K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 1 2022

Refer:

Thời tiết và khí hậu luôn luôn tác động đến đời sống và các hoạt động của con người trên trái đất. Nhiều hoạt động thiếu tính khoa học của con người đã tác động trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu, làm cho các hiện tượng thời tiết và khí hậu cực đoan như xoáy thuận nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán và những sóng nhiệt ngày càng gia tăng, đe dọa đáng kể tới sự phát triển bền vững. Cùng với sự tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hóa, nhu cầu về nước ngọt ngày càng tăng. Đây là sức ép lớn đối với nguồn tài nguyên vốn ít ỏi trên trái đất. Sự khan hiếm nguồn nước đang càng ngày gay gắt hơn khi mức độ của các loại thiên tai liên quan nước cũng đang có xu hướng gia tăng, là một thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia. Cùng đó là sự suy giảm chất lượng nước do bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt, công nghiệp và các hóa chất bảo vệ thực vật đang được sử dụng quá nhiều trong nông nghiệp. Ngành khí tượng thuỷ văn đã nỗ lực góp phần giảm nhẹ thiệt hại do các hiện tượng khí hậu thời tiết bất thường gây ra cũng như quản lý nguồn nước tốt hơn. Hệ thống quan trắc được tăng cường để theo dõi diễn biến các hiện tượng khí tượng thủy văn, thu thập đầy đủ và chính xác hơn các số liệu phục vụ việc cảnh báo và dự báo thiên tai bão, lũ. Hệ thống thông tin liên lạc giữa Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia với các cơ quan chỉ đạo phòng tránh giảm nhẹ thiên tai và phương tiện thông tin đại chúng cũng được nâng cấp, cải thiện đáng kể. Các bản tin dự báo, cảnh báo đã được đưa đến các đối tượng sử dụng kịp thời và đầy đủ hơn. Thời gian tới, ngành khí tượng - thủy văn tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực của mình, phối hợp các ngành hữu quan trong các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, hợp tác chiến lược với các tổ chức quốc tế, tập trung cải thiện khả năng dự báo, nhất là những biến động nguy hiểm của thời tiết, nâng cao chất lượng công tác cảnh báo kịp thời hơn, chính xác hơn và có độ tin cậy cao, nâng cao chất lượng dự báo khí tượng, thủy văn, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường, phục vụ ngày càng hiệu quả cho sự phát triển bền vững của đất nước.

23 tháng 1 2022

Ko có Lí mà làm à :))

12 tháng 10 2019
Câu 3: Em hãy sưu tầm và ghi tóm tắt những thông báo về một số thiên tai thường xảy ra ở nước ta và các nước khác thuộc châu Á? Bài làm:

- Những thông báo về thiên tai thường xuyên ở nước ta hoặc châu Á:

  • Năm 2009 , bão Parma ở Philippines làm sạt lở đất khiến 160 người chết, nhiều tài sản khác bị vùi lấp (Vn.Express)
  • Năm 2009 , trận động đất mạnh làm rung chuyển miền Tây Indonesia làm ít nhất 200 người thiệt mạng (Vn.Express)
  • Năm 2004 , sóng thần Ấn Độ Dương cướp đi tính mạng 230 nghìn người. Ấn Độ, Thái Lan, Somali, Malaysia và Indonesia là những quốc gia bị tàn phá nặng nề nhất trong thảm họa thiên nhiên này. (Baomowi.com)
  • Tận lũ lịch sử ở miền Trung nước ta năm 1999 kéo dài suốt 1 tuần lễ khiến 595 người thiệt mạng và thiệt hại nặng nề về tài sản (Vietbao.vn)
  • Ngày 26/10/ 2010, núi lửa Krakatoa hoạt động khiến hàng chục người thiệt mạng, 15.000 người dân phải đi sơ tán.(new.zing.vn)
8 tháng 3 2022

A

NG
10 tháng 8 2023

Tham khảo
Bài thuyết trình kết hợp với đoạn phim ngắn hoặc ảnh chụp

Tập san, áp phích

Bài báo cáo.

31 tháng 3 2017

Chỉ ghi tóm tắt thôi ạ ?

- Loại thiên tai: Bão .
- Ngày xảy ra: 27/07/2011 - 30/07/2011.
- Nơi xảy ra: vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau.
- Thiệt hại: 25 người chết.
- Nguồn tài liệu : Truyền hình thời sự, báo.

20 tháng 9 2017

Loại thiên tai: Bão .
- Ngày xảy ra: 27/07/2011 - 30/07/2011.
- Nơi xảy ra: vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau.
- Thiệt hại: 25 người chết.
- Nguồn tài liệu : Truyền hình thời sự, báo.

Tham khảo:

- Tên dự án: Tuyên truyền về phòng ngừa tai nạn khi gặp mưa dông, lốc, sét.

- Đối tượng dự án hướng tới: thiếu niên ở địa phương

- Các tai nạn ở địa phương: người bị thương, người chết do đổ cây xanh; đường dây điện bị sự cố; gây tốc mái nhà cửa và một số công trình.

