nó ăn rất nhiều khế trên cây, ăn những quả thơm ngon nhất, cứ như thế suốt gần tháng trời.

Em tôi liền nói với chim, thì nó trả lời thế này:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Vợ chồng nó làm theo lời chim. Sáng hôm sau, như đã hẹn chim bay đến đưa em tôi đi lấy vàng. Đặt chân lên đảo, có biết bao thứ đá quý, bạc vàng. Nhưng đứa em dại dột của tôi chỉ lấy một ít vàng và kim cương rồi ra về. Từ đấy, cuộc sống của nó trở nên khá giả.

Biết rõ câu chuyện, tôi bàn mưu cùng vợ, gạ đổi hết tài sản của mình để lấy túp lều tranh và cây khế. Thế là từ đó, tôi chỉ có một việc là trông mong chim lạ bay đến ăn khế. Lâu dần, con chim cũng xuất hiện. Không thể kiên nhẫn ợi lâu hơn nữa, khi chim thần vừa ăn được vài quả tôi đã chạy ra hỏi như những gì em tôi đã nói. Và tôi cũng được chim lạ trả lời y hệt. Chỉ chờ có thế, vợ chồng tôi hí hửng, vội vàng may túi. Nhưng không phải túi ba gang như cậu em ngốc nghếch, tôi may hẳn một túi sáu gang.

Sáng hôm sau, chim thần cũng bay đến đưa tôi đến đảo vàng. Vừa đặt chân lên đảo tôi đã hoa mắt trước bao nhiêu vàng và đá quý. Càng vào sâu bên trong, tôi càng choáng ngợp. Quên hết mọi mệt nhọc, tôi ra sức nhét thật nhiều vàng vào cái túi sáu gang đã chuẩn bị. Dường như thấy vẫn chưa đủ, tôi còn cố nhét thêm vào ông tay áo và ống quần, rồi buộc chặt lại. Chim thần đợi tôi lâu quá nên thúc giục ra về. Nằm trên lưng chim, tôi vui mừng, tưởng tượng về cuộc sống giàu sang sắp tới của mình. Đang mơ màng sung sướng, bỗng một cơn gió thổi mạnh. Thì ra chim thần đã bay tới biển. Rồi bỗng nhiên, chim thần đâm bổ xuống biển. Sóng cuốn hết tất cả vàng bạc tôi vừa lấy được. Tôi kêu cứu, nhưng chim thần đã bay lên trời. Tôi vùng vẫy giữa nước biển mênh mông, hối hận vì lòng tham của mình.

19 tháng 3 2023
Đóng vai nhân vật - Lí Thông

Tôi là Lý Thông, một người chuyên bán rượu. Trong một lần đi bán rượu ở xã Cao Bình, ngồi nghỉ chân tại một quán nước gần gốc đa, tôi thấy một người vác về một đống củi to. Tôi nghĩ bụng đây chắc chắn là một người có sức khỏe phi thường, liền lấn lá làm quen. Cậu ta tên là Thạch Sanh, từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, của cải chẳng có gì ngoài chiếc búa cha để lại. Tôi biết tên này thật thà, dễ lợi dụng nên đã quyết định kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi bảo cậu ta về ở cùng với mình và mẹ già.

Từ ngày có Thạch Sanh, mẹ con tôi đỡ vất vả đi nhiều. Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh rất hung ác, phép thuật vô song, thường xuyên bắt người ăn thịt. Để yên ổn, dân làng tình nguyện nộp người cho nó để nó ăn thịt, không quấy phá dân làng nữa. Lần đó, đến lượt tôi, tôi bèn nghĩ ra cách là nhờ Thạch Sanh đi thay mình. Tối đó, tôi mời Thạch Sanh ăn uống no say, rồi cất lời nhờ cậy đi trông miếu thay. Thạch Sanh không nghĩ ngợi nhiều liền nhận lời ngay. Tôi và mẹ vui mừng lắm.

Đêm hôm đó, tôi đang ngủ say thì bỗng có tiếng gọi của Thạch Sanh. Mẹ con tôi nghĩ Thạch Sanh về đòi mạng, van xin khẩn thiết. Thạch Sanh mới kể lại chuyện giết chằn tinh, bây giờ mẹ con tôi mới an tâm. Tôi còn nghĩ ra một kế lừa Thạch Sanh rằng đó là con vật nhà vua nuôi, không giết được và bảo Thạch Sanh về lại gốc đa cũ đi. Thạch Sạch tin lời ngay. Sau khi lừa được Thạch Sanh, tôi liền mang đầu chằn tinh lên quan lĩnh thưởng. Tôi được vua khen ngợi và phong làm đô đốc.

Năm đó, nhà vua có một người con gái đến tuổi lấy chồng nhưng chưa chọn được ai thích hợp. Vua cha bèn nghĩ ra cách ném cầu kén rể, ai bắt được cầu sẽ được làm phò mã. Nhưng khi công chúa vừa lên lầu chuẩn bị ném cầu thì bị một con đại bàng cắp đi mất. Tôi được vua cha giao cho nhiệm vụ đi tìm công chúa. Tình cờ, tôi gặp được Thạch Sanh. Tôi kể cho cậu ta nghe về việc đang đi tìm công chúa. Thạch Sanh nói rằng mình biết hang của đại bàng và đề nghị được đi cùng. Cậu ta dẫn tôi cùng quân lính đến hang của đại bàng. Tôi buộc dây vào thắt lưng hắn, dặn rằng khi vào cứu được công chúa thì hãy lấy dây để kéo công chua lên, sau đó sẽ thả dây xuống để cứu em. Khi Thạch Sanh cứu được công chúa, tôi sai người lấp cửa hang lại.

   
15 tháng 2 2022

Cha mẹ mất sớm, tôi và anh trai sống cùng nhau. Hai anh em chăm chỉ làm lụng cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, anh tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn, của để.

