K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2022

Helpsssss 

3 tháng 2 2022

Tham Khảo 

-  Vì Cậu Vàng là con chó của lão Hạc rất yêu quý : (Kỉ niệm)

   + Cho ăn trong một bát lớn như của nhà giàu ; ăn gì cũng gắp cho nó cùng ăn

   + Rỗi rãi thì đem nó ra ao tắm, bắt rận cho nó

   + Mỗi khi uống rượu lão nhắm vài miếng thì lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho cháu

   + Thường xuyên tâm sự với nó về bố nó, rồi thủ thỉ, âu yếm

- Quyết định bán đi con chó Vàng là một việc làm rất khó khăn, một việc hệ trọng ⇒ đắn đo, do dự, suy tính mãi (Sau khi bán Cậu Vàng )

- Tâm trạng, biểu hiện khi bán chó :

   + Lão cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước

   + Mặt lão đột nhiên co rúm lại, vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra, + Đầu ngoẹo về một bên, miệng móm mém mếu như con nít

   + Lão hu hu khóc.

⇒ vô cùng đau khổ đang hối hận, xót xa, thương tiếc dâng trào.

⇒ Lão Hạc là một người nông dân sống có tình có nghĩa, thủy chung, rất mực trung thực

⇒ Tấm lòng thương yêu con của một người cha nghèo khổ.

17 tháng 10 2018

+ Mở bài:
– Giới thiệu đôi nét về tác giả Nam Cao: Sinh ra và lớn lên ở miền quê nên trong văn của ông thường nhắc tới những người nông dân. Qua văn của Nam Cao hình ảnh người nông dân Việt Nam Trước và sau cách mạng tháng Tám 1945 hiện lên rõ nét, chân thực nhất.
– Truyện ngắn “Lão Hạc” là một truyện ngắn hay mà nhà văn Nam Cao đã viết tặng người nông dân. Qua tác phẩm này tác giả muốn tố cáo tội ác của chế độ phong kiến.
+ Thân bài:
– Phác họa về hình ảnh Lão Hạc một người đàn ông hơn 60 tuổi cũng như bao người đàn ông nông dân Việt Nam
– Hoàn cảnh gia đình của nhân vật Lão Hạc như thế nào? Ông có những đặc điểm tính cách như thế nào?
– Cuộc sống đói khổ lão ăn khoai, ăn hết khoai lão ăn củ chuối cái gì có thể ăn mà không chết thì lão ăn. Nhưng lão vẫn cầm cự được dù cái đói cái khổ luôn bủa vây xung quanh lão
– Phân tích tình cảm của Lão Hạc dành cho con chó của mình như thế nào? Lão thường gọi con chó bằng những tình cảm thương mến như cha đối với con.
– Lão Hạc lại là mẫu người chuẩn mực về đạo đức trong xã hội lúc bấy giờ. Một xã hội tha hóa về đạo đức, và lối sống người ta thờ ơ với nỗi đau của người xung quanh mình.
Hình ảnh Lão Hạc trong tác phẩm của Nam Cao – Phản ánh tội ác của xã hội, một xã hội mà bọn cường hào ác bá, bọn địa chủ chỉ nhăm nhăm vơ vét cho bản thân mình tìm cách cướp đoạt của người dân khốn khổ để thỏa mãn mình.
– Phân tích nguyên nhân cái chết của Lão Hạc, cần nói rõ được cái chết của lão là do xã hội xô đẩy lão đến bước đường cùng. Tố cáo tội ác của chế độ một lần nữa.
– Phân tích về con đường tìm cách chất của Lão Hạc trước lúc chết lão đi tìm bả chó lão tìm đến Binh Tư một tên chuyên trộm cắp vặt của người khác, để xin bả chó tự giải thoát mình.
– Khái quát nhân vật Lão Hạc cũng là người cha điển hình trong văn học Việt Nam bởi lão là người yêu thương con trai mình hết mực. Lão làm gì thì làm vẫn luôn nhớ tới đứa con đang ở nơi xa.
– Lão Hạc còn là người có lòng tự trọng, tự tôn rất cao, cũng là người biết tiên đoán mọi việc trước khi chết lão còn sang nhà thầy giáo gửi gắm thư từ giấy tờ nhà và tiền bạc.
– Tác giả Nam Cao đã viết một cách rất chân thành, mộc mạc, chính lối viết giản dị mộc mạc đó đã xây dựng hình tượng Lão Hạc vừa gần gũi người dân vừa không kém phần bi tráng. Bi tráng trong cốt cách của nhân vật, còn giản dị trong lối sống. Từ ngữ nhà văn sử dụng trong tác phẩm sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và hết sức gợi cảm.
+ Kết bài:
– Qua nhân vật lão Hạc, nhà văn muốn lên án tội ác của chế độ cũ của chiến tranh đã làm con người Việt Nam khi đó một cổ hai tròng quá đáng thương .
– Đồng thời nó cũng thể hiện cái nhìn nhân sinh quan của tác giả với cuộc sống đó là một cái nhìn giàu lòng nhân văn, nhân đạo biết chia sẻ với nỗi khốn khổ của người dân xung quanh mình.

