K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 1 2022

Tham  khảo;

- Nhận thức của học sinh về vai trò của thời tiết, khí hậu và công tác khí tượng thủy văn trong đời sống, phục vụ phát triển bền vững, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. - Tuyên truyền nâng cao kiến thức, kỹ năng của học sinh về vai trò của thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong đời sống hằng ngày và chủ động phòng ngừa giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai. - Quan sát, cảm nhận và ý tưởng sáng tạo của học sinh về thời tiết, khí hậu và công tác khí tượng thủy văn góp phần phòng ngừa rủi ro do thiên tai, chủ động thích ứng với Biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững Đất nước.

23 tháng 1 2022

Refer:

Thời tiết và khí hậu luôn luôn tác động đến đời sống và các hoạt động của con người trên trái đất. Nhiều hoạt động thiếu tính khoa học của con người đã tác động trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu, làm cho các hiện tượng thời tiết và khí hậu cực đoan như xoáy thuận nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán và những sóng nhiệt ngày càng gia tăng, đe dọa đáng kể tới sự phát triển bền vững. Cùng với sự tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hóa, nhu cầu về nước ngọt ngày càng tăng. Đây là sức ép lớn đối với nguồn tài nguyên vốn ít ỏi trên trái đất. Sự khan hiếm nguồn nước đang càng ngày gay gắt hơn khi mức độ của các loại thiên tai liên quan nước cũng đang có xu hướng gia tăng, là một thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia. Cùng đó là sự suy giảm chất lượng nước do bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt, công nghiệp và các hóa chất bảo vệ thực vật đang được sử dụng quá nhiều trong nông nghiệp. Ngành khí tượng thuỷ văn đã nỗ lực góp phần giảm nhẹ thiệt hại do các hiện tượng khí hậu thời tiết bất thường gây ra cũng như quản lý nguồn nước tốt hơn. Hệ thống quan trắc được tăng cường để theo dõi diễn biến các hiện tượng khí tượng thủy văn, thu thập đầy đủ và chính xác hơn các số liệu phục vụ việc cảnh báo và dự báo thiên tai bão, lũ. Hệ thống thông tin liên lạc giữa Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia với các cơ quan chỉ đạo phòng tránh giảm nhẹ thiên tai và phương tiện thông tin đại chúng cũng được nâng cấp, cải thiện đáng kể. Các bản tin dự báo, cảnh báo đã được đưa đến các đối tượng sử dụng kịp thời và đầy đủ hơn. Thời gian tới, ngành khí tượng - thủy văn tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực của mình, phối hợp các ngành hữu quan trong các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, hợp tác chiến lược với các tổ chức quốc tế, tập trung cải thiện khả năng dự báo, nhất là những biến động nguy hiểm của thời tiết, nâng cao chất lượng công tác cảnh báo kịp thời hơn, chính xác hơn và có độ tin cậy cao, nâng cao chất lượng dự báo khí tượng, thủy văn, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường, phục vụ ngày càng hiệu quả cho sự phát triển bền vững của đất nước.

23 tháng 1 2022

Ko có Lí mà làm à :))

Dịch việt-anh( lưu ý không chép ở google dịch)Hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra hoàn toàn do biến đổi khí hậuNhiệt độ toàn cầu tăng kỷ lục, đợt nóng cực độ tại châu Á và nước biển ấm bất thường ở Alaska trong năm 2016 là những hiện tượng phát sinh hoàn toàn từ tình trạng Trái Đất ấm lên do những hoạt động của con người. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học thế...
Đọc tiếp

Dịch việt-anh( lưu ý không chép ở google dịch)

Hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra hoàn toàn do biến đổi khí hậu


Nhiệt độ toàn cầu tăng kỷ lục, đợt nóng cực độ tại châu Á và nước biển ấm bất thường ở Alaska trong năm 2016 là những hiện tượng phát sinh hoàn toàn từ tình trạng Trái Đất ấm lên do những hoạt động của con người. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học thế giới xác định nếu không có tình trạng biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan như vậy đã không xảy ra.