Một hôm, anh trai gọi tôi đến để bàn bạc chuyện chia gia tài. Là phận em, tôi nghe theo sự sắp đặt của anh. Tôi nhận được một căn nhà nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Quanh năm, vợ chồng tôi vẫn chăm chút cho nên khế xanh mơn mởn. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Một hôm, tôi ra hái khế đi bán thì thấy trên cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi liền bảo với vợ ra xem, thì ra có một con chim lớn đang ăn khế chín. Hai vợ chồng đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Nhưng suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.


 
Vợ tôi liền nói:

- Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán!

Chim nói:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Vợ chồng tôi nghe vậy thì làm theo lời chim. Sáng sớm hôm sau, chim bay đến thật. Khi tôi xách túi ra, chim còn nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đã ngũ sắc. Chim bay vòng quanh đảo, rồi hạ xuống một cái hang.

Tôi nghe theo lời chim ra hiệu, bước vào hang. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước.

Một hôm, anh tôi tới chơi. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản lấy túp lều và cây khế. Là phận em nên tôi cũng đồng ý. Mãi sau này, tôi mới nghe dân làng kể lại chuyện về vợ chồng anh trai của tôi.

Họ dọn đến ở trong túp lều. Nhưng hằng ngày chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, họ thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ vội tru tréo lên:


 
- Cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?

Chim thần cũng nói:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Họ bàn nhau may cái túi to gấp ba lần, như một cái tay nải lớn. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Vì lòng tham, anh tôi lấy đầy tay nải. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh tôi bị ngọn sóng cuốn đi với tay nải vàng và châu báu đầy người, còn chim thì lại vùng lên bay về núi rừng. Có người đánh cá ngang qua, cứu được anh tôi. Khi trở về, anh tôi vô cùng ân hận.

15 tháng 2 2022

ok nha bạn

Ta là Thánh Gióng, con thứ hai của Ngọc Hoàng thượng đế, hôm nay ta sẽ kể cho các cháu nghe câu chuyện ngày xưa ta đã đánh đuổi giặc Ân như thế nào.

Nghe tin giặc Ân sắp sang xâm lược, vua cha cử ta xuống giúp dân đánh đuổi. Muốn biết dân chúng dưới trần đánh giặc ra sao, người khuyên ta nên đầu thai xuống trước vài năm. Ta nghe lời, bèn chọn một gia đình nghèo khó, lại hiếm muộn đường con cái, đó là một lão nông nghèo khó ở làng Phù Đổng. Hai vợ chồng giả cả mà lại không có con cái làm vui, biết hôm ấy bà già ra thăm đồng, ta bèn hóa phép làm một vết chân kỳ dị. Quả nhiên bà lão thấy lạ bèn ướm thử chân vào, thế là ta nhân đó hóa luôn thành bào thai trong bụng bà cụ.

Hai ông bà mừng lắm, đủ ngày đủ tháng thì ta ra đời. Để nghe ngóng lòng người, ta quyết không nói không rằng suốt ba năm, mặc cho bố mẹ tha hồ dỗ dành. Nước mắt bà cụ chảy tràn như suối, ta biết bà buồn lắm nhưng đã định từ trước như vậy nên suốt ngày nằm im, quay mặt vào vách.

Giặc kéo đến, chúng đi hàng đàn hàng lũ, thế rất mạnh, quan quân triều đình đánh không nổi. Khắp nơi náo loạn, vua bèn cho sứ giả đi khắp nơi tìm người hiền tài để giúp nước. Tiếng xứ giả vang khắp nơi, thời khắc quyết định đã đến. Ta vươn vai đứng dậy rồi nói với mẹ.

Mẹ ra bảo sứ giả vào đây cho con nói chuyện.

Mẹ ta lúc đang chuẩn bị quang gánh thep dân làng đi chạy giặc, nghe ta nói thế thì vô cùng sửng sốt và mừng rỡ, vội ra gọi sứ giả vào.

Sứ giả vào, thấy ta chỉ là một cậu bé con, có ý coi thường và thất vọng.

Thằng bé này thì đánh sao nổi giặc ?

Thấy ông ta nói vậy, ta quyết định dọa ông ta để chơi. Với một tay lấy chiếc cối đá, ta chỉ hất khẽ một cái « huỵch », chiếc cối đã rơi sát bên chân ông ta. Sứ giả biết ta không phải là người thường, vội quỳ xuống nói.

Xin thần tiên thứ tội. Người cần binh khí gì và thêm bao nhiêu quân đánh giặc ạ ?

Ta cho sứ giả đứng dậy rồi bảo.

Ngươi về bẩm với nhà vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một chiếc nón bằng sắt, hẹn ngày mai phải xong.

Sứ giả vội lĩnh ý ra về. Ta quay sang nói với mẹ.

Mẹ chuẩn bị thật nhiều cơm cho con ăn, để con còn lấy sức đi đánh giặc.

Mẹ ta nấu một nồi cơm đầy, ta chỉ ăn đánh vèo một cái đã hết mà vẫn chưa thấp tháp gì. Mẹ bối rối vì trong nhà hết sạch gạo, may sao bà con hàng xóm biết chuyện, các nhà đều về nấu cơm mang sang. Bảy nong cơm, ba nong cà, ta cũng chỉ ăn loáng cái đã hết. Ăn xong, ta vươn mình đứng dậy, bước ra sân thì người đã quá mái nhà. Mọi người ai lấy làm mừng rỡ, vội về chuẩn bị dao, gậy để đi đánh giặc.

Hôm sau sứ giả mang đến một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một chiếc roi sắt nhỏ. Nón thì ta đội không vừa, roi sắt thì vừa đập xuống đã gãy, ngựa sắt tung bờm hí vang nhưng với ta lúc này, trông nó không khác một con mèo nhỏ. Ta bảo sứ giả.