                             VIẾT THÀNH BÀI VĂN

Lão Hạc sống cô đơn từ cái ngày cậu con trai phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Vợ lão đã chết từ lâu, giờ thằng con lão lại sinh ra thế, lão đành ngậm ngùi trầm lặng sống cùng con chó Vàng, kỷ vật duy nhất mà đứa con để lại trước khi đi. Ấy vậy mà cái niềm an ủi duy nhất ấy, lão cũng không có quyền giữ. Mất con chó, lão nông khốn khổ này đã đau đớn day dứt không khác gì mất đi một người thân.

Lão Hạc quý con Vàng lắm. Chẳng gì nó cũng là một kỷ vật. Vợ lão mất đi, tất cả những yêu thương lão dồn cả cho cậu con trai. Nhưng nhà lão nghèo quá, không đủ tiền cưới vợ, con lão bỏ đi. Cậu Vàng lúc này có khác gì cậu con trai quý tử của lão. Lão chăm chút nó chu đáo lắm. Lão ăn gì cũng cho nó ăn theo. Cậu Vàng lớn nhanh và cũng rất trung thành với chủ. Nhưng rồi những trận ốm dai dẳng khiến lão tiêu hết cả chỗ tiền bòn. Lão đành bán chó. Chuyện tưởng chỉ đơn giản như người ta bán đi một con vật nào đó trong nhà. Nhưng với lão Hạc, chuyện bán con chó to tát lắm.

Hôm bán chó xong lão Hạc sang nhà ông giáo báo tin. Lão “cố làm ra vui vẻ nhưng trông lão cười như mếu và đồi mắt lão ầng ậng nước”. Lão đau xót thật. Nỗi đau của lão khiến ông giáo còn cảm thấy “không xót xa năm quyển sách như trước kia nữa”. Ông giáo chẳng biết nói sao, hỏi cho có câu chuyện “thế nó cho bắt à?”, không ngờ nó gợi đúng nỗi đau đang chỉ chực dâng lên và cứ thế là “mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô nhau lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra…lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”. Bộ dạng lão Hạc trông thật là tội nghiệp. Những giọt nước mắt khó khăn tưởng như không thể có ở cái tuổi gần đất xa trời của lão đã rơi chỉ vì thấy mình có lỗi với chú chó Vàng. Lão khóc như đứa con nít giận dỗi vì bị ai đe nẹt và quát mắng.

Ông giáo bùi ngùi ngồi nghe lão kể. Lão kể chuyện bán chó mà thực chất là để tự xỉ vả mình. Lão nói “Khốn nạn…Ông giáo ơi!...nó có biết gì đâu”. Một câu chửi thề, một lời tự trách, con chó được lão Hạc coi như một đứa con mà mình chẳng khác gì một ông già chuyên lừa lọc. Lão Hạc tưởng tượng trong ánh mắt của con Vàng lúc đó bị trói chặt cả bốn chân là một lời trách móc nặng nề “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử tôi thế này à”. Lời tự vấn chứng tỏ lão Hạc dằn vặt lắm.