Kết luận trên được đưa ra trong báo cáo "Lý giải các hiện tượng cực đoan năm 2016 từ góc độ khí hậu," công bố ngày 13/12 tại cuộc họp hàng năm của Liên đoàn Địa vật lý Mỹ ở New Orleans. Báo cáo tập hợp 27 bản phân tích các hiện tượng thời tiết cực đoan trên khắp năm châu lục và hai đại dương, trong đó 116 nhà khoa học đến từ 18 quốc gia đã tổng hợp các quan sát lịch sử và mô phỏng mô hình để xác định vai trò của biến đổi khí hậu trong hơn 20 hiện tượng thời tiết cực đoan.

4
26 tháng 4 2018

Show the current occurrence symbol is complete to use the transforming


The global configuration in the world, the hot spot at the Asia and the sea space at Alaska in the year 2016 are the live detection from the Earth left Earth of the current activity. This is the first of the learning of the learning for the specified if the none in the state variable, the current moment of the moment was not happen.

The comment on the given in the report of the comment of the length of the last level of the date of the date of the date of the date of the date of the Union of the New Orleans. The report of the 27 report of the current occurrence of the current journal and the two dương, in which 116 home science to from the 18 national total of the history information and models models for undefined the role of the transform variable in over the 20 moment of the current information.

26 tháng 4 2018

Mik k làm hộ bn đâu. Mik mà làm cho bn thì bn được điểm 10 trên Tiếng anh 123 à

9 tháng 6 2018

Đoạn văn nói về hiện tượng lũ lụt bn tham khảo ha

                                           Bài làm

            

Lũ Lụt là hiện tượng nước trong sông, hồ tràn ngập một vùng đất. Lụt cũng có thể dùng để chỉ ngập do thủy triều, nước biển dâng do bão. Lụt có thể xuất hiện khi nước trong sông, hồ tràn qua đê hoặc gây vỡ đê làm cho nước tràn vào các vùng đất được đê bảo vệ. Trong khi kích thước của hồ hoặc các vực nước có thể thay đổi theo mùa phụ thuộc vào giáng thủy hoặc tuyết tan, nó không có nghĩa là lũ lụt trừ khi lượng nước này tràn ra gây nguy hiểm cho các vùng đất như làng, thành phố hoặc khu định cư khác.Lũ Lụt có thể xảy ra khi mực nước sông dâng cao do  lớn làm tràn ngập và phá hủy các công trình, nhà cửa dọc theo sông. 

9 tháng 6 2018

đề 2 nhé ! 

Ta chính là Sơn Tinh thần núi Tản Viên! Ta có một người vợ tuyệt vời, nàng chính là công chúa Mị Nương con gái của vua Hùng thứ 18, nàng ấy không chỉ có nhan sắc trời ban mà còn công dung ngôn hạn. Để cưới được Mị Nương ta đã phải trải qua trận giao tranh dữ dội ròng rã mấy tháng trời cùng với Thủy Tinh là người cai quản vùng sông nước. Câu chuyện ấy đã lưu thành truyền thuyết và vẫn còn được lưu truyền cho đến ngày hôm nay.

Cách đây đã rất lâu rồi, vào thời vua Hùng Vương thứ XVIII, vua có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na, dịu dàng hòa nhã. Nàng có một khuân mặt rất xinh xắn, làn da trắng mịn, dáng người cao ráo. Khi Mị Nương mười tám tuổi, cái tuổi cập kê cần tìm một vị phu quân xứng đáng vưới người con gái vẹn toàn đó. Vua Hùng với vai trò một người cha lo cho con gái muốn tìm một người con rể xứng đáng với nàng, chính vì vậy, vua Hùng tổ chức cuộc thi kén rể tìm chồng cho Mị Nương.