Ngươi về rèn ngay một con ngựa to gấp mười lần con này, một chiếc nón thật to và một chiếc roi thật lớn.

Sứ giả vâng lệnh, nhà vua biết tin bèn tập hợp tất cả sắt thép mọi nơi, tất cả thợ giỏi đều được vời về cung để kịp rèn cho ta một con ngựa sắt to đúng bằng một con voi, một chiếc nón to đúng bằng một tán cây đa và một cây gậy to đúng bằng cột đình.

Mọi thứ đã có đủ. Ta đội nón sắt, cầm gậy sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt vươn cổ hí lên một tiếng, lửa phun rừng rực đốt cháy trụi cả một đám tre đầu ngõ.

Lạy mẹ con đi !

Ta nói rồi ra roi, lên ngựa. Ngựa tung bờm phi nước kiệu đưa ta thẳng đến chỗ quân giặc, khắp nơi nhân dân nô nức cầm dao, gậy theo sau. Ngựa phi đến đâu, tre hai bên đường vàng sém đến đấy ( sau này được gọi là tre đằng ngà). Vết chân ngựa in xuống đất thành một dãy ao hồ ( bây giờ vẫn còn ở làng Phù Đổng).

Trông thấy ta từ xa, quân giặc vội quay đầu, vứt giáo tháo chạy. Nhưng chúng chạy đâu cho thoát ? Ngựa ta phun lửa đốt chúng cháy trụi từng mảng roi sắt ta vung ra một lần thì có cả chục thằng bị hất tung lên trời. Những thằng sống sót đều bị dân chúng đi theo tiêu diệt cả.

Bỗng « rắc » một cái, chiếc roi sắt gẫy làm đôi. Quân giặc thấy thế mừng rỡ định hè nhau xông lại. Sẵn các bụi tre bên đường, ta vươn mình nhổ bật lên quật túi bụi xuống đầu giặc. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tan tác không còn một mống.

Giặc tan, vua cho sứ giả ra tận nơi, phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương, mời về kinh thành để ban thưởng. Nhưng từ trên mây cao Ngọc Hoàng đã cất tiếng gọi ta rồi.

Gửi dân lời chào bố mẹ, ta một mình một ngựa lên núi. Lên đến đỉnh, ta cởi áo giáp vắt trên ngọn cây cao, ngựa sắt cất cánh từ từ bay vào không gian.

Thế đấy các cháu ạ. Nhiều người hỏi ta sao không ở lại mà lãnh thưởng, ta đã bảo họ rằng : ta tuy có tiêu diệt được nhiều quân giặc thật, nhưng chiến công này trước hết thuộc về cha mẹ nuôi ta, về dân làng Phù Đổng đã góp gạo, góp cà nuôi ta không lớn, về nhân dân khắp nơi đã không quản hiểm nguy, theo ta đi đánh đuổi quân thù.

6 tháng 10 2017

I. Mở bài

Thời gian và không gian xảy ra câu chuyện: Đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng.

II. Thân bài

1. Gốc tích lạ lùng của Thánh Gióng

-  Hai ông bà đã già, chưa có con.

-  Bà lão giẫm lên một dấu chân khổng lồ, về nhà thụ thai.

-  Mười hai tháng sau bà sinh một đứa con trai.

-  Khi ba tuổi chú bé vẫn chưa biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi.

2.  Thánh Gióng nói được và lớn nhanh nhưthổi

-  Giặc Ân xâm lược, thế giặc mạnh, vua cho sứ giả đi tìm người tài.

- Chú bé bỗng nhiên nói được, nhờ mẹ mời sứ giả. Nói với sứ giả đúc ngựa sắt, áo giáp sắt, roisắt.

- Chú bé lớn nhanh như thổi, ăn không đủ no. Dân làng góp thóc gạo nuôi chú.

3.  Thánh Gióng đánh giộc và bay về trời

- Giặc đến chân núi Trâu. Sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến.

- Chú bé vươn vai thành tráng sĩ khổng lồ, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Tráng sĩ mặc giáp, cầm roi, cưỡi ngựa ra trận.

- Ngựa xông vào giặc; tráng sĩ cầm roi đánh giặc, ngựa sắt phun lửa thiêu giặc. Giặc chết như rạ.

-  Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ tre đánh giặc.

- Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ lên núi, cdi áo để lại cùng ngựa bay lên trời.

-  Vua phong tráng sĩ là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ.

III. Kết bài

Hiện nay ở làng Phù Đổng vẫn còn đền thờ Thánh Gióng, những bụi tre đằng ngà, những hồ ao liên tiếp lưu giữ dấu chân ngựa của Thánh Gióng đi qua.

16 tháng 3 2022

tham khảo :

Cha mẹ mất sớm, tôi và anh trai sống cùng nhau. Hai anh em chăm chỉ làm lụng cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, anh tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn, của để.

Một hôm, anh trai gọi tôi đến để bàn bạc chuyện chia gia tài. Là phận em, tôi nghe theo sự sắp đặt của anh. Tôi nhận được một căn nhà nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Quanh năm, vợ chồng tôi vẫn chăm chút cho nên khế xanh mơn mởn. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Một hôm, tôi ra hái khế đi bán thì thấy trên cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi liền bảo với vợ ra xem, thì ra có một con chim lớn đang ăn khế chín. Hai vợ chồng đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Nhưng suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.

 

Vợ tôi liền nói:

- Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán!

Chim nói:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Vợ chồng tôi nghe vậy thì làm theo lời chim. Sáng sớm hôm sau, chim bay đến thật. Khi tôi xách túi ra, chim còn nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đã ngũ sắc. Chim bay vòng quanh đảo, rồi hạ xuống một cái hang.

Tôi nghe theo lời chim ra hiệu, bước vào hang. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước.