Thế rồi lão Hạc cũng nguôi dần nhờ sự động viên của ông giáo. Thôi thì đằng nào nó cũng chết rồi. Lão chua chát bảo “Kiếp con chó là kiếp khổ, thì ta hóa kiếp cho nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút…Kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Câu nói của lão Hạc chua xót biết bao. Chẳng gì cái kiếp người của lão đã sung sướng hơn kiếp chó. Cuộc đời lão cũng nhục nhã đủ điều con Vàng đã yên phận nó. Còn lão, lão vẫn phải sống “kiếp người” mà nào có ra gì. Và rồi nay, cái chết của lão đâu có nhẹ hơn cái chết của cậu Vàng.

Tình yêu của lão Hạc đối với cậu Vàng không đơn giản là thứ tình yêu dành cho con vật. Cậu Vàng là kỷ niệm, là nơi duy nhất để lão Hạc hàng ngày tâm sự chuyện mình. Nói chuyện với cậu, lão có cảm giác như đang được gần cậu con trai yêu quý. Chính điều này khiến ta dễ dàng hiểu được tại sao lão Hạc lại dằn vặt và đau đớn khi bán chó đi. Đoạn truyện tuy ngắn nhưng đã gợi ra những phẩm chất vô cùng tốt đẹp của lão nông dân, một con người luôn sống vị tha và thương yêu rất mực.

...
Đọc tiếp

Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu phân tích tâm trạng của lão Hạc sau khi bán cậu Vàng. Trong đó có sử dụng 1 từ tượng hình (gạch chân, chỉ rõ)

Qua tác phẩm“Lão hạc”của nhà văn Nam Cao, tác giả đã miêu tả thật sâu sắc về tâm trạng của lão Hạc khi bán cậu Vàng. 2Đối với mọi người thì chuyện bán một con chó chẳng phải là chuyện trọng đại gì nhưng đối với lão Hạc thì đó là một việc vô cùng hệ trọng và quyết phải làm cho bằng được, lão nói đi nói lại ý định bán cậu Vàng chắc hẳn lão rất đắn đo, day dứt lắm. 3Cậu Vàng là kỉ vật mà người con trai của lão để lại, nó là cả một gia tài đối với lão là nơi mà lão gửi gắm tình thương yêu của mình thay cho những cơ hội mà lão chưa kịp làm với cậu con trai. 4Chính vì vậy sau khi bán chó xong, lão sang nhà ông giáo báo tin ngay, lão cố tỏ ra vui vẻ vì bán cậu Vàng đi là trút khỏi người một gánh nặng về tiền bạc nhưng thực ra lão đang rất đau đớn, nỗi đau của lão khiến cho ông giáo “ muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc”. 5Khi nghe ông giáo hỏi tiếp lão đã không nén được nỗi đau trong lòng mà cứ thế tuôn ra “ Mặt lão đột nhiên co rúm lại.Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra... Lão hu hu khóc”. 6Nỗi đau của lão không chỉ dừng lại ở việc bán đi con chó - người bạn thân thiết trong cuộc sống đơn độc của lão mà lão không thể tha cho những việc mình đã làm đối với cậu Vàng, lão dằn vặt trách móc bản thân sao lại quá độc ác khi đã lừa cậu Vàng - một con chó rất đỗi trung thành. 7Qua đây ta cũng nhìn thấy được con người của lão Hạc, một con người nhân hậu, hiền lành sống có tình có nghĩa. 8Bằng nghệ thuật so sánh “... như con nít...”, các từ láy, động từ mang đậm tính biểu cảm cao “ móm mém, ầng ậng, ..” Nam Cao đã khắc hoạ nên được hình ảnh của người nông dân trước Cách mạng tháng tám, một số phận thật bi thảm và đáng thương nhưng vẫn giữ được nhân cách đáng quý.