- Cách phòng ngừa, ứng phó với nguy hiểm: Ở trong nhà khi trời mưa dông, lốc, sét; tắt các thiết bị điện trong nhà (điện thoại di động, tivi…); nếu đang đi ngoài đường cần nhanh chóng tìm nơi trú ẩn an toàn; không trú dưới gốc cây, cột điện, giữa cánh đồng…

21 tháng 2 2022

refer:nguồn :

hamchoi.vn

- Tên dự án: Tuyên truyền về phòng ngừa tai nạn khi gặp mưa dông, lốc, sét

.- Đối tượng dự án hướng tới: thiếu niên ở địa phương

- Các tai nạn ở địa phương: người bị thương, người chết do đổ cây xanh; đường dây điện bị sự cố; gây tốc mái nhà cửa và một số công trình.

- Cách phòng ngừa, ứng phó với nguy hiểm: Ở trong nhà khi trời mưa dông, lốc, sét; tắt các thiết bị điện trong nhà (điện thoại di động, tivi…); nếu đang đi ngoài đường cần nhanh chóng tìm nơi trú ẩn an toàn; không trú dưới gốc cây, cột điện, giữa cánh đồng…

8 tháng 2 2017

1.Vai trò của không khí đối với hô hấp:

-Thực nghiệm cho thấy nếu 5 tuần không ăn con người sẽ chết, 5 ngày không uống nước con người sẽ chết, nhưng nếu chỉ 5 phút không có không khí thì sự sống không thể duy trì.

Động vật, cây xanh và các tác nhân từ con người tạo nên một hệ cân bằng sinh thái. Khi hệ ở trạng thái cân bằng, bầu khí quyển trong suốt, động vật hô hấp bình thường và khỏe mạnh, cây xanh quang hợp và tái tạo khí O2 từ CO2 thải ra từ các tác nhân bởi con người, đây là chu trình khép kín của một hệ sinh thái động thực vật. Do đó, nếu không khí bị ô nhiễm, hàm lượng O2 không bảo đảm mà hàm lượng CO2, SO2 và các khí độc tăng làm mất tính cân bằng của hệ sinh thái

8 tháng 2 2017

2.Những tác hại của việc thiếu vệ sinh hô hấp:

- Gây ra các bệnh về đường hô hấp như bệnh viêm phổi mãn tính, viêm phế quản, ho, .... ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

NG
10 tháng 8 2023

Tham khảo:

Dù Đắk Lắk đã bước vào mùa mưa nhưng năm này trời vẫn chưa đổ mưa. Tại huyện Cư M’gar, hàng nghìn hécta hoa màu của người dân có nguy cơ chết trắng vì thiếu nước tưới. Gia đình anh Y Kốp K’Bua (46 tuổi, trú xã Ea Kuế, huyện Cư M’gar) mấy ngày đầu tháng 6 quay quắt tìm nguồn nước tưới cho 8 sào càphê đang độ ra trái. Anh Y Kốp K’Bua cho biết, vì khô hạn nên một ngày anh phải chia ra 3 lần tưới nước. Dù vậy nhưng cũng chẳng thể cứu vãn tình hình.

“Không có nước nên nhiều sào càphê đang trong độ ra trái chết héo. Nghĩ cũng tiếc nhưng tôi đành chặt bỏ để chuyển sang trồng các cây ngắn ngày” - anh Y Kốp K’Bua nói.

Bên cạnh chuyện thiếu nước tưới cây trồng, nông dân Đắk Lắk mấy ngày tháng 6 phải đỏ mắt tìm nguồn nước sinh hoạt. Như tại xã Ea Nuôi, huyện Buôn Đôn, người dân địa phương cho biết từ tháng 2 đến nay, trời không có giọt mưa khiến nguồn nước sinh hoạt của người dân cạn kiệt. 

Gia đình anh Y Zol Êban (38 tuổi, trú buôn Niêng 1, xã Ea Nuôi) nhiều ngày nay có thuê một nhóm thợ về đào giếng. Theo anh Y Zol Êban, phần lớn nguồn nước từ suối, hồ trên địa bàn đã bị khô cạn từ hai tháng trước. “Để có nguồn nước phục vụ trong sinh hoạt của gia đình, hằng ngày chúng tôi phải dùng máy cày chở theo thùng, can nhựa để đi xin nước. 

Chịu không nổi tình cảnh thiếu nước, gia đình tôi đành dồn toàn bộ tiền bạc trong nhà để đào giếng” - anh Y Zol Êban tâm sự.

Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở NNPTNT Đắk Lắk, tính đến giữa tháng 5 vừa qua, toàn tỉnh có hơn 12.000ha cây trồng bị hạn; trong đó, khoảng 6.000ha cây công nghiệp dài ngày, hơn 5.000 hécta cây ngắn ngày bị ảnh hưởng giảm năng suất, có diện tích mất trắng; gần 3.000 hộ thiếu nước sinh hoạt, ước tính thiệt do hạn hán gây ra trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tới thời điểm này hơn 180 tỉ đồng.

Số liệu của ngành Nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk cho biết, hiện nguồn nước các sông suối và nước ngầm so với trung bình cùng kỳ nhiều năm trước đang duy trì mức thấp hơn; lượng dòng chảy mặt thiếu hụt khoảng 50-70% so với trung bình nhiều năm. Nhiều suối nhỏ trên địa bàn tỉnh bị cạn kiệt; mực nước ngầm các tháng đầu năm 2020 phổ biến thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019, cục bộ một số vùng giảm rất sâu.