Một hôm, anh tôi tới chơi. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản lấy túp lều và cây khế. Là phận em nên tôi cũng đồng ý. Mãi sau này, tôi mới nghe dân làng kể lại chuyện về vợ chồng anh trai của tôi.

Họ dọn đến ở trong túp lều. Nhưng hằng ngày chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, họ thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ vội tru tréo lên:

 

- Cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?

Chim thần cũng nói:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Họ bàn nhau may cái túi to gấp ba lần. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Vì lòng tham, anh tôi lấy đầy túi. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh tôi bị ngọn sóng cuốn đi, còn chim thì lại vùng lên bay về núi rừng. Có người đánh cá ngang qua, cứu được anh tôi. Khi trở về, anh tôi vô cùng ân hận.

Đóng vai người em kể lại truyện Cây khế - Mẫu 2

Sau khi cha mẹ mất, tôi và anh trai sống cùng nhau. Chúng tôi chăm chỉ làm lụng nên cũng đủ ăn. Từ ngày có vợ, anh của tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn của để.

Một hôm, anh trai gọi tôi đến bàn bạc chuyện chia gia tài. Vì là phận em, tôi xin được nghe theo lời anh. Tôi nhận được một túp lều nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Dù khó khăn, nhưng tôi và vợ vẫn sống hạnh phúc, êm đềm. Hằng ngày, tôi và vợ vẫn thay nhau chăm sóc cây khế. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Tôi và vợ bàn nhau hái khế ra chợ bán. Sáng hôm đó, tôi ra vườn cây để hái khế thì nghe thấy trên ngọn cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi gọi vợ ra xem, thì nhìn thấy một con chim lớn đang ăn khế chín. Tôi lấy làm lạ lắm, chưa bao giờ thấy một con chim nào to như vậy. Tôi liền bảo vợ cứ đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.

Vợ tôi xót ruột. Một hôm thấy chim đang ăn khế, liền chạy ra nói:

 

- Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán! Cả nhà cháu chỉ nhờ vào cây khế thôi!

Chim nói:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Nghĩ đây chắc hẳn là chim thần, tôi bảo vợ làm theo lời chim nói. Sáng sớm hôm sau, chim thần bay đến. Tôi xách túi ra, chim nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Tôi ngồi trên lưng chim mà lòng có chút lo lắng. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo, rồi đáp xuống cửa một cái hang.

Chim ra hiệu cho tôi bước vào. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu và rộng nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim thần bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước. Chúng tôi còn giúp đỡ được rất nhiều người dân nghèo khổ.

Một hôm, anh trai của tôi đến chơi. Tôi đoán biết anh nghe được chuyện nên đến hỏi thăm. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản của mình lấy túp lều và cây khế. Thầy anh nài nỉ mãi, tôi cũng ưng thuận.

Kể từ đó, anh trai và chị dâu của tôi dọn đến ở trong túp lều. Tôi nghe người trong làng kể lại. Hằng ngày, họ chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, khi thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ biết là chim thần đến liền nói:

- Chim thần ơi, cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?

Chim thần cũng nói y như với tôi:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Anh trai và chị dâu của tôi cứ bàn qua tính lại. Rồi cuối cùng họ quyết định may cái túi to gấp ba lần, như một cái tay nải lớn. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Nhìn thấy vàng bạc, kim cương, anh trai tôi cố nhặt cho đầy túi. Không chỉ vậy, anh ta còn cho cả vào túi quần, túi áo. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh trai tôi bị sóng cuốn trôi, bao nhiêu của cải mất hết. Còn chim thần chỉ bị ướt lông, ướt cánh nên lại vùng lên trời bay đi. May có người dân đánh cá ngang qua mới cứu được. Anh trai tôi trở về, kể rõ sự tình cho tôi nghe và tỏ ra rất hối hận.

  
16 tháng 3 2022

tham khảo :

Cha mẹ mất sớm, tôi và anh trai sống cùng nhau. Hai anh em chăm chỉ làm lụng cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, anh tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn, của để.

Một hôm, anh trai gọi tôi đến để bàn bạc chuyện chia gia tài. Là phận em, tôi nghe theo sự sắp đặt của anh. Tôi nhận được một căn nhà nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Quanh năm, vợ chồng tôi vẫn chăm chút cho nên khế xanh mơn mởn. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Một hôm, tôi ra hái khế đi bán thì thấy trên cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi liền bảo với vợ ra xem, thì ra có một con chim lớn đang ăn khế chín. Hai vợ chồng đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Nhưng suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.

 

Vợ tôi liền nói:

- Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán!

Chim nói:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Vợ chồng tôi nghe vậy thì làm theo lời chim. Sáng sớm hôm sau, chim bay đến thật. Khi tôi xách túi ra, chim còn nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đã ngũ sắc. Chim bay vòng quanh đảo, rồi hạ xuống một cái hang.

Tôi nghe theo lời chim ra hiệu, bước vào hang. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước.

Một hôm, anh tôi tới chơi. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản lấy túp lều và cây khế. Là phận em nên tôi cũng đồng ý. Mãi sau này, tôi mới nghe dân làng kể lại chuyện về vợ chồng anh trai của tôi.

Họ dọn đến ở trong túp lều. Nhưng hằng ngày chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, họ thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ vội tru tréo lên:

 

- Cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?

Chim thần cũng nói:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Họ bàn nhau may cái túi to gấp ba lần. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Vì lòng tham, anh tôi lấy đầy túi. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh tôi bị ngọn sóng cuốn đi, còn chim thì lại vùng lên bay về núi rừng. Có người đánh cá ngang qua, cứu được anh tôi. Khi trở về, anh tôi vô cùng ân hận.

Đóng vai người em kể lại truyện Cây khế - Mẫu 2

Sau khi cha mẹ mất, tôi và anh trai sống cùng nhau. Chúng tôi chăm chỉ làm lụng nên cũng đủ ăn. Từ ngày có vợ, anh của tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn của để.

Một hôm, anh trai gọi tôi đến bàn bạc chuyện chia gia tài. Vì là phận em, tôi xin được nghe theo lời anh. Tôi nhận được một túp lều nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Dù khó khăn, nhưng tôi và vợ vẫn sống hạnh phúc, êm đềm. Hằng ngày, tôi và vợ vẫn thay nhau chăm sóc cây khế. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Tôi và vợ bàn nhau hái khế ra chợ bán. Sáng hôm đó, tôi ra vườn cây để hái khế thì nghe thấy trên ngọn cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi gọi vợ ra xem, thì nhìn thấy một con chim lớn đang ăn khế chín. Tôi lấy làm lạ lắm, chưa bao giờ thấy một con chim nào to như vậy. Tôi liền bảo vợ cứ đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.

Vợ tôi xót ruột. Một hôm thấy chim đang ăn khế, liền chạy ra nói:

 

- Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán! Cả nhà cháu chỉ nhờ vào cây khế thôi!

Chim nói:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Nghĩ đây chắc hẳn là chim thần, tôi bảo vợ làm theo lời chim nói. Sáng sớm hôm sau, chim thần bay đến. Tôi xách túi ra, chim nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Tôi ngồi trên lưng chim mà lòng có chút lo lắng. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo, rồi đáp xuống cửa một cái hang.

Chim ra hiệu cho tôi bước vào. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu và rộng nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim thần bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước. Chúng tôi còn giúp đỡ được rất nhiều người dân nghèo khổ.

Một hôm, anh trai của tôi đến chơi. Tôi đoán biết anh nghe được chuyện nên đến hỏi thăm. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản của mình lấy túp lều và cây khế. Thầy anh nài nỉ mãi, tôi cũng ưng thuận.

Kể từ đó, anh trai và chị dâu của tôi dọn đến ở trong túp lều. Tôi nghe người trong làng kể lại. Hằng ngày, họ chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, khi thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ biết là chim thần đến liền nói:

- Chim thần ơi, cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?

Chim thần cũng nói y như với tôi:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Anh trai và chị dâu của tôi cứ bàn qua tính lại. Rồi cuối cùng họ quyết định may cái túi to gấp ba lần, như một cái tay nải lớn. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Nhìn thấy vàng bạc, kim cương, anh trai tôi cố nhặt cho đầy túi. Không chỉ vậy, anh ta còn cho cả vào túi quần, túi áo. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh trai tôi bị sóng cuốn trôi, bao nhiêu của cải mất hết. Còn chim thần chỉ bị ướt lông, ướt cánh nên lại vùng lên trời bay đi. May có người dân đánh cá ngang qua mới cứu được. Anh trai tôi trở về, kể rõ sự tình cho tôi nghe và tỏ ra rất hối hận.

21 tháng 11 2021

 

 

21 tháng 11 2021

tham khảo

 

I. Mở bài:

Giôn - xi giới thiệu về mình: Tôi là Giôn - xi, nhân vật trong truyện ngắn “chiếc lá cuối” cùng của O Hen - ri, là họa sĩ, sống cùng phòng với người bạn tên Xiu, lớn tuổi hơn 1 chút và cũng là họa sĩ nghèo. Mùa đông năm ấy, tôi bị sưng phổi nặng. Bệnh tật và nghèo túng khiến tôi trở nên tuyệt vọng không muốn sống nữa. Tôi đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì tôi cũng buông xuôi, lìa đời. Tôi được cụ Bơ - men cứu sống nhưng rồi cụ đã qua đời do bệnh viêm phổi. Sau khi khỏi bệnh, tôi mong muốn được ra thăm mộ cụ Bơ - men để tạ ơn.

II. Thân bài:

1. Một buổi sáng mùa xuân (tả vài nét) sau khi tôi đã khỏe hẳn nên cùng Xiu ra thăm mộ cụ Bơ - men

Tả vài nét về quang cảnh nơi yên nghỉ của cụ Bơ - men: Men theo con đường đất đỏ là đến một quả đồi cao ráo nơi cụ Bơ - men yên nghỉ, cỏ mọc xanh tốt, trên tấm bia có khắc ghi rất rõ dòng chữ họa sĩ Bơ - men. Xiu và tôi đã đặt bó hoa tươi lên mộ, kính cẩn nghiêng mình, tưởng niệm người quá cố. Không khí lặng im, quang cảnh trang nghiêm tôi nghe rất rõ tiếng gió thì thào trong lá cây.

2. Giôn - xi hồi tưởng nhớ lại:

a) Nhớ về tình trạng bệnh tật và nỗi tuyệt vọng

 

- Đứng trước mộ cụ Bơ - men, tôi nhớ lại những ngày vật lộn với căn bệnh quái ác và nỗi tuyệt vọng nghĩ đến cái chết. Ngày đó do bị bệnh viêm phổi rất nặng, cuộc sống lại nghèo đói, không có tiền chữa trị nên tôi trở nên tuyệt vọng. Nhìn lá thường xuân cứ rụng dần tôi bỗng nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng kia rụng thì mình cũng sẽ lìa đời cho dù Xiu hết lòng săn sóc, động viên, an ủi nhưng tôi không thoát được nỗi tuyệt vọng đó. Thế rồi sau một đêm mưa to gió lớn khi kéo tấm rèm lên, cứ đinh ninh rằng chiếc lá cuối cùng đã rụng và mình sẽ chết, nhưng kì lạ là chiếc lá vẫn còn bám trên cuống. Tôi thấy mình nghĩ đến cái chết là có tội, sau đó là đòi ăn, uống sữa, soi gương, muốn được đi vẽ ở vịnh Na - Phơ. Bác sĩ đến khám thông báo bệnh của tôi đã đỡ nhiều.

- Điều đáng buồn là cụ Bơ - men không còn nữa bởi vì chính cụ đã đem tính mạng của mình để giành giật lấy sự sống cho tôi.

b) Nhớ hình ảnh và việc làm của cụ Bơ - men

- Giờ đây nhìn dòng chữ họa sĩ Bơ - men trên tấm bia mộ tôi bỗng nhớ lại hình ảnh của cụ khi còn sống. Những hình ảnh ấy vẫn còn in rõ trong tâm trí tôi, đó là một họa sĩ già, râu xồm thích uống rượu trông khó tính, dữ dằn chỉ hay chê bai những người yếu đuối nhưng tốt bụng, có lòng nhân từ.

- Nhớ nhất là những lời kể của Xiu về việc làm âm thầm vẽ chiếc lá cuối cùng thay cho chiếc lá đã rụng để cứu tôi thoát khỏi tình trạng tuyệt vọng bởi ý nghĩ vớ vẩn cho dù không được chứng kiến việc làm đó mà chỉ được nghe lại qua lời kể của xiu nhưng tôi hình dung ra rất rõ việc làm của cụ Bơ - men trong đêm mưa to gió lớn chiếc lá ấy đã cứu tôi khỏi tay lưỡi hái của tử thần, đối lại cụ Bơ - men bị viêm phổi do nhiễm lạnh và đã qua đời.

 

3. Suy nghĩ cảm xúc Giôn - xi

- Cụ Bơ - men đã hết lòng cứu mình, việc làm ấy thật cao cả, cụ đã hi sinh thầm lặng vì người khác đây quả thật là 1 con người có trái tim nhân hậu.

- Tôi ân hận và trách mình quá yếu đuối vẩn vơ không chỉ làm hại bản thân mình mà còn khiến cụ Bơ - men phải lo lắng đem tính mạng để dành giật sự sống cho tôi, giá như tôi không sống như thế thì giờ đây cụ Bơ - men không ra nông nỗi này.

- Mọi chuyện cũng đã xảy ra, không làm lại được nữa, tôi thầm mang ơn và tiếc thương cụ biết bao nhiêu

- Suy nghĩ về tác phẩm của cụ: Là kiệt tác

- Suy nghĩ về cuộc đời của cụ: Là 1 họa sĩ chân chính đầy tài năng, tâm huyết rất đáng cảm phục ngưỡng mộ:

- Lời thầm hứa: Giờ đây cụ không còn nữa, thầm hứa với cụ “cụ Bơ - men ơi! cháu hứa với cụ là không bao giờ yếu đuối phải có nghị lực và quý giá sự sống, học tập, phấn đấu theo tấm gương của cụ”.

III. Kết bài:

Khi mặt trời đã đứng bóng thì tôi cùng Xiu ra về, lòng tôi buồn rười rượi tôi cảm thấy tiếc thương cụ Bơ - men và thấy trống vắng vô cùng.Tự nhủ trong lòng, không bao giờ quên cụ Bơ - men thường xuyên ra thăng viếng mộ cụ…
25 tháng 3 2022

Tham khảo:

Câu 1:

Xin chào tất cả mọi người, ta là Sơn Tinh - người thường được mệnh danh là thần núi. Hôm nay, ta sẽ kể cho mọi người nghe về câu chuyện của cuộc đời ta.

Ta sinh ra và lớn lên tại vùng rừng núi Tản Viên. Từ nhỏ ta đã có tài dời non lấp bể. Càng lớn, sức mạnh của ta càng mạnh hơn. Khi trưởng thành, ta có thể di chuyển nguyên một quả đồi, thậm chí là một dãy núi. Đến tuổi cập kê, ta đem lòng yêu mến công chúa Mị Nương, một người vừa nết na lại hiền thục. Khi nghe tin Vua Hùng tổ chức kén rể, ta ngay lập tức đến đăng kí. Đến vòng cuối cùng, ta gặp một đối thủ mạnh không kém tên là Thủy Tinh. Hắn có khả năng hô mưa gọi gió, tạo ra giông bão. Vì thế, Vua Hùng mãi vẫn không thể chọn ra người vừa ý. Cuối cùng, ngài ấy đưa ra một danh sách các sính lễ gồm một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Và dặn rằng, ai là người đem sính lễ đến đầy đủ và nhanh hơn sẽ được cưới công chúa.

Suốt ngày và đêm hôm đó, ta đi khắp nơi tìm kiếm, thu thập những sính lễ cần thiết. Đến hôm sau, trời vừa tờ mờ sáng là ta vội vào hoàng cung, xin hỏi cưới ngay. Cuối cùng, may mắn đã mỉm cười với ta, khi ta thành công cười được người vợ hiền mà mình hằng yêu quý. Hôn lễ diễn ra trong sự vui sướng tràn trề của muôn dân. Kết thúc, ta đưa Mị Nương về nhà mình ở núi Tản Viên.

Tuy nhiên trên đường đi, chúng ta gặp phải Thủy Tinh đang nổi giận đùng đùng đuổi theo phía sau. Hắn hô mưa, gọi gió, tạo thành dông bão, cuốn từng đợt từng đợt mạnh mẽ. Chẳng mấy chốc mà thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trong biển nước. Tiếng muôn dân kêu gào bị sấm sét nhấn chìm. Thấy thế, ta ngay lập tức quay trở lại, chiến đấu đến cùng với tên Sơn Tinh. Ta bốc từng quả núi, đắp thành những tường lũy thật cao để chắn dòng nước lũ. Thủy Tinh dâng nước cao đến đâu ta liền đắp đất cao lên đến đấy. Không chút nao núng và sợ hãi. Suốt mấy ngày đêm, ta và Thủy Tinh cứ giằng co với nhau như vậy mãi, đến cuối cùng Thủy Tinh kiệt sức đành phải rút lui. Tuy nhiên, hắn không hề chịu thua, mà năm nào cũng đem quân lên lần nữa để tấn công ta. Thế nhưng, chưa khi nào và sẽ không bao giờ hắn có thể chiến thắng được ta.

Thôi, vợ ta đang gọi ta ở phía bên ngoài rồi. Nên câu chuyện dừng lại ở đây thôi. Tạm biệt tất cả mọi người.

Câu 2:

Sau khi cha mẹ mất, tôi và anh trai sống cùng nhau. Chúng tôi chăm chỉ làm lụng nên cũng đủ ăn. Từ ngày có vợ, anh của tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn của để.

Một hôm, anh trai gọi tôi đến bàn bạc chuyện chia gia tài. Vì là phận em, tôi xin được nghe theo lời anh. Tôi nhận được một túp lều nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Dù khó khăn, nhưng tôi và vợ vẫn sống hạnh phúc, êm đềm. Hằng ngày, tôi và vợ vẫn thay nhau chăm sóc cây khế. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Tôi và vợ bàn nhau hái khế ra chợ bán. Sáng hôm đó, tôi ra vườn cây để hái khế thì nghe thấy trên ngọn cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi gọi vợ ra xem, thì nhìn thấy một con chim lớn đang ăn khế chín. Tôi lấy làm lạ lắm, chưa bao giờ thấy một con chim nào to như vậy. Tôi liền bảo vợ cứ đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.

Vợ tôi xót ruột. Một hôm thấy chim đang ăn khế, liền chạy ra nói:

- Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán! Cả nhà cháu chỉ nhờ vào cây khế thôi!

Chim nói:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Nghĩ đây chắc hẳn là chim thần, tôi bảo vợ làm theo lời chim nói. Sáng sớm hôm sau, chim thần bay đến. Tôi xách túi ra, chim nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Tôi ngồi trên lưng chim mà lòng có chút lo lắng. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo, rồi đáp xuống cửa một cái hang.

Chim ra hiệu cho tôi bước vào. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu và rộng nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim thần bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước. Chúng tôi còn giúp đỡ được rất nhiều người dân nghèo khổ.

Một hôm, anh trai của tôi đến chơi. Tôi đoán biết anh nghe được chuyện nên đến hỏi thăm. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản của mình lấy túp lều và cây khế. Thầy anh nài nỉ mãi, tôi cũng ưng thuận.

Kể từ đó, anh trai và chị dâu của tôi dọn đến ở trong túp lều. Tôi nghe người trong làng kể lại. Hằng ngày, họ chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, khi thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ biết là chim thần đến liền nói:

- Chim thần ơi, cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?

Chim thần cũng nói y như với tôi:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Anh trai và chị dâu của tôi cứ bàn qua tính lại. Rồi cuối cùng họ quyết định may cái túi to gấp ba lần, như một cái tay nải lớn. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Nhìn thấy vàng bạc, kim cương, anh trai tôi cố nhặt cho đầy túi. Không chỉ vậy, anh ta còn cho cả vào túi quần, túi áo. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh trai tôi bị sóng cuốn trôi, bao nhiêu của cải mất hết. Còn chim thần chỉ bị ướt lông, ướt cánh nên lại vùng lên trời bay đi. May có người dân đánh cá ngang qua mới cứu được. Anh trai tôi trở về, kể rõ sự tình cho tôi nghe và tỏ ra rất hối hận.

25 tháng 3 2022

 1.tham khảo:

Ta là Sơn Tinh, một chàng trai đến từ vùng núi Tản Viên. Từ nhỏ, ta đã có khả năng dời non lấp bể, khiến bao người tôn sùng, ngưỡng mộ. Vợ của ta là nàng Mị Nương - con gái của Vua Hùng. Để cưới được nàng, ta đã trải qua rất nhiều khó khăn.

Năm đó, khi ta đến hỏi cưới Mị Nương, đã vượt qua rất nhiều người khác. Nhưng duy nhất chỉ có Thủy Tinh là khiến ta phải dè chừng. Cậu ta đến từ biển xa có tài hô mưa gọi gió. Thủy Tinh và ta ngang sức ngang tài khiến Vua Hùng rất khó khăn trong việc chọn lựa. Cuối cùng, ngài đã ra thử thách cuối cùng là phải chuẩn bị các sính lễ quý hiếm theo yêu cầu. May mắn thay, ta là người đem đầy đủ sính lễ đến trước, nên cưới được Mị Nương làm vợ. Thủy Tinh đến sau, thua cuộc nên tức giận vô cùng. Hắn hô mưa gọi gió làm thành giông bão, dâng nước đuổi theo ta để đòi cướp vợ. Nhưng ta nào đâu khoanh tay chịu thua. Ta dời đất, dựng đê chắn dòng nước lũ. Nước dâng cao đến đâu, ta nâng cao đồi núi đến đấy. Cứ như vậy, sau hằng tháng trời, Thủy Tinh kiệt sức đành rút lui.

Từ đó về sau, năm nào Thủy Tinh cũng đem quên đánh ta hòng trả thù xa, nhưng chẳng bao giờ có thể chiến thắng được cả. Còn ta thì cứ thế mà sống hạnh phúc cùng vợ của mình tại núi Tản Viên tươi xanh.

2.tham khảo:

Cha mẹ mất sớm, tôi và anh trai sống cùng nhau. Hai anh em chăm chỉ làm lụng cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, anh tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn, của để.

Một hôm, anh trai gọi tôi đến để bàn bạc chuyện chia gia tài. Là phận em, tôi nghe theo sự sắp đặt của anh. Tôi nhận được một căn nhà nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Quanh năm, vợ chồng tôi vẫn chăm chút cho nên khế xanh mơn mởn. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Một hôm, tôi ra hái khế đi bán thì thấy trên cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi liền bảo với vợ ra xem, thì ra có một con chim lớn đang ăn khế chín. Hai vợ chồng đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Nhưng suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.Vợ tôi liền nói:- Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán!Chim nói:- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!Vợ chồng tôi nghe vậy thì làm theo lời chim. Sáng sớm hôm sau, chim bay đến thật. Khi tôi xách túi ra, chim còn nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đã ngũ sắc. Chim bay vòng quanh đảo, rồi hạ xuống một cái hang.Tôi nghe theo lời chim ra hiệu, bước vào hang. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước.Một hôm, anh tôi tới chơi. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản lấy túp lều và cây khế. Là phận em nên tôi cũng đồng ý. Mãi sau này, tôi mới nghe dân làng kể lại chuyện về vợ chồng anh trai của tôi.Họ dọn đến ở trong túp lều. Nhưng hằng ngày chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, họ thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ vội tru tréo lên:- Cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?Chim thần cũng nói:- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!Họ bàn nhau may cái túi to gấp ba lần, như một cái tay nải lớn. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Vì lòng tham, anh tôi lấy đầy tay nải. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh tôi bị ngọn sóng cuốn đi với tay nải vàng và châu báu đầy người, còn chim thì lại vùng lên bay về núi rừng. Có người đánh cá ngang qua, cứu được anh tôi. Khi trở về, anh tôi vô cùng ân hận.
1 tháng 3 2022

Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân. Vì chăm chỉ làm lụng nên bố mẹ tội cũng có bát ăn bát để, hi vọng sau này cho anh em tôi làm vốn sinh nhai. Nhưng rồi cha mẹ tôi mất đột ngột. Anh trai tôi đã không làm như lời cha mẹ dặn trước lúc lâm chung là chia đều tài sản cho hai anh em mà chiếm hết gia tài, chỉ để lại cho tôi một túp lều nhỏ và cây khế còi cọc ở góc vườn.

Tôi chấp nhận mà không hề kêu ca, than phiền gì. Hằng ngày, tôi phải mò cua bắt ốc, cày thuê, cuốc mướn để sống. Cây khế trở thành tài sản quý giá nhất và là người bạn thân thiết của tôi. Tôi chăm sóc nó chu đáo, tận tình như người bạn. Vì vậy mà cây khế lớn rất nhanh và chẳng bao lâu đã ra hoa kết quả. Đến mùa khế chín, những chùm khế chín vàng óng, thơm lừng báo hiệu một mùa khế bội thu. Không thể nào nói hết được niềm hạnh phúc của mọi người trong gia đình tôi. Tôi đã đan những chiếc sọt để ngày mai đem khế ra chợ đổi lấy gạo. Sáng hôm đó, khi vừa thức dậy, tôi đã nhìn thấy trên cây khế có một con chim to với bộ lông sặc sỡ đang ăn những quả khế chín. Lòng tôi đau như cắt. Tôi chạy đến dưới gốc cây và nói: “Chim ơi! Ngươi ăn khế của ta thì gia đình ta biết lấy gì để sống?”. Chim bỗng ngừng ăn và cất tiếng trả lời: “Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi và đựng”. Nói rồi chim bay đi. Tôi không tin lắm vào chuyện lạ lùng đó nhưng vẫn bảo vợ may cho mình một chiếc túi ba gang. Sáng hôm sau, chim đến từ sớm và đưa tôi ra một hòn đảo nhỏ giữa biển. Tôi không thể tin vào những gì hiện ra trước mắt. Cả hòn đảo toàn vàng bạc châu báu chất đống. Cả hòn đảo ánh lên màu vàng làm tôi bị lóa mắt. Không hề có một bóng người. Tôi cảm thấy lo sợ, cứ đứng yên một chỗ. Nhưng rồi chim vỗ cánh và giục giã: “Anh hãy lấy vàng bạc, châu báu vào túi, rồi tôi đưa về.” Lúc đó tôi mới dám nhặt vàng cho vào đầy túi ba gang rồi lên lưng chim để trở về đất liền.

Từ đó, gia đình tôi không còn phải ăn đói mặc rách nữa. Tôi dựng một căn nhà khang trang ngay trong khu vườn, nhưng vẫn giữ lại túp lều và cây khế.

1 tháng 3 2022

cảm ơn cậu nha

20 tháng 3 2022

refer

Ta là ông Bụt - một vị thần có nhiều phép thần thông. Trong bao năm qua, ta đã giúp đỡ rất nhiều người, nhưng người làm ta nhớ nhất là một anh nông dân nghèo.

Anh ta là một người nông dân nghèo nhưng rất khỏe mạnh và chăm chỉ. Không chỉ vậy, anh ta còn rất tốt bụng và hiền lành. Khi lớn lên, anh ta đem lòng yêu con gái phú ông. Phát hiện chuyện này, phú ông bảo rằng nếu anh ta làm cho hắn ba năm không lấy tiền công thì sẽ gả con gái cho hắn. Nghe vậy, anh ta bằng lòng ngay.

Sau ba năm, nhà lão phú ông có thêm biết bao là của cải do anh nông dân làm ra. Nhưng hắn ta lại muốn lật lọng. Hắn lừa anh nông dân đi tìm một cây tre trăm đốt để làm sính lễ. Rồi nhân lúc anh rời đi, tổ chức đám cưới cho con gái mình với con trai của một phú ông khác. Nhìn anh nông dân bất lực, đau khổ, ta liền hiện ra, dạy cho anh hai câu thần chú để ghép và tách rời một trăm đốt tre. Nhờ câu thần chú ấy, anh ta đã cưới được vợ và đòi lại lẽ công bằng cho mình. Cũng như trừng phạt những kẻ giả dối, tham lam.

 

Cuối cùng, người hiền lành được hưởng phúc báo, kẻ tham lam phải trả giá cho hành động của mình. Kết cục ấy khiến ta vô cùng vui sướng.

20 tháng 3 2022

cảm ơn bạn nha