Từ tượng thanh:  hu hu ( ______ )
Giúp mình với ạ, chấm câu cho mình với cho đủ 12 câu góp ý cho mình để mình chỉnh sửa bài cho hoàn chỉnh với ạ
CẢM ƠN CÁC BẠN RẤT NHIỀU !!!

0
9 tháng 11 2021

tham khảo

Càng suy ngẫm, ta càng hiểu rõ quả thực lão Hạc không còn giải pháp nào khác ngoài việc phải lựa chọn cái chết. Cái chết ấy làm ngời lên bao phẩm chất của một con người đáng kính. Tưởng như không còn cần bàn thêm gì cái chết của lão Hạc. Nhưng chúng ta cũng nên đặt thêm một câu hỏi nhỏ: Tại sao lão Hạc không chọn cái chết nhẹ nhàng hơn, lặng lẽ hơn? Phải chăng lão muốn chọn một cái chết đau đớn và dữ dội để tự trừng phạt mình vì đã trót lừa một con chó? Rất có thể như vậy. Thêm một lần nữa ta hiểu thêm về tấm lòng nhân hậu của lão Hạc. Lão Hạc đã chết! Một cuộc đời đã kết thúc, khép lại bao lo buồn, đau khổ! Nhưng trang văn của Nam Cao chẳng bao giờ khép lại, mà cứ mở ra trong tâm hồn bạn đọc bao trăn trở, suy ngẫm về con người, về cuộc đời.

10 tháng 1 2022

Ầy nhầm đề r thì pk.

27 tháng 10 2021

Tình cảm của lão Hạc đối với “cậu Vàng” của lão được tác giả thể hiện thật cảm động:

+ “Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự”.

+ “Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm”.

+ “Cho nó ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu (…)”.

+ “Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ”.

+ “Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với đứa cháu bé về bố nó”.

-Tình thế cùng đường khiến lão phải tính đến việc bán “cậu Vàng” thì trong lão diễn ra một sự dằn vặt đau khổ.

+ Lão kể lại cho ông giáo việc bán “cậu Vàng” với tâm trạng vô cùng đau đớn: “Lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước”. Đến nỗi ông giáo thương lão quá “muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc”.

+ Khi nhắc đến việc cậu Vàng bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không còn nén nỗi đau đớn cứ dội lên: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”.

Lão Hạc đau đớn đến không phải chỉ vì quá thương con chó, mà còn vì lão không thể tha thứ cho mình vì đã nỡ lừa ***** trung thành của lão. Ông lão “quá lương thiện ấy cảm thấy lương tâm đau nhói khi thấy trong đôi mắt ***** bất ngờ bị trói có cái nhìn trách móc…”. “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó”.

Phải có trái tim vô cùng nhân hậu và trong sạch thì mới bị dày vò lương tâm đau đớn đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con cho như vậy.

27 tháng 10 2021

tham khảo nhé :)

17 tháng 10 2019

Trước khi bán chó Lão Hạc đã phải đắn đo, suy nghĩ rất nhiều, lão coi việc bán cậu Vàng là hết sức hệ trọng, bởi cậu Vàng là người bạn thân thiết là kỉ vật thiêng liêng của cậu con trai mà ông hết mực yêu thương.

Tâm trạng của Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng được thể hiện qua chi tiết: lão cố làm ra vui vẻ, cười như mếu, đôi mắt  ầng ậc nước, mặt như mếu, mặt co rúm lại, vết nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra, đầu nghẹo về một bên, miệng mếu mó như con nít, Lão hu hu khóc.