Rất nhiều chàng trai từ khắp mọi vùng miền tới đều đến để xin cầu hôn với Mị Nương. Nhưng vua Hùng lại chẳng vừa ý ai cả. Ta nghe danh ngưỡng mộ Mị Nương đã lâu, nay có cơ hội cưới được nàng liền chọn một ngày đẹp trời xuất thân xuống núi xin cầu hôn. Hôm đó, khi ta đến thì có một người nữa đã đến trước ta, người này tên là Thuỷ Tinh. Ta có tài Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi, còn tài của của hắn là: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Dân gian xưa vẫn đồn nhau bài thơ nói về sự xuất hiện của ta và Thủy Tinh:

Sơn Tinh có một mắt ở trán, 
Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì. 
Một thần phi bạch hổ trên cạn, 
Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi. 

Giữa hai ngươi đều có khí chất, lại có tài năng hô biết đặc biệt, vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai làm rể bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và đưa ra quyết định sẽ chon người nào mang lễ vật đến sớm hơn sẽ được trở thành rể của vua hùng.  Lễ vật bao gồm 100 ván cơm nếp, 100 tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ 1 đôi. Ta và Thủy Tinh nhận lệnh, cùng trổ tài một phen đi tìm lễ vật để lấy được Mị Nương.

Ta vốn là người cai quản vùng non cao nên việc tìm được những lễ vật trên không khó khăn với ta. Ta sai người nhanh chóng tìm được đầy đủ lễ vật. Còn Thủy Tinh là người ở vùng non nước nên việc tìm lễ vật nư vậy  có phần khó khăn hơn. Nhưng cuối cùng Thủy Tinh cũng đã sai người  lên rừng xuống bể tìm đủ lễ vật để hỏi vợ.

Sáng ngày hôm sau, khi ánh mặt trời vừa hé những tia nắng đầu tiên ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật trước Thủy Tinh. Hùng Vương hài lòng và ta được rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh là kẻ đến sau, chậm chân hơn ta.  Vì không lấy được vợ mà hắn tức giận sai quân binh tôm tướng cá đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy Mị Nương.

Ta cũng không thể để vợ mình rơi và tay kẻ khác như vậy được, cuối cùng trận đấu giữa ta và hắn rất ác liệt. Hắn trổ tài dùng pháp thuật của mình hô mưa, gọi gió, giông bão rung chuyển đất trời, nước từ biển tràn vào dâng cao mãi tràn ngập nhà cửa, ruộng nương. Nước ngùn ngụt đến lưng đồi, cuốn quanh sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ ngập trong một biển nước. Người dân Phong Châu lao đao khốn khổ chống chọi vô cùng.

Đứng trước cơn cuồng nộ của Thủy Tinh, ta không hề sợ hãi, ta hoá phép của mình bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi ngăn chặn dòng lũ. Nước càng dâng cao bao nhiêu, đồi núi lại càng nâng cao lên bấy nhiêu, cứ như vậy ta với Thuỷ Tinh đánh nhau ròng rã suốt mấy tháng trời, trận chiến ngăn chặn dòng nước cuồng lộ ấy tưởng chừng như không dừng lại. Cuối cùng Thuỷ Tinh kiệt sức đành phải rút quân về, hắn là kẻ bại trận. Ta và Mị Nương được sống hạnh phúc bên nhau cho đến bây giờ.

Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, hàng năm cơn giận của Thủy Tinh lại kéo đến. Từ ngày thua cuộc trở đi cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt để đánh tahòng chiếm lại Mị Nương. Lần nào cũng thua cuộc nhưng có lẽ mối thù xưa mà hắn không thể nào quên được nên hàng năm hắn vẫn  thường làm giông bão, dâng nước làm các dòng sông lũ lớn để báo thù ta. Mỗi lần khi mưa gió đùng đùng, nước ngập lên cao, trời nổi giông bão á là ta và Thuỷ Tinh lại đang giao chiến với nhau mà dân gian dẫ có bài thơ vui nói về chyện này:

Thuỷ Tinh năm năm dâng nước bể, 
Đục núi hò reo đòi Mỵ Nương. 
Trần gian đâu có người dai thế, 
Cũng bởi thần yêu nên khác thường!

@.@

BẠN CÓ BIẾT QUAN HỆ GIỮA THIÊN VĂN VÀ KHÍ TƯỢNG ? Ngày xưa, khi xét về một người có kiến thức uyên bác, người ta nói: "(ông ta) trên hiểu thiên văn, dưới tường địa lý". "Trên hiểu thiên văn" bao gồm hiểu biết kiến thức về khí tượng. Ngày nay vẫn còn không ít người chịu ảnh hưởng của nhận xét đó, họ lẫn lộn mối quan hệ giữa hai ngành khoa học thiên văn và khoa học khí tượng....
Đọc tiếp

BẠN CÓ BIẾT QUAN HỆ GIỮA THIÊN VĂN VÀ KHÍ TƯỢNG ?

Ngày xưa, khi xét về một người có kiến thức uyên bác, người ta nói: "(ông ta) trên hiểu thiên văn, dưới tường địa lý". "Trên hiểu thiên văn" bao gồm hiểu biết kiến thức về khí tượng. Ngày nay vẫn còn không ít người chịu ảnh hưởng của nhận xét đó, họ lẫn lộn mối quan hệ giữa hai ngành khoa học thiên văn và khoa học khí tượng. Thời cổ đại, các môn khoa học tự nhiên đều mới ở dạng manh nha, bởi vậy thường có hiện tượng hai môn học hoặc nhiều môn khoa học lẫn lộn với nhau. Người xưa cho rằng thiên văn học và khí tượng học đều đều là nghiên cứu "ông trời" nên đã coi hai môn khoa học đó như nhau. Nhưng ngày nay khi thiên văn học và khí tượng học đã có những bước phát triển lớn, hai ngành khoa học này càng có nội dung khác nhau.

Thiên văn học là khoa học nghiên cứu các thiên thể, chủ yếu là nghiên cứu sự chuyển động của thiên thể, tác dụng qua lại lẫn nhau giữa các thiên thể, điều kiện vật lý và nguồn gốc của các thiên thể đó. Nếu chúng ta coi trái đất là một hành tinh trong hệ Mặt trời và nghiên cứu nó như một thiên thể, thì Trái đất cũng là đối tượng nghiên cứu của thiên văn học.

Đối tượng nghiên cứu của khí tượng học là tầng khí quyển của trái đất. Nếu bạn lần lượt đọc cuốn "Thiên văn" và "Khí tượng" trong bộ sách "Mười vạn câu hỏi vì sao" thì bạn sẽ phân biệt rất rõ đối tượng nghiên cứu của thiên văn học và khí tượng học.

Thiên văn học và khí tựơng học là ngành khoa học khác nhau, vậy phải chăng chúng hoàn toàn không liên quan gì với nhau? Không phải! Thời tiết thay đổi chủ yếu là do sự chuyển động tầng khí quyển của Trái đất gây ra, nhưng một số nhân tố thiên văn cũng có thể ảnh hưởng tới sự thay đổi của thời tiết, trong đó hoạt động của Mặt trời có ảnh hưởng rất quan trọng tới thay đổi thời tiết lâu dài của Trái đất. Ví dụ trong

vòng 70 năm sau Công nguyên từ 1645-1715 và trong vòng 90 năm Công nguyên từ 1460-1550 đều là thời kỳ hoạt động cực tiểu của Mặt trời, trong hai thời kỳ này nhiệt độ của Trái đất đều lạnh, nhiệt độ bình quân của trái đất giảm 0,5-1°C, ngược lại trong thời kỳ Trung thế kỷ, nhiệt độ của Trái đất có tăng lên đúng vào thời kỳ hoạt động cực đại của Mặt trời.

Ngoài Mặt trời còn có một số thiên thể cúng tác động tới thời tiét trên Trái đất. Có người cho rằng, sức hút của Mặt trăng và Mặt trời ngoài việc gây ra thuỷ Triều lên xuống của các đại dương còn gây ra sự thay đổi tầng khí quyển của trái đất, ảnh hưởng tới các luồng không khí tuần hoàn trong khí quyển. Những mảnh sao băng mà chúng ta nhìn thấy vào ban đêm cũng ảnh hưởng thời tiết thay đổi. Ví dụ trời mưa phải có đủ hai điều kiện: một là trong không trung phải có đủ hơi nước; hai là phải có một lượng bụi nhất định hoặc những hạt tích điện để ngưng đọng hơi nước thành hạt mưa. Những mảnh sao băng bị cháy vụn tan thành vô số hạt bụi nhỏ hút hơi nước và ngưng đọng thành những hạt mưa.

Nếu chúng ta hiểu rõ được ảnh hưởng của thiên văn đối với thay đổi thời tiết, chúng ta sẽ có thể áp dụng những thành quả nghiên cứu thiên văn vào việc dự báo thời tiết chính xác hơn. Qua đời sống và lao động sản xuất, ông cha ta xưa kia đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm dự báo thời tiết rất phong phú, trong đó nhiều câu tục ngữ dự báo thời tiết đã căn cứ vào những yếu tố thiên văn.

Việc quan trắc thiên văn cũng đòi hỏi có điều kiện thời tiết nhất định. Ví dụ gặp buổi trời mưa, trời râm, thì kính viễn vọng quang học sẽ không sử dụng được. Bởi vậy dự báo thời tiết chính xác sẽ giúp ích nhiều cho công việc nghiên cứu thiên văn.

3
19 tháng 1 2019

Cho mình xin nguồn bạn ưi :3

19 tháng 1 2019

mk biết được cái này trong sách và gõ ra cho các bn đọc đó chứ mk đâu có chép mạng, mk làm lâu lắm đó

24 tháng 9 2018

cả một cuộc đời,ai chả có những người bạn của riêng mình.Tình bạn,hai tiếng thiêng liêng và mộc mạc ấy mỗi chúng ta có thể cảm nhận được sâu sắc,với tới một cách dễ dàng,...Nhưng,mấy ai giữ được tình bạn ấy bằng một nụ cười,bằng một cái bắt tay hay chỉ là một câu nói chào tạm biệt vào mỗi buổi chiều,...Chúng ta là những học sinh, mối quan hệ tình bạn là một thứ nền tảng vững chắc giúp chúng ta vào đời. Nhưng nhiều người lại chọn cách chấm dứt tình bạn chỉ vì một vài thiếu sót nho nhỏ,một vài câu nói đùa,một vài trò nghịch ngợm.Muốn trở thành một người bạn tốt,hãy họ cách mỉm cười,tha thứ và độ lượng với mọi người xung quanh, đối xử tốt với bạn bè.Hãy cùng với bạn bè của bạn xây nên một món quà tinh thần đẹp nhất, những trái tim nồng ấm nhất và hãy để cho tình bạn sưởi ấm các bạn trong những tháng ngày khó khăn ngoài kia,...

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ!^-^

24 tháng 9 2018

Cho mình hỏi bạn có copy từ mạng xuống không?

NG
16 tháng 8 2023

Tham khảo

- Biến đổi khí hậu đã và đang tác động đến khí hậu, làm thay đổi các yếu tố: nhiệt độ, lượng mưa ở nước ta và gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan.

- Biến đổi khí hậu cũng tác động lớn đến thủy văn nước ta, đặc biệt là lưu lượng nước và chế độ nước sông.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Thay đổi về nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng trên phạm vi cả nước, với mức tăng trung bình toàn Việt Nam là 0,890C trong thời kì từ 1958 - 2018.

+ Số ngày nắng nóng có xu thế tăng từ 3-5 ngày/ thập kỉ trên phạm vi cả nước. Nhiều kỉ lục cao của nhiệt độ được ghi nhận trong những năm gần đây.

- Thay đổi về lượng mưa:

+ Lượng mưa trung bình năm của cả nước có nhiều biến động.

+ Thời gian mùa mưa và mùa khô cũng có sự thay đổi so với trung bình nhiều năm, các đợt mưa lớn xảy ra bất thường hơn về tần suất và cường độ.

- Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất:

+ Số cơn bão có xu hướng tăng, diễn biến bất thường về thời gian, tần suất và phạm vi hoạt động.

+ Hạn hán, lũ lụt xuất hiện nhiều và khắc nghiệt hơn.

+ Rét đậm, rét hại xuất hiện thường xuyên hơn.