#Châu's ngốc

17 tháng 10 2019

thanks 

9 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Sau khi bán Vàng, ông đã mất đi người bạn duy nhất ấy. Ông còn văng những câu chửi thề để chửi chính bản thân mình “ khốn nạn.. Ông giáo ơi… nó có biết gì đâu”. Điều đó cho thấy ông Lão đang rất ân hận và day dứt vì việc làm của mình. Ông là một người có lòng tự trọng và ông thấy việc ông nói dối một con chó là không nên. Nhìn thấy ánh mắt của cậu Vàng khi bị bán ông lão như có cảm giác nó trong ánh mắt nó nhìn ông không còn yêu quý như xưa mà như là đang oán hận trách móc: “A!Lão già tệ lắm!Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử tôi thế này à”. Từ đau đớn thương cậu Vàng đến day dứt lương tâm Lão Hạc chuyển đến sự chua chát trong cuộc đời của mình. Ông nói để hóa kiếp cho con chó ấy nhưng qua đó ta thấy được kiếp người trong xã hội ấy chẳng khác nào kiếp chó. Và dù sao thì cũng phải chết. Qua đây ta thấy được tâm trạng của Lão Hạc khi bán cậu Vàng. Đối với chúng ta nhiều khi bán đi một con chó cũng thấy rất bình thường nhưng đối với người dân ấy chỉ có một mình với con chó ấy thì lại rất buồn. Qua đó ta cũng thấy được phẩm chất đáng quý của người nông dân. Đó là tự trọng giàu lòng thương yêu

9 tháng 11 2021

Thank bn ạ

13 tháng 11 2016

Lão Hạc cũng như bao người nông dân Việt Nam khác phải đối mặt với cái nghèo, cái đói của cuộc sống cơ cực, tăm tối trước Cách mạng. Nhưng lão còn có những hoàn cảnh riêng vô cùng bất hạnh. Rồi cuộc đời cực khổ, dồn lão đến mức hết đường sinh sống. Lão phải dứt ruột bán đi ***** Vàng mà lão yêu thương nhất. Lão bán ***** trong niềm khổ đau tột cùng: “Mặt co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít”, “lão hu hu khóc”,...Đói nghèo như thế, khổ đau như thế nhưng lão không vì vậy mà tha hóa về nhân phẩm. Binh Tư đã tưởng lão xin bả chó để ăn trộm. Ông giáo cũng nghi ngờ lão. Nhưng không, Lão Hạc vẫn giữ được vẹn nguyên tâm hồn dào dạt yêu thương đáng quý, đáng trọng của người nông dân và cả sự tự trọng cao đẹp của mình.

13 tháng 11 2016

Con chó vốn là loài vật trung thành với chủ, những cũng thường bị coi thường, xem rẻ. Thế nhưng lão Hạc lại rất quý con Vàng. Lão gọi nó là " cậu Vàng", cho nó ăn trong bát ***** của nhà giàu. Lão bắt rận, tắm rửa, ăn gì lão cũng gắp cho nó. Lão âu yếm trò chuyện, khi dấu dí, khi sừng sộ nạt nộ, nhưng rõ ràng là lão coi nó như một đứa cháu. Con Vàng không chỉ là con là cháu mà còn là người bạn để lão vợi bớt nỗi buồn, cô đơn trống trải. Hơn thế, con Vàng còn là kỉ vật của anh con trai. Lão nuôi con Vàng với nguồn hi vọng mai kia con trở về làm cỗ cưới vợ. Chính vì thế mà khi phải bán con Vàng, lão đã đau đớn, kể chuyện cho ông giáo nghe, lão không kìm đc, bật "khóc hu hu" như con nít.Cả đời lão sống bằng đôi bàn tay lao động của mình. Khi còn khoẻ, lão làm thuê cuốc mướn. Khi ốm đau, kông làm thuê đc nữa thì lão kiếm con trai con ốc, củ khoai củ ráy. Khi không còn tự kiếm sống đc nữa thì lão tự kết liễu đời mình bằng bả chó chứ không đi ăn trộm, ăn cắp như Binh Tư. Lão dã chọn cái chết trong còn hơn sống đục. Quen sống lượng thiện, lão khổ đau dằn vặt khi nghĩ rằng mình đánh lừa con chó:"thì ra tôi gìa bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa con chó". Ánh mắt con Vàng xoáy sâu vào lão nỗi oán trách giận hờn khiến lão thấy ân hận, xót xa. Xử sự không phải với ***** lão dằn vặt, day dứt đến vậy thì hẳn lão không thể làm điều ác với ai bao giờ. Lão sống hiền lành, chân chất, nhân hậu quá, đáng trân trọng biết